Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8: Tập tóm tắt một văn bản tự sự

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8: Tập tóm tắt một văn bản tự sự

 

Giúp học sinh rèn luyện khâu tóm tắt, kể một VB tự sự

II/ Chuẩn bị :

 - GV: Dặn HS chuẩn bị bài, SGK.

 - HS: Chuẩn bị bài (tập tĩm tắt VBTS), SGK.

III/ Tiến trình dạy học:

 1/ On định lớp: 1

 2/ Kiểm tra bài cũ: 5

 - Nu nhận xt của em về truyện “Cuộc chia tay của những con bp b”.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1343Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8: Tập tóm tắt một văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8	NS: 13/10/2010
Chủ đề: 
TẬP TÓM TẮT MỘT VĂN BẢN TỰ SỰ
I/ Mơc tiªu cÇn ®¹t: 
Giúp học sinh rèn luyện khâu tóm tắt, kể một VB tự sự
II/ Chuẩn bị :
	- GV: Dặn HS chuẩn bị bài, SGK.
	- HS: Chuẩn bị bài (tập tĩm tắt VBTS), SGK.
III/ Tiến trình dạy học:
 1/ Oån định lớp: 1’
 2/ Kiểm tra bài cũ: 5’
	- Nêu nhận xét của em về truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”.
 3/ Bài mới:
 	* Giới thiệu bài: 1’
HĐ của GV và HS
Nội dung
HĐ 1: 10’
-Thế nào là tóm tắt VB một VB tự sự ?
-Khi tóm tắt cần chú ý đến những yêu cầu gì ?
- Em hãy nêu các tình huống trong cuộc sống mà em thấy cần phải vận dụng kỹ năng tóm tắt VB tự sự ?
GV :
+ Lớp trưởng báo cáo vắng tắt cho cô giáo chủ nhiệm nghe về một hiện tượng vi phạm nội qui của lớp mình ( sự việc gì ? ai vi phạm ? hậu quả ? )
+ Người đi đừơng kể lại cho nhau nghe về một vụ tai nạn giao thông . ( sự việc xảy ra ở đâu ? như thế nào? Ai đúng, ai sai?....)
HĐ 2: 8’
-Em hãy nêu một vài tiêu chuẩn về chất lượng của VB tự sự ?
HĐ 3: 15’
-HS thực hành luyện tập tóm tắt một VB tự sự tự chọn .
I/Thế nào là tóm tắt VB tự sự :
- Là kể lại một cốt truyện để người đọc hiểu được nội dung cơ bản của tác phẩm ấy.
- Khi tóm tắt cần phải chú ý:
 + Phải căn cứ vào những yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm là: sự việc và nhân vật chính (hoặc cốt truyện và nhân vật chính).
 + Có thể xen kẻ các mức độ, những yếu tố bổ trợ: các chi tiết, các nhân vật phụ ,miêu tả biểu cảm, nghị luận đối thọai, độc thọai và độc thọai nội tâm.
II/Chất lượng của một Vb tự sự thường thể hiện ở các tiêu chuẩn sau :
-Đáp ứng đúng mục đích yêu cầu cần tóm tắt
-Đảm bảo tính khách quan
-Bảo đảm tính hòan chỉnh 
-Bảo đảm tính cân đối
III/ Luyện tập tóm tắt VBTS:
-Ôâng lão đánh cá và con cá vàng
-Sơn Tinh, Thủy Tinh 
-Cuộc chia tay của những con búp bê
4/ Củng cố: 2’
	- Nêu các tiêu chuẩn tĩm tắt VBTS?
 	5/ Dặn dò: 2’
	- Xem lại bài, biết vận dụng vào học tập và cuộc sống.
	- Chuẩn bị “Các loại đại từ tiếng Việt”: xem lại bài đại từ.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 8	NS: 13/10/2010
Chủ đề: 
CÁC LOẠI ĐẠI TỪ TIẾNG VIỆT
/ Mơc tiªu cÇn ®¹t: 
Giúp học sinh củng cố về đại từ.
II/ Chuẩn bị :
	- GV: Dặn HS chuẩn bị bài, SGK.
	- HS: Chuẩn bị bài (xem lại bài đại từ), SGK.
III/ Tiến trình dạy học:
 1/ Oån định lớp: 1’
 2/ Kiểm tra bài cũ: 5’
	- Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
 3/ Bài mới:
 	* Giới thiệu bài: 1’
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
HĐ 1: 10’
?- Đại từ là gì?
?- Hãy nêu các đặc điểm của đại từ? 
- Gv nhận xét.
- Hs trả lời
- Hs nhận xét.
1/Đặc điểm của đại từ :
-Đại từ không làm tên gọi cho sự vật, họat động, tính chất số lượng  đại từ trỏ sự vật gì , họat động tính chất gì, số lượng bao nhiêu là thuộc ngữ cảnh.
- Đại từ có tác dụng thay thế cho danh từ , động từ, tính từ số từ đã được nói đến trong phát ngôn. Đại từ thay thế cho lọai từ nào thì có vai trò cú pháp giống như lọai từ đó.
Ví dụ: Danh từ có thể làm chủ ngữ , định ngữ, bổ ngữ thì đại từ thay thế cho danh từ cũng có thể đóng các vai trò đó.
-Đại từ không đứng làm bộ phận trung tâm để cấu tạo cụm từ
Ví dụ: Đại từ trỏ người, sự vật như: tôi, mày, chúng nó không có các định ngữ như danh từ.
HĐ 2: 9’
?-Có các loại đại từ nào? (nêu tên và cho ví dụ tương ứng).
- Gv nhận xét.
- Hs trả lời
- Hs nhận xét.
2/Các lọai đại từ:
*Đại từ để trỏ:
	+Trỏ người, sự vật
	+Trỏ số lượng
	+Trỏ họat động, tính chất, sự việc
*Đại từ để hỏi:
	+Hỏi người, sự vật
	+Hỏi số lượng
 +Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc
HĐ 3: 15’
-BT1: So sánh sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa của cảm giữa đại từ xưng hô trong tiếng Việt và đại từ xưng hô trong tiếng Anh.
-BT2: Đặt câu có sử dụng đại từ.
*Gv nhận xét.
- Hs làm và sửa BT.
- Hs nhận xét.
3/ Luyện tập:
- BT1: Đại từ xưng hô trong tiếng Việt có số lượng nhiều hơn, ý nghĩa biểu cảm phong phú hơn đại từ xưng hô trong tiếng Anh.
- BT2: Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
 Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non. 
4/ Củng cố: 2’
	- Nêu đặc điểm của đại từ.
 	5/ Dặn dò: 2’
	- Xem lại bài, biết vận dụng vào việc tạo lập văn bản.
- Chuẩn bị “Cơ chế tạo nghĩa của tiếng Việt”: xem lại bài từ láy.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8.doc