Giúp HS :
- Hiểu được văn biểu cảm nảy sinh do nhu cầu biểu cảm của con người.
- Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt được các yếu tố trong văn bản.
B. Chuẩn bị:
*Thầy: Một số bài thơ, bài báo, bức thư có nội dung biểu cảm + sách BT.
* Trò: Nghiên cứu bài trước ( trả lời các câu hỏi có trong bài).
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
* Ổn định :
Tuần : 5 Ngày soạn: 03/09/09 Tiết : 20. Ngày dạy: 07-12/09/09 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM A . Mục tiêu cần đạt: Giúp HS : - Hiểu được văn biểu cảm nảy sinh do nhu cầu biểu cảm của con người. - Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt được các yếu tố trong văn bản. B. Chuẩn bị: *Thầy: Một số bài thơ, bài báo, bức thư có nội dung biểu cảm + sách BT. * Trò: Nghiên cứu bài trước ( trả lời các câu hỏi có trong bài). C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: * Ổn định : Kiểm diện, trật tự. *Kiểm tra : Kiểm tra việc soạn bài của học sinh. * Giới thiệu bài: -Trong đời sống, ai cũng có tình cảm. Tình cảm đối với cảnh, đối với vật, đối với mọi người. Khi ta có tình cảm dồn nén, chất chứa không nói ra được thì người ta dùng thơ, văn để biểu hiện tình cảm. Loại văn thơ đó gọi là văn thơ biểu cảm. Vậy văn biểu cảm là loại văn ntn? Chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay. Hoạt động thầy Hoạt động trò Nội dung HĐ 1: Tìm hiểu nhu cầu biểu cảm của con người: - Cho HS đọc những câu ca dao SGK. (?) Mỗi câu ca dao thổ lộ tình cảm, cảm xúc gì? (?) Người ta thổ lộ tình cảm để làm gì? (?) Khi nào người ta có nhu cầu biểu cảm? (?) Người ta biểu cảm bằng phương tiện nào? ( Khi viết thư cho người thân, bạn bè em có thường biểu lộ tình cảm không?) HĐ 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của văn biểu cảm : - Cho HS đọc 2 đoạn văn SGK (?) Hai đoạn văn biểu đạt nội dung gì? (?) Nội dung ấy có đặc điểm gì khác so với nội dung của văn bản tự sự và miêu tả ? (?) Có người cho rằng tình cảm, cảm xúc trong văn bản biểu cảm phải là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Qua hai đoạn văn trên, em có tán thành ý kiến đó không ? * Dùng bài tập 6 SBT T39 để minh hoạ thêm . (?) Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt tình cảm ở hai văn bản trên ? - Thế nào là biểu cảm trực tiếp ? tìm từ ngữ hình ảnh có giá trị ? - Thế nào là biểu cảm gián tiếp? Chỉ ra những hình ảnh và liên tưởng có giá trị biểu cảm ? (?) Vậy văn biểu cảm cần có lời văn như thế nào ? HĐ 3: hình thành nội dung ghi nhớ . (?) Văn biểu cảm là gì? (?) Văn biểu cảm thể hiện qua những thể loại nào? (?) Tình cảm trong văn biểu cảm thường có tính chất ntn? (?) Văn biểu cảm có những cách biểu hiện nào? HĐ 4: Luyện tập: -Nêu yêu cầu BT: (?) Cho biết đoạn văn nào là văn biểu cảm? Vì sao? -Khẳng định, đánh giá. (?) Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm trong bài thơ “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh”? (?) Kể tên 1 số bài văn biểu cảm(trữ tình) hay mà em biết? -Đọc -Mong được chia sẻ và đồng cảm. -Khi có tình cảm tốt đẹp, chất chứa, muốn biểu hiện cho người khác cảm -Thư từ, thơ, văn ( ca hát, vẽ tranh, đánh đàn, nhảy múa, thổi sáo) -Đọc, thảo luận: 1.Trực tiếp biểu hiện nỗi nhớ và nhắc lại những kỉ niệm. 2.Biểu hiện tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước. - Chủ yếu là bộc tình cảm của người viết . * Thảo luận : Tán thành vì tình cảm đẹp, vô tư mamg lí tưởng đẹp, giàu tính nhân văn (Yêu con người, thiên nhiên, tổ quốc; ghét thói tầm thương, độc ác) mới được mọi người đồng cảm. Ngược lại, những tình cảm nhỏ nhoi, ích kỉ không nên viết ra vì không ai đồng cảm + Đoạn 1 : Biểu cảm trực tiếp (nói thẳng tình cảm của mình) Từ ngữ: Thương nhớ ơi, xiết bao mong nhớ các kĩ niệm . + Đoạn 2: Biểu cảm gián tiếp (không nói thẳng cảm xúc ra) mà thông qua miêu tả tiếng hát trên đài, tiếng hát trong tâm hồn, tiếng hát của quê hương đất nước Gián tiếp thể hiện tình yêu quê hương (thường gặp trong tác phẩm văn học.) -Lời văn giàu cảm xúc, hình ảnh. -Đọc ghi nhớ, trả lời, -Đọc 2 đoạn văn a,b . -Thảo luận tổ. -Đại diện trình bày. -Nhận xét, bổ sung. -Cá nhân. -Bổ sung, nhận xét. -Cá nhân. I/Nhu cầu biểu cảm của con người: II)Đặc điểm chung của văn biểu cảm : III/Ghi nhớ: Văn biểu cảm là văn viết ra nhằm biểu đạt tình cảm,cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi long đồng cảm nơi người đọc. Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình ; bao gồm các thể loại văn học như:thơ trữ tình,ca dao trữ tình, tùy bút Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn( yêu con người , yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc,ghét những thói tầm thường độc ác.) Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than,văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm. IV/Luyện tập: 1)a. Chưa bộc lộ cảm xúc. b. Là đoạn văn biểu cảm vì có đầy đủ đặc điểm văn biểu cảm: -Kể chuyện, miêu tả, so sánh, liên tưởng, suy nghĩ, Cảm xúc: cảm nhận vẽ đẹp rực rỡ của cây hải đường làm xao xuyến lòng người. 2) Hai bài thơ: Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh đều là biểu cảm trực tiếp, vì cả 2 bài đều trực tiếp nêu tư tưởng, tình cảm không thông qua 1 phương tiện trung gian như miêu tả, kể chuyện nào cả. *Củng cố: (?) Văn biểu cảm là gì? (?) Văn biểu cảm thể hiện qua những thể loại nào? (?) Tình cảm trong văn biểu cảm thường có tính chất ntn? (?) Văn biểu cảm có những cách biểu hiện nào? *Dặn dò: -Học ghi nhớ. -Sưu tầm và chép ra giấy 1 số đoạn văn xuôi biểu cảm. -Soạn : Bài ca Côn Sơn và Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
Tài liệu đính kèm: