Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8 - Tiết 28: Qua đèo ngang

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8 - Tiết 28: Qua đèo ngang

. Chuẩn bị:

* Thầy: Bảng phụ, tranh Đèo Ngang.

* Trò: Đọc văn bản, chú thích, tìm hiểu tác giả, thể thơ và soạn các câu hỏi tìm hiểu văn bản.

C Phương pháp

-Đọc sáng tạo ,gợi tìm ,phân tích ,thực hiện nhóm

D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 1.Ổn Định.Kiểm diện, trật tự.

 2. Bài Cũ :

 

doc 11 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1308Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8 - Tiết 28: Qua đèo ngang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 8
Tiết : 29 Qua đèo ngang.
 Tiết : 30 –Bạn đến chơi nhà .
Tiết : 31+32 – Viết bài tập làm văn số 02
Tuần :8- Tiết :29
QUA ĐÈO NGANG
Ngày soạn:24/9/2009
Ngày dạy:28/09/2009 – 03/10/2009
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang và tâm hồn của bà Huyện Thanh Quan.
Bước đầu tìm hiểu thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Bảng phụ, tranh Đèo Ngang.
* Trò: Đọc văn bản, chú thích, tìm hiểu tác giả, thể thơ và soạn các câu hỏi tìm hiểu văn bản.
C Phương pháp
-Đọc sáng tạo ,gợi tìm ,phân tích ,thực hiện nhóm
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1.Ổn Định.Kiểm diện, trật tự.
 2. Bài Cũ :
 -Đọc thuộc lòng bài thơ Bánh Trôi nước .nêu nội dung chính ,nghệ thuật của bài thơ ?
 3. Bài mới.
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
Nội dung
Hoạt động1: * Giới thiệu bài: 
 Trong làng thơ cổ điển ,nữ sĩ –bà Huyện Thanh Quan nổi tiếng là người có bút pháp đài cát ,trang trọng ,buồn thương da diết và những điều đó ta sẽ tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay với tác phẩm thơ “Qua Đèo Ngang ”.
Hoạt động 2. Tìm hiểu chung :
- Gọi học sinh đọc phần chú thích * SGK.
- Em biết gì về tác giả?
- Em biết gì về tác phẩm?
-Giới thiệu bổ sung vài nét về tác giả và xuất xứ bài thơ.
- Hãy cho biết thể thơ? ( số câu, số tiếng và cách gieo vần) 
Hoạt động 3 . Phân tích
Đọc văn bản.
-Hướng dẫn đọc: Giọng nhẹ nhàng ,trầm buồn da diết thể hiện tâm trạng nhà thơ.
-Bài thơ tả cảnh ở đâu ?thời gian nào ?
-Trong 2 câu đầu cảnh vật là gì ?cảnh ấy gợi lên điều gì ?
Nhận xét về âm điệu câu 2 ?
Chốt : hình ảnh cỏ cây thì chen đá lá thì chen hoa gợi em suy nghĩ điều gì ?
Bình : trong ánh tà dương với một dùng hoanh sơ vắng vẻ gợi cho con người một cảm giác quạnh hiu ,thê lương 
-Về sự vật hai câu sau khác gì hai câu đầu ?
-Đặc điểm của con người và chợ ?
- Sự miêu tả gợi khung cảnh ra sao ?
-Em có nhận xét gì về trật tự từ trong câu 3-4 ? Tác dụng của việc dùng từ ?
Bình : hoàng hôn đang đến và đến với khung cảnh vắng lặng đìu hiu ,nó càng làm cho thi sĩ man mác buồn vô định .
-Tác giả buồn nhớ thương cái gì ?
-Hãy tìm ra từ đồng nghĩa ?
-Tại sao khi nghe tiếng quốc 
,tiếng da da lại có tâm trạng ấy ?
- Bình :nước vẫn còn nhưng sao bà lại nhớ nước ?bà đang nhớ tới thời vàng son của vương triều lê tâm trạng này thể hiện sâu sắc hơn ở bài “thăng long thành hoài cổ “.còn thời đại cùa bà ,triều đình mục nát vua yếu hèn nhu nhược đã làm mất oai danh của cơ nghiệp tổ tiên.
-Khung cảnh 2 câu cuối ?
-Em hãy cảm nhận 2 câu cuối ?
-Hai câu cuối nói lên điều gì ?
Giảng : giữa không gian cao và rộng ,vắng ngắt ấy chỉ đơn độc có thi sĩ đứng đấy ,chơ vơ nơi ấy nhỏ bé quá ! cô đơn quá ,chẳng ai tâm sự chẳng ai thông cảm sẻ chia .
-Từ đó em hãy tìm ra điểm đối lập giữa người và cảnh ?Tác dụng ?
- Hoạt động 4. Tổng kết 
-Bút pháp sử dụng trong thơ ?
-Thông qua tả cảnh tác giả làm gì ?
-Nhận xét gì về nghệ thuật ?
Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ 
Giảng : Trên con đường xa xôi một mình bà trải bước chân qua bao cảnh vật .cảnh còn đây màthời vàng son xưa của dân tộc đã vào quá khứ ,còn lại chăng thực tại não lòng .
-Nghe và ghi tựa bài vào tập
- Học sinh đọc chú thích * SGK
- Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh , sống ở thế kỉ XIX , chưa rõ năm sinh năm mất . Bà là một trong những nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa .
- Là bài thơ thất ngôn bát cú Đường Luật ..
- Học sinh nghe .
- Thể thất ngôn bát cú .
- Học sinh nghe hướng dẫn.
(tâm trạng nhà thơ).
Cảnh đèo ngang (chú thích sgk trang 102 )
-cảnh chiều xế tà 
“cỏ cây chen đà lá chen hoa ”.cảnh hoang sơ .
-từ được lặp :chen 
-âm được lặp :đá – lá 
-cây cỏ tươi tốt chen nhau mọc rậm rạp ,hoang vu ,cảnh tiêu điều vắng vẻ .
Lắng nghe 
Có sự xuất hiện của con người .
-Ngườ ít ,nhà thưa thớt 
-Có sự sống nhưng còn tiêu diều vắng vẻ
Thảo luận nhóm 
-Sự thay đổi về trật tự từ 
: lom khom và lác đác 
-Lắng nghe 
- Nhớ nước thương nhà 
-Nước –quốc 
-gia –nhà 
-Thảo luận nhóm 
(hs dựa vào những sự phân tích trên )
- Lắng nghe 
 -Một quang cảnh rộng mênh mông ,tẻ ngắt dù rất nên thơ :trời,non ,nước .
- Tự cảm nhận (thảo luận theo bàn )
-Tâm trạng buồn ,tình yêu nước lặng thầm kín đáo .
Lắng nghe 
-mênh mông và nhỏ bé ->tăng nổi cô đơn ,không ai chia sẻ .
-Hs nhớ lại những kiến thức 
Vừa phân tích trả lời .
-HS đọc phần ghi nhớ
-Lắng nghe 
I) Giới thiệu : 
 1)Tác giả 
- Tên thật: Nguyễn Thị Hinh– là nữ sĩ tài danh hiếm có. 
-Bút danh độc đáo: Huyện Thanh Quan.
2) Tác phẩm:
 Bà để lại 6 thơ thơ .văn bản được viết lúc bà đi ngang qua Hoành Sơn.
 3) Thể thơ: 
 + Thất ngôn bát cú.
 + Vần: 1,2,4,6,8.
II. Phân tích
1) Cảnh Đèo Ngang 
-Trời chiều “bóng xế tà”.
-Cây cỏ chen chúc ,rậm rạp” cỏ cây chen đá lá chen hoa” -> hoang sơ .
- con người : thưa thớt ,heo hút “lom khom dưới núi tiều vài chú ”
-=>Cảnh vật như gợi lên nỗi buồn man mác .
2) Tâm sự nhà thơ 
- Nhớ nước ,thương nhà đến đau lòng ,não ruột .
-tâm sự thầm kín chẳng được sẻ chia “một mảnh tình riêng ta với ta ”.
=> Con người quá bé nhỏ trước không gian bao la ,như bất lực trước thời cuộc .
3) Nghệ thuật 
-Thể thơ thất ngôn bát cú chặt chẽ 
- Ngôn ngữ trang trọng uyên bác 
- Phép đối ,đảo ngữ ,từ ngữ gợi cảm tả cảnh mà ngụ tình .
III/ Tổng kết :
 -Cảnh Đèo Ngang mênh mông ,heo hút ,hoang sơ .
-Nỗi nhớ nước thương nhà buồn trầm lặng ,cô đơn của tác giả .
-Thể thơ thất ngôn bát cú trang trọng.
*Dặn dò :
-Học thuộc lòng bài thơ Qua Đèo Ngang và ghi nhớ 
-Soạn bài : Bạn đến chơi nhà theo câu hỏi THVB (SGK )
-Tìm đọc thêm một số bài thơ của bà Huyện Thanh Quan.
Tuần :8- Tiết :30
BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
Ngày soạn:24/9/2009
Ngày dạy:28/09/2009 – 03/10/2009
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
- Cảm nhận được tình bạn đậm đà, hồn nhiên, thắm thiết của Nguyễn Khuyến .
- Hiểu thêm 1 bố cục khác của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Bảng phụ, (văn bản).
* Trò: Đọc văn bản, chú thích, tìm hiểu tác giả, thể thơ và soạn các câu hỏi tìm hiểu văn bản.
C Phương pháp 
-Đọc sáng tạo ,gợi tìm ,phân tích ,thảo luận nhóm .
D Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. Ổn Định. Kiểm diện, trật tự.
2 .Bài cũ.Kiểm tra trong giờ học
3 .Bài mới
Hoạt động Thầy 
Hoạt động Trò 
Nội dung
Hoạt Động1: * Giới thiệu bài: 
* Có những tình bạn đơn sơ mà nồng hậu và có lẽ ,tình bạn của Nguyễn Khuyến có một không hai . Điều đó ta sẽ thấy qua bài thơ: Bạn đến chơi nhà .
Hoạt Động 2 :Tìm hiểu chung:
- Học sinh đọc chú thích *
- Em biết gì về tác giả?
Hoạt động 3 : Tìm hiểu văn bản.
Gv hướng dẫn hs đọc bài 
- Gọi học sinh đọcbài
-Nhịp điệu các câu thơ ntn? Giọng điệu tình cảm trong bài là gì? Đọc và ngắt nhịp ntn? Vần của bài thơ?
- Bài thơ thuộc thể thơ gì? 
- Bố cục củabài:
-Giải thích từ: nước cả, khôn, rốn ?
- Bài thơ : Bạn đến chơi nhà nói về chuyện gì?
- Đọc lại câu 1 (vui, hồ hởi), em có nhận xét gì về lối nói của tác giả ở câu 1?
-Qua lời chào, em biết được điều gì về quan hệ của Nguyễn Khuyến với bạn mình? ( Họ gặp nhau có thường xuyên không, xưng hô có gì đáng chú ý, họ gặp nhau ở đâu?)
-Đọc từ câu 2 đến câu 7.
- Theo cách giới thiệu ở câu 1, thì đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi ra sao khi bạn đến nhà 
chơi?
- Thế nhưng ở đây Nguyễn Khuyến đãi bạn ra sao? Hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến khi bạn đến chơi là ntn?
- Vì sao sau lời chào Nguyễn Khuyến lại nhắc ngay đến chợ xa. Điều đó cho ta hiểu hiểu gì về tình cảm của Nguyễn Khuyến đối với bạn ? 
- Nguyễn Khuyến trình bày hoàn cảnh của mình như vậy có phải ông định kể khó than nghèo với bạn không?
- Vậy ở đây Nguyễn Khuyến đã dùng cách nói gì? Mục đích của cách nói ấy?
-Cho hs đọc câu cuối.
- Đến đây Nguyễn Khuyến muốn nói điều gì về tình bạn? Ta với ta ở đây là ai?
- Vậy, có phải Nguyễn Khuyến chỉ coi trọng tinh thần mà coi thường vật chất, coi vật chất là tầm thường, không có ý nghĩa chăng ?
-Em hãy so sánh cụm từ: ta với ta trong bài thơ này với cụm từ ta với ta trong bài thơ “ Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan để thấy rõ tâm thế, tâm hồn của Nguyễn Khuyến khi bạn đến chơi nhà?
-Vậy tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ là gì?
- Em có nhận xét gì về ngôn ngữ trong bài thơ?
Hoạt động 4. Tổng kết 
-Cảm nhận của em về nội dung chính của tác phẩm ?
-Nghệ thuật thể hiện trong bài thơ được thể hiện ra sao ?
Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ .
Hoạt động 5 : Luyện tập : 
- So sánh ngôn ngữ bài thơ của Nguyễn Khuyến với đoạn trích: Chinh phụ ngâm khúc của bà Đoàn Thị Điểm?
-Cho hs đọc diễn cảm lại bài thơ.
 -Nghe và ghi tựa bài vào tập
- Học sinh đọc chú thích*
- Nguyễn khuyến là người thông minh , là nhà thơ lớn của dân tộc, ông được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.
- Học sinh đọc bài
.-Giọng: Chậm rãi, ung dung, hóm hỉnh như thấp thoáng 1 nụ cười.
-Vần: 1,2,4,6,8
-Thất ngôn bát cú.
+ Câu 1: Giới thiệu sự việc ( bạn đến chơi)
+ Câu 2®7: Trình bày hoàn cảnh của mình.
+ Câu 8: Bộc lộ tình bạn đậm đà, chân thật, tự nhiên, dân dã.
- Cá nhân: Dựa vào chú thích SGK.
- Nói về tình huống khó xử khi bạn đến thăm để từ đó bộc lộ tình bạn thắm thiết .
- Bạn đến chơi mà Nguyễn Khuyến không có gì đãi bạn chỉ có 1 tình bạn đẹp.
- Lối nói hóm hỉnh , lôi cuốn , lời chào mời tự nhiên . Đàng hoàng, ân cần, chu đáo.
- Họ ít gặp nhau.
- Xưng hô: tôn xưng, thân mật.
- Gặp ở nhà( không ở dinh) ® Quý nhau lắm.
- Đọc câu 2-7 
- Không có gì: Trẻ, cá ,gà, bầu, mướp, cà, trầu cũng không nốt , lại xa chợ.
- Hoàn cảnh khó khăn , không có gì để tiếp bạn .
- Muốn tiếp bạn đàng hoàng ( ngon, sang)® Chân tình mới đề cập đến chuyện ăn, rất đời thường như vậy.
-Thảo luận, Trả lời:
 -Không có ý định than nghèo:
+ Mọi thứ điều có nhưng chưa dùng được .
+ Sự việc không có trầu là “ Không may kia” là chỉ nói cho vui thôi.
- Nói quá thực tế có không được như ý bạn cũng thông cảm. Đó là cách thể hiện sự quý mến bạn hiền.
-Đọc câu cuối
- Tình bạn cao hơn vật chất. Dù vật chất không có, bạn bè vẫn quý mến nhau.
Thảo luận trả lời :
-Không, chính việc đề cập đến hoàn cảnh trên cho thấy Nguyễn Khuyến muốn có vật chất và tình cảm hài hòa là quí nhất .
-Ta trong thơ bà Huyện Thanh Quan chỉ số ít :Bà với bóng của chính mình . Ở đây là tác gia và bạn tuy 2 mà 1 cho thấy tình cảm gắn bó chan hòa.
- Tình bạn đậm đà hồn nhiên dân dã , bất chấp mọi điều kiện .
- Ngôn ngữ gắn bó với cuộc sống thôn quê mang tính thuần Việt mà trong sáng ,nhuần nhuyễn.
-Nhớ lại phần phân tích nêu tổng kết .
-Đọc ghi nhớ và tự ghi.
-Cá nhân :
+Nguyễn Khuyến : Ngôn ngữ đời thường .
+Đoàn Thị Điểm : Ngôn ngữ bác học .
Þ Cả hai đều đạt đến độ kết tinh , hấp dẫn.
-Đọc diễn cảm.
-Đọc bài đọc thêm: Khóc Dương Khuê.
I ) Giới thiệu 
Tác giả:
 -Nguyễn khuyến( 1835- 1909), là người thông minh học giỏi . Ông là nhà thơ lớn của dân tộc.
 2) Thể thơ: 
-Thất ngôn bát cú.
-Vần: 1,2,4,6,8.
II ) Phân tích 
1) Câu 1: 
Giới thiệu bạn đến chơi nhà,lời chào hỏi rất tự nhiên thân tình , vui tươi , hóm hỉnh, ân cần và chu đáo.
2) Câu 2 ® 7: Hoàn cảnh tiếp bạn khi bạn tới nhà.
- Nghệ thuật nói quá, ngôn ngữ giản dị ® Hoàn cảnh khó khăn không có gì để tiếp bạn. “Trẻ đi vắng , chợ xa , vườn rộng rào thưa..”
3) Câu cuối:
 Tình bạn đậm đà, hồn nhiên,bất chấp mọi điều kiện khó khăn dân dã nhưng tình cảm vẫn gắn bó chan hoà “ta với ta”.
III/ Tổng kết :
Bài thơ được lập ý bằng cách cố dựng lên tình huống khó xử khi bạn đến chơi ,để rồi hạ một câu kết :”Bác đến chơi đây ,ta với ta”,nhưng trong đó là một giọng thơ hóm hỉnh chứa đựng tình bạn đậm đà, thắm thiết .
Dặn dò :
-Học thuộc lòng bài thơ.
-Học bài , ghi nhớ.
Chuẩn bị : Bài viết số 2 (tại lớp).
 + Xem bài văn biểu cảm .
 + Xem lại các đề văn đã làm .
Tuần :8- Tiết : 31 + 32
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 02
Ngày soạn:24/9/2009
Ngày dạy:28/09/2009 – 03/10/2009
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
 -Vận dụng được các kiến thức và kĩ năng về văn biểu cảm đã học và đã luyện tập.
 -Học sinh viết được bài văn biểu cảm về thiên nhiên để thể hiện tình cảm của mình với đêm trung thu.
B. Chuẩn bị:
*Thầy: Đề bài viết số 2.
* Trò: Giấy làm bài,viết.
C .Phương pháp
-Thực hành viết .
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1. Ổn định Kiểm diện, trật tự.
 2..Bài cũ; Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
 3.Bài mới .
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Hoạt đông1: 
Chép đề,hướng dẫn cách làm bài.
 Đề : Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu.
Hướng dẫn:
1.)Xác định yếu tố miêu tả: Tả cái gì? Để tỏ thái độ, tình cảm đối với đêm trung thu.
2.) Xác dịnh yếu tố tự sự: Kể cái gì ? Để bộc lộ cảm xúc đối với đêm trung thu.
3).Chú ý: Yếu tố tả, tự sự chỉ là phương tiện biểu cảm đối với quang cảnh đêm trung thu.
4).Tuân thủ các bước:
Tìm hiểu đề.
Tìm ý.
Lập dàn ý.
Viết thành văn: Chú ý liên kết, mạch lạc.
Kiểm tra, sửa chữ.
5).Chú ý chữ viết, trình bày, phân đoạn.
6).Không viết lại bài mẫu; lời lẽ chân thành.
7).Có thể chọn: hình ảnh thơ vào bài viết.
-Theo dõi, nhắc nhỡ, uốn nắn sai sót cho hs.
Hoạt động 2: Theo dõi, uốn nắn 
Theo dõi học sinh làm bài
- Chép đề vào bài viết .
-Lắng nghe hướng dẫn và viết bài viết theo cách thức đã học.
Hoạt động 3: Thu bài nhận xét tiết kiểm tra.
*Dặn dò: 
 - Về xem lại bài kiểm tra .
Soạn bài: Chữa lỗi quan hệ từ.
 + Trả lời câu hỏi SGK.
 + Xem phần luyện tập.
 Ngày ....tháng ....năm 2009
 Duyệt của TBM
Đáp án+Thang điểm
Mở bài (1đ):
Nêu loại cây và lí do em thích loài cây đó .
Thân bài (8đ):
- Các đặc điểm gợi cảm của loại cây là gì?
 +Thân
 + Cành 
 + Lá
 + Hoa
- Loại cây đó có vai trò như thế nào trong đời sống con người ?
- Loại cây đó có vai trò như thế nào trong đời em ?
- Tình cảm của em đối với loại cây đó ?
Kết bài (1):
Tình cảm và cảm nhận của em đối với loài cây đó ?

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8 (2).doc