Kiểm tra Văn 7 Tiết 42, thời gian: 45 phút (Đề 2)

Kiểm tra Văn 7 Tiết 42, thời gian: 45 phút (Đề 2)

I. Phần trắc nghiệm: (12 câu, đúng mỗi câu 0.25 điểm, tổng cộng 3 điểm)

Đọc kĩ các câu hỏi và trả lời bằng cách ghi chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.

 1/ Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào ?

 A. Văn học dân gian B. Văn học viết

 C. Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp D. Văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ

 2/ Nội dung những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói về điều gì ?

 A. Các hiện tượng thuộc về qui luật tự nhiên

 B. Những kinh nghiệm quí báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng trong tự nhiên và trong lao động sản xuất

 C. Công việc lao động sản xuất của nhà nông

 D. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra Văn 7 Tiết 42, thời gian: 45 phút (Đề 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Trần Hưng Đạo
Lớp: ..
Họ tên: .
ĐIỂM
KIỂM TRA VĂN
Thời gian : 45 phút
I. Phần trắc nghiệm: (12 câu, đúng mỗi câu 0.25 điểm, tổng cộng 3 điểm)
Đọc kĩ các câu hỏi và trả lời bằng cách ghi chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
	1/ Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào ?
	A. Văn học dân gian	B. Văn học viết
	C. Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp 	D. Văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ
	2/ Nội dung những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói về điều gì ?
	A. Các hiện tượng thuộc về qui luật tự nhiên	
	B. Những kinh nghiệm quí báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng trong tự nhiên và trong lao động sản xuất	
	C. Công việc lao động sản xuất của nhà nông	
	D. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người
	3/ Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa giống với câu “Đói cho sạch, rách cho thơm”?
	A. Đói ăn vụng, túng làm càn	B. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
	C. Giấy rách phải giữ lấy lề	D. Ăn phải nhai, nói phải nghĩ
	4/ Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” dùng cách diễn đạt nào ?
	A. So sánh	B. Chơi chữ
	C. Nhân hóa 	D. Ẩn dụ
	5/ Đối tượng phản ánh của các câu tục ngữ về con người và xã hội là gì ?
	A. Thế giới tình cảm phong phú của con người
	B. Các qui luật tự nhiên
	C. Con người với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có	
 	D. Quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người
	6/ Trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Bác Hồ đã viết về lòng yêu nước của nhân dân ta trong thời kì nào??
	A. Trong quá khứ	B. Trong hiện tại
	C. Trong quá khứ và hiện tại 	D. Trong tương lai	
	7/ Những sắc thái nào của tinh thần yêu nước được Bác đề cập đến trong bài văn của mình?
	A. Biểu lộ rõ ràng, đầy đủ	B. Tiềm tàng, kín đáo	
	C. Rất kín đáo	D. Luôn luôn mạnh mẽ, sôi sục
	8/ Tác giả Đặng Thai Mai đã chứng minh sự giàu đẹp của Tiếng Việt về những mặt nào?
	A. Ngữ âm	B. Từ vựng
	C. Ngữ pháp 	D. Cả ba mặt trên
	9/ Trong các câu sau, câu nào nêu lên vấn đề cần nghị luận của bài văn?
	A. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.	
	B. Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp. 
C. Về phương diện này, tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về hình thức diễn đạt.	
	D. Tiếng Việt chúng ta gồm có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú.
	10/ Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, chứng cứ nào không được tác giả dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác ?
	A. Bác thích ăn những món ăn được nấu công phu 	
	B. Chỉ vài ba món giản đơn
	C. Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm	
	D. Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất
	11/ Theo Phạm Văn Đồng, sự giản dị trong đời sống vật chất của Bác Hồ bắt nguồn từ lí do gì ?
	A. Vì tất cả mọi người Việt Nam đều sống giản dị 	
	B. Vì Bác sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân
	C. Vì đất nước ta còn nghèo nàn, thiếu thốn	
	D. Vì Bác muốn mọi người phải noi gương Bác
	12/ Vì sao tác giả coi cuộc sống giản dị của Bác Hồ là cuộc sống thực sự văn minh?
	A. Vì đó là cuộc sống đề cao vật chất	
	B. Vì đó là cuộc sống đơn giản 
	C. Vì đó là cuộc sống phong phú cao đẹp về tinh thần, tình cảm, không màng đến hưởng thụ vật chất, không vì riêng mình	
	D. Vì đó là cách sống mà tất cả mọi người đều có 
II. Phần tự luận: (7 điểm)
1/ Em hiểu thế nào là tục ngữ? Viết 2 câu tục ngữ có chủ đề lao động sản xuất? (3 điểm)
2/ Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” nghị luận về vấn đề gì? Câu văn nào thể hiện rõ nhất vấn đề nghị luận đó? (2 điểm)
3/ Em hãy nêu những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác Hồ trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”? Nghệ thuật của văn bản có gì đặc biệt (2 điểm)
	ĐÁP ÁN
I. Phần trắc nghiệm: (12 câu, mỗi câu đúng 0.25 điểm, tổng cộng 3 điểm)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
A
B
C
D
D
C
B
D
A
A
B
C
II. Phần tự luận: (7 điểm) 
Câu 1:
- Nêu được khái niệm tục ngữ (2 điểm)
- Chép đúng 2 câu tục ngữ, mỗi câu 0,5 điểm (1 điểm)
Câu 2:
- Nêu đúng vấn đề nghị luận (1 điểm)
- Câu văn thể hiện rõ vấn đề nghị luận: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta.” (1 điểm)
Câu 3:
- Những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. (1 điểm)
- Nghệ thuật: vừa có những chứng cứ cụ thể và nhận xét sâu sắc vừa thấm đượm tình cảm chân thành. (1 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 42 Kiem tra Van 1 tiet co dap an.doc