Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 - Tiết 18: Từ Hán Việt

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 - Tiết 18: Từ Hán Việt

Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS :

 - Hiểu được thế nào là từ Hán Việt.

 - Nắm được cách cấu tạo đặc biệt của từ ghép Hán Việt.

B. Chuẩn bị:

*Thầy: Một số bảng phụ.

 * Trò: Đọc,tìm hiểu bài trước.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1310Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 - Tiết 18: Từ Hán Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 5 Ngày soạn:02/09/09
Tiết : 18. Ngày dạy:07-12/09/09
TỪ HÁN VIỆT
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
 - Hiểu được thế nào là từ Hán Việt.
 - Nắm được cách cấu tạo đặc biệt của từ ghép Hán Việt.
B. Chuẩn bị:
*Thầy: Một số bảng phụ.
 * Trò: Đọc,tìm hiểu bài trước.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
* Ổn định : 
 Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : 
(?) Đọc thuộc lòng 1 trong 2 bài thơ: Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh , Giới thiệu thể thơ, tác giả, nội dung ý nghĩa bài thơ đó.
* Giới thiệu bài: 
 * Ở lớp 6, chúng ta đã biết thế nào là từ Hán Việt. Ở bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các yếu tố cấu tạo từ Hán Việt và từ ghép Hán Việt.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu đơn vị cấu tạo từ Hán Việt
(?) Thế nào là từ Hán Việt?
* Nhấn mạnh Nhưng không phải mọi từ gốc Hán đều là từ HV: Tiệt nhiên, nhữ đẳng. Không được tiếp nhận vào TV.
 * Cho HS đọc bài thơ: “ Nam quốc sơn hà”. (bảng phụ)
(?) Các tiếng: Nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì? Tiếng nào có thể dùng như 2 từ đơn để đặt câu (dùng độc lập), tiếng nào không?
* So sánh: Không thể nói:
+ Cụ là nhà thơ yêu quốc.
+ Trèo sơn, lội xuống hà.
 Không dùng độc lập mà để tạo từ ghép ( quốc gia, sơn hà, giang sơn).
(?) Vậy, tiếng để tạo từ ghép HV gọi là gì?
(?) Tiếng thiên trong từ thiên thư có nghĩa là “trời”, tiếng thiên trong từ thiên lí mã, thiên niên kỉ nghĩa là gì? Thiên trong câu: Lí Công Uẩn thiên đô về Thăng Long nghĩa là gì?
(?) Vậy, em có nhận xét gì về nghĩa của yéu tố HV? Việc hiểu nghĩa các yếu tố HV giúp ta điều gì?
 Cho hs đọc
HĐ 2: tìm hiểu từ ghép Hán Việt:
(?) Các từ: sơn hà, xâm phạm (Nam quốc sơn hà), giang sơn ( tụng giá hoàn kinh sư) thuộc loại từ ghép nào?
(?) Các từ: ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép gì? Trật tự của các yếu tố trong các từ có giống các tiếng của từ ghép thuần Việt cùng loại không?
(?) Các từ: Thiên thư, thạch mã, tái phạm thuộc loại từ ghép gì? Trật tự các yếu tố trong các từ ghép này có gì khác so với trật tự từ TV cùng loại?
(?) Qua tìm hiểu trên, em có nhận xét gì về từ ghép HV và trật tự của các yếu tố trong từ ghép HV?
HĐ3: Luyện tập: 
-Cho HS đọc, thảo luận
-Đánh giá, khẳng định.
-Nêu yêu cầu, cho HS thảo luận (mỗi tổ 1 từ, hình thức trò chơi tiếp sức).
-Nhận xét, đánh giá.
Từ mượn từ tiếng Hán.
- Đọc bài thơ.
+ Nam: Dùng độc lập ( phương Nam)
 + Quốc, sơn, hà: Tạo từ ghép
+ Thiên: trời (thiên thư).
+ Thiên: nghìn (thiên niên kỉ, thiên lí mã)
+ Thiên: Dời ( thiên đô)
Dùng và hiểu đúng nghĩa từ HV.
- Đọc ghi nhớ.
-Từ ghép đẳng lập
+ Aùi quốc : yêu nước
+ Thủ môn : giữ cửa
+ Chiến thắng : đánh thắng
-Từ ghép chiùnh phụ (yếu tố chính đứng trước giống Tiếng Việt)
-Từ ghép chính phụ
+ Thiên thư: sách trời
+ Thạch mã: ngựa đá
+ Tái phạm: phạm lại lỗi cũ.
( yếu tố phụ đứng trước khác tiếng Việt)
- Đọc ghi nhớ 2 SGK.
Đọc, thảo luận
Đại diện tổ trình bày.
Tổ khác nhận xét, sửa chữa
-Nghe, thảo luận
-Chơi tiếp sức
-Nhận xét đội bạn
1)Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt.
- Tiếng để tạo từ ghép HV gọi là yếu tố HV
 - Phần lớn yếu tố HV không được dùng độc lập như từ màchỉ dùng để tạo từ ghép. Một số yếu tố HV như: hoa, quả, bút, bảng, học, tập,...có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc dùng độc lập như 1 từ.
- Có nhiều yếu tố HV đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.
2)Từ ghép Hán Việt:
 - Cũng như từ ghép thuần Việt,từ ghép Hán Việt có hai loại chính:từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ:
- Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt : 
 + Yếu tố chính đứng 
 trước,yếu tố phụ đứng sau (giống TV)
 + Yếu tố phụ đứng trước , yếu tố chính đứng sau (khác TV)
3) Luyện tập: 
3.1 :Phân biệt nghĩa các yếu tố HV đồng âm:
-Hoa (1) : bông
-Hoa (2) : đẹp, tốt.
-Phi (1) : bay.
-Phi (2) : trái với, không 
 phải là.
-Phi (3) : Vợ lẻ của vua hay vợ các thái tử, vương hầu.
-Gia (1) : nhà.
-Gia (2) : thêm vào.
-Tham (1) :ham muốn nhiều
-Tham (2) : dự vào
3.2:Tìm từ ghép HV:
 Quốc ( nước) : quốc kì, quốc ca, quốc huy, quốc tế
Sơn (núi) : sơn cước, sơn dã, sơn khê, sơn động,
Cư (ở) : cư dân, cư ngụ, cư trú, cư xá, cư sĩ,
Bại (thua) : bại tướng, bại vong, thất bại, thành bại,
*Củng cố:
Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt là gì? cho ví dụ?
Có mấy loại từ ghép Hán Việt? Cho ví dụ?
*Dặn dò:
-Học bài ghi (ghi nhớ).
-Làm tiếp BT 3,4 SGK
Soạn câu hỏi bài: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 18.doc