Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 7 - Tiết 25: Bánh trôi nước (Tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 7 - Tiết 25: Bánh trôi nước (Tiết 1)

I. Mục tiêu: Giúp học sinh :

- Thấy được vẻ đẹp hình hài, bản lĩnh sắc son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong bài thơ và thái độ trân trọng, cảm thương sâu sắc của tác giả đối với người phụ nữ trong xã hội cũ.

- Thấy được nét nghệ thuật đặc sắc về ngôn từ, giọng điệu thơ.

II. Chuẩn bị:

- SGK, SGV, thơ Hồ Xuân Hương.

 

doc 11 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 991Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 7 - Tiết 25: Bánh trôi nước (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Tiết 25
BÁNH TRÔI NƯỚC
NS:
ND:
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Thấy được vẻ đẹp hình hài, bản lĩnh sắc son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong bài thơ và thái độ trân trọng, cảm thương sâu sắc của tác giả đối với người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Thấy được nét nghệ thuật đặc sắc về ngôn từ, giọng điệu thơ.
II. Chuẩn bị:
- SGK, SGV, thơ Hồ Xuân Hương.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc bài thơ Côn Sơn Ca và cho biết nội dung thể hiện trong đoạn thơ là gì? Qua đó em hiểu gì về tâm hồn Nguyễn Trãi.
3. Bài mới:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung.
- GV đọc mẫu.
- Gọi hs đọc lại.
- Yêu cầu các em đọc chú thích.
- Yêu cầu hs tìm hiểu thể loại.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
- Bánh trôi nước được miêu tả như thế nào? 
 - Theo em, bài thơ có dừng lại ở việc miêu tả chiếc bánh trôi nước không hay còn ẩn ý nào khác ? 
- Cụm từ : thân em, ta thường hay gặp trong ca dao, đây là lời của ai ? 
- Vậy câu ”Thân em vừa trắng lại vừa tròn” gợi liên tưởng đến người phụ nữ như thế nào ? 
- Em hiểu gì về thái độ của tác giả khi nói về mình ? 
- Em hiểu gì về cụm từ "Bảy nổi ba chìm "cụm từ này nói được điều gì về thân phận người phụ nữ? 
- Em hiểu gì về người phụ nữ trong câu thứ 3 ?
- Người nặn bánh là biểu tượng cho ai? Cho thế lực nào trong xã hội ?
- Trong dòng thơ cuối, hình ảnh Bánh trôi nước được gợi tả bằng những chi tiết nào nổi bật?
- Cặp quan hệ từ "mặc dầu " và cụm từ "Tấm lòng son nhằm khẳng định điều gì "?
- Hai câu cuối bài thơ còn bộc lộ thái độ gì của tác giả nói riêng và của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung?
Hoạt động 3: Tổng kết.
- Những nét nghệ thuật tiêu biểu nào của bài thơ ?
- Tổng kết khái quát ý, cho hs đọc ghi nhớ
Hoạt động 4: Củng cố.
 - Qua hình ảnh bánh trôi nước, tác giả muốn phản ánh điều gì?
- Đọc.
- Đọc chú thích
- Xác định
- Trắng, tròn: Gợi sự trong sạch, mịn màng, tinh khiết và hoàn hảo trong trắng.
- Bánh trôi nước chỉ là hình ảnh ẩn dụ, bài thơ muốn nói tới phẩm chất, thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ
- Là lời tự hào về vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ: xinh đẹp
- Thân phận long đong. bấp bênh .
- Tl
- Từ “thân em” gợi thân phận của người phụ nữ trôi nổi, bấp bênh, lệ thuộc vào người chồng, vào xã hội lúc bấy giờ.
- Phẩm chất trong trắng, thủy chung, son sắt.
 - TL 
- Tl
- Phát biểu tự do.
- Cách dùng ẩn dụ, so sánh, tượng trưng (bánh trôi). Cách dùng từ ngữ, cách dùng thành ngữ: bảy nổi ba chìm.
- HS tổng kết ghi nhớ 
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Đọc:
2. Chú thích:
3. Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt.
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Hình ảnh người phụ nữ. 
- Nhan sắc xinh đẹp 
- Thân phận bấp bênh, lệ 
thuộc.
- Phẩm chất tốt đẹp 
2. Thái độ của tác gỉả:
- Thái độ phản kháng chế độ phong kiến 
- Ca ngợi và trân trọng phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ trong xã hội cũ.
III. Tổng kết:
- Ghi nhớ SGK
4. Dặn dò: - học thuộc bài.
	 - Soạn bài Sau phút chia li..
5. Rút kinh nghiệm:
Tuần 7
Tiết 26
 SAU PHÚT CHIA LI
	(HDDT)	 (Trích Chinh Phụ Ngâm Khúc) 
NS:
ND:
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Cảm nhận được nỗi sầu chia ly, giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa, niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi và giá trị nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích Chinh Phụ Ngâm Khúc.
- Bước đầu hiểu thể thơ song thất lục bát ; rèn đọc phù hợp tâm trạng
II. Chuẩn bị:
- SGK, SGV, tác phẩm Chinh Phụ Ngâm 
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc bài thơ Bánh trôi nước và cho biết nội dung thể hiện trong bài thơ là gì? 
3. Bài mới:	 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung.
- GV đọc mẫu.
- Gọi hs đọc lại.
- Yêu cầu các em đọc chú thích.
- Yêu cầu hs tìm hiểu thể loại.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
- Văn bản này viết về vấn đề gì? Trong hoàn cảnh nào?
- GV cho hs đọc khổ thơ đầu 
+ Nỗi sầu chia ly của người vợ được diễn tả qua chi tiết nào?
+ Có nhận xét gì về cách xưng hô trong bài, qua đó em hiểu gì về tình cảm của hai người? 
+ Tác giả sử dụng phép nghệ thuật gì?
Tác dụng?
+ Hình ảnh “Trông màu mây biếc trải ngàn núi xanh” gợi tả điều gì?
+ Ở bốn câu đầu nói lên tình cảm gì?
- HD tìm hiểu 4 câu tiếp theo
- Qua khổ thơ thứ 2, nỗi sầu được diễn tả qua các chi tiết nào? 
- Em hiểu gì về ý nghĩa của hai hành động đối lập: ngoảnh lại, trông theo?
 - Bến và cây trong câu thơ gợi không gian như thế nào? 
- Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?
- Vậy em cảm nhận được nỗi lòng nào của người vợ nhớ chồng qua 4 câu thơ này?
- GV cho hs tìm hiểu 4 câu cuối
- Nỗi sầu đó còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên như thế nào?
- Từ ngữ trong lời thơ này có gì đặc biệt?
- Cách nói ngàn dâu, màu xanh và từ láy, lặp từ có tác dụng gì?
- Chữ “sầu” ở câu cuối có ý nghĩa gì?
- Vậy khổ thơ cuối biểu hiện nỗi sầu như thế nào?
- Trong nỗi sầu biệt ly ấy có niềm ai oán nào đối với chiến tranh?
- Theo em, có cách nào để thoát cho người chinh phụ khỏi nỗi bất hạnh này?
Hoạt động 3: Tổng kết.
- Em hãy phát biểu cảm xúc chủ đạo và nghệ thuật bài thơ?
- Sau khi phân tích xong, GV cho HS tóm tắt trong ghi nhớ 
Hoạt động 4: Củng cố.
- Tìm các bài thơ có chủ đề phản đối chieen tranh
- Đọc.
- Đọc chú thích
- Xác định
- Viết về tâm trạng sầu thương nhớ nhung của người vợ có chồng ra trận
- Chàng thì đi...
 Thiếp thì về...
- TL
- Phép đối. Thực trạng chia li, tâm trạng cô đơn., trống trải, xót xa 
- Góp phần gợi lên cái độ mênh mông vô tận của không và làm nổi rõ sự trống trải, nhỏ bé, cô đơn của lòng người. 
- TL
- Chàng còn ngoảnh lại. Thiếp hãy trông sang
- Tình cảm tha thiết không muốn xa rời 
- Gợi không gian chia li, xa xôi , cách trở . 
- Phép đối, điệp ngữ, đảo ngữ, đảo vị trí hai địa danh Hàm Dương, Tiêu Tương
- Là nỗi ngậm ngùi, xót xa của tình vợ nhớ chồng trong xa xôi cách trở Tuy xa cách về không gian nhưng tình vợ chồng vẫn quyến luyến.
- Cùng, thấy, ngàn dâu, xanh, xanh ngắt, càng trông... 
- Từ láy: xanh xanh. Điệp ngữ: xanh, ngàn dâu. Điệp từ, điệp ý, phép đối có tác dụng gợi tả nỗi sầu chia ly không có niềm hy vọng trong một không gian rộng, đơn điệu, lan tỏa của nỗi sầu chia li
- Có ý nghĩa đúc kết trở thành khối sầu của đoạn thơ
- Nói rõ nỗi sầu của người chinh phụ trong trạng thái cao độ
- Nỗi sầu buồn thương cho tuổi xuân không được hạnh phúc.
- Nỗi oán hận chiến tranh phi nghĩa, ly tán hạnh phúc, dang dỡ tuổi xuân.
- Không còn chiến tranh
- Nghệ thuật ngôn từ điên luyện, dùng điệp từ tài tình cho ta thấy nỗi sầu chia li của người chinh phụ 
 - HS đọc ghi nhớ
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Đọc:
2. Chú thích:
3. Thể loại:
- Ngâm: Văn vần tả tình cảm buồn, sầu, đau thương.
- Song thất lục bát.
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Bốn câu thơ đầu:
- Phép đối lập, dùng hình ảnh. Diễn tả tâm trạng cô đơn trống trải, xót xa của người vợ trước thực tế chia ly phũ phàng.
2. Bốn câu tiếp: 
- Phép đối, đảo ngữ, phép lặp.
- Diễn tả nỗi ngậm ngùi, xót xa của vợ chồng trong xa xôi , cách trở . 
3. Bốn câu cuối:
- Từ láy, điệp ngữ, điệp ý góp phần biểu hiện nỗi sầu thương lan tỏa trước bao la cảnh vật
- Tố cáo chiến tranh phi nghĩa, niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi
III. Tổng kết:
- Ghi nhớ : SGK
 4. Dặn dò: - học thuộc bài.
	 - Soạn bài Qua đèo Ngang .
	5. Rút kinh nghiệm:
Tuần 7
Tiết 27
QUAN HỆ TỪ
NS:
ND:
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Nắm được thế nào là quan hệ từ.
- Nâng cao kĩ năng sử dụng quan hệ từ khi đặt câu.
II. Chuẩn bị:
- SGK, SGV.
- Bảng phụ.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: - Tác dụng của từ HV cho ví dụ? Những điều lưu ý khi sử dụng từ HV. 
 3. Bài mới:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm quan hệ từ.
- Cho hs đọc mục 1, 2 (I)
- Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học, hãy xác định các quan hệ từ trong các ví dụ trên? 
- Các quan hệ từ nói trên liên kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau? (dùng bảng phụ)
- Những bộ phận được liên kết đó đóng vai trò ngữ pháp nào trong câu ?
- Vậy quan hệ từ là gì ? Dùng để làm gì?
+ GV : Cho hs luyện tập bằng bài tập 1: Tìm các quan hệ từ trong đoạn văn bản Cổng trường Mở ra. 
(Bảng phụ )
Hoạt động 2 :Tìm hiểu việc sử dụng QHT
+ GV : Cho hs tìm hiểu việc sử dụng quan hệ từ ? 
+ GV : Dùng bảng phụ đưa các ví dụ ,hướng dẫn hs tìm hiểu :
-Trong các trường hợp đó trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ , trường hợp nào không bắt buộc phải có ? 
+GV cho hs xác định - HS làm các ví dụ trên bảng phụ, hoạt động độc lập, dùng dấu “+” vào câu dùng quan hệ từ, dấu “-“ vào câu không bắt buộc dùng quan hệ từ
-Vì sao những câu b,d, g, h cần dùng tới QHT ? nếu thiếu QHTcó được không ?
+Cho hs bỏ QHT trong các trường hợp đó , rồi cho hs nhận xét 
-Em có nhân xét gì về những câu bỏ QHT đó ? 
-Như vậy có nhất thiết khi nói hoặc viết có phải dùng quan hệ từ hay không?
+ GV lưu ý hs : 
. Có những trường hợp bình thường không dùng QHT nhưng khi cần nhấn mạnh ta dùng QHT ví dụ : 
Đây là áo tôi - Đây là áo của tôi 
+ GV : Khái quát ý, cho hs đọc ghi nhớ 2/SGK
+GV cho hs tìm hiểu các cặp QHT dùng sóng đôi .
GV : Treo bảng phụ 2 lên bảng yêu cầu học sinh điền
- Tìm các quan hệ từ thường dùng thành cặp với các từ trên?
- Em hãy đặt câu với mỗi cặp quan hệ từ trên?
+ GV : HD các nhóm làm việc đặt câu.
-Có thể dùng một QHT trong cặp đó được không ? Hãy so sánh hai cách diễn đạt sau và cho biết cách nào chặt chẽ , chính xác hơn? :
.Vì chăm học , Nam ngày một tiến bộ . 
. Vì chăm học nên Nam ngày một tiến bộ . 
- Vậy dùng cặp QHT có tác dụng gì ? 
+GV lưu ý học sinh : 
. Khi nói , viết cần phải căn cứ vào ý nghĩa giữa các thành phần để dùng QHT cho đúng vì dùng sai câu văn sẽ sai ý nghĩa hoặc tối nghĩa .Ví dụ :
.Tuy ông xấu mã và tốt bụng 
.Đợi tôi viết xong và anh hãy đọc nhé 
 +GV cho hs đọc ghi nhớ 2b/SGK
Hoạt động 3 : Luyện tập 
-Bài tập 2, Dùng bảng phụ : điền từ thích hợp
-Bài tập 3: HD hs tìm câu đúng và câu sai trong các câu 3/SGK
(Trả lời trắc nghiệm)
-Bài tập 4: HD hs phân biệt ý nghĩa của 2 câu nói bài 5/SGK 
Cuíng cäú
a. của; b. như; c. và, bởi, nên
a . Đồ chơi của chúng tôi 
-> Nối định ngữ và danh từ . -> Chỉ quan hệ sở hữu đồ chơi của chúng tôi
b. Người đẹp như hoa
->Liên kết bổ ngữ với tính từ 
-> Biểu thị ý nghĩa quan hệ so sánh 
c- ăn uống điều đô và làm việc có chừng mực
-> Liên kết cụm C-V với cụm C-V.
-> Biểu thị ý nghĩa quan hệ bổ sung 
 “tôi ăn uống điều độ” và “làm việc có chừng mực” với “tôi chóng lớn lắm”
-> Cặp từ “bởi...nên” nối vế câu với vế câu.
- HS đọc ghi nhớ 1/SGK
.Các quan hệ từ : mà, nhưng, như, của , nhưng , như .
. HS thực hiện yêu cầu mục II
 .Câu : a, c, e, i không cần dùng quan hệ từ
. Câu : b, d, g, h cần dùng quan hệ từ
.Lòng tin của nhân dân- (lònh tin nhân dân )
. Nó đến trường bằng xe đạp -(Nó đến trường xe đạp)
.Viết một bài văn về phong cảnh Tây Hồ -(Viết một bài văn phong cảnh Tây Hồ )
. Những câu đó nghĩa không rõ , sai nghĩa 
- HS đọc ghi nhớ 2a/SGK
( HS điền các câu trên giấy trong, chiếu lên đèn
. Nếu.....thì
. Vì.....nên
. Tuy.....nhưng
. Hễ.....thì
. Sở dĩ.....vì
( HS đặt câu lên giấy trong, dùng đèn chiếu minh họa
. Dùng cặp QHT làm cho sự diễn đạt được chặt chẽ , chính xác . 
- Thay và bằng từ nhưng
- Thay và bằng từ rồi để biểu thị quan hệ nối tiếp
2, Điền các quan hệ từ thích hợp vào đoạn văn
Câu 1 : với Câu 7 : với
Câu 2 : và Câu 8 : nếu...thì
Câu 4 : với Câu 9 : và
Câu đúng : b, d, g, i, k, l
Câu sai : a, c, e, h
4, Phân biệt ý nghĩa 
- Nó gầy nhưng khỏe- khen
- Nó khỏe nhưng gầy-ý chã
I. Thế nào là quan hệ từ.
- Là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ sở hữu, so sánh, nhân quả 
-Liên kết giữa các bộ phận của câu hoặc giữa câu với câu
 Ghi nhớ 1/SGK
2. Sử dụng quan hệ từ 
-Có những tr ường 
hợp không bắt buộc phải dùng QHT.
-Có những trường hợp bắt buộc phải dùng QHT để hiểu đúng và rõ nghĩa của câu . 
Ghi nhớ 2a/s
-Dùng cặp QHT cách diễn đạt được chặt chẽ , chính xác hơn.
-Khi nói , viết phải căn cứ vào ý nghĩa giữa các thành phần câu để dùng QHT cho đúng
Ghi nhớ 2b /SGK
3. Luyện tập
-Bài tập 2,
Câu 1 : với Câu 7 : với
Câu 2 : và Câu 8 : nếu...thì
Câu 4 : với. Câu9:và
-Bài tập 3
Câu đúng : b, d, g, i, k, l
Câu sai : a, c, e, h
-Bài tập 4
. Nó gầy nhưng khỏe- khen
. Nó khỏe nhưng gầy-ý chê
4. Dặn dò: - học thuộc bài.
	 - Soạn bài Bánh trôi nước.
5. Rút kinh nghiệm:
Tuần 7
Tiết 28
LUYỆN TẬP CÁCH LÀM VĂN BIỂU CẢM
NS:
ND:
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Luyện các thao tác làm văn biểu cảm : tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý, viết bài
- Có thói quen động não, tưởng tượng, cảm xúc trước một bài văn biểu cảm
II. Chuẩn bị:
- SGK, SGV.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy nêu các bước làm một bài văn biểu cảm? Trong các bước làm bài, bước nào em thấy khó nhất? Ví sao?
3. Bài mới:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : HD luyện tập kiểm tra việc chuẩn bị của hs theo yêu cầu SGK/97
GV : chép đề lên bảng gọi hs đọc lại đề
?Hỏi1: Đề văn thuộc thể loại gì?
- Đề yêu cầu viết về điều gì?
- Em yêu cây gì?
? Hỏi 2 : Vì sao em yêu quí cây tre hơn cây khác?
GV : gợi ý để hs suy nghĩ về hình ảnh cây tre trong đời sống và trong văn học
GV: HD hs tìm ý đảm bảo các yêu cầu về:
+ Đặc điểm của câu, màu sắc, hương vị
+ Mối liên hệ gần gũi giữa cây với đới sống của mình
+ Cây đem lại cho em những gì : niềm vui
Niềm yêu thiên nhiên, cuộc sống
Không khí trong lành 
Làm đẹp cho đời
Hoạt động 2 : HD lập dàn bài
GV gợi ý chọn cây tre
? Hỏi 1: Dựa vào ý vừa tìm được em hãy lập dàn ý cho đề bài trên?
?Hỏi 2 : Phần mở bài có những ý gì?
--> nêu loài cây và lý do mà em yêu loài cây đó
?Hỏi 3 : Theo em, phần thân bài có gì?
Gợi ý : Các đặc điểm gợi tả của câu :
- Loài cây trong cuộc sống con người?
- Loài cây trong cuộc sống của em?
?Hỏi 4 : Phần kết bài em sẽ làm gì? 
Hoạt động 3 : HD hs viết bài 
GV : HD hs, nên yêu cầu chia nhóm
- Cho đại diện nhóm đọc bài, nhận xét, bổ sung
GV : Nêu câu hỏi củng cố bài học
?Hỏi : Qua phần luyện trên, em hãy cho biết muốn làm bài văn biểu cảm phải tuân theo những bước nào?
GV : Cho hs đọc 2 văn bản đọc thêm, xác định dàn bài
Củng cố :
- HS thực hiện phần chuẩn bị
1. Thể loại văn biểu cảm
- Cảm nghĩ của em về loài cây mà em yêu quí
- Cây tre, cây bàng, cây phượng...
2. Cả lớp cùng suy nghĩ, trình bày ý kiến cá nhân
Yêu cầu trả lời các câu hỏi a, b trang 99 
- Tre là người bạn thân thiết gần gũi với nhân dân VN trong lao động, chiến đấu, trong cuộc sống 
- Tre mang vẻ đẹp bình dị và những phẩm chất quí báu
- Trở thành biểu tượng cao đẹp của đất nước VN con người VN
HS làm việc độc lập theo hướng dẫn của gv
1. Mở bài : 
- Tre là người bạn thân thiết của nông dân VN
- Gắn bó lâu đời với dân tộc VN
2. Thân bài :
- a. Tre có mặt ở khắp nơi
- Mang nh?ng ph?m ch?t ?âng qủ
- b. Tre gắn bó với con người :
+ Trong cuộc sống hàng ngày
+ Trong cuộc sống lao động
+ Tre sát cánh với con người trong cuộc sống và trong chiến đấu bảo vệ quê hương đát nước
-C. Bóng tre xanh, mát là hình ảnh, bóng dáng quê hương yêu dấu, lũy tre làng, bóng tre trước ngõ
-d. Tre vẫn là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai
3. Kết bài :
- Yêu cây tre, yêu quí lũy tre làng quê, yêu dáng đứng bền vững, hiên ngang của đất nước, con người VN
( HS làm việc theo nhoïm, täø 
- Viết đoạn mở bài 
Nhóm 1, 2 (Tổ 1)
- Viết đọan cho thân bài
Nhóm 1, 2 (Tổ 2) đoạn 1
Nhóm 1, 2 (Tổ 3) đoạn 2
- Viết đoạn cho phần kết bài
Nhóm 1, 2 (Tổ 4)
Cả lớp cùng hoạt động, yêu cầu nhắc lại các bước trong bài văn biểu cảm
- Tìm hiểu đề, tìm ý
- Lập dàn ý
- Viết bài
- Sæía chæîa, âoüc laûi.
I. Tìm hiểu đề - Tìm ý 
Đề bài : Cảm nghĩ về loại cây em yêu
1. Thể loại : Văn biểu cảm
2. Nội dung : Cảm nghĩ về loài cây mà em yêu qúi
+ Có thể cây tre, cây bàng, cây phượng
+ Đặc điểm của cây và mối liên hệ gần gũi giữa cây với đời sống của mình
- Cây đem lại cho em những gì trong đời sống vật chất và tinh thần 
- Có cảm tình với cây
II. Dàn bài 
1. Mở bài 
- Tre là người bạn thân thiết của người VN
- Tre gắn bó lâu đời với dân tộc VN
2. Thân bài :
- Các đặc điểm gợi tả cây
a. Loài cây trong cuộc sống con người
b. Loài cây trong cuộc sống của em
3. Kết bài 
Tình cảm của em đối với loài cây đó
III. Viết bài
1. Viết phần mở bài
2. Viết phần thân bài
- 
-
3. Viết phần kết bài
4. Dặn dò: - học thuộc bài.
	 - Soạn bài Bánh trôi nước.
5. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc7.Tuan7.doc