Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 7 - Tiết 25: Hướng dẫn đọc thêm sau phút chia ly (trích chinh phụ ngâm khúc - Đặng Trần Côn)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 7 - Tiết 25: Hướng dẫn đọc thêm sau phút chia ly (trích chinh phụ ngâm khúc - Đặng Trần Côn)

. Mục tiêu cần đạt

 - Giúp hs cảm nhận trong nỗi sầu chia li của người vợ có chồng đi chiến trận là niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi và nỗi oán ghét chiến tranh phi nghĩa

 - HS hiểu đặc điểm thể song thất lục bát tạo thành ca khúc nội tâm có sức diễn tả nỗi day dứt buồn thương kéo dài trong lòng người

 - Rèn kĩ năng phân tích tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trong đoạn trích

 - Giáo dục tình cảm trong sáng biết cảm thông chia sẻ tâm sự buồn vui với những người xung quanh.

 

doc 16 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 808Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 7 - Tiết 25: Hướng dẫn đọc thêm sau phút chia ly (trích chinh phụ ngâm khúc - Đặng Trần Côn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 7
 Tiết 25 Hướng dẫn đọc thêm 
 Sau phút chia ly 
(Trích Chinh phụ ngâm khúc -Đặng Trần Côn) 
 - Đoàn Thị Điểm dịch -
 I. Mục tiêu cần đạt 
 - Giúp hs cảm nhận trong nỗi sầu chia li của người vợ có chồng đi chiến trận là niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi và nỗi oán ghét chiến tranh phi nghĩa 
 - HS hiểu đặc điểm thể song thất lục bát tạo thành ca khúc nội tâm có sức diễn tả nỗi day dứt buồn thương kéo dài trong lòng người 
 - Rèn kĩ năng phân tích tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trong đoạn trích 
 - Giáo dục tình cảm trong sáng biết cảm thông chia sẻ tâm sự buồn vui với những người xung quanh.
 II. Chuẩn bị 
 Thầy: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn giáo án 
 Tìm hiểu thêm tài liệu về Chinh phụ ngâm khúc và tác giả của tác phẩm 
 Trò: Tìm hiểu trước bài học 
 III. Tiến trình lên lớp 
 A. ổn định tổ chức (1’)
B. Kiểm tra: (15’) 
 ? Trình bày cảm nhận của em về cảnh vật ở Côn sơn ca và cho biết tâm trạng của nhân vật ta trong văn bản đó?
 Yêu cầu: Nêu được cảnh vật thiên nhiên cổ kính nhưng thoáng đạt thanh cao, cuốn hút lòng người 
 Con người sống trong cảnh đó: thanh thản, ung dung, tràn ngập niềm vui và tình yêu thiên nhiên say đắm 
C . Bài mới
Hoạt động của GV và học sinh
Nội dung
Gọi HS đọc chú thích tr 91
? Tác giả của Chinh phụ ngâm khúc là ai?
? Nêu những hiểu biét của em về tác giả?
GV: ông là một danh sĩ tài ba, sống vào nửa thế kỉ XVIII khi đất nước ta đang chìm đắm trong cảnh loạn lạc, nội chiến lầm than đầy đau thương.
? Em biết gì về tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc?
GV: Nội dung tác phẩm diễn tả nỗi buồn nhớ cô đơn, niềm khát khao hạnh phúc của người cinh phụ giữa thời chiến tranh loan lạc, niềm khát vọng hoà bình của nhân dân, lên án chiến tranh phi nghĩa
Giá trị sâu sắc của tác phẩm là tinh thần nhân đạo 
? Em biết gì về đoạn trích “Sau phút chia ly”?
? Cho biết nội dung của đoạn trích?
- Thể hiện tâm trạng cô đơn và nỗi sầu chia ly của người chinh phụ trong những ngày đầu sau khi tiễn chồng ra trận
GV nêu yêu cầu đọc –gọi 2, 3 HS đọc
Đọc giọng đều đều, chậm, ngắt đúng nhịp
GVđọc mẫu, gọi HS đọc – nhận xét cách đọc của hs 
? Em có nhận xét gì về số câu số tiếng, cách gieo vần trong đoạn thơ?
Cứ 2 câu 7 tiếng, 1câu 6 tiếng là 1 câu 8 tiếng
Cứ 4 câu là một khổ thơ
Cách hiệp vần: chữ cuối câu 7 thứ hai vần với chữ cuói của câu 6, chữ cuối câu 6 vần với chữ cuối câu 8, chữ cuối câu 8 lại vần với chữ thứ 5 của câu 7 ở khổ sau và cùng là vần bằng
Cách ngắt nhịp: Câu1: 3/2/3 Câu3: 3/1/2
 Câu2: 3/2/2 Câu 4: 4/4
? Em hiểu gì về các địa danh được nhắc đến trong bài?
- Các địa danh được nhắc đến đều là những địa danh ở Trung Quốc
GV: Tác giả mượn những địa danh này là để diễn tả những ý nghĩa tượng trưng về những vị trí xa cách của đôi vợ chồng khi phải chia ly.
Gọi HS đọc 4 câu thơ đầu
? Bốn câu thơ trên miêu cảnh gì?
Cảnh chia li của người chinh phu và người chinh phụ
? Những từ ngữ nào trong đoạn thơ cho em biết điều đó?
- Chàng thì đi - thiếp thì về
- Cõi xa mưa gió – buồng cũ chiếu chăn
? Em có nhận xét gì về cách diễn đạt của tác giả?
- Dùng nghệ thuật đối lập (đối lập về hành động đi-về, đối lập về không gian: (cõi xa–buồng cũ )
? Em có thể hình dung như thế nào về hoàn cảnh của mỗi người? (mồi người là một phương trời cách biệt 
- Chồng thì đi vào nơi cõi xa đầy khó khăn nguy hiểm ở trận mạc, còn vợ thì mỏi mòn trong cảnh cô đơn
? Cách diễn đạt đó giúp em cảm nhận được điều gì?
? Để khắc hoạ nổi bật hơn tình cảnh đó, tác giả đã làm gì?
- Sử dụng các động từ tuôn, trải kết hợp với những hình ảnh mây biếc, núi xanh
- Dùng hình ảnh đoái trông theo
? Các hình ảnh mây biếc, núi xanh gợi tả điều gì?
Sự xa cách trong không gian vời vợi
Theo em cái nhìn đoái trông theo gợi tả một cái nhìn như thế nào? (nhìn đăm đắm với nỗi nhớ vời vợi, hướng về phía trời xa)
? Qua cách sử dụng những từ ngữ, hình ảnh đó tác giả gợi cho ta thấy tâm trạng của người chinh phụ như thế nào khi phải chia tay chồng?
GV: Khổ thơ có những hình ảnh rât hay rất gợi cảm, mượn ngoại cảnh để thể hiện tâm trạng con người. Và qua đó người đọc nhận rõ cái đặc sắc trong cách diễn tả nội tâm con người của tác giả.
Gv gọi hs đọc 4câu thơ tiếp SGK
? Trong đoạn thơ em thấy xuất hiện những địa danh nào? ( Hàm Dương, Tiêu Tương)
? Em biết gì về những điạ danh nêu trong đoạn thơ?
- Đây là các địa danh ở Trung Hoa
? Cách diễn đạt ý của tác giả ở đây có gì đặc biệt?
Vẫn sử dụng phép đối
 + Bến Hàm Dương, chốn Tiêu Tương
+ Chàng - thiếp
+ Còn ngoảnh lại - hãy trông sang
- Nhắc đi nhắc lại 3 làn địa danh
Điệp lại 2 lần chữ cách kết hợp mấy trùng
? Theo em cách diễn đạt đó có tác dụng gì?
- Làm nổi bật bi kịch chia ly lứa đôi, đồng thời thể hiện tâm trạng cô đơn nhớ thương da diết của người chinh phụ không thẻ nào kể xiết được.
? Vì sao nhà thơ không lấy, tên địa danh Việt Nam mà lại lấy tên địa danh Trung Hoa?
- Đó lầ một thủ pháp nghệ thuật của thi pháp cổ mang giá trị thẩm mỹ đặc sắc. Cách sử dụng địa danh Trung Hoa như một thói quen, một điển tích ẩn dụ tượng trưng cho điều điễn ra trong suy nghĩ, cách viết của các nhà thơ Trung đại.
? Qua 4 câu thơ tác giả muốn diễn tả tâm trạng, thái độ của người chinh phụ như thế nào?
Gọi HS đọc 4 câu thơ cuối
? Nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của tác giả trong 4 câu thơ?
- Sử dụng các từ ngữ tương phản, lúc hô ứng đăng đối, tăng cấp, lúc điệp lại, dùng từ láy.
? Em có nhận xét gì về nhịp điệu của 4 câu thơ này?
- Nhịp điệu câu thơ tha thiết du dương diễn tả một cách xúc động tâm trạng đầy bi kịch
? Đoạn thơ nhắc đến màu xanh của ngàn dâu, màu xanh ấy gợi cho em suy nghĩ gì?
- Màu xanh ngắt của ngàn dâu là màu của tâm tưởng, của li biệt của nỗi nhớ khôn nguôi
? Cấu trúc câu thơ cuối cùng có gì đấng chú ý?
- Là một câu hỏi tu từ
? Câu hỏi tu từ ấy gơị cho em suy nghĩ gì?
- Câu thơ gợi nên một tiếng thở dài ngao ngán, một nỗi sầu biệt li đang trào dâng thành nỗi sầu thương trĩu nặng
GV Có lẽ nỗi buồn biệt li ấy diễn ra triền miên không nguôi trong lòng người chinh phụ ?
? Như vậy 4 câu thơ cuối đã giúp em cảm nhận được tâm sự gì của người chinh phụ?
GV: Có thể nói đây là 4 câu thơ hay nhất trong cả đoạn thơ, nó đã đặc tả một cách sâu sắc nỗi buồn, nhớ thương chồng của người chinh phụ. Nỗi buồn ấy thấm sâu vào từng cảnh vật làm cho cảnh tuy đẹp nhưng lại nhuốm nỗi buồn triền miên vô vọng. Tiếng lòng của nhân vật trữ tình hay cũng chính là tiếng lòng của nhà thơ trước nỗi sầu chia li của người chinh phụ
I . Giới thiệu tác giả, tác phẩm (3’)
 1. Tác giả: Đặng Trần Côn sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ XIII
 2. Tấc phẩm : Chinh phụ ngâm khúc 
 - Là tác phẩm chữ Hán gồm 470 câu thơ dài ngắn xen nhau theo thể tự do 
 - Bản dịch thơ dài 408 câu theo thể song thất lục bát do Đoàn Thị Điểm người sống cùng thời với tác giả dịch 
 3 .Đoạn trích: Sau phút chia ly: Gồm 12 câu thơ trích từ câu 53 đến câu 64 của tác phẩm 
II. Đọc và tìm hiẻu thể thơ (3’)
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản.
1. Khổ thơ thứ nhất (6’)
Tác giả ghi lại cảm xúc về cảnh chia li của hai vợ chồng ,sự ngăn cách thật khắc nghiệt 
- Người chinh phụ cảm thấy trào dâng một nỗi buồn da diết, nỗi nhớ thương, và cô đơn đến tột cùng
2. Khổ thơ tiếp theo (7’)
- Thông qua cách nói ước lệ tượng trưng, cách sử dụng những điệp ngữ, đối ngữ, 4 câu thơ đã diễn tả nổỉ bật bi kịch chia li và nỗi buồn nhớ cô đơn da diết của người chinh phụ.
 3. Khổ thơ cuối (5’)
Bốn câu thơ cuối đã đúc kết tất cả những cung bậc tình cảm của cả đoạn thơ, nỗi buồn li biệt như được nhân lên, trào dâng trở thành khối sầu thương trĩu nặng trong nỗi nhớ thương triền miên của người chinh phụ 
 III. Tổng kết: (3’)
 1. Nghệ thuật 
 Gọi HS đọc lại văn bản 
 ? Khúc ngâm trên có những nét gì đặc sắc, nổi bật về nghệ thuật 
 - Sử dụng thể thơ song thất lục bát.
 - Dùng nghệ thuật đối, điệp ngữ, điệp từ, đảo ngữ, những từ láy, và câu hỏi tu từ, cách nói ước lệ tượng trưng, cấu trúc song hành, đối xứng, biện pháp liên hoàn... được tác giả sử dụng tài tình.
 2. Nội dung 
 ? Em cảm nhận được nội dung gì sâu sắc nhất qua khúc ngâm này?
 Đoạn ngâm khúc cho thấy nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau khi tiễn chồng ra trận. Đó là nỗi buồn li biệt, tâm trạng cô đơn của người vợ trẻ. Nỗi buồn ấy như thấm sâu vào từng cảnh vật, nhuốm cả vào trời mây, núi non, cây cối, nhân lên trào dâng thành khối sầu thương trong lòng người chinh phụ 
 ? Ghi lại tâm trạng người chinh phụ, tác giả có dụng ý gì?
- Tố cáo chiến tranh phi nghĩa, thể hiện niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ 
 GV: Vối ý nghĩa đó, đoạn văn thấm đượm tính nhân văn cao cả nó biểu hiện niềm đồng cảm sâu sắc của nhà thơ đối với người phụ nữ.
 D. Củng cố. (2’)
 HS đọc diễn cảm đoạn trích 
 ? Nêu cảm nhận của em về tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích vừa đọc?
 ? Tâm trạng ấy gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc chiến tranh phong kiến?
 - Đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa đem lại đau khổ cho con người đăc biệt là người phụ nữ 
 E. Hướng dẫn về nhà (1’)
 - Đọc thuộc lòng đoạn trích, trình bày cảm nhận của em về cái hay cái đặc sắc của đoạn khúc ngâm vừa học (chú ý cả nội dung, nghệ thuật)
 - Chuẩn bị bài Bánh trôi nước
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 26 
 Văn bản 
Bánh trôi nước
 - Hồ Xuân Hương- 
I. Mục tiêu cần đạt 
 - Giúp HS cảm nhận được thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ và lòng tin của người phụ nữ về phẩm giá trong sạch của họ 
 - Bước đầu giúp các em cảm nhận được nét độc đáo của thơ nôm 
 - Giáo dục ý thức tôn trọng phụ nữ, trân trọng vẻ đẹp nhất là vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ.
 - Rèn cho HS kỹ năng cảm nhận thơ tứ tuyệt, biết so sánh, phân biệt với thơ thất ngôn bát cú.
 - Kỹ năng dùng miêu tả để biểu cảm, ẩn dụ tượng trưng 
 II.Chuẩn bị :
 Thầy: Nghiên cứu SGK, SGV, các tài liệu tham khảo về Hồ Xuân Hương 
 Soạn giáo án 
 Trò: Tìm hiểu trước bài học 
 III. Tiến trình lên lớp:
 A. ổn định tổ chức (1’)
 B. Kiểm tra: (4’) 
 ? Hãy đọc thuộc đoạn ngâm khúc: Sau phút chia ly
 ? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
 Yêu cầu: - Tâm trạng nhớ thương sầu muộn của người chinh phụ khi chia li chồng ra trận 
 - ý nghĩa tố cáo chiến tranh, niềm cảm thông của tác giả 
 - Nêu được những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu 
 C. Bài mới 
*Giới thiệu bài: Trong đội ngũ những nhà thơ nữ của văn học Trung đại Việt Nam, có một nhà thơ từng được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm bởi sự tài hoa độc đáo khi sáng tạo thơ. Để hiểu được bà là ai và thơ bà độc đáo ở chỗ nào, giờ học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ Bánh trôi nước 
Hoạt động của GV và học sinh
Nội dung
 Cho HS tìm hiểu chú thích *sgk 
 ? Nêu những hiểu biết của em về tac giả Hồ Xuân ... a có chức năng gì?
 - Nối định ngữ với phần trung tâm - chỉ quan hệ sở hữu
? Từ như trong vd b giữ chức năng gì?
 - Nối bổ ngữ với phần trung tâm - chỉ quan hệ so sánh 
? Còn từ bởi, nên giữ chức năng gì trong vd c? 
 - Nối 2 vế của câu ghép chỉ quan hệ: nguyên nhân - kết quả 
GV: Những từ mang ý nghĩa chỉ quan hệ sở hữu, so sánh, nguyên nhân, kết quả như ở các vd trên được gọi là quan hệ từ 
? Từ các vd trên, em hiểu thế nào là quan hệ từ? 
 Gv: Đây chính là ghi nhớ thứ nhất trong sgk 
 Đọc ghi nhớ 1 trong sgk 
 Bài tập nhanh 
Cho biết có mấy cách hiểu trong câu nói sau đây:
 Đây là thư Lan 
 (HS thảo luận nhóm)
 Gợi ý: Có thể có các cách hiểu câu nói trên như sau: 
 - Đây là thư của lan 
 - Đây là thư do Lan viết 
 - Đây là thư gửi cho Lan 
? Theo em vì sao có thể có các cách hiểu như thế?
 - Vì trong câu nói chưa sử dụng quan hệ từ 
? Chỉ ra quan hệ từ trong mỗi cách hiểu trên?
? Qua vd trên em thấy quan hệ từ có tác dụng như thế nào khi sử dụng câu?
 - Làm cho câu rõ nghĩa, nội dung thông báo của câu được hiểu đầy đủ và chính xác 
GV: Như vây việc sử dụng hay không sử dụng quan hệ từ đều có liên quan trực tiếp đến ý nghĩa thông báo của câu. Sử dụng quan hệ từ là rất cần thiết. Vì vậy mà không thể lược bỏ quan hệ từ một cách tuỳ tiện 
GV: Đưa bảng phụ đã ghi các vd trong sgk - Gọi HS đọc 
? Trong các trường hợp trên, trường hợp nào bắt buộc phải dùng quan hệ từ?
 a, Khuôn mặt của cô gái 
 b, Lòng tin của nhân dân 
 c, Cái tủ bằng gỗ mà anh vừa mới mua 
 d, Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tây 
 e , Làm việc ở nhà 
 g , Quyển sách đặt ở trên bàn 
? Hãy chỉ rõ các quan hệ từ đã sử dụng trong các câu văn trên?
? Theo em trường hợp nào trong mỗi câu văn trên bắt buộc phải có quan hệ từ?
 Các trường hợp b, d , e, g.
? Vì sao các trường hợp có lại không băt buộc phải có quan hệ từ? 
 - Vì khi không sử dụng quan hệ từ ý nghĩa của câu không thay đổi, người đọc vẫ có thể hiểu đúng nghĩa của câu 
 ? Qua đây em thấy khi sử dụng quan hệ từ, ta cần lưu ý điều gì?
GV: Trong tiếng việt, ngoài những quan hệ từ được dùng độc lập, còn có những quan hệ từ dùng thành cặp 
? Hãy tìm những quan hệ từ dùng thành cặp với những từ sau đây: nếu, vì, tuy, hễ, sở dĩ...
 Gợi ý : - Nếu thì ; Tuy - nhưng 
 - Vì nên ; Hễ - thì 
 - Sở dĩ là vì ; Mặc dù - nhưng
? Hãy đặt câu với những cặp quan hệ từ vừa tìm dược?
 VD : Nếu trời mưa thì tôi không đi Hà Nội 
 Sở dĩ nó bị ốm là vì nó học khuya nhiều 
* Bài tập nhanh:
Hãy nhận xét ý nghĩa của quan hệ từ với trong các câu sau:
 a, Nó nói với tôi rằng nó người Hà Nội .
 b, Nó với tôi đều quê ở Hải Phòng.
 Gơi ý: ở câu a với đi cùng với tôi rằng ;mang nghĩa là: cho tôi biết 
 ở câu b với có nghĩa là: và 
Từ bài tập trên ta có thêm chú ý gì?
 - Tuỳ theo từng văn cảnh mà quan hệ từ cần được hiểu với nghĩa như thế nào cho phù hợp 
GV: Cũng có những quan hệ từ khi thì sử dụng độc lập, khi lại được sử dụng thành cặp 
 *Bài tập nhanh: Hãy xác định xem các từ được gạch chân trong mỗi câu văn sau đây, đâu là quan hệ từ. 
 a , Tôi để quyển sách đó ở trên bàn 
 Qht
 b, Chiều nay tôi ở nhà 
 ĐT
 c, Nam cho tôi mượn 3 quyển truyện tranh .
 ĐT
 d , Nam đưa cho tôi 3 quyển truyện tranh 
 Qht
 e , Chiều nay tôi cùng mẹ về quê ngoại 
 ĐT
 g , Mẹ thường kể với tôi về bà ngoại 
 Qht
Cho HS thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời. Vì sao em lại có thể xác định như thế? 
 GV nhận xét 
 ? Qua đây, em có thể có thêm chú ý gì nữa? 
 Cần phân biệt qht với các từ loại khác để sử dụng đúng qht 
 Gọi HS đọc ghi nhớ sgk 
I. Thế nào là quan hệ từ: (10’)
 1. Ví dụ: 
2. Kết luận: 
 - Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả giữa các bộ phận của câu hay gữa các câu trong đoạn văn 
II. Sử dụng quan hệ từ (5’)
1. Ví dụ 
* Lưu ý:
 - Có trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ (nếu không có quan hệ từ câu văn sẽ đổi nnghĩa hoặc không rõ nghĩa) 
 - Cũng có những trường hợp không bắt buộc phải dùng quan hệ từ 
* Ghi nhớ : SGK 
III. Luyện tập (18’)
 Bài tập 1: Tìm các quan hệ từ trong văn bản Cổng trường mở ra từ chỗ vào đêm trước... cho kịp giờ 
 Cho HS đọc và xác định yêu cầu BT 
 ? Muốn tìm được quan hệ từ trong văn bản ta phải làm thế nào?
 - Căn cứ nội dung ý nghĩa từng câu, vai trò của từ trng câu 
 - Cho học sinh làm vào vở bài tập 
 Bài tập 2: Gv treo bảng phụ đã ghi BT lên bảng 
 - Gọi học sinh đọc BT. Nêu yêu cầu của bài tập?
 - Điền các quan hệ từ thích hợp vào những chỗ trống trong đoạn văn sau:
 ? B ài tập cho ta biết gì? - Cho ngữ cảnh cụ thể 
 ? BT yêu cầu ta phải làmgì? - Điền quan hệ từ vào chỗ trống 
 ? Để có những QHT chính xác cho đoạn văn ta cần làm thế nào?
 - Căn cứ vào nội dung ý nghĩa của từng câu để lựa chon từ cho thích hợp.
 Yêu cầu: Điền các từ : và, với 
 Bài tập 3 , 4: Hướng dẫn HS về nhà làm bài 
 Bài tập 5: Gọi hs đọc BT 5 SGK 
 ? Bài tập nêu yêu cầu gì?
 - Phân biệt nghĩa của 2 câu có quan hệ từ nhưng sau đây:
 a, Nó gầy nhưng khoẻ 
 b, Nó khoẻ nhưng gầy 
 ? Theo em hai câu văn này có điểm gì khác biệt?
 - Hai câu có sẵc thái biểu cảm khác nhau:
 + Câu a: tỏ ý khen 
 + Câu b: tỏ ý chê bai, có phần ái ngại 
 GV: Từ BT này ta cũng cần chú ý rằng ở mỗi câu cách sử dụng quan hệ từ cùng với cách diễn đạt ý có thể tạo cho cáu những sắc thái ý nghĩa khác nhau 
 D. Củng cố: (3’)
 ? Em hiểu như thế nào về quan hệ từ ? 
 ?Khi sử dụng quan hệ từ chúng ta cần lưu ý những gì?
 E. Hướng dẫn về nhà: (3’)
 - Nắm vững ghi nhớ SGK 
 - Làm tốt các bài tập còn lại sgk 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 28 
Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm 
 I. Mục tiêu cần đạt:
 - Giúp họ sinh luyện tập các thao tác làm baì văn biểu cảm: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài hoàn chỉnh.
- Rèn học sinh có thói quen tưởng tượng, suy nghĩ, liên tưởng nhận diện và tạo lập văn bản.
- Giáo dục tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, trước một đối tượng cần biểu cảm.
 II. Chuẩn bị:
 Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, nghiên cứu các đề bài, ra đề, lập dàn ý, soạn giáo án.
 Trò: Ôn tập lại các kiến thức về văn biểu cảm, - chuẩn bị bài tập gv ra.
 III. Tiến trình lên lớp 
 A. ổn định tổ chức (1’)
 B. Kiểm tra: (5’)
 ? Quan hệ từ là gì? Cho ví dụ minh hoạ? 
 ? Đặt 2 câu văn có sử dụng cặp quan hệ từ sau đây:
 Nếu ... thì
 Mặc dầu... vẫn 
 C. Bài mới : 
Hoạt động của GV và học sinh
Nội dung
? Hãy nêu các bước làm bài văn nói chung? 
HS nêu 
 Gọi hs đọc đề bài 
? Xác định thể loại cho đề văn trên?
? Đề bài yêu cầu biểu cảm về đối tượng nào?
 - Một loài cây 
? Những từ ngữ nào biểu hiện nội dung này? 
 Gv gạch chân 
GV chú ý cho hs: 
- Loài cây: là đối tượng biểu cảm (cần phân biệt với loài vật) 
 Em: là người viết, là chủ thể bày tỏ tình cảm với loài cây 
 - Yêu: Chỉ tập trung khai thác tình cảm tích cực, đó là yếu tố nói lên sự gắn bó và cần thiết của loài cây đó với đời sống của chủ thể đó 
? Như vậy nội dung mà ta phải biểu cảm trong bài văn này là gì? 
 ? Trong các loầi cây, em thích nhất là cây gì? 
 ? Vì sao em yêu loài cây đó hơn các loài cây khác? 
 - Vẻ đẹp hình thức của cây
 - Phẩm chất ích lợi của cây 
 ? Nếu biểu cảm về cây tre em thấy cây có vẻ đẹp gì?
 - Dáng tre, vẻ đẹp của lùm tre bên mỗi xóm làng, bên mỗi dòng sông, đường làng ngõ xóm...
 ? Tre có những phẩm chất gì đáng quý? 
 - Sống bền bỉ trường tồn trong mội hoàn cảnh 
 - Gắn bó với cuộc sống lao động của con người Việt Nam trong mọi công việc 
 - Lợi ích của tre: gắn bó với đời sống hàng ngày: tre làm nhà, tre đan rổ rá, chẻ lạt buộc nhà, bó lúa; tre làm cọc chắn lũ, làm cán mai cuốc xẻng...
 - Chõng tre gắn bó với con người từ khi lọt lòng đế khi nhắm măt xuôi tay...
 ? Em sẽ có cảm xúc như thế nào với cay tre đó?
 - Yêu mến, tự hào, gữ gìn, gắn bó với tre 
 - Quý trọng những giá trị của tre, làm cho tre ngày càng có ích cho con người. 
 ? Để viết được bài văn, bước thứ 3 ta phải thực hiện là gì? 
? Theo em mở bài của đề văn này ta cần trình bày những ý gì?
? Phần thân bài cần diễn đạt mấy ý là những ý nào? Các ý cần sắp xếp theo trình tự như thế nào là hợp lí? 
? Để đạt được yêu cầu về bài văn biểu cảm ở mỗi ý cần chú ý điểm gì? Bộc lộ tình cảm cảm xúc 
GV: Sau khi sắp xép các ý theo một trình tự hơp lý, phải quan tâm tới việc thể hiện cảm xúc của người viết 
? ở phần kết bài bài văn biểu cảm cần trình bày nội dung gì? 
GV: Vì thời gian trên lớp có hạn nên chúng ta chỉ viết trên lớp một số đoạn văn 
? Em hãy viết đoạn văn phần mở bài cho bài văn?
 Cho HS viết ra giấy nháp 
 Gọi HS trình bày, HS khác nhận xét sửa lỗi sai 
 GV gợi ý: ở mỗi làng quê Việt Nam ,đâu đâu ta cũng thấy những luỹ tre bát ngát xanh tươi. Tre đã trở thành người bạn gắn bó hết sức thân thuộc với cuộc sống người nông dân. Tre là biểu tượng cao quý của đân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, với em tre là loài cây em yêu quý nhất.
? Tương tự em hãy viết đoạn văn phần kết bài?
 - Chia nhóm để HS thảo luận 
 - Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét 
 GV nhận xét và có thể nêu mẫu1 -2đoạn 
 Gợi ý: Cho tới tận bây giờ tre mãi mãi là niềm tự hào trong bức tranh thiên nhiên làng quê Việt Nam. Dưới bóng tre xanh, người dân Việt Nam ta có thể tìm được cho mình bao nguồn vui bất tận từ cuộc sống yên bình. Với em, tre mãi mãi là người thân yêu nhất. Mai sau dù có phải xa quê thì bóng tre, vẻ đẹp của tre sẽ mãi đậm đà sâu sắc trong em
 Tương tự có thể hướng dẫn HS viết các đoạn văn phần thân bài theo từng nhóm. Nếu hết giờ cho HS về nhà làm tiếp
I. Luyện làm văn biểu cảm 
 (35’)
 Đề văn: Loài cây em yêu thích 
 Bước 1: Tìm hiểu đề 
 - Thể loại: Văn biểu cảm 
 - Nội dung: Tình cảm của em với một loài cây em yêu thích 
 - Đối tượng: Cây tre (hoặc cây gạo, cây phượng... )
 Bước 2: Tìm ý 
Bước 3: Lập dàn ý 
 a, Mở bài: Cảm nghĩ chung về cây tre. 
 Lý do yêu thích cây tre: sự xuất hiện của tre trong đời sống con người 
b, Thân bài : 
 - Miêu tả những đặc điểm gợi cảm của tre 
 + Hình dáng 
 + Hoàn cảnh sống 
 - Sự gắn bó của tre đối với cuộc sống con người, với làng quê và lợi ích của nó. 
 - Cây tre với cuộc sống của gia đình em 
c. Kết bài:
 Hình ảnh cây tre trong lòng người Việt Nam.
- Tình cảm của em với cây tre 
 Bước 4: Viết thành bài hoàn chỉnh
 * Viết doạn văn mở bài 
 *Viết đoạn văn phần kết bài 
 * Viết các đoạn văn phần thân bài
 D. Củng cố: (2’)
 - Nhận xét chung giờ làm bài. GV có thể đọc mẫu một bài để HS tham khảo 
 - Nhắc lại các bước cần thực hiện khi làm bài văn biểu cảm 
E. Hướng dẫn về nhà : (2’)
 - Làm lại bài văn thành bài hoàn chỉnh 
 - Làm bài tập: Cảm nghĩ về dòng sông quê em
 - Tìm hiểu trước văn bản Qua Đèo Ngang
Quỹ Nhất, ngày tháng năm
Hiệu trưởng ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7-tuan 7.doc