Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Sống chết mặc bay

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Sống chết mặc bay

I. MỤC TIÊU :

 1. KIẾN THỨC :

 _ HIỂU ĐƯỢC GIÁ TRỊ HIỆ THỰC ,NHÂN ĐẠO VÀ NHỮNG THÀNH CÔNG NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆN NGẮN SỐNG CHẾT MẶC BAY .

 2. THÁI ĐỘ :

 _ THỂ HIỆN LÒNG YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI SÂU SẮC .

 3. KỸ NĂNG :

 _ ĐỌC, KỂ ,TÓM TẮT TRUYỆN , PHÂN TÍCH NHÂN VẬT QUA CÁC CẢNH ĐỐI LẬP TƯƠNG PHẢN VÀ TĂNG CẤP .

 

doc 8 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 638Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Sống chết mặc bay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 29
Tiết :106
SỐNG CHẾT MẶC BAY
(Phạm Duy Tốn)
Tiết 2 
I. Mục tiêu : 
 1. Kiến thức :
	_ Hiểu được giá trị hiệ thực ,nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truyện ngắn sống chết mặc bay .
 2. Thái độ :
	_ Thể hiện lòng yêu thương con người sâu sắc .
 3. Kỹ năng :
	_ Đọc, kể ,tóm tắt truyện , phân tích nhân vật qua các cảnh đối lập tương phản và tăng cấp .
II. Chuẩn bị :
 * Thầy : Kiến thức về truyện ngắn hiện thực , phép nghệ thuật tương phản tăng cấp .
 * Trò : Đọc trước văn bản , tóm tắt truyện , chuẩn bị câu hỏi .
III. Các bước lên lớp :
 1. Ổn định lớp :
 2. Kiểm tra bài : 
 3. Bài mới : 
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của thầy
 Ghi bảng
Hoạt động 5
Phân Tích Làm Rõ Mặt Tương Phản Thứ Hai .
_ Phân tích mặt tương phản thứ hai .
_ Quan phụ mẫu trọng trách là hộ đê những lúc này quan ở đâu ?.
_ Không khí quang cảnh ntn ?
_ Dáng ngồi cách nói ra sao ?
_ Sự đam mê tổ tôm và quang cảnh đánh bài ntn ?
_ Khi người dân quê vào báo tin đê vỡ,thái độ nha lại ,tên quan ntn ?
_ Nghệ thậut sử dụng ở đây là gì ? Qua đó cho ta thấy cuộc sống thái độ của quan phụ mẫu ra sao ?
_ Sự kết hợp 2 nghệ thuật tương phản và tăng cấp trong tác phẩm nhằm tác dụng gì ?
_ Hs phát hiện trả lời 
_ Địa điểm : Trong đình làng vững chải, đê vỡ cũng không cao .
_ Tĩnh mịch trang nghiêm,nhàn nhã đường bệ, nguy nga ( uy thế với nha lại, tay sai ) .
_ Sang trọng ,đắt tiền à chứng tỏ cuộc sống quý phái cách biệt với cuộc sống lầm than cơ cực của nhân dân .
_ Oai vệ ,đường bệ,nói năng hách dịch ,độc đoán .
_ Kẻ hầu người hạ kúm núm,sợ sệt muốn làm vừa lòng quan dù có phần sợ hãi ,lo lắng đê điều bên ngoài .
_ Quang cảnh đánh bài : Lúc may,lúc khoan,ung dung êm ái,khi cười,khi nói ,vui vẽsự đam mê tổ tôm đến quên tất cả của viên quan phủ.
+Nha lại : lo sợ,thầy đề run cầm cập nhưng phải theo lệnh quan ,chơi bài nhưn một cái máy .
+ Quan phủ: Đổ trách nhiệm cho cấp dưới ,cho dân,đe dọa cách cổ,bỏ tù,đuổi người báo tin ra ngoài và vẫn say sưa với ván bài sắp ù to !
 ð Niềm vui tàn bạo ,phi nhân tính của viên quan khi vừa được “ ù thông tôm ,chi chi nảy cũng là lúc đê vỡ .
_ Hs nhận xét trả lời .
_ Hs nhận xét trả lời .
2. Hình ảnh tương phản thứ hai :
_ Địa điểm ,không khí, đồ dùng,quang cảnh,đánh bài.
ðThái độ vô trách nhiệm .
_ Nghệ thuật đối lập tăng cấp : Từ cuộc sống xa hoa đến thái độ vô trách nhiệm ,phi nhân tính của kẻ cầm quyền .
_ Sự kết hợp 2 phép tương phản và tăng cấp nhằm lên án gai gắt lên quan phủ “ lòng lang dạ thú “ và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh nghìn sầu muôn thãm của người dân do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên 
Tổng kết 
_ Truyện có giá trị hiện thực ntn ?
_ Giá trị nhân đạo ?
_ Giá trị nghệ thuật ?
III.Tổng kết :
_ Giá trị hiện thực : Phản ánh sự đối lập của cuộc sống sinh hoạt ( nhân dân và quan ).
_ Giá trị nhân đạo : Niềm thương cảm của tác giả trước lầm than cơ cực của nhân dân .
_ Giá trị nghệ thuật : tương phản và tăng cấp ,ngôn ngữ sinh động ,câu văn gọn,rõ ràng .
4. Củng cố :
	_ Qua cảnh đắp đê,vỡ đê,đánh tổ tôm,ù to,em khái quát giá trị hiện thực và nhân đạo của tuyện ngắn “ Sống chết mặc bay “ .
	_ Về nghệ thuật truyện hấp dẫn ở những điểm nào ?
5. Dặn dò :
	_ Học bài + làm bài phần luyện tập .
Tiết 107 CÁCH LÀM BÀI VĂN 
LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
I.Mục tiêu :
 1. Kiến thức :
	_ Nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích 
	_ Biết được những điều cần lưu ý những lỗi cần tránh trong lúc làm bài .
 2. Thái độ :
	_ Cẩn thận trong nhữ ng lỗi thường mắc phải trong lúc làm bài .
 3. Kỹ năng :
	_ Tiếp tục rèn luyện một số kỹ năng : tìm hiểu đề,tìm ý ,lập dàn ý ,phát triển dàn ý thành đoạn văn , bài văn .
II. Chuẩn bị :
 * Thầy : kiến thức về các bước làm văn chứng minh , vận dụng giải thích .
 * Trò : Nắm lý thuyết ,thực hành trên lớp .
III. Các bước lên lớp :
 1. Ổn định lớp :
 2. Kiểm tra bài : 
	_ Em hãy nêu mục đích và phương pháp giải thích trong bài văn giải thích ?
Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
Hoạt động 1:
Tìm hiểu đề và tìm ý.
? Đề bài nêu trong SGK đặt ra yêu cầu gì?
? Người làm bài có cần giải thích tại sao “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” không ? Vì sao?
? Làm thế nào để tìm hiểu chính xác và đầy đủ của câu tục ngữ?
? Em có thể rút ra kết luận gì về việc tìm hiểu để và tìm ý cho một bài văn lập luận giải thích?
Hoạt động 2:
 Lập dàn bài.
GV tổ chức cho HS thảo luận.
? Bài văn lập luận giải thích có nên gồm 3 phần chính giống như bài văn lập luận chứng minh không? Vì sao?
? Phân mở bài phải đạt yêu cầu gì?
? Phần thân bài phải làm nhiệm vụ gì? 
? Để làm cho ý nghĩa của câu Đi một ngày đàng, học một sàng khôn trở nên dễ hiểu đối với người đọc thì nên sắp xếp ý đã tìm được theo thứ tự nào?
? Phân kết bài làm nhiệm vụ gì?
? Em có thể rút ra kết luận gì về việc lập dàn bài cho một bài văn lập luận giải thích?
Hoạt động 3:
Viết đoạn văn.
GV cho HS đọc các đoạn mở bài trong SGK/85 và nêu câu hỏi.
? Các đoạn mở bài này có đáp ứng yêu cầu của đề bài lập luận giải thích không?
? Có phải với mỗi bài văn chỉ có một cách mở bài duy nhất không?
GV cho HS đọc lần lượt các đoạn thân bài trong SGK/85-86.
GV cho HS đọc phần kết bài trong SGK/86.
? Kết bài đó có làm rõ vấn đề giải thích không?
=> Đề yêu cầu giải thích một câu tục ngữ.
=> Phải giải thích rõ. 
=> Hỏi người hiểu biết hơn, đọc sách báo, tra từ điển, tự mình suy nghĩ thấu đáo hơn,..
=> Phần mở bài mang tính định hướng giải thích, phải gợi nhu cầu được hiểu.
=> Lần lượt trình bày những nội dung giải thích.
=> Giải thích nghĩa đen như thế nào? (Giải thích nghĩa đen của từng từ ngữ, từng vế câu trước, rồi giải thích nghĩa đen của cả câu)
Tương tự, giải thích nghĩa bóng, nghĩa sâu như thế nào?
=> Nêu ý nghĩa điều giải thích với mọi người.
=> Giải thích cần sáng sủa, dễ hiểu. Giữa các đoạn, các câu phải có sự liên kết.
_ Hs đọc đoạn mở bài trong sgk .
_ Hs chuyển ý ,chuyển đoạn xem trong sgk .
+ Thật vậy 
_ Hs xem đoạn kết sgk .
_ Hs đọc điểm ghi nhớ 3
I.Các bước làm bài văn lập luận giải thích.
Đề : Nhân dân ta có câu tục ngữ : “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
1/. Tìm hiểu đề và tìm ý.
- Để tìm hiểu câu tục ngữ ta có thể tra từ điển.
- Để tìm ý, ta có thể liên hệ với các câu ca dao, tục ngữ tương tự.
2/. Lập dàn bài.
Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là đúc kết kinh nhgiệm và thể hiện khát vọng đi nhiều nơi để mở rộng hiểu biết.
Thân bài: Triển khai việc giải thích.
- Nghĩa đen
- Nghĩa bóng
- Nghĩa sâu.
Kết bài: Nêu ý nghĩa điều giải thích với mọi người.
3/. Viết bài và sửa chữa.
Lời văn giải thích cầb sáng sủa , dễ hiểu ,giữa các phần các đoạn cần có liên kết .
4.Củng cố :
	_ Nhắc lại các bước làm văn giải thích .
	_ Cho hs đọc toàn bộ phần ghi nhớ .
5. Dặn dò :
	_ Học kỹ các phương pháp làm bài văn lập luận giải thích .
	_ Chuẩn bị : Luyện tập phép lập luận giải thích .
Tiết 108 ,*
LUYỆN TẬP LẬP LUẬN 
GIẢI THÍCH
I .Mục tiêu :
 1. Kiến thức :
	_ Củng cố thêm một lần nữa nhữn ghiểu biết về cách làm văn lập luận giải thích ,biết vận dụng những kiến thức đó để giải quyết một ý kiến,một vấn đề xã hội ,vừa sức với vốn sống .
 2. Thái độ :
	_ Yêu thích bộ môn ,chăm chỉ học tập.
 3. Kỹ năng :
	_ Tiếp tục củng cố 5 bước làm bài phát triển thành bài văn hoàn chỉnh ,trình bày nội dung ấy trên lớp .
II. Chuẩn bị :
 * Thầy : Kiến thức về nội dung và phương pháp làm bài .
 * Trò : Học lý thuyết vận dụng làm bài tập .
III.Các bước lên lớp : 
 1. Ổn định lớp :
 2. Kiểm tra bài :
	_ Nhắc lại nội dunbg và phương pháp làm văn giải thích .
 3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
Hoạt động 1:
? Em hãy nhắc lại yêu cầu của việc tìm hiểu đề ở bài văn lập luận giải thích mà em đã học trước đó?
GV cho HS đọc đề văn : “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. 
? Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì?
? Làm thế nào để nhận ra yêu cầu đó?
Hoạt động 2:
GV cho HS nhắc lại việc lập dàn bài của bài văn lập luận giải thích?
 ? Giải thích ý nghĩa của câu nói “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của con người”? 
=> Có thể giải thích theo trình tự sau:
- Sách chứa đựng trí tuệ của con người. Trí tuệ : tinh tuý, tinh hoa của hiểu biết.
- Sách là ngọn đèn sáng: Ngọn đèn sáng rọi chiếu, soi đường, đưa con người ra khỏi chốn tăm tối.
- Sách là ngọn đèn sáng bất diệt: Ngọn đèn không bao giờ tắt.
- Cả câu nói: Sách là nguồn sáng bất diệt, được thắp lên từ trí tuệ của con người.
=> Giải thích cơ sở chân lí của câu nói.
 => Giải thích sự vận dụng chân lí.
Hoạt động 3:
GV cho HS viết đoạn văn. (Phần mở bài, thân bài)
Hoạt động 4
?Sau khi viết song bài ta cần phải làm gì nữa?
=> 4 bước : Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết văn, sửa chữa.
=> Giải thích vai trò của sách đối với trí tuệ con người.
=> Căn cứ vào các từ ngữ của đề.
- Sách chứa đựng trí tuệ của con người. Trí tuệ : tinh tuý, tinh hoa của hiểu biết.
- Sách là ngọn đèn sáng: Ngọn đèn sáng rọi chiếu, soi đường, đưa con người ra khỏi chốn tăm tối.
- Sách là ngọn đèn sáng bất diệt: Ngọn đèn không bao giờ tắt.
- Cả câu nói: Sách là nguồn sáng bất diệt, được thắp lên từ trí tuệ của con người.
=> Giải thích cơ sở chân lí của câu nói.
 => Giải thích sự vận dụng chân lí.
- HS viết bài theo nhóm.
Đề văn : Một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó.
I.Tìm hiểu đề, tìm ý.
- Giải thích vai trò của sách đối với trí tuệ con người.
II. Lập dàn bài.
1/. Mở bài: Giới thgiệu sách rất cần thiết đới với trí tuệ con người.
2/. Thân bài: Trình bày các nội dung cần giải thích.
- Giải thích ý nghĩa của câu nói.
- Giải thích cơ sở chân lí của câu nói.
- Giải thích sự vận dụng chân lí đó trong cuộc sống:
+ Cần phải chăm đọc sách để hiểu nhiều và sống tốt hơn.
+ Cần phải chọn sách tốt, sách hay mà đọc.
 + Cần hiểu nội dung sách.
3/. Kết bài: Nêu ý nghĩa sách đối với mọi người.
III. Viết bài :
IV . Kiểm tra :
	4/. Củng cố : 
Hướng dẫn HS chuẩn bị bài viết số 6 ở nhà
Đề : 	Nhiễu điều phủ lấp giá gương
	Người trong một nước thì thong nhau cùng.
Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.
Dàn bài chi tiết
MB: Vai trò quan trọng của đạo đức, phẩm chất, truyền thống tốt đẹp “Người trong một nước thì thong nhau cùng” mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lí.
TB: 
	a/. Luận cứ:
+ Giải thích nghĩa đen: “Nhiễu điều” là tấm vải đỏ dùng để che phủ phía ngoài; “giá gương” là cái giá đở gương soi. Khi che phủ cho giá gương thì tấm nhiễu điều phải hứng chịu bao nhiêu bụi bặm để cho tấm gương sáng trong
 + Giải thích nghĩa bóng : Người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ nhau khi hoạn nạn.
=> Vì con người sống trong xã hội không phải lẻ loi, đơn độc một mình như một ốc đảo, mà ai nay đều có mối liên hệ qua lại mật thiết với nhau. Hơn nữa chúng ta đều sinh ra từ “bọc trứng của mẹ Âu Cơ” cúng mang chung dòng máu Việt, kết hợp tinh hoa rồng và tiên,
b/. Luận chứng
	+ Dẫn chứng thơ văn : “Lá lành đùm lá rách.”
	“Chị ngã em nâng”.
	“ Bầu ơi thong lấy bí cùng
	Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.”
	+ Giúp đỡ nạn lũ lụt ở đồng bằng Cửu Long : quần áo, tiền bạc, thuốc men, 
c/. Mở rộng ý nghĩa câu tục ngữ : Chúng ta không chỉ thong yêu những người trong một nước mà coin thể hiện tình thương đối với những người khác màu da, những dân tộc trên thế giới. Đó chính là tấm lòng “Tứ hải giai huynh đệ”.
KB: Ý nghĩa câu tục ngữ đối với mọi người (Mọi người nên phải làm gì ?)
5/. Dặn dò :
 Các em về làm bài viết đề bài trên và soạn bài mới : “Những trò lố hay là Va-Ren và Phan Bội Châu.
+ Đọc và tìm hiểu văn bản ở câu hỏi mục tìm hiểu bài SGK/94.
+ Tìm hiểu về tác giả – tác phẩm.
Kí duyệt
Ngày 23 tháng 03 năm 2009
Lê Thị Xoan
Duyệt của PHT
Ngày tháng 03 năm 2009
Nguyễn Ngọc Khâm

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET107.doc