Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8 - Tiết 29: Qua đèo ngang (Tiết 2)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8 - Tiết 29: Qua đèo ngang (Tiết 2)

I. Mục tiêu: Giúp học sinh :

- Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang, tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo.

- Bước đầu hiểu thể thơ thất ngôn bát cú ( Đường luật).

II. Chuẩn bị:

- SGK, SGV, thơ Bà Huyện Thanh Quan.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng đoạn thơ “Sau phút chia li”. Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 901Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8 - Tiết 29: Qua đèo ngang (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Tiết 29
QUA ĐÈO NGANG
Bà Huyện Thanh Quan
NS:
ND:
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang, tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo.
- Bước đầu hiểu thể thơ thất ngôn bát cú ( Đường luật).
II. Chuẩn bị:
- SGK, SGV, thơ Bà Huyện Thanh Quan.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng đoạn thơ “Sau phút chia li”. Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung.
- GV đọc mẫu.
- Gọi hs đọc lại.
- Yêu cầu các em đọc chú thích.
- Yêu cầu hs tìm hiểu thể loại.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
- Cảnh Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày?
- Thời điểm này có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?
- Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết nào?.
- Ở câu 2, từ nào được lặp lại nhiều lần? 
- Điệp từ “chen” và phép liệt kê trong câu thơ gợi cảnh thiên nhiên như thế nào?
- Em có nhận xét gì về cách đặt câu, dùng từ ở đây?
- Các từ láy gợi cho em cảm xúc gì về cảnh vật và con người?
- Em hãy nhận xét về cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của tác giả.
- Em hãy hình dung tâm trạng của BHTQ khi qua Đèo Ngang.
- Qua cách nhìn, cách tả cảnh vật em thấy nhà thơ có tâm trạng thế nào?
- Em có nhân xét gì giữa 2 từ đầu và cuối 2 câu thơ 5,6? 
- Theo em 2 câu thơ có cho thấy nỗi niềm gì của tác giả không? 
Hoạt động 3: Tổng kết. 
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật của bài thơ?
- Tóm lại bài thơ thể hiện nội dung gì?
Hoạt động 4: Củng cố.
- Tìm hàm nghiã của cụm từ “ta với ta” 
- Đọc.
- Đọc chú thích
- Xác định
- Căn cứ “bóng xế tà” xác định thời gian trong bài thơ là buổi chiều tà.
- Dễ khơi gợi nỗi niềm cảm xúc của người xa nhà.
- Cảnh vậy gồm có cỏ, cây, hoa, lá, dãy núi, con sông, cái chợ với mấy túp nhà, có tiếng chim cuốc và chim đa đa, có vài chú tiều phu.
- “Chen’’ lặp lại nhiều lần.
- Thiên nhiên rậm rạp, đầy sức sống, có vẻ hoang vu, vẫn đẹp.
+ đảo ngữ, phép đối.
+ Từ láy: lom khom lác đác
- Cảnh buồn vắng, có cuộc sống của con người nhưng ít ỏi, càng làm cảnh vật tăng vẻ hoang sơ.
- Suy nghĩ trả lời.
- Cảnh vật buồn và lòng người cũng buồn.
- Có hiện tượng đồng âm nhưng không phải vô tình mà có ẩn ý.
- Nhớ nước, thương nhà.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- Thaío luáûn.
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Đọc:
2. Chú thích:
3. Thể loại: Thất ngôn bát cú.
II. Tìm hiểu chi tiết:
1.Cảnh Đèo Ngang:
- Dùng phép liệt kê, phép đối, đảo ngữ, từ láy.
- Cảnh Đèo Ngang bát ngát nhưng hoang sơ, buồn vắng.
2. Tâm trạng của nhà thơ.
- Mượn cảnh nói tình.
- Tâm trạng buồn, cô đơn.
+ Nỗi nhớ da diết của tác giả: nhớ nhà, nhớ quá khứ của đất nước. Nỗi cô đơn tận cùng.
III. Tổng kết.
Ghi nhớ sgk/104
4. Dặn dò: - học thuộc bài.
	 - Soạn bài Bạn đến chơi nhà.
 5. Rút kinh nghiệm:
Tuần 8
Tiết 30
 BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
NS:
ND:
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Cảm nhận được tình bạn đậm đà, hồn nhiên của Nguyễn Khuyến.
- Bước đầu hiểu thể thơ thất ngôn bát cú ( Đường luật)
II. Chuẩn bị:
- SGK, SGV, thơ Nguyễn Khuyến.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài QĐN của Bà Huyện Thanh Quan. Nhận xét cảnh Đèo Ngang.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung.
- GV đọc mẫu.
- Gọi hs đọc lại.
- Yêu cầu các em đọc chú thích.
- Yêu cầu hs tìm hiểu thể loại.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
- Em hiểu câu thơ thứ nhất như thế nào?
Gợi ý: + Nội dung của câu thơ nói gì?
+ Thái độ của tác giả thế nào?
Nói cho HS biết cách, hướng phân tích so với bố cục 4 phần của một bài Đường luật.
- Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phaỉ tiếp đãi thế nào khi bạn đến chơi nhà?
- Nhưng hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến thì ra sao ta hãy đọc 6 câu tiếp theo.
- Qua 6 câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh tiếp bạn của Nguyễn Khuyến lại là thế nào? Em hãy chứng minh nhận xét đó bằng các chi tiết cụ thể.
- Em hình dung giọng điệu, thái độ của nhà thơ như thế nào khi nói những điều không có này?
- Cứ theo cách nói của tác giả thì nhà Nguyễn Khuyến không phải là không có thức ăn để tiếp khách mà là do đúng lúc không có người để lo lắng nấu nướng, lại không đúng thời vụ, thời điểm nên có mà không có.
- Tác giả dụng ý gì khi cố tình tạo tình huống đặc biệt như vậy?
- Câu thơ thứ 8 và riêng cụm từ “ta với ta” nói lên điều gì?
- Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ?
( Giáo dục HS quý trọng tình bạn)
- Em hãy so sánh cụm từ “ta với ta” trong bài thơ với cụm từ “ta với ta” trong bài QĐN.
+ Cũng đại từ “ta với ta”
nhưng ý nghĩa khác nhau.
 Dường như có một tiếng cười xoà và rồi sau đó ta thấy cả 1 tình bạn vô cùng quý giá “ta với ta” thể hiện một sự đồng nhất, trọn vẹn giữa chủ với khách.
- Em hãy nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ.
- Còn kín đáo bộc lộ chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Một đôi bạn tri âm tri kỷ
Hoạt động 3: Tổng kết.
- Tóm lại bài thơ đã lập ý bằng cách nào và thể hiện tình cảm gì?
- Yêu cầu 2 HS đọc to ghi nhớ.
Hoạt động 4: Củng cố.
 - Nhắc lại cách nói hóm hỉnh của nhà thơ? 
- Đọc.
- Đọc chú thích
- Xác định
- Suy nghĩ, trả lời:
Đã lâu rồi hôm nay Bác mới đến chơi. Tác giả mừng rỡ, thấy việc đó thật quý hoá.
- Tiếp đãi bạn đàng hoang một bữa cơm rượu đầy đủ, có vài món ngon tỏ lòng hiếu khách.
- 1 HS đọc 6 câu tiếp theo.
- Không có gì để tiếp bạn, không có trẻ ở nhà để sai bảo, không gần chợ để mua sắm, không quăng chài bắt cá được vì ao hôm nay sâu quá, không bắt được gà vì vườn quá rộng lại rào thưa, không có rau vì cải chửa ra cây, cà thì mới nụ, bầu vừa rụng rốn, mướp lại đương ra hoa, cả trầu cũng không nốt.
- Có thể phán đoán khác nhau: Băn khoăn họăc nói như đùa.
- Nhà thơ nói nhiều đến những cái không có để làm nổi bật một cái có thật thiêng liêng, cao quý, đó chính là tình bạn của 2 người.
- Không có gì nhưng có tình bạn, có cái cần có, có “ta với ta” là đủ rồi.
- Câu 8 có vai trò quyết định trong việc bộc lộ tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn mình: Khẳng định tình bạn gắn bó keo sơn, bất chấp mọi điều kiện.
- HS so sánh rút ra nhận xét.
+ “Ta với ta” trong bài QĐN là một mình với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía nỗi cô đơn của tác giả.
+ “ta với ta” trong bài thơ này là tôi với bác, là chúng ta với nhau, là một sự gắn bó
- Đọc ghi nhớ sgk/105.
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Đọc:
2. Chú thích:
3. Thể loại: Thất ngôn bát cú.
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Lời chào đón bạn.
- Tự nhiên, chân tình, mừng rỡ.
2. Hoàn cảnh tiếp bạn:
- Không có gì để tiếp bạn.
- Cách nói hóm hỉnh, cường điệu.
- Tiếp bạn không phải bằng vật chất
3. Tình bạn của nhà thơ.
- Cố ý tạo tình huống đặc biệt để làm nổi bật tình bạn.
- Câu thơ cuối khẳng định một tình bạn đậm đà, thắm thiết, không điều kiện, do hiểu nhau mà có
III. Tổng kết: 
Ghi nhớ sgk/ 105 
4. Dặn dò: - học thuộc bài.
	 - Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư; Phong Kiều dạ bạc.
 5. Rút kinh nghiệm:
Tuần 8
Tiết 31, 32
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
VĂN BIỂU CẢM
NS:
ND:
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
- HS viết được bài văn biểu cảm về thiên nhiên, thực vật, thể hiện tình cảm yêu thương cây cối theo truyền thống của nhân dân ta.
II. Chuẩn bị:
- Đáp án, biểu điểm.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuản bị của HS.
3. Bài mới:	
1. Đề:	Loài cây mà em yêu thích nhất.	
2. Đáp án:
Hình thức: Bố cục 3 phần rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, liên kết chặt chẽ, chữ viết sạch sẽ.
Nội dung: HS phải chọn một loài cây mà mình thực sự yêu mến, thể hiện sự hiểu biết về nó, nêu được tình cảm của mình đối với cây, lí do mà mình yêu cây. Bài văn phải miêu tả chi tiết về cây, tình người đối với cây và tình cảm biểu hiện phải chân thành.
Biểu điểm:
 	Điểm 9-10: Bài làm tốt, đạt các yêu cầu trên. Văn hay, có cảm xúc, viết tự nhiên.
 	Điểm 7- 8: Bài khá. Xác định đúng yêu cầu của đề, hiểu cách làm bài biểu cảm. Diễn đạt khá, có vài ba câu còn dài hoặc chưa sinh động. Không quá 2 lỗi chính tả.
 	Điểm 5- 6: Bài làm trung bình.Chưa nắm vững cách viết nên cảm xúc có nhưng chưa được diễn đạt sinh động tự nhiên, hiểu biết không nhiều về cây cối.
 	Điểm 3- 4: Bài làm sa vào miêu tả, chưa nêu được cảm xúc ( dù trực tiếp hay gián tiếp), mắc nhiều lỗi chính tả hoặc diễn đạt.
 	Điểm 1- 2: Bài yếu, sơ sài hoặc không đúng kiểu bài. Bỏ giấy trắng.
4. Dặn dò: - Soạn bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm.
 5. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc7.Tuan8.doc