Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học 2011 - 2012

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học 2011 - 2012

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: - Thấy được những tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình đối với con cái.

- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn biểu cảm ; phân tích các chi tiết biểu hiện tâm trạng; liên hệ , vận dụng khi viết văn biểu cảm .

3. Thái độ: Yêu quý, tôn trọng mái trường, thầy cô, biết ơn cha mẹ.

B. Chuẩn bị:

- SGK, SGV Ngữ văn 7.

- Tư liệu về tác phẩm "Cổng trường mở ra".

- Tranh ảnh về ngày khai giảng.

 

doc 49 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 15/8/2011
 Ngày dạy: /8/2011
Tiết1: 
 Văn bản: cổng trường mở ra
 ( Theo Lí Lan )
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: - Thấy được những tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình đối với con cái.
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn biểu cảm ; phân tích các chi tiết biểu hiện tâm trạng; liên hệ , vận dụng khi viết văn biểu cảm .
3. Thái độ: Yêu quý, tôn trọng mái trường, thầy cô, biết ơn cha mẹ.
B. Chuẩn bị: 
- SGK, SGV Ngữ văn 7.
- Tư liệu về tác phẩm "Cổng trường mở ra".
- Tranh ảnh về ngày khai giảng.
 C- Tiến trình bài dạy- học:
	I. ổn định tổ chức:
II. Khởi động: * Kiểm tra sách vở và hướng dẫn HS cách ghi chép .
III .Bài mới..
 GD có vai trò to lớn đối với sự phát triển của xã hội .ở VN ngày nay, GD dã trở thành sự nghiệp của toàn xã hội .
 VB là một VB nhật dụng đề cập tới những mqh giữa gđ, nhà trườngvà trẻ em
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
- Giọng dịu dàng, chậm rãi, đôi khi thầm thì , hết sức tình cảm, có khi xa vắng , hơi buồn 
? Bài văn kể chuyện hay biểu hiện tâm tư. 
? Nhân vật chính trong văn bản ?
? VB nhật dụng này thuộc thể loại văn bản nào ? 
? Bài văn có bố cục máy phần ?
? Người mẹ nghĩ đến con trong hoàn cảnh nào .
? Biểu hiện của mẹ và con trước sự kiện đó? 
HS đọc đoạn từ đầu đến “ mẹ tự bảo mình cũng nên đi ngủ sớm”
? Trước khi đi ngủ người mẹ đã làm những gì ?
? Mẹ làm tất cả những việc ấy với thái độ, tâm trạng ntn?
? Qua hành động cử chỉ, tâm trạng ấy , ta thấy điều gì ở người mẹ này ?
( liên hệ thực tế với bản thân học sinh)
- HS đọc tiếp đến : vừa bước vào 
? Vì sao người mẹ không ngủ được ? 
? Tâm trạng của người mẹ diễn biến ntn?
? Nhớ lại kỉ niệm cảm xúc của người mẹ ntn?( rạo rực, xao xuyến, bâng khuâng..)
? Cách thể hiện cảm xúc ? – Từ láy 
?Trong đêm không ngủ, người mẹ chăm só giấc ngủ của con, nhớ kỉ niệm thân thuwong về bà ngoại, về mái trường xưa..Tất cảcho em hình dung về một người mẹ ntn?
? Sự liên tưởng của người mẹ có ý nghĩa gì ?
? Suy nghĩ về vai trò của giáo dục được thể hiện qua câu nào ? nghệ thuật thể hiện? ý nghĩa ? 
? Đoạn văn nào thâu tóm nội dung văn bản? ( Đoạn cuối )
? Đoạn văn diễn tả tình yêu, lòng tin của người mẹ – Mẹ dành tình yêu, lòng tin ấy cho ai? 
? Người mẹ có nói với con trực tiếp không? T/d cách viết này ?
I. Tìm hiểu chung 
1. Đọc, tóm tắt VB
- Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường đầu tiên của con .
2. Giải thích từ khó 
3. Nhân vật chính ,thể loại, bố cục
- NV chính: người mẹ
- Thể loại : VB ít sự việc, chi tiết, không thành cốt truyện chủ yếu là tâm trạng của người mẹ 
=> TL: bút kí - biểu cảm 
4. Bố cục: 2 phần
a.Từ đầu -> bước vào : Nỗi lòng của mẹ
b.Còn lại: Cảm nghĩ của mẹ về vai trò của xã hội và nhà trường trong giáo dục trẻ em.
II. Tìm hiểu chi tiết 
- Hoàn cảnh tâm trạng: đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con - Một sự kiện quan trong trong cuộc đơì con, trong gia đình.
- Con: háo hức,vui mừng, sung sướng thanh thản, vô tư, ngủ ngon lành .
- Mẹ : không ngủ được
1.Nỗi lòng người mẹ 
a. Qua hành động, cử chỉ
- Ngắm nhìn con ngủ, nghĩ về con, chăm sóc , vỗ về giấc ngủ của con
- Quan sát những việc làm của cậu học trò nhỏ ngày mai vào lớp 1
- Xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con ngày đầu tiên đến trường .
=> Tấm lòng yêu thương trìu mến,sự chu đáo, cẩn thận; một lòng vì con, lấy giấc ngủ của con làm niềm vui cho mẹ 
-> đức hi sinh thầm lặng của mẹ 
b. Qua tâm trang của người mẹ trong đêm không ngủ được .
- Mẹ nghĩ về con, tin và hi vọng 
- Mẹ nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học thực sự có ý nghĩa .
- Hồi tưởng lại kỉ niệm sâu đậm không thể nào quên của mình về ngày đầu tiên đi học – cảm xúc phức tạp trong lòng : vui, nhớ, thương ... Quá khứ- hiện tại- tương lai nối dài đồng hiện trong suy tưởng của người mẹ .
- Liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật – nghĩ về vai trò của giáo dục đối với các thế hệ tương lai 
=>- Vô cùng yêu thương người thân
- Yêu quý, biết ơn trường học; sẵn sàng hi sinh vì sự tiến bộ của con, tin tưởng ở tương lai của con cái .
2. Cảm nghĩ của mẹ về giáo dục trong nhà trường . 
 - Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội 
- Thành ngữ -> Không được sai lầm trong giáo dục vì giáo dục quyết định tương lai của một đất nước .
- Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với con người .- nơi mở ra thế giới kì diệu cho mỗi con nguowif : thế giới của tri thức , thế giới của những tình cảm mới, con nguowif mới, quan hệ mới ... mở ra, đến với con- ý nghĩa của nhan đề
- Tin tưởng ở sự nghiệp giáo ducj.
- Khích lệ con đến trường học tập .
 III. Tổng kết 
Nội dung :
 - Tấm lòng thương yêu sâu nặng, niềm tin lớn lao của mẹ đối với con
- Vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người .
NT: 
- Mẹ nói với mình – giọng độc thoại là chủ đạo- nhân vật tâm trạng – nhân vật trữ tình -> nội tâm nhân vật chân thực
 ( lối viết nhật kí )
IV. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
- HS học bài nắm ND, NT của bài. 
- Làm bài tập còn lại trong sgk .
- Đọc phần đọc thêm sgk.
- Chuẩn bị bài mới: Soạn bài Mẹ tôi. 
 + Đọc BB xác định: - phương thức biểu đạt; nhân vật chính; bố cục; chủ đề VB.
D. Đánh giá, điều chỉnh giờ dạy:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn: 16/ 8 / 2011 
 Ngày dạy: / 8 /2011
Tiết 2: 
Văn bản: mẹ tôi 
 ( Trích: Những tấm lòng cao cả - Et- môn- đô- đơ A- mi-xi)
A. Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức: - Hiểu tình yêu thương kính trong cha mẹ là tình cảm thiêng liệng đối với mỗi con người
- Cách gd con nghiêm khắc, tế nhị, có lí, có tình của người cha.
- NT biểu cảm trực tiép qua hình thức một bức thư 
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc , hiểu VB viết dưới dạng một bức thư .
 - Phân tích một số chi tiết liên qua đến h/ảnh người cha, người mẹ. trong VB
 3. Thái độ: Yêu quý, tôn trọng mái trường, thầy cô, biết ơn kính trọng cha mẹ.
B. Chuẩn bị:
 - SGK, SGV Ngữ văn 7.
- Tư liệu về tác phẩm “Những tấm lòng cao cả”
- Tranh ảnh về ngày khai giảng.
 C- Tiến trình bài dạy- học:
	I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Điều sâu sắc nhất mà em cảm nhận được từ bài “ Cổng trường mở ra” là gì?
III .Bài mới.
 Hoạt động của thầy và trò
 nội dung cần đạt
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả.
? VB nhằm kể chuyện hay biểu hiện tâm trạng? tâm trạng của ai?
? Bức thư được viết trong hoàn cảnh nào ? Mục đích ?
? Hình ảnh người mẹ Enrico hiện lên qua những chi tiết nào ?
? Em cảm nhận được những phẩm chất cao quý nào của người mẹ từ những chi tiết đó ? 
? Có phải mình mẹ Enrico mới có phẩm chất đó ?
? Người cha có cảm xúc ntn trước lỗi lầm của E ? Những dòng thể hiện?
? Vì sao người cha có cảm xúc ấy ? 
( Có mẹ là niềm vui, hạnh phúc lớn nhất trên đời , mất cha, đặc biệt là mất mẹ đó là nỗi đau, nỗi buồn , mất mát lớn nhấtkhông gì bù đắp nổi - tình yêu thương của cha mẹ vô cùng sâu nặng.)
? Nhát dao ấy đâm vào trái tim người cha, nhát dao ấy có làm đau trái tim người mẹ?
- HS đọc
? Những lời nhắn nhủ của người cha với con?( mẹ sinh, nuôi ta khôn lớn, chăm sóc,vỗ về yêu thương, dõi theo mỗi bước ta đi, dang tay đón ta về dù thành công hay thất bại...mẹ – ngon lửa ấm trong lòng ta , tình yêu, niềm tin, nghị lực, sức mạnh là tình mẹ )
? Vì sao người cha nói rằng : hình ảnh dịu dàng...khổ hình ?
? Em hiểu ntn về nỗi xấu hổ , nhục nhã trong lời khuyên của ngưòi cha ?
HS đọc
? Thái độ của người cha được thể hiện qua những lời lẽ nào trong vb? 
? Giọng điệu những lời lẽ đó ?
? Em hiểu ntn về lời khuyên của người cha: con phải xin lỗi mẹ...? và về người cha này từ câu nói cuối thư : thà rằng...?
? Thái độ của En... khi đọc thư ?vì sao? 
? Bài văn nói với chúng ta điều gì ?
Em hiểu điều đó như thế nào ? 
?Nét độc đáo trong cách thể hiện của VB?
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả
- E.Amixi(1846-1908)- nhà văn ý
- Những.... là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của ông .Sách gồm nhiều câu chuyện nhỏ có ý nghĩa giáo dục sâu sắc , nhân vật trung tâm là một cậu thiếu niên, được viết bằng một giọng văn hồn nhiên trong sáng .
2. Tác phẩm : trích từ “ Những ...
3. Từ khó 
4. Phương thức biểu đạt- Kiểu VB: Biểu cảm- thư từ . Nhân vật chính : người cha
5. Bố cục: 
Bài văn gồm 2 phần : lời kể;bức thư 
- ND bức thư: 3phần 
+ Hình ảnh người mẹ : .....mất mẹ
+ Những lời nhắn nhủ của cha với con:....chà đạp lên tình thương yêu
+ Thái độ của nguowif cha trước lỗi lầm của con.
II. Tìm hiểu chi tiết 
1. Hoàn cảnh người bố viết thư 
- Enrico lỡ thốt ra lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến nhà .
- Giúp con suy nghĩ kĩ, nhận ra và sửa lỗi lầm .
2. Nội dung bức thư 
a. Hình ảnh người mẹ 
- Thức suốt đêm... quằn quại vì nỗi lo sợ có thể mất con...sẵn sàng.....
=> người mẹ dành hết tình yêu thương cho con; quên mình vì con.
* Cảm xúc , tình cảm của người cha:
- Sự hỗn láo như nhát dao đâm vào tim bố 
- Trong đời ... ngày con mất mẹ .
-> Cha vô cùng yêu quý mẹ En...; vô cùng yêu quý En...; thất vọng vô cùng vì con hư, phản lại tình yêu thương của cha mẹ.
- Càng làm đau trái tim người mẹ, trái tim người mẹ chỉ có chỗ cho tình yêu thương nên càng đau gấp bội phần .
b. Những lời nhắn nhủ của người cha 
- Dù có lớn khôn...
- Lương tâm con...
- Con hãy nhớ rằng...chà đạp lên ...
=> vai trò tình mẹ trong cuộc đời mỗi con người và những hậu quả sẽ gặp khi phản bội tình yêu thương ấy .
- Những đúa con hư đốn không thể xứng đáng với hình ảnh dịu dàng , hiền hậu của mẹ 
- Cha muốn cảnh tỉnh những đứa con bội bạc với mẹ
- Tình cảm tốt đẹp đáng tôn thờ là tình cảm thiêng liêng, trong nhiều tình cảm cao quý thì tình yêu thương kính trọng cha mẹ là thiêng liêng hơn cả .
- Làm việc xấu tự thấy hổ thẹn; đáng hổ thẹn là chà đạp lên tình yêu thương cha mẹ ; bị coi thường, lên án .
=> Người cha yêu quý, trân trong tình cảm gia đình , có được những tình cảm thiêng liêng, không làm điều xấu để phải hổ thẹn, nhục nhã .
c. Thái độ của người cha trước lỗi làm của con
- Giọng điệu: vừa dứt khoat như ra lệnh vừa mềm mại như khuyên nhủ.
- Cha mong muốn con thành thật, con xin lỗi mẹ vì hối lỗi, vì thương mẹ chứ không vì nỗi khiếp sợ ai
- Người cha hết lòng yêu thương co nhưng còn là người yêu sự tử tế ,cam ghét sự bội bạc; yêu ghét rõ ràng .
* En.. xúc động vô c ... . Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
- HS học bài nắm nội dung của hai thơ, đặc điểm của thơ Đường 
- Học thuộc lòng phần phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ 
- Làm bài tập còn lại trong sgk và sbt. 
- Soạn bài : Từ Hán Việt.
D. Đánh giá, điều chỉnh giờ dạy:
 ...... 
 Ngày soạn: 16/9/2011 
 Ngày dạy : /9/2011
Tiết 18: Từ hán việt
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức : Hiểu được thế nào là yếu tố Hán Việt, cách cấu tạo đặc biệt của từ ghép Hán Việt.
2. Kĩ năng : Biết sử dụng từ Hán Việt trong những ngữ cảnh cụ thể.
3 .Thái độ : Sử dụng từ hán việt đúng lúc , đúng chỗ
 B.Chuẩn bị: 
 - SGK, SGV ngữ văn 7
- Tư liệu về từ Hán Việt
- Bảng phụ
C . Tiến trình bài dạy- học :
 I. ổn định tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ:
 ? Từ mượn là gì ? Hệ thống từ mượn nhiều nhất từ nước nào ? Lấy ví dụ ?.
 III. bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 (?) Học sinh đọc bản phát âm thơ chữ Hán Nam quốc sơn Hà.
(?) Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì? 
(?) Tiếng nào có thể dùng 1 mình như 1 từ đơn để đặt câu? Tiếng nào không?
(?) Nếu ghép các tiếng Nam, quốc, sơn, hà với nhau sẽ cho ta các từ ghép Hán Việt nào?
Hs lấy Ví dụ 
(?) Theo em từ Hán Việt có cấu tạo như thế nào?
(Đơn vị để cấu tạo từ Hán Việt là gì?)
(?) Yếu tố Hán Việt có thể dùng trong những trường hợp nào?
Giải nghĩa tiếng thiên trong các từ Hán Việt sau:
- Thiên (1) niên kỉ, Thiên (2) lí mã.
- (Lí Công Uẩn) Thiên (3) đô về Thăng Long.
(?) Theo em các yếu tố Hán Việt Thiên (1), Thiên (2), Thiên (3) như thế nào với nhau về nghĩa?
- Học sinh đọc ghi nhớ 1.
- Làm bài tập 1:
- Học sinh dựa vào từ điển Hán Việt để phân tích nghĩa các yếu tố đồng âm.
Bài tập 2: Tìm những từ ghép Hán Việt có chứa yếu tố Hán Việt : Quốc, sơn, cư, bại.
 (?) Hs trả lời câu hỏi 1 sgk ?
(?) Trả lời câu 2.a
(?) Nhận xét về trật tự của các yếu tố trong các từ này có giống trật tự các tiếng trong từ ghép tiếng Việt cùng loại không?
(?) Trả lời câu 2.b
 ? Trật tự giữa các tiếng có gì khác so với từ ghép tiếng Việt cùng loại?
(?) Qua phân tích trên em hãy cho biết: Từ ghép Hán Việt có mấy loại chính?
(?) Em có nhận xét gì về trật tự các yếu tố trong từ ghép chính phụ?
(?) Hãy so sánh cấu tạo vị trí và các yếu tốt của từ ghép chính phụ Hán Việt có gì giống và khác so với các từ tiếng việt?
- Học sinh rút ra ghi nhớ.
- HS đọc to ghi nhớ.
- GV cho HS làm bài tập theo nhóm.
- GV cho HS trình bày kết quả.
I. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt:
Ví dụ:
- Nam: Phương nam -> Đường độc lập, phía nam.
- Quốc: Nước.
- Sơn: Núi.
- Hà: Sông
-> Không dùng độc lập .
+ Nam quốc.
+ Sơn hà.
->Từ Hán Việt.
- Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.
- Cách dùng các yếu tố Hán Việt:
+ Phần lớn dùng để tạo từ ghép Hán Việt.
+ Một số yếu tố Hán Việt được dùng độc lập.
+ Có thể dùng độc lập, hoặc có thể dùng để tạo từ ghép như : Hoa, quả, bút, bảng, học.
- Thiên (1), Thiên (2) : Một nghìn.
- Thiên (3) : Dời, di, di dời.
-> Thiên (1), Thiên (2), đồng âm khác nghĩa với Thiên (3).
* Ghi nhớ: 
Bài tập 1:
- Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.
+ Hoa 1: Chỉ sự vật, cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín.
Hoa 2: Phồn hoa, bóng bẩy.
+ Gia 1: Nhà.
Gia 2: Thêm vào.
+ Tham 1: Ham muốn.
Tham 2: Dự vào, tham dự vào.
+ Phi 1: Bay.
Phi 2: Vợ thứ của vua, xếp dưới hoàng hậu.
Bài tập 2:
- Quốc: Quốc gia, ái quốc, quốc ca...
- Sơn: Sơn hà, giang sơn...
- Cư: Cư trú, an cư, định cư...
- Bại: Thảm bại, chiến bại, bại vong...
II. Từ ghép Hán Việt:
- Sơn hà ; - Xâm phạm ; - Giang san.
-> Từ ghép đẳng lập.
a. ái quốc, thủ môn, chiến thắng -> Từ ghép chính phụ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.
b. Thiên thư, thạch mã, tái phạm -> - - Từ ghép chính phụ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.
- Từ ghép Hán Việt gồm 2 loại chính:
+ Từ ghép đẳng lập.
+ Từ ghép chính phụ.
- Trật tự các yếu tố trong từ ghép chính phụ:
+ Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.
+ Hoặc yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.
* Ghi nhớ: SGK.
III. Luyện tập:
Bài tập 3: 
- Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: Hữu ích, phát thanh, bảo mật, phóng hoả.
- Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: Thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi.
(Giáo viên có thể cho học sinh giải thích và đặt câu với các từ Hán Việt đó)
Bài tập 4:
Bài tập này Giáo viên có thể cho học sinh làm ở nhà.
Yêu cầu:
- Yếu tố chính đứng trước: ái quốc, hữu danh, đại diện, ưu thời, ái quần.
- Yếu tố phụ đứng trước: Quốc hồn, dân trí, đại thắng, đại sự, bạc mệnh.
 IV. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
- Nắm được các loại từ ghép Hán Việt và cách hiểu, cách sử dụng trong văn cảnh.
 - Làm bài tập trong sgk và sbt
- Làm bài tập còn lại trong sgk và sbt. 
- Xem lại kiến thức về văn tự sự, miêu tả, quá trình tạo lập văn bản để đối chiếu với bài làm số 1 trong tiết trả bài. Xây dựng lại dàn bài.
D. Đánh giá, điều chỉnh giờ dạy:
. 
 Ngày soạn: 17/9/2011
 Ngày dạy : / 9 /2011
Tiết 19: 
 trả bài tập làm văn số 1
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức : Củng cố những kiến thức và kĩ năng đã học về văn tự sự và văn miêu tả, về tạo lập văn bản, về các tác phẩm văn học có liên quan đến đề bài (Nếu có), về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu, diễn đạt.
2. Kĩ năng : Tự so sánh đối chiếu giữa yêu cầu đề bài với thực tế bài làm của mình. Từ đó rút kinh nghiệm cho những bài kiểm tra sau. 
3. Thái độ : Tự giác sửa lỗi của mình và sửa cho bạn.
 B.Chuẩn bị: 
 - SGK, SGV ngữ văn 7
- Tư liệu bài viết về đêm trung thu
- Tập bài kiểm tra
- Ma trận, để kiểm tra 15 phút ( trang sau)
C . Tổ chức các hoạt động dạy học :
 I. ổn định tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra 15 phút 
 III. bài mới
	1. Tổ chức tìm hiểu đề, tìm ý:
- Giáo viên chép lại đề bài lên bảng. 2 học sinh đọc lại đề.
- Cho học sinh xác định yêu cầu của đề.
 + Viết cho ai : 
 + Viết để làm gì : bày tỏ một suy nghĩ về con người, cuộc sống ...
 + Viết về cái gì : một việc đã trải qua để lại suy nghĩ sâu sắc 
 + Viết như thế nào : kể và tả 
- Tổ chức cho học sinh tìm các ý cần thiết, chủ yếu cho nội dung của đề ra.
2. Lập dàn ý:
- Học sinh nhắc lại yêu cầu 3 phần của 1 dàn bài.
- GV khái quát
* Đáp án, biểu điểm: 
3. Nhận xét bài làm của học sinh:
* Nhận xét chung : 
- Là bài viết ở nhà nên các em chuẩn bị chu đáo , viết bài đạt yêu cầu đề ra 
Tuy nhiên ở một số em còn thể hiện chưa hết yêu cầu của bài văn . Chỉ thiên về kể hoặc tả cảnh nào đó , chữ viết còn cẩu thả chưa tạo được sự mạch lạc của bài văn
* Nhận xét cụ thể : 
+ Ưu điểm : Nhiều em biết sử đụng tốt các thao tác trong bài văn
. biết kết hợp giữa kể và tả 
. biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật : so sánh , liên tưởng 
. biết sắp ý theo trình tự hợp lí 
. GV chọn một số bài tiêu biểu : 
+ Nhựơc điểm : Diễn đạt dùng từ: ở một số em còn lúng túng, chưa chính xác.
Giáo viên nêu một số lỗi sai của học sinh tìm nguyên nhân và đề xuất cách chữa. GV đọc một số bài chưa đạt yêu cầu như : 
4. Trả bài, đọc bài mẫu, lấy điểm vào sổ, thu bài
 IV. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
- Nắm được yêu cầu cần đạt của bài văn, biết nhận ra lỗi và có hướng sửa chữa 
- Xem lại kiến thức về văn tự sự, miêu tả, quá trình tạo lập văn bản để đối chiếu với bài làm số 1 trong tiết trả bài. Xây dựng lại dàn bài.
- Soạn bài mới : Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
D. Đánh giá, điều chỉnh giờ dạy:
................................................................................................................................
 Ngày soạn: 17/9/2011 
 Ngày dạy : /10/2011
Tiết 20 : 
Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
A. Mục tiêu cần đạt:
	1. Kiến thức.
	- HS hiểu được văn bản biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm của con người.
	- Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp và gián tiếp.
	2. Kĩ năng.
- Bước đầu nhận diện được về văn biểu cảm.
- Cảm thụ thơ đường.
3. Thái độ.
Có ý thức biểu cảm trực tiếp, gián tiếp trong diễn đạt.
B. Chuẩn bị:
- SGK, SGV, SBT Ngữ văn 7. 
- Một số văn bản biểu cảm.
- Bảng phụ.
 C . Tiến trình bài dạy- học :
 I. ổn định tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ:
  ? Hãy nêu đặc điểm của văn tự sự và miêu tả, lấy ví dụ?
 III. bài mới
Hoạt động của thầy và trò
? Em hiểu ntn về "nhu cầu biểu cảm"?
- GV treo bảng phụ
- HS đọc các ví dụ SGK.
? Mỗi câu ca dao trên thổ lộ tình cảm gì?
? Người xưa thổ lộ tình cảm để làm gì? bằng cách nào?
? Khi nào thì con người cảm thấy cần có biểu cảm.
- GV khái quát.
- GV cho HS đọc 2 ví dụ SGK.
? Mỗi đoạn văn biểu đạt nội dung gì? mục đích?
? Cách biểu đạt của 2 đoạn có gì khác nhau?
? Nội dung của VB biểu cảm là gì? có đặc điểm nào khác với văn bản tự sự, miêu tả?
? Văn biểu cảm là gì?
? Văn biểu cảm được thể hiện qua những thể loại nào?
? Tình cảm trong văn biểu cảm thường có tính chất NTN?
? Văn biểu cảm có những cách biểu hiện nào?
- GV khái quát.
- HS đọc phần ghi nhớ (SGK).
-> Muốn viết được VB biểu cảm hay, HS cần phải tu dưỡng tình cảm, đạo đức cao đẹp trong sáng, tâm hồn phong phú 
- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS đọc 2 đoạn văn SGK.
? Nội dung tình cảm?
? Tác giả biểu đạt tình cảm bằng cách nào?
- HS trình bày.
- GV khái quát.
Nội dung cần đạt
I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm
 1. Nhu cầu biểu cảm.
- Là mong muốn được bày tỏ những rung động của mình bằng lời văn.
- Câu 1: tiếng kêu thương não lòng vô vọng (thấp cổ bé họng trong XH cũ).
- Câu 2: thể hiện tình yêu quê hương đất nước.
- Khêu gợi sự đồng cảm của người khác.
- Cần biểu đạt tình cảm khi có những tình cảm tốt đẹp ... muốn được biểu hiện.
-> Viết văn biểu cảm, sáng tác văn nghệ.
 2. Văn biểu cảm.
- Đoạn 1: Nỗi nhớ bạn gắn liền với những kỷ niệm.
- Đoạn 2: Tình cảm gắn với quê hương đất nước.
-> Người đọc cảm nhận được tình cảm người viết.
- Đ1: Biểu cảm trực tiếp.
- Đ2: Biểu cảm gián tiếp thông qua miêu tả tiếng hát trong đêm ...
- Văn biểu cảm viết ra để biểu đạt cảm xúc tình cảm, sự đánh giá của con người với thế giới xung quanh và khêu gợi sự đồng cảm của người đọc ...
- Văn biểu cảm, thơ trữ tình, ca dao, tuỳ bút, văn xuôi ...
- Tình cảm đẹp ,thấm nhuần tư tưởng nhân văn (yêu con người, thiên nhiên, Tổ quốc ...).
- Trực tiếp (kêu, than ...).
- Gián tiếp (...).
II. Luyện tập:
Bài 1: 
Đoạn a: Không biểu cảm -> giải thích, thuyết minh.
Đoạn b: Văn biểu cảm.
- Nội dung tình cảm: Yêu mến vẻ đẹp loài hoa hải đường.
- Hình ảnh so sánh, liên tưởng.
 IV. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Nắm vững kiến thức cơ bản về văn biểu cảm.
- Làm bài tập 2, 3 SGK và BT 1, 2, 3, 4, 5, 6 SBT
- Tìm đọc một số tác phẩm biểu cảm.
- Tìm đọc về Nguyễn Trãi.
- Trả lời câu hỏi phần đọc – hiểu bài "Côn sơn ca".
D. Đánh giá, điều chỉnh giờ dạy: 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 tuan 1 tuan 5 chuan moi dung ngay.doc