Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 6 – Tiết 21: Văn bản : Côn Sơn ca hướng dẫn đọc thêm : Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 6 – Tiết 21: Văn bản : Côn Sơn ca hướng dẫn đọc thêm : Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Giúp học sinh :

- Cảm nhận được hồn thơ tha thiết và sự hoà nhập nên thơ, thanh cao của Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn qua đoạn thơ; Cảm nhận được cách biểu hiện cảm xúc trực tiếp trong văn biểu cảm.

- Hướng dẫn HS tìm hiểu tự đọc có hướng dẫn văn bản “ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”. Từ đó cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê hương của Trần Nhân Tông.

 

doc 13 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1069Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 6 – Tiết 21: Văn bản : Côn Sơn ca hướng dẫn đọc thêm : Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 – Tiết 21:
 Văn bản : côn sơn ca
Hướng dẫn đọc thêm : 
 Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra
a/ Mục tiêu bài học
 Giúp học sinh :
Cảm nhận được hồn thơ tha thiết và sự hoà nhập nên thơ, thanh cao của Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn qua đoạn thơ; Cảm nhận được cách biểu hiện cảm xúc trực tiếp trong văn biểu cảm.
Hướng dẫn HS tìm hiểu tự đọc có hướng dẫn văn bản “ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”. Từ đó cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê hương của Trần Nhân Tông.
Củng cố hiểu biết về thơ thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán; thơ lục bát.
Giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức giữu gìn cảnh quan thiên nhiên và môi trường
B. Chuẩn bị 
 - GV : Đọc nghiên cứu SGK, SGV, Tham khảo tư liệu; bảng phụ.
 - HS : Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi SGK.
C / tiến trình hoạt động dạy - học 
1. ổn định tổ chức : - Kiểm tra sĩ số lớp: 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
 	- Đọc diễn cảm 2 văn bản “Nam quốc sơn hà” & “Phò giá về kinh” ?
	- Nêu giá trị về nội dung và nghệ thuật của 2 bài thơ ?
3. Bài mới : 
 Giới thiệu bài: Qua một số bài ca dao, chúng ta đã được đến với nhiều miền quê đất nước, với những cảnh đẹp trữ tình, nên thơ. Quê hương HảI Dương thân yêu của chúng ta cũng là địa danh được tìm đến nhiều song không phải chỉ được phản ánh trong ca dao, dân ca mà còn được ghi nhận qua xúc cảm của những bậc chí nhân, chí sỹ. “Bài ca Côn Sơn” của danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi là một văn bản như thế.
? Em hãy nêu những hiểu biết của mình về Nguyễn Trãi?
(GV giới thiệu qua về vụ án Lệ Chi Viên).
 - GV nhấn mạnh những nét chính.
- Nguyễn trãi (1380-1442) hiệu là ức Trai con của Nguyễn Phi Khanh, quê ở thôn Chi Ngại - Cộng Hoà - Chí Linh - Hải Dương. Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và trở thành nhân vật lịch sử lỗi lạc toàn tài hiếm có nhưng cuộc đời lại kết thúc một cách oan khốc.
- Ông để lại sự nghiệp văn chương đồ sộ, được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới.
? Em hãy nêu xuất xứ của “Bài ca Côn Sơn” (từ Hán Việt “Côn Sơn ca” ).
(GV giới thiệu thêm: Tại sao Nguyễn Trãi về ở ẩn và tâm trạng của ông thời ấy )
? Em có nhận xét như thế nào về bản dịch của đoạn trích?
- GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu 1 lượt : Đọc theo thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, tha thiết, ngợi ca, tự hào (Trữ tình).
HS đọc và nhân xét.
 * GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích.
? Những nét tiêu biểu nào của cảnh vật Côn Sơn được nhắc tới trong những lời thơ ấy ?
 - HS trả lời.
? Có gì độc đáo trong cách tả suối, đá ?
- HS trả lời, rút ra biện pháp đặc tả.
? Cách tả đó gợi cho em thấy 1 cảnh tượng thiên nhiên ntn ? Qua đó em có nhận xét gì về vẻ đẹp của Côn Sơn ?
- HS trả lời.
? Qua đó em hiểu gì về tác giả Nguyễn Trãi?
* GV chốt ý chính.
? Đại từ “ ta ” được lặp lại bao nhiêu lần ? Theo em “ ta ” là đại từ để trỏ hay để hỏi ?
?Cảm nhận của “ ta” về vẻ đẹp của Côn Sơn?
? Mỗi sở thích của “ta ” đều được biểu hiện bằng 1 động từ, hãy tìm các động từ đó ? 
? Các sở thích mà mỗi động từ trên thể hiện, nó mang tính vật chất hay tinh thần ?
? Vậy qua các sở thích tinh thần đó, em thấy tác giả là 1 người có tâm hồn như thế nào ?
* HS thảo luận - tự bộc lộ:
* GV chốt:
- Tác giả có tâm hồn thanh cao, giàu cảm xúc thi nhân trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
? Giọng điệu chung của đoạn thơ là gì ? 
? Có những bài ca nào vang lên trong bài ca Cô Sơn ?
- HS khái quát rút ra ghi nhớ.
- GV gọi 1 HS đọc ghi nhớ.
? So sánh cảnh Côn Sơn hôm nay với cảnh Côn sơn trong bài thơ?
? Bài thơ đem đến cho em suy nghĩ gì về thái độ của con người với thiên nhiên?
 * GV chuyển ý: Nếu "Bài ca Côn Sơn" là cảm xúc của một danh nhân văn hoá thế giới, một tấm lòng yêu nước, yêu quê thì chúng ta bắt gặp ở "Thiên trường vãn vọng" một tâm hồn thắm thiết tình quê của một ông vua thanh cao bình dị.
 - GV hướng dẫn HS tìm hiểu dựa vào phần chú thích (ộ).
* HS đọc chú thich (ộ) : ( SGK - 76 )
? Bài thơ này có hình thức giống với bài thơ nào đã học ? (Giống bài “ Nam quốc sơn hà ”)
? Em có nhận xét gì về thể thơ ? Bài thơ này sử dụng phương thức biểu đạt nào ?
- HS trả lời.
- GV hướng dẫn HS đọc : chú ý nhịp điệu : 2/2/3 và đọc mẫu.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu từ khó qua phần chú thích.
* 2 HS đọc văn bản.
* HS giải thích từ khó.
? Văn bản này tạo ra một bức tranh làng quê với những cảnh tượng nào ?
? Hai câu thơ đầu vẽ lên cảnh tượng gì ?
- HS trả lời.
? Cho biết thời gian quan sát và không gian được miêu tả ở đây có gì đáng chú ý ?
? Em có nhận xét gì về cảnh tượng đó ?
? Theo em bức tranh nơi thôn dã được tạo bởi cảnh thực hay sự cảm nhận tinh tế của tác giả ?
* HS thảo luận - trả lời:
? Tác giả cảm nhận cảnh buổi chiều ngoài đồng bằng những giác quan gì ?
? Bằng những giác quan đó cho em thấy 1 không gian như thế nào ? 
? Cảnh tượng đó gợi ra một sự sống ra sao ?
? Bài thơ cho em hiểu gì về vị vua Trần Nhân Tông?
* HS suy nghĩ – trả lời, GV chốt. 
 ? Em cảm nhận được nét đặc sắc nào về nghệ thuật và nội dung ở bài thơ này ?
* HS rút ra kết luận qua mục ( ghi nhớ )
* 1 HS đọc ( ghi nhớ: SGK - 77 )
A. Văn bản: “Bài ca Côn Sơn”
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
- Sáng tác trong thời gian Nguyễn Trãi về ở ẩn tại quê nhà.
- Nguyên văn bằng chữ Hán với 30 câu thơ được viết bằng thể thơ khác.
- Đoạn trích là bản dịch thơ gồm 4 cặp lục bát.
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Đọc:
2. Chú thích: SGK.
3. Phân tích
a) Cảnh vật Côn Sơn
- Suối chảy rì rầm
- Đá rêu phơi
- Thông mọc như nêm
- Bóng trúc râm 
à Biện pháp đặc tả, so sánh :
+ Tả suối bằng âm thanh, tả đá bằng màu rêu, tả bóng trúc.
+ So sánh : thông mọc như nêm.
’ Một vẻ đẹp ngàn xưa, thanh cao, yên tĩnh. 
- Nguyễn Trãi là người yêu thiên nhiên, quý trọng những giá trị của thiên nhiên. 
b) Con người giữa cảnh vật Côn Sơn 
- Điệp từ “Ta ” được lặp lại 5 lần, là đại từ để trỏ người.
- Biện pháp so sánh : 
+  như tiếng đàn cầm
+  như ngồi chiếu êm
- Các động từ : nghe, ngồi, nằm, ngâm.
’ Là các sở thích tinh thần.
à Con người thanh cao, giàu cảm xúc thi nhân.
III. Tổng kết 
- Giọng vui tươi, nhịp nhàng.
’ Bài ca về niềm vui sống thanh thản, hoà hợp giữa con người với thiên nhiên.
* Ghi nhớ (SGK )
B. Văn bản : “ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra ”.
 ( Tự học có hướng dẫn )
I / Tìm hiểu chung 
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Phương thức : Miêu tả để biểu cảm.
II / Đọc , hiểu văn bản : 
1. Đọc, tìm hiểu chú thích
2. Tìm hiểu văn bản 
- 2 cảnh tượng :
+ Cảnh tượng thôn xóm.
+ Cảnh ngoài đồng.
a) Cảnh chiều trong thôn xóm 
- Thời gian : buổi chiều.
- Không gian : thôn xóm.
’ Đó là một vẻ đẹp mơ màng, yên tĩnh nơi thôn dã.
- Một phần do cảnh thực, nhưng phần nhiều do cảm nhận riêng của tác giả.
b) Cảnh chiều ngoài đồng 
- Thính giác: tiếng sáo mục đồng
- Thị giác: cò trắng.
’ Một không gian thoáng đãng, yên ả trong sạch, tĩnh lạng mà không hiu quạnh
’ Một cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
III/ Tổng kết 
* Ghi nhớ: (SGK - 77 )
4. Củng cố kiến thức : 
	Đọc diễn cảm 2 bài thơ.
	? Lựa chọn phương thức biểu đạt của hai văn bản này?
	Tự sự, miêu tả, biểu cảm
? Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ ?
5. Hướng dẫn về nhà : 
- Hoàn thành đoạn văn.
- Học thuộc, hiểu về nội dung, nghệ thuật của 2 bài thơ.
- Chuẩn bị bài “Bánh trôi nước”: 
 + Đọc thuộc và trả lời câu hỏi SGK.
Tuần 6 – Tiết 22:
 Tiếng Việt:
từ hán việt
(Tiếp)
A/ Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Hiểu được các sắc thái ý nghĩa riêng biệt của từ Hán Việt.
- Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng ý nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp; tránh lạm dụng từ Hán Việt.
- Tích hợp với phần văn và TLV ( văn biểu cảm )
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ Hán Việt trong nói viết nhằm tăng hiệu quả biểu cảm và thêm sức thuyết phục.
B/ Chuẩn bị 
 - GV : Đọc và nghiên cứu SGK, SGV, sách nâng cao; bảng phụ. 
 - HS : Đọc và tìm hiểu các ví dụ.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức : - Kiểm tra sĩ số lớp: 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
? Thế nào là yếu tố Hán Việt? Đặc điểm của các yếu tố Hán Việt ?
? Trong những từ ghép Hán Việt sau đây, từ ghép nào là từ ghép đẳng lập ? từ nào là từ ghép chính phụ ? (GV dùng máy chiếu)
 - Xã tắc, quốc kì, sơn thuỷ, giang sơn, chiến thắng, sơn hà, xâm phạm, ái quốc, thủ môn, quốc gia.
	’ Từ ghép đẳng lập : Xã tắc, sơn thuỷ, giang sơn,sơn hà, xâm phạm.
	’ Từ ghép chính phụ : Quốc kì, chiến thắng, ái quốc, thủ môn, quốc gia. 
3. Bài mới : 
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
GV đưa ví dụ lên bảng phụ cho HS quan sát.
HS đọc ví dụ.
? Các từ in đậm thuộc lớp từ nào ? Em có thể tìm các từ thuần Việt có ý nghĩa tương đương với mỗi từ Hán Việt đó ?
? Tại sao các câu văn này sử dụng từ Hán Việt mà không dùng các từ thuần Việt có ý nghĩa tương tự ?
? Theo dõi tiếp VD (b) , cho biết các từ Hán Việt “Kinh đô, yết kiến, trẫm, bệ hạ, thần” tạo được sắc thái gì cho đoạn văn ?
- HS suy nghĩ – trả lời.
? Qua tìm hiểu VD trên, em cho biết có thể sử dụng từ Hán Việt để tạo những sắc thái biểu cảm gì ?
* HS thảo luận nhóm - nêu nhận xét.
’ GV khái quát rút ra ghi nhớ.
’ GV gọi 1 HS đọc ( ghi nhớ 1 ).
GV đưa ví dụ lên bảng phụ cho HS quan sát.
HS đọc ví dụ.
? Theo em, trong mỗi cặp câu, câu nào có cách diễn đạt hay hơn ? vì sao ? 
- HS trả lời.
? Vậy khi nói , viết gặp một cặp từ thuần Việt - Hán Việt đồng nghĩa chúng ta sẽ giải quyết như thế nào ?
* HS thảo luận - rút ra nhận xét :
- Khi cần tạo sắc thái biểu cảm thì dùng từ Hán Việt nhưng không quá lạm dụng.
? Vậy khi sử dụng từ Hán Việt ta phải chú ý điều gì ?
* HS rút ra kết luận qua mục ( ghi nhớ 2 )
* GV khái quát rút ra ghi nhớ.
* 1 HS đọc ghi nhớ.
GV chiếu bài tập 1 cho HS quan sát và nêu yêu cầu : chọn những từ trong ngoặc để điền vào chỗ trống sao cho thích hợp.
HS thảo luận nhóm bàn, làm vào vở bài tập, trình bày, nhận xét
GV yêu cầu HS ghi nhanh ra giấy :
 + 5 tên gọi của 5 bạn trong lớp.
 + 3 tên gọi của 3 tỉnh thành nước ta.
? Như vậy có phải là lạm dụng từ Hán Việt không? Giải thích tại sao người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người , tên địa lí ?
? Xác định từ Hán Việt mang màu sắc cổ xưa trong văn bản “ Mị Châu Trọng Thuỷ” 
GV chiếu đoạn văn.
HS lên gạch chân dưới những từ Hán Việt trong đoạn văn.
? Nhận xét về cách dùng từ Hán Việt, và dùng các từ thuần Việt thay thế các từ Hán Việt trên cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp ?
- HS suy nghĩ và trả lời.
- GV nhận xét.
I / Sử dụng từ Hán Việt 
1) Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm
a) Ví dụ : 
b) Nhận xét :
+ Phụ nữ - (đàn bà) à trang trọng
+ Từ trần - (chết) à tôn kính
+ Mai táng - (chôn) à tao nhã
+ Tử thi - ( xác chết) àtránh thô tục
+ Kinh đô, yết kiến, trẫm, bệ hạ, thần à sắc thái cổ kính của lị ... hế : 
+ Bảo vệ = giữ gìn.
+ Mĩ lệ = đẹp đẽ, bóng bẩy.
 4. Củng cố kiến thức : 
 - HS làm câu hỏi trắc nghiệm trên bảng phụ
 - GV khắc sâu bài học.
5. Hướng dẫn về nhà : 
- Mỗi học sinh tự viết một đoạn văn có sử dụng từ HV.
- Hiểu cách sử dụng từ HV.
- Hoàn thành bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài tiếp theo : “ Quan hệ từ”
 + Đọc kĩ VD và trả lời câu hỏi SGK.
***********************************************
 Tuần 6 – Tiết 23:
 Tập làm văn:
 đặc điểm của văn bản biểu cảm
A/ Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
- Hiểu được các đặc điểm cụ thể của bài văn biểu cảm.
- Hiểu được đặc điểm của phương thức biểu cảm là thường mượn cảnh vật, đồ vật, con người để bày tỏ tình cảm (khác với văn miêu tả là tái hiện đối tượng được miêu tả).
- Rèn kĩ năng nhận dạng các văn bản, tìm ý , lập bố cục trong văn biểu cảm đánh giá.
B. Chuẩn bị 
 - GV : Nghiên cứu SGK, SGV, sách tham khảo; bảng phụ. 
- HS : Đọc và tìm hiểu các VD SGK.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức : - Kiểm tra sĩ số lớp: 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Thế nào là văn biểu cảm? Nêu tính chất của văn biểu cảm?
- Có những cách biểu cảm nào? Văn biểu cảm được thể hiện ở những dạng nào ?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
- Học sinh đọc bài văn:
 “Tấm gương” - SGK
? Bài văn đã biểu đạt tình cảm gì?
 ? Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả bài văn đã làm như thế nào ?
? Cách lựa chọn hình ảnh như vậy có tác dụng gì?
- HS suy nghĩ nhận xét.
- GVgiảng giải phân tích tác dụng.
? Nêu bố cục bài văn?
? Phần mở bài, kết bài có quan hệ với nhau như thế nào ?
? Phần thân bài đã nêu những ý gì? Những ý đó liên quan đến chủ đề bài văn như thế nào ?
? Từ đó, đọc bài văn người ta hiểu điều gì ?
? Qua bài văn em hiểu thế nào là phương thức biểu cảm ?
HS rút ra ghi nhớ.
GV nhấn mạnh ghi nhớ.
 - HS đọc VD 2.
? Đoạn văn biểu hiện tình cảm gì?
 ? Tình cảm ở đây được biểu hiện bằng cách nào?
? Vì sao em có nhận xét đó?
? Vậy có những cách biểu cảm như thế nào ?
 - HS rút ra ghi nhớ.
 - Đọc bài văn: “Hoa học trò”.
? Bài văn thể hiện tình cảm gì?
? Tình cảm ấy được biểu hiện theo cách nào?
? Hoa phượng được miêu tả như thế nào ?
? Qua việc miêu tả đó thể hiện cảm xúc gì ?
? Tìm những câu văn giúp tác giả biểu hiện những cảm xúc đó?
? Qua đó , em hiểu vì sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò?
? Hãy tìm mạch ý của bài văn?
? Em có nhận xét gì về cách biểu đạt tình cảm của tác giả ?
- HS thảo luận nhóm – trình bày từng ý.
I. tìm hiểu đặc điểm của văn bản biểu cảm 
1. Ví dụ:
2. Nhận xét
- Nêu những phẩm chất của tấm gương: trung thực, khách quan, ghét thói xu nịnh
- Bài văn không phải là để miêu tả tấm gương mà chỉ mượn tấm gương để ca ngợi đức tính trung thực của con người, ghét thói xu nịnh, dối trá.
- Tác giả chọn được một hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng vì tấm gương có đặc điểm là phản chiếu sự vật một cách khách quan trung thực. Do đó đem ví tấm gương với người bạn trung thực.
- Cách lựa chọn hình ảnh như vậy giúp cho việc biểu đạt tình cảm được rõ ràng, dễ hiểu, sâu sắc.
- Bố cục bài văn gồm 3 phần:
+ Phần MB: Nêu thẳng phẩm chất của gương.
+ Phần KB: Khẳng định lại chủ đề đã nêu.
+ Phần TB: Nêu lợi ích của tấm gương đối với con người. 
 Hai ví dụ về 2 nhân vật Mạc Đĩnh Chi và Trương Chi là ví dụ về một người đáng trọng, một người đáng thương nhưng nếu soi gương thì gương cũng không vì tình cảm mà nói sai sự thật, rằng họ có gương mặt xấu xí.
Ngoài tấm gương thuỷ tinh tráng bạc còn có gương lương tâm.
 3. Ghi nhớ: SGK. (ý 1, 2, 3).
Ii. các cách biểu cảm 
1. Ví dụ 
2. Nhận xét:
- Niềm đau khổ của đứa con phải xa mẹ, phải sống với người khác và luôn bị bắt nạt 
à Tình cảm đó được biểu thị bằng cách thổ lộ trực tiếp qua những tiếng kêu, lời than, qua câu hỏi biểu cảm.
à Tình cảm đó rất rõ ràng, trong sáng.
3. Ghi nhớ: SGK (ý 4).
IiI. luyện tập 
Tình cảm : Nỗi buồn nhớ khi xa trường, rời bạn lúc nghỉ hè.
à biểu hiện gián tiếp thông qua miêu tả hoa phượng.
 - Hoa phượng được dùng làm hình ảnh ẩn dụ để thể hiện tình cảm : Hoa phượng gắn bó với sân trường, với học sinh, với những ngày hè chia tay nhớ nhung da diết.
 à Cảm xúc : - Cảm xúc bối rối thẫn thờ.
	 - Cảm xúc cô đơn, trống trải.
	 - Cảm xúc buồn nhớ, dỗi hờn.
	- Câu văn : Hoa phượng là biểu tượng của sự chia ly ngày hè đối với học trò.
 - Mạch ý : 
 + Đó là sắc đỏ của hoa phượng cháy lên trong nỗi buồn nhớ của học trò lúc chia tay.
 + Phượng càng đỏ, nỗi buồn càng tăng. Phượng và học trò sóng đôi, gắn bó, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn).
- Nhận xét : Đó là cách biểu đạt tình cảm mang tính nghệ thuật cao, truyền cảm, sâu sắc.
 4. Củng cố kiến thức : 
- Có mấy cách biểu cảm ?
- Kể tê 1 số bài thơ biểu cảm ?
" GV khái quát tiết học.
5 . Hướng dẫn về nhà : 
- Sưu tầm 2 bài văn, đoạn văn biểu cảm.
- Học tập cách biểu cảm gián tiếp thông qua việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ, .
- Viết một đoạn văn biểu cảm về cánh đồng lúa quê em.
- Chuẩn bị bài tiếp theo : “ Đề văn biểu cảm và cách làm bài vă biểu cảm”
 + Đọc kĩ VD trả lời câu hỏi sgk.
Tuần 6 – Tiết 24:Tập làm văn:
 đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
A/ Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
- Nắm được các kiểu đề văn biểu cảm.
- Nắm được các bước làm bài văn biểu cảm.
- Tích hợp với các VB đã học.
- Rèn kĩ năng phân tích đề và lập dàn ý bài văn biể cảm.
B. Chuẩn bị 
- GV : Nghiên cứu SGK SGV; sách tham khảo; bảng phụ; phiếu học tập.
- HS : Đọc và tìm hiểu VD SGK.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức :: - Kiểm tra sĩ số lớp: 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
 - Đọc văn bản “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và cho biết :
 ? Văn bản này được viết theo phương thức biểu đạt nào? Đối tượng biểu cảm là gì? Tình cảm được biểu hiện qua văn bản đó là tình cảm như thế nào ?
 ? Nếu lấy nhan đề của văn bản làm một đề văn biểu cảm thì em có đồng ý không?
 ? Dấu hiệu biểu cảm của đề này ở điểm nào?
à GV chuyển ý sang bài mới.
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
- HS Đọc các đề văn SGK.
- Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm chuẩn bị tìm hiểu đề văn.
? Các em hãy phát hiện: 
 - Dấu hiệu biểu cảm.
 - Đối tượng biểu cảm.
 - Tình cảm cần biểu hiện. 
 - Cách biểu cảm.
- Các nhóm ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập "GV thu phiếu và nhận xét.
à GV nhấn mạnh : Như vậy chúng ta nhận thấy có 2 dạng đề biểu cảm:
- Dạng đề lộ: Là những đề có sẵn từ ngữ yêu cầu biểu cảm như: cảm nghĩ, tình cảm, thái độ biểu cảm, suy nghĩ, nhận xét.
- Dạng đề ẩn: Là những đề trong đó không có sẵn những từ nêu rõ yêu cầu thể loại, phương thức biểu đạt nhưng có những từ bộc lộ cảm xúc: yêu, mến, vui, buồn, thương, nhớ.
 Những đề ẩn như trên nếu chỉ bỏ đi từ ngữ nêu cảm xúc sẽ có thể trở thành đề văn miêu tả hoặc đề văn tự sự.
 VD: Loài cây em yêu. (Biểu cảm).
 Loài cây nhà em. (Miêu tả).
 Vui buồn tuổi thơ. (Biểu cảm).
 Tuổi thơ tôi (Tự sự).
? Qua đó, em thấy việc tìm hiểu đề văn có ý nghĩa như thế nào ?
- HS phát biểu.
 ? Vậy đề văn biểu cảm thường gồm mấy nội dung ?
 - HS rút ra ghi nhớ.
 - GV nhấn mạnh ghi nhớ.
- HS đọc đề văn.
? Nêu các bước khi tiến hành tạo lập văn bản ? (Gồm 4 bước).
? Xác định phương thức biểu đạt mà đề yêu cầu? Đối tượng biểu cảm, nội dung biểu cảm và tình cảm thể hiện ?
- HS xác định yêu cầu đề bài trên những phương diện trên.
? Hình dung và hiểu thế nào về nụ cười của mẹ ?
? Em nhận thấy nét đẹp chung về hình ảnh người mẹ là gì?
? Đọng lại sâu đậm nhất trong em là ấn tượng gì về mẹ ?
? Hãy nêu các sắc thái nụ cười của mẹ ?
? Trước những tiến bộ của em, mẹ nở nụ cười như thế nào ?
? Trước những nỗi buồn của em, mẹ có cười không. Đó là nụ cười mang sắc thái gì ?
? Có phải lúc nào mẹ cũng cười vui ?
? Lúc nào thì vắng nụ cười của mẹ? Khi đó em có cảm giác như thế nào ?
? Làm sao để luôn được thấy nụ cười của mẹ ?
? Em dành cho mẹ tình cảm như thế nào ?
à Hãy sắp xếp các ý trên thành dàn bài.
 - HS sáp xếp các ý trên thành bố cục 3 phần ; mở bài ; thân bài ; kết bài.
? Giáo viên trình bày một vài đọan mẫu:
+ Chia nhóm để học sinh tiến hành viết đoạn theo nhóm.Nhóm 1 viét mở bài; nhóm 2, 3, 4, 5 viết thân bài ; nhóm 6 viết kết bài.
+ Các nhóm cử đại diện lên trình bày đoạn văn của nhóm mình.
 à Nhận xét, sửa chữa.
Đọc bài văn. 
? Xác định phương thức biểu đạt của bài văn?
? Đặt nhan đề cho bài văn.
? Tìm bố cục?
 * GV gợi dẫn ; cả lớp làm vào vở và trình bày miệng trước lớp
I. đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm
1. Đề văn biểu cảm
a) Ví dụ:
 Cho các đề văn:
Đề 1: Cảm nghĩ về dòng sông quê hương.
Đề 2: Cảm nghĩ về đêm trung thu.
Đề 3: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
Đề 4: Vui buồn tuổi thơ.
Đề 5: Loài cây em yêu.
b) Nhận xét:
- Dấu hiệu biểu cảm: Qua các từ ngữ : “Cảm nghĩ, yêu, vui, buồn”.
- Đối tượng biểu cảm: Dòng sông quê hương
- Tình cảm cần biểu hiện: Yêu mến, tự hào
- Cách biểu cảm : + Trực tiếp
 + Gián tiếp
à Có 2 dạng đề biểu cảm :
+ Dạng đề hiện (đề 1,2,3)
+ Dạng đề ẩn (đề 4,5)
- Tìm hiểu đề văn giúp hiểu rõ yêu cầu, phương thức biểu đạt của đề để không bị lạc đề.,
- Tìm hiểu đề văn giúp xác định được những từ ngữ nêu yêu cầu trọng tâm của đề.
c) Ghi nhớ : (SGK/88)
2. Cách làm bài văn biểu cảm
a) Đề văn:
 Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
b) Các bước tiến hành:
Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
- Đối tượng biểu cảm: Nụ cười của mẹ.
- Nội dung biểu cảm : Suy nghĩ của bản thân về nụ cười của mẹ.
- Tình cảm thể hiện : yêu thương, kính trọng người mẹ. (trực tiếp và gián tiếp)
Bước 2 : Lập dàn ý.
a, Mở bài:
- Nêu cảm xúc chung về nụ cười của mẹ.
b, Thân bài:
Nêu các biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ:
- Nụ cười vui, yêu thương.
- Nụ cười khuyến khích.
- Nụ cười an ủi.
- Khi vắng nụ cười của mẹ.
- Làm sao để luôn được thấy nụ cười của mẹ.
c, Kết bài:
- Tình cảm dành cho mẹ.
Bước 3: Viết bài.
Bước 4: Kiểm tra và sửa chữa
Ii. luyện tập 
- Bộc lộ tình cảm yêu mến, gắn bó sâu nặng với quê hương An Giang. à Biểu cảm trực tiếp.
- Đặt nhan đề : An Giang quê tôi ; Kí ức một miền quê; Tôi yêu An Giang.
- Bố cục :
+ Mở bài : (từ đầu ... người yêu ) à tình yêu đam mê quê hương.
+ Thân bài :
Những tình yêu gắn bó với quê hương, ngọn núi, dòng sông 
Truyền thống oanh liệt: những cuộc đời lận đận
+ Kết bài : Cảm tưởng thành kính biết ơn.
4. Củng cố kiến thức : ? Hãy đặt 1 đề văn biểu cảm.
 ? Trình bày các bước làm bài văn biểu cảm ?
- GV khái quát; liên hệ tích hợp khi làm văn.
 5. Hướng dẫn về nhà : 
- Viết hoàn chỉnh đề bài văn trên vào vở.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm.
 + Đọc kĩ các VD ; lập dàn ý cho đề bài.
Ngày 12 tháng 10 năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 6.doc