Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 6 - Tiết 23: Đặc điểm của văn bản biểu cảm

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 6 - Tiết 23: Đặc điểm của văn bản biểu cảm

Giúp HS :

- Hiểu được các đặc điểm cụ thể của bài văn biểu cảm

- Hiểu đặc điểm của phương thức biểu cảm là thường mượn cảnh vật, đồ vật, con người để bày tỏ tình cảm. Khác với văn miêu tả là mhằm mục đích tái hiện đối tượng được miêu tả.

B. Chuẩn bị:

*Thầy: Bảng phụ

*Trò: Đọc, nghiên cứu bài trước + Trả lời các câu hỏi trong bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1183Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 6 - Tiết 23: Đặc điểm của văn bản biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 6 Ngày soạn:11/09/09 Tiết : 23. Ngày dạy:14-19/09/09
ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BIỂU CẢM
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
Hiểu được các đặc điểm cụ thể của bài văn biểu cảm
Hiểu đặc điểm của phương thức biểu cảm là thường mượn cảnh vật, đồ vật, con người để bày tỏ tình cảm. Khác với văn miêu tả là mhằm mục đích tái hiện đối tượng được miêu tả.
B. Chuẩn bị:
*Thầy: Bảng phụ
*Trò: Đọc, nghiên cứu bài trước + Trả lời các câu hỏi trong bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
* Ổn định : 
 Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : 
(?) Thế nào là văn biểu cảm?
(?) Nêu những cách biểu hiện trong văn biểu cảm?
(?) Lời văn biểu cảm đòi hỏi điều gì?
* Giới thiệu bài: 
-Như các em đã biết văn biểu cảm là loại văn cho phép ta bộc lộ tư tưỏng, tình cảm sâu sắc và kín đáo của mình.Nó thuyết phục người đọc ở chỗ chân thật, tự nhiên nói lên những cảm xúc của mình mà không gò bó theo 1 khuôn khổ nhất định. Vậy văn biểu cảm có những đặc điểm gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
HĐ1:Tìm hiểu VB : Tấm gương
Gọi HS đọc VB : Tấm gương
(?) Bài văn biểu đạt tình cảm gì?
(?) Tìm những từ ngữ ( câu văn) biểu hiện tình cảm đó?
(?) Bài văn này có đi vào tả cái gương cụ thể không? Tại sao?
(?) Vậy thì để làm gì?
(?) Trong bài có chữ nào được lặp đi lặp lại nhiêu lần? Việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?
(?) Phẩm chất của gương phù hợp với tình cảm con người ở điểm nào?
(?) Như vậy, để nói về tính trung thực, phê phán kẻ dối trá người ta đã mượn tấm gương để bộc lộ suy nghĩ của mình. Từ đó, em cho biết muốn biểu cảm người ta làm thế nào? ( phương thức biểu cảm)
(?) Bài văn này có mấy phần nói rõ nội dung từng phần?
(?) Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài có rõ ràng, chân thực không? Điều đó có ý nghĩa ntn đ/v giá trị bài văn?
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
HĐ 2:Tìm hiểu đoạn trích của VB “ Những ngày ấu thơ”
Treo bảng phụ (đoạn văn của Nguyên Hồng).
(?) Tình cảm ở đây thể hiện trực tiếp hay gián tiếp?
(?) Em dựa vào dấu hiệu nào để đưa ra nhận xét đó?
HĐ 3: Luyện tập
-Cho hs đọc văn bản: Hoa học trò.
(?) Đoạn văn miêu tả hoa phượng nhằm mục đích gì?
(?) Tác giả có miêu tả cây phượng như 1 loài hoa nở vào mùa hè không?
(?) Đoạn văn biểu hiện tình cảm gì? Tìm những lời văn thể hiện tình cảm đó?
(?) Hãy tìm mạch ý của bài văn? (bố cục)
-Gợi ý:
- Đoạn 1: 
 + Câu: “Phượng cứ nở, phượng cứ rơi” biểu hiện cảm xúc gì? “ Sắc hoa phượng nằm ở trong hồn” là sắc gì ?
 + Câu: “ Phượng xui ta nhớ cái gì đâu” có phải thể hiện cảm xúc rối bời, thẩn thờ không?
- Đoạn 2: Thể hiện cảm xúc gì? Có phải cảm xúc trống vắng không?
- Đoạn 3: Có phải thể hiện cảm xúc cô đơn, nhớ bạn và pha chút dỗi hờn không?
(?) Vậy, bài văn này biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp?
Hs đọc
 Biểu dương tính trung thực, ghét thói xu nịnh, dối trá.
-Là người bạn chân thật suốt đời.
-Không biết xu nịnh ai.
-Dù tan xươnglòng ngay thẳng.
- Không. Vì mục đích của nó không phải là miêu tả.
-Để đánh giá, để biểu hiện cảm xúc, thái độ, tình cảm người viết.
Chữ gương . Chủ thể xuyên suốt bài văn phẩm chất gương.
- Gương phản chiếu sự vật khách quan. Nó giúp người thấy vết nhơ mà sửa, dù sự thật đau buồn. Gương là người bạn chân thành, gắn bó thuỷ chung với con người.
-Chọn sự vật phù hợp với tính chất tình cảm rồi biểu hiện tình cảm của mình đối với nó như đối với người (gián tiếp)
+ MB: Nêu phẩm chất trung thực của gương
+ TB: Nêu lợi ích của gương đối với người trung thực ngoài gương thuỷ tinh còn gương lương tâm.
+ KB: Khẳng định lại chủ đề.
Có.Tạo sự xúc động chân thành trong lòng người đọc. Tạo nên giá trị bài văn.
HS đọc
Đọc đoạn văn
Sự đau khổ chờ đợi mẹ về của tác giả.
-Qua lời than, lời trông mong, tiếng kêu, câu hỏi biểu cảm.
-Đọc văn bản
-Ca ngợi tình cảm bạn bè thắm thiết, sâu sắc.
- Không. Mượn hoa phượng để bộc lộ tình cảm bạn bè.
-Nỗi buồn xa bạn lúc nghỉ hè
-Buồn và nhớ người sắp xa
- Vì hoa phượng gợi bao kỉ niệm buồn vui tuổi học trò.
+ Đoạn 1: Nỗi buồn của hoa học trò khi phượng báo hiệu mùa chia tay.
 + Đoạn 2: Vai trò của hoa phượng nơi sân trường.
 + Đoạn 3: Nỗi buồn, mong chờ các bạn hs của hoa phượng.
Gián tiếp bộc lộ tình cảm
1)Tìm hiểu đặc điểm của văn biểu cảm :
Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt 1 tình cảm chủ yếu.
- Để biểu dạt tình cảm , người viết chọn hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng ( đồ vật, cây cối hay 1 hiện tượng nào đó) để gởi gấm tình cảm hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng.
 - Bố cục: 3 phẩn như mọi bài văn khác.
- Tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong sáng, chân thực thì bài văn biểu cảm mới có giá trị.
II/Luyện tập:
- Đoạn 1: 
+Cảm xúc thẩn thờ, rối bời.
-Đoạn 2:
 +Cảm xúc trống trải.
- Đoạn 3:
 + Cảm xúc cô đơn, nhớ bạn và pha chút dỗi hờn
*Củng cố:
 - Để biểu đạt tình cảm, người viết cần phải làm gi?
 - Bố cục của một bài văn biểu cảm gồm máy phần?
 - Tình cảm trong văn biểu cảm phải như thế nào?
* Dặn dò:
-Học ghi nhớ, làm hoàn chỉnh phần luyện tập.
-Soạn bài: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm ( theo yêu cầu trang 87, 88 ) 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 23 (2).doc