Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 7 - Tiết 25: Văn bản : Bánh trôi nước (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 7 - Tiết 25: Văn bản : Bánh trôi nước (Tiếp)

Kiến thức:

 - Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.

 - Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước.

2. Kĩ năng:

 - Nhận biết thể loại của văn bản.

 - Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật.

3. Thái độ:

 - Học tập nghiêm túc, tự giác.

* Tích hợp một só bài ca dao về thân phận người phụ nữ trong XHPK

 

doc 14 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 712Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 7 - Tiết 25: Văn bản : Bánh trôi nước (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Ngày soạn: 1/10/2011
 Ngày dạy: 4/10/2011
 Tiết 25 
Văn bản : BÁNH TRÔI NƯỚC
 - Hồ Xuân Hương -
 I MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
 - Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.
 - Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước.
2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết thể loại của văn bản.
 - Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật.
3. Thái độ: 
 - Học tập nghiêm túc, tự giác.
* Tích hợp một só bài ca dao về thân phận người phụ nữ trong XHPK
* Trọng tâm: Đọc- hiểu văn bản
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC
- Tự nhận thức được thể thơ, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- Kĩ năng giao tiếp, trao đổi về tình cảm cảm xúc của bản thân về phẩm chất của người phụ nữ
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
- Học theo nhóm:kĩ thuật trình bày một phút về những giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản
- Động não: suy nghĩ về phẩm chất của người phụ nữ.
IV. CHUẨN BỊ
GV: soạn bài, máy chiếu
HS: đọc, soạn bài
 V TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ :4’
 ? Đọc thuộc bài thơ “Bài ca Côn Sơn” ?
 ? Cho biết nd của của bài thơ. ?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Nếu như với bản dịch “ Chinh phụ ngâm khúc” Đoàn thị Điểm từng được xem là 1 phụ nữ có sắc có tài “ Xuất khẩu thành chương , bản chất thông minh” thì tài năng ấy 1 lần nữa ta cũng sẽ bắt gặp ở HXH 1 người là mệnh danh là bà chúa thơ nôm là thi hào dân tộc . Là nhà thơ của phụ nữ . Trong sự nghiệp thơ ca của mình bài thơ “ Bánh trôi nước “ được xem là 1 trong những bài thơ nổi tiếng , tiêu biểu cho tư tưởng nt của HXH.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
TG
NỘI DUNG BÀI DẠY
*HOẠT ĐỘNG 1:HD học sinh đọc- tìm hiểu chung về tác giả,tác phẩm và hoàn cảnh ra đời
GV: hướng dẫn HS đọc to, rõ ràng, nhịp 2/2
- Gọi HS đọc bài thơ – giải thích từ khó
?Qua việc soạn bài ở nhà em hãy giới thiệu vài nét về tác giả?
GV bổ sung, chiếu trên máy
? Bài thơ được viết theo thể loại gì ?Vì sao em biết ?
Hs : Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật 
Số câu 4 ( tứ tuyệt) mỗi câu 7 chữ ( thất ngôn) trong đó các câu 1,2,4 vần với nhau 
Gv: Định hướng.
- GV giới thiệu về kiểu thơ làm theo lối vịnh vật: xuất hiện từ thế kỉ III,IV ở TQ thịnh hành ở nước ta vào TK XV; ND miêu tả sự vật theo đặc điểm vốn có của nó,mượn sự vật để gửi gắm tình cảm.
*HOẠT ĐỘNG 2: Đọc-Tìm hiểu nội dung bài thơ.
? Em hiểu gì về chiếc bánh trôi nước ? ( Dựa 
vào chú thích sgk)
? Tính đa nghĩa trong bài thơ “ Bánh trôi nước” là thế nào 
Hs : Trình bày ý kiến .
Gv : Giải thích.
Tạm hiểu : đa nghĩa là nhiều nghĩa . đa tính 
- Là một thuộc tính của ngôn ngữ văn chương , thi ca nói chung .
- Nghĩa thứ 1 : về nd miêu tả bánh trôi nước 
- Nghĩa thứ 2 : thuộc về nd phản ánh phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xh cũ 
? Với nghĩa thứ nhất , bánh trôi nước đã được miêu tả như thế nào?
Hs : Phát biểu.
Gv : Giảng.
Bánh có màu trắng của bột 
Bánh được nặn thành viên tròn , nếu nhào bột mà nhiều nước quá thì nhão , ít nước quá thì rắn.
Khi luộc trong nước đun sôi , bánh chín thì
 nổi lên , bánh chưa chín thì còn chìm xuống
? Qua đó em có nhận xét gì về việc miêu tả chiếc bánh trôi của tác giả? 
? Bài thơ này có phải dạy ta cách làm bánh không?Dấu hiệu nào giúp em nhận ra điều đó?
? Vậy tác giả mượn bánh trôi để nói về ai? Về điều gì?
? Với nghĩa thứ 2 , hình ảnh người phụ nữ hiện lên qua những đặc điểm nào?
Hs: Thảo luận (3’)
- Hình thức : xinh đẹp 
- Phẩm chất : Trong trắng , dù gặp cảnh ngộ gì vẫn giữ được sự son sắc , thuỷ chung tình nghĩa .
? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi miêu tả?
? Qua đó em cảm nhận gì về thân phận người phụ nữ VN ngày xưa ?
Gv :định hướng.
- Thân phận : chìm nỗi bấp bênh giữa cuộc đời.
- Thân phận chìm nỗi bấp bênh , bị lệ thuộc vào xh 
- Ngôn ngữ trong sáng giản dị , chủ yếu là thuần việt , không hoa mĩ cầu kì .
? Em có nhận xét gì về giọng điệu bốn câu thơ?
( Câu 1: tự tin, tự hào
Câu 2,3: oán trách
Câu 4: KĐ, thách thức)
? Qua giọng điệu đó nhà thơ muốn bộc lộ tình cảm gì của mình
? Cách bộc lộ của tác giả là trực tiếp hay gián tiếp?
Hs:Thảo luận về nội dung, nghệ thuật của bài thơ
* Thảo luận 3p: Từ phân tích trên , em hãy cho biết cách dùng ngôn ngữ của HXH trong bài thơ 
Hs : Dựa vào ghi nhớ trả lời.
? Em hãy nêu yêu cầu của phần luyện tập ?
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học 
- Học thuộc lòng bài thơ ; Học thuộc ghi nhớ
- Soạn câu hỏi ở bài “ Sau phút chia li”.
10’
20’
5’
I. ĐỌC- HIỂU CHÚ THÍCH
1.Đọc
2. Chú thích
a. Tác giả
- Hồ Xuân Hương-Lai lịch chưa rõ ràng 
- Là nhà thơ nổi tiếng ở TK XVIII, được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm.
2. Tác phẩm:
- Thể loại: Thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật ; làm theo lối vịnh vật
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Hình ảnh chiếc bánh trôi
Hình dáng: tròn, màu trắng.
Cách làm bánh: nặn bằng tay, rắn nát, to, nhỏ do tay người nặn
Cách luộc bánh: chìm nổi trong nước sôi
-> Miêu tả chính xác, sinh động
2. Hình ảnh người phụ nữ
- Bánh trôi: hình ảnh ẩn dụ về người phụ nữ
+ Hình thức: Trắng, tròn: xinh đẹp hoàn hảo
+ Cuộc đời và thân phận: Phụ thuộc, long đong, lận đận.
+ Phẩm chất: trong trắng, thủy chung, son sắt
-> NT:đảo thành ngữ+ hình ảnh đối lập
=>Họ là người nữ phụ có hình thể đẹp trong trắng, có phẩm chất cao quí , sắc son , thuỷ chung tình nghĩa nhưng chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời 
=> Oán trách XHPK bất công, khẳng định tấm lòng sắc son thách thức XHPK
III. Tổng kết.
a. Nghệ thuật:
- Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luật .
- Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày, với thành ngữ, mô típ dân gian.
- Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa.
b. Nội dung: 
- Bài thơ Bánh trôi nước: là một bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối thân phận chìm nổi của họ.
 * Ghi nhớ Sgk/95
IV. Luyện tập
Những câu hát than thân 
+ Thân em như trái bần trôi 
Gío dập sóng dồn biết tấp vào đâu 
+ Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày 
+ Thân em như hạt mưa rào 
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa 
+ Thân em như củ ấu gai 
 ruột trong thì trắng ruột ngoài thì trong 
4. CỦNG CỐ- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 4’
 - HS nhắc lại ý nghĩa của bài thơ
	- Về nhà: học thuộc bài thơ, trình bày cảm nghĩ của mình về thân phận người phụ nữ; soạn bài đọc thêm “Sau phút chia li” 
******************************************************
 Ngày soạn: 4/10/2011
 Ngày dạy: 7/10/2011 
 TIẾT 26 
Văn bản :SAU PHÚT CHIA LY
(Trích: Chinh phụ ngâm khúc) hướng dẫn đọc thêm
-NT: Đặng Trần Côn- DG: Đoàn Thị Điểm
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
 - Đăc điểm của thể song thất lục bát.
 - Sơ giản về Chinh Phụ Ngâm Khúc, tác giả Đặng Trần Côn, vấn đề người dịch Chinh Phụ Ngâm Khúc.
 - Niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến ở nơi xa và ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa được thể hiện trong văn bản.
- Giá trị nghệ thuật của một đoạn thơ dịch tác phẩm Chinh Phụ Ngâm Khúc
2. Kĩ năng: 
 - Đọc - hiểu văn bản viết theo thể ngâm khúc.
 - Phân tích nghệ thuật tả cảnh, tả tâm trạng trong đoạn trích thuộc tác phẩm dịch Chinh Phụ Ngâm Khúc
3. Thái độ: 
 - Học tập nghiêm túc, tự giác
* Tích hợp :Tiếng việt: Quan hệ từ.
*Trọng tâm :Nội dung ,nghệ thuật của bài thơ 
II.Các kỹ năng sống cơ bản
1.Kĩ năng tự nhận thức:Nhìn nhận ,đánh giá nhân vật để tự nhận thức về bản thân có khả năng trải nghiệm trong cuộc sống
2.Kĩ năng thể hiện sự cảm thông:Biết cảm thông,chia xẻ trước số phận mảnh đời của những người kém may mắn,bất hạnh
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
- Học theo nhóm:kĩ thuật trình bày một phút về những giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản
- Động não: suy nghĩ về phẩm chất của người phụ nữ.
IV.Chuẩn bị
 1.Thầy :-PP/KT: :Đặt câu hỏi,trả lời,động não suy nghĩ,trình bày 1 phút,đọc hợp tác, viết tích cực
 -Phương tiện:SGK, soạn giáo án, Tập Chinh phụ ngâm khúc.
 2.Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ 
 Kiểm tra 5 p
 Câu 1 :Tình cảm với quê hương đất nước trong 2 bài thơ Thiên trường vãn vọng và Côn Sơn ca của Trần Nhân Tông và Nguyễn Trãi là :
 a. Buồn man mát b. Giao hoà với thiên nhiên
 c. Vui cùng rừng suối d. An dật lánh đời
 Câu 2 :Bài ca côn sơn có nội dung như thế nào? 
 ĐÁP ÁN 
 Câu 1: b
 Câu 2: Như ghi nhớ SGK
 3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 Các em đã từng được nghe những câu hò , điệu hát từ những làn điệu dân ca mượt mà , gợi cảm . Thế nhưng, thơ ca do người VN sáng tác không chỉ có những bài hát trữ tình ấy mà còn có các thể loại ngâm khúc trong văn VN thời trung đại . Thể loại này có chức năng gần như là chuyên biệt trong việc diễn tả những tâm trạng sầu bi dằng dặc triền miên của con người . Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vb : “Chinh phụ ngâm khúc ” để có thể cảm nhận được tâm trạng của người phụ nữ VN thuở xưa trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
TG
NỘI DUNG BÀI DẠY
*HOẠT ĐỘNG 1:Hướng dẫn HS đọc- Giới thiệu chung về tác giả,tác phẩm và hoàn cảnh ra đời
 - Giáo viên đọc 1 lần hướng dẫn cho hs đọc lại .
+ Yêu cầu đọc : Giọng chầm chậm , đều , buồn .
GV: Cho hs tìm hiểu chú thích những từ khó .
? Chinh phụ ngâm khúc được viết nguyên văn chữ hán , vậy em hãy cho biết tên của tác giả và dịch giả ?
HS: Tác giả Đặng trần Côn và dịch giả Đoàn thị Điểm 
? Em có thể giới thiệu cho cô đôi nét về tác giả Đặng Trần Côn và dịch giả Đoàn thị Điểm ?( sgk)
Hs :Phát biểu.
? 4 từ song thất lục bát giúp em hình dung ntn về số câu trong mỗi khổ và số chữ trong mỗi câu ?( Song thất là 2 câu 7 chữ , Lục bát là 1 câu 6 chữ và 1 câu 8 chữ - 4 câu trong 1 khổ ).
Gv : Giảng 
* Vị trí của đoạn trích : bản diễn ngôn có 408 câu 
- Phần 1 : Xuất quân ứng chiến ; Phần 2 : nỗi buồn nơi khuê các 
- Phần 3: ước nguyện thanh bình 
Đoạn trích này nằm ở phần thứ nhất (từ câu 53 – câu 64) với nd Tiễn biệt .
? Nội dung chính đoạn trích này muốn nói lên điều gì? (Tả nỗi sầu đau của người chinh phụ sau khi tiễn chồng ra trận 
Hs: Phát biểu. 
? Bố cục của bài chia làm mấy phần? nội dung chính của từng phần.
*HOẠT ĐỘNG 2: Đọc-Tìm hiểu nội dung bài thơ.
 Đọc khổ thơ thứ nhất .
? Trong 2 câu đầu , ta thấy nhân vật trữ tình chàng và thiếp đang trong hoàn cảnh như thế nào? (2 người đã chia tay , đã xa cách 2 nơi )
? Về nt cách nói “ chàng thì đi” , “ thiếp thì về” là cách nói ntn? hãy nêu ý nghĩa của cách nói đó ?
? Vậy cảnh chia li được gợi tả ra sao?
Hs :Trao đổi trả lời.
Gv : Gọi. Hs đọc 2 câu cuối 
? Ở khổ thơ này hình ảnh mây biếc , núi xanh có t ... 
- Cực tả tâm trạng buồn, cô đơn, nhớ nhung vời vợi qua hình ảnh, địa danh có tính chất ước lệ, tượng trưng cách điệu.
- Sáng tạo trong việc sử dụng các điệp từ, ngữ, phép đối, câu hỏi tu từgóp phần thể hiện giọng điệu cảm cảm xúc da diết, buồn thương.
b. Nội dung:
- Đoạn trích thể hiện nỗi buồn chia phôi của người chnh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận. Qua đó tố cáo chiến tranh phi nghĩa đẩy lứa đôi hạnh phúc phải chia lìa. Đoạn trích còn thể hiện lòng cảm thông sâu sắc với khát khao hạnh phúc của người phụ nữ.
 Ghi nhớ Sgk (Tr.93)
III.Luyện tập
- Đọc những đoạn ngâm khúc đã sưu tầm được; Học thuộc phần ghi nhớ 
IV CỦNG CỐ-HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Hoàn tất bài tập .
- Soạn bài “Quan hệ từ”
******************************************************
 Ngày soạn: 4/10/2011
 Ngày dạy:7/10/2011
TIẾT 27 
Tiếng Việt: QUAN HỆ TỪ
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
 - Khái niệm về quan hệ từ.
 - Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết quan hệ từ trong câu.
 - Phân tích được tác dụng của quan hệ từ..
3. Thái độ: 
 - Học tập nghiêm túc, tự giác.
 *Trọng tâm :Bài học 
 *Tích hợp :
 Phần Văn: Qua đèo ngang, bánh trôi nước
 TLV: Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm.
II.Các kỹ năng sống cơ bản
1.Ra quyết định:Lựa chọn cách sử dụng quan hệ từ phù hợp với tình huống giao tiếp
2.Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ,ý tưởng ,thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về quan hệ từ tiếng Việt.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC.
- Phân tích tình huống mẫu để hiểu cấu tạo và cách sử dụng quan hệ từ
- Thực hành có hướng dẫn: sử dụng quan hệ từ đúng tình huống giao tiếp
IV.Chuẩn bị 
 1.Thầy:-PP/KT: Phân tích các tình huống mẫu ,thực hành có hướng dẫn,động não,suy nghĩ phân tích các ví dụ.
 -Phương tiện:SGK, giáo án, tài liệu,máy chiếu
 2.Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
 V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : .
2. Kiểm tra bài cũ :5’
Câu hỏi
 ? Việc dùng từ Hán Việt có tác dụng gì?Và nó cũng có những hạn chế gì?Cho ví dụ?
 ? Người ta sử dụng từ HV để làm gì ? Nếu sử dụng lạm dụng từ HV sẽ làm cho lời ăn tiếng nói ntn?
Trả lời: Theo ghi nhớ SGK
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Ở bậc tiểu học các em đã được làm quen với quan hệ từ . Bài học hôm nay một lần nữa củng cố các em về dùng quan hệ từ ở trong câu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Tg 
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu thế nào là quan hệ từ, Tìm hiểu cách sử dụng quan hệ từ.
- Gv: chiếu các vd sgk/97 trên máy
? Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học,em hãy xác định quan hệ từ trong 3 ví dụ trên?
- Hs : Trả lời tại chỗ.
? “ Của” trong vd 1 liên kết với thành phần nào trong cụm danh từ ? Từ “của” biểu thị ý nghĩa gì?
- Của liên kết với định ngữ “ mẹ” với danh từ “ gà”,biểu thị ý nghĩa quan hệ sở hữu
? Tương tự ví dụ 2,3 ?
- Hs : Thảo luận:(3’)
? Từ những phân tích trên em thấy từ |của ,như có thể gọi là gì ? chúng dùng để làm gì 
- Hs : Dựa vào ghi nhớ trả lời.
GV chiếu trên máy
- Gv: Ra bài tập nhanh: Cho biết có mấy cách hiểu đối với câu: Đây là thư của Lan (3 cách)
Đây là thư của Lan
Đây là thư do Lan viết
Đây là thư gửi cho Lan(không phải cho tôi nên tôi không nhận)
- Gv: Kết luận: Việc dùng hay không dùng quan hệ từ đều có liên quan đến ý nghĩa của câu.Vì vậy không thể bỏ được quan hệ từ một cách tùy tiện.
 - Gv: Cho hs đọc các vd sgk được ghi ở máy chiếu
? Trong các trường hợp đó trường hợp nào bắt buộc phải dùng quan hệ từ , trường hợp nào không ? (trường hợp bắt buộc ghi dấu +, không bắt buộc -)
a(-) ;b(+) ; c( -) ; d (+) ;e(-) ;g(+) ; h(+) ; I(-)
? Em hãy tìm quan hệ từ thường dùng với cặp quan hệ từ nếu , vì , tuy , hễ , sỡ dĩ ?
Nếu  thì ; Vì nên ; Tuy  nhưng ; Hễ thì 
Sở dĩlà vì .
? Em hãy đặt câu với các cặp quan hệ từ đó ?
- Hs : Làm theo nhóm .lên bảng trình bày.
- Gv : Làm mẫu- chiếu trên máy
Nếu trời mưa thì đường lầy lội 
Vì chăm học và học giỏi nên Nam được khen 
Tuy nhà xa nhưng bắc vẫn đi học đúng giờ 
Hễ gió thổi mạnh thì diều bay cao 
Sở dĩ thi trượt là vì nó chủ quan 
? Qua phân tích em có nhận xét gì về cách dùng quan hệ từ ? ghi nhớ sgk
- Hs : Dựa ghi nhớ trả lời.
*HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn luyện tập
Gv : Làm mẫu một bài ở lớp. giao bài tập hs thực hiện ở nhà.
- GV chiếu bài tập trên máy- gọi hS làm
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học 
- Về nhà làm các bài tập còn lại.
 - Soạn trước bài :Tập làm văn bà bài “Qua đèo Ngang” 
17’
20’
2’
I. BÀI HOC
1. Thế nào là quan hệ từ 
a. Xét Vd: 
- VDa. Của: Liên kết giữa định ngữ mẹ và danh từ con gà
® Biểu thị ý nghĩa quan hệ sở hữu
- VDb. Như: Liên kết với bổ ngữ hoa và tính từ đẹp
® Quan hệ so sánh
- VDc. Bởi .. nên: Nối 2 vế của câu ghép
® Quan hệ nhân quả
- VDd: Nhưng : Biểu thị quan hệ đối nghịch giữa mẹ thường.....và hôm nay.
b. Kết luận:
- Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh nhân quả,...giữa các bộ phận của câu hay giữa các câu với câu trong đoạn văn.
2. Sử dụng quan hệ từ 
a. XétVD: 
a (-) e (-)
b (-) g (+)
c (-) h (+)
d (+) I (-)
® Có trường hợp bắt buộc dùng quan hệ từ . Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ không rõ nghĩa .Cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ .
Có 1 số quan hệ từ dùng thành cặp. 
Nếu  thì ; Vì nên ; Tuy  nhưng ; Hễ thì 
Sở dĩlà vì .
* Ghi nhớ Sgk/98
II. LUYỆN TẬP: 
Bài tập 1:
 HS tự tìm .
Bài tập 2 : Điền qht thích hợp 
Và , với , với , nếu , thì , và 
Bài tập 3: Trong các câu , câu nào đúng, câu nào sai .
- a(-) ;b ( +) ; c (-) ; d (+) ; e(-) ; g (+) ; h (-) ; I (+) ;k(+) ; l(+)
Bài tập 5 : Phân biệt nghĩa 
- Nó gầy nhưng khoẻ ( tỏ ý khen )
- Nó khoẻ nhưng gầy ( tỏ ý chê)
III. CỦNG CỐ-HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
******************************************************
Ngày soạn: 4/10/2011
 Ngày dạy: 
 TIẾT 28 
Tập Làm Văn:LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
 - Đặc điểm của thể loại văn biểu cảm.
 - Các thao tác làm bài văn biểu cảm, cách thể hiện những tình cảm, cảm xúc.
2. Kĩ năng: 
 - Rèn luyện kĩ năng làm bài văn biểu cảm.
3. Thái độ: 
 - Tự giác, nghiêm túc
 *Trọng tâm :Luyện tập cách làm bài (cây tre)
 * Tích hợp :
Văn Bản: Chinh phụ ngâm khúc, Bánh trôi nước.
Tiếng việt: Quan hệ từ.
II.Các kĩ năng sống cơ bản
1.Ra quyết định:Lựa chọn cách biểu cảm để biểu cảm về 1 sự vật có hiệu quả
2.Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ ,ý tưởng,tình cảm của mình về 1 sự vật hiện tượng.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC.
- Phân tích tình huống mẫu để hiểu quan hệ từ
- Thực hành có hướng dẫn: sử dụng quan hệ từ theo tình huống cụ thể
- Động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong dùng quan hệ từ 
IV. Chuẩn bị
1.Thầy : -PP/KT:Thực hành có hướng dẫn:Biết cách làm 1 bài văn biểu cảm về 1 sự vật,con người ;viết tích cực:HS biết cách viết các đoạn văn;động não suy nghĩ 
 -Phương tiện:SGK, soạn giáo án, tài liệu,bảng phụ.
2.Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ 
 ? Nêu các bước làm bài văn biểu cảm ? 
	TL: 4 bước:
- tìm hiểu đề
- Tìm ý, lập dàn ý
- Viết bài
- Kiểm tra
 ? Muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm phải làm ntn?
	TL: đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Ở tiết trước các em đã tìm hiểu về đề bài và cáh làm bài văn biểu cảm của văn, tiết học hôm nay chúng ta sẽ đi thực hành cách làm 1 bài văn biểu cảm .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
TG
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 :Luyện tập cách tìm hiểu đề,lập dàn bài cho bài văn biểu cảm
GV Cho hs chú ý lên đề bài 
? Đề bài yêu cầu em viết địều gì
? Trong đề trên từ ngữ nào là quan trọng nhất ?
Hs : Phát biểu.
Loài cây, em yêu 
+ Loài cây : Đối tượng miêu tả là loại cây chứ không phải là loại vật hay là người 
+ Em : Người viết là chủ thể bày tỏ thái độ ,tình cảm 
+ Yêu: Chỉ tập trung khai thác tình cảm tích cực là yêu để nói lên sự gắn bó và cần thiết của loại cây đó đối với đới sống của chủ thể. 
? Cho biết một số loại cây cụ thể mà em yêu thích ? Giải thích tại sao mà em yêu thích cây đó ?
HS :Suy nghĩ ,phát biểu.
- Tên gọi : tre , mít , phượng 
- Lí do : các phẩm chất của cây , sự gắn bó , ích lợi 
? Vì sao em thích cây phượng hơn cây khác 
? Cây đem lại cho em những gì trong cuộc sống vật chất , tinh thần? 
Cho đời sống tinh thần thêm vui tươi , rộn ràng
Hs: Trả lời.
Gv: Định hướng. 
Gv:Với đề bài trên hãy lập dàn ý.
Hs :Thực hiện theo nhóm.
Nhóm 1:+2: Mở bài : 
- Giới thiệu chung về cây phượng .
- Nêu loài cây lí do mà em yêu thích 
+ Thân bài 
Các phẩm chất của cây 
 - Thân cây to, rễ lớn , ô che mát cho cả góc sân 
 - Sau những trân mưa rào , 
Loài cây phượng trong cuộc sống của con người 
 - Loài cây phượng trong cuộc sống của em 
 - Chính màu đỏ của hoa phượng , âm thanh của tiếng ve làm cho đời sống tinh thần chúng em luôn vui tươi rộn ràng ; Cây phượng gợi nhớ đến tuổi học trò ,thầy , cô ,bạn bè 
- Nhóm 3+4: Kết bài :Em rất yêu quý cây phượng
*HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập cách viết bài
HS viết đoạn mở bài,thân bài,kết bài ® trình bày ® HS khác góp ý ® GV nhận xét
* Đọc văn bản Cây sấu Hà Nội
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học 
- HS nhắc lại các bước làm bài văn biểu cảm
17’
20’
3’
I. BÀI HỌC:
1. Luyện tập tìm hiểu đề , lập bàn bài
a. Tìm hiểu đề
 Đề bài : Loài cây em yêu 
+ Đ ịnh hướng 
Yêu cầu viết : Loài cây em yêu 
Cây em yêu : Cây phượng 
Lí do : Cây phượng tượng trương cho sự hồn nhiên , đáng yêu của tuổi học trò 
b. Lập dàn ý
+ Mở bài : nêu loài cây , lí do em yêu thích 
 - Em thích nhất là cây phượng 
 Cây phượng đã gắn bó bao kỉ niệm ngây thơ , hồn nhiên , đáng yêu 
+ Thân bài : Các phẩm chất của cây 
 - Thân to ,rễ lớn , tán phượng xoè rộng che mát 
 - Hoa màu đỏ 
=> Đẹp , bền , dẻo dai , chịu đựng mưa nắng 
 - Loài cây phượng trog cuộc sống con người : Toả mát trên con đường , ngôi trường tạo vẻ thơ mộng ,hấp thụ không khí trong lành 
 - Loại cây trong cuộc sống của em : Màu đỏ của phượng , âm thanh tiếng ve làm cho c/s chúng em luôn vui tươi rộn ràng 
=> Do đó cây phượng là cây em yêu 
+ Kết bài : Tình yêu của em 
 - Em rất yêu quí cây phượng 
 - Xao xuyến bâng khuâng khi chia tay với phượng thân yêu để bước vào kì nghỉ hè 
II. LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT BÀI.
Viết đoạn văn cho đề văn trên
Tham khảo văn bản Cây sấu Hà Nội
Bài văn giới thiệu nguồn gốc,,lá,vỏ ,hoa của sấu.
Công dụng và lợi ích của sấu.
® Không phải là văn bản biểu cảm
III. CỦNG CỐHƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Học thuộc bài thơ Bánh trôi nước và Sau phút chia ly nắm được nét nội dung và nghệ thuật của bài thơ
 - Soạn bài “ Qua đèo ngang”.
******************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 7-chinh.doc