Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học 2011 - 2012 - Tiết 37 đến tiết 40

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học 2011 - 2012 - Tiết 37 đến tiết 40

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:- Cảm nhận được tình cảm sâu nặng đối với quê hương của Lí Bạch qua đề tài vọng nguyệt hồi hương được thể hiện nhẹ nhàng giản dị mà sâu lắng; Tác dụng của nghệ thuật đối với vai trò của câu cuối trong một bài thơ tứ tuyệt .

2. Kĩ năng - Thấy được 1 số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị, hình ảnh cụ thể, tình cảm giao hòa, thủ pháp đối.

 3. Thái độ: Thấu hiểu nỗi lòng nhớ quê , yêu quê của tác giả. Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước.

 B.Chuẩn bị:

 - SGK, SGV ngữ văn 7

- Tư liệu có liên quan đến bài dạy và tác giả Lí Bạch

 

doc 12 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học 2011 - 2012 - Tiết 37 đến tiết 40", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 26 /10/2011 
 Ngày dạy: /1 /2011
Tiết 37: cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
 (Tĩnh dạ tứ) - Lí Bạch
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức :- Cảm nhận được tình cảm sâu nặng đối với quê hương của Lí Bạch qua đề tài vọng nguyệt hồi hương được thể hiện nhẹ nhàng giản dị mà sâu lắng ; Tác dụng của nghệ thuật đối với vai trò của câu cuối trong một bài thơ tứ tuyệt .
2. Kĩ năng  - Thấy được 1 số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị, hình ảnh cụ thể, tình cảm giao hòa, thủ pháp đối.
 3. Thái độ : Thấu hiểu nỗi lòng nhớ quê , yêu quê của tác giả. Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước.
 B.Chuẩn bị: 
 - SGK, SGV ngữ văn 7
- Tư liệu có liên quan đến bài dạy và tác giả Lí Bạch
C . Tổ chức các hoạt động dạy học 
 I. ổn định tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng và nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Vọng Lư Sơn bộc bố? 
III. bài mới
Vọng Nguyệt hoài hương (trông trăng nhớ quê) là 1 chủ đề phổ biến trong thơ cổ, không chỉ ở Trung Quốc mà cả ở Việt Nam. Trăng đã trở thành biểu tượng quen thuộc truyền thống, là niềm cảm hứng sáng tác của các thi sĩ. Trăng tròn tượng trưng cho sự đoàn tụ. Xa quê, trăng càng sáng, càng tròn, càng gợi nhớ quê. Trong một đêm trăng yên tĩnh, và trong sáng, xa quê hướng nghìn dặm, Lí Bạch đã gói trọn niềm thương trong nỗi nhớ quê hương của mình bằng một bài tứ tuyệt ngũ ngôn bất tử - Đó là bài Tĩnh dạ tứ.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hướng dẫn tìm hiểu chung văn bản.
(?) Điểm đáng lưu ý về tác giả Lí Bạch?
(?) Chủ đề trăng trong bài thơ Lí Bạch? 
- Giáo viên giới thiệu bài thơ.
Tĩnh dạ tứ là một bài thơ trăng thổ lộ tâm tình nhớ quê, bài có khuôn khổ nhỏ nhất, ngôn từ đơn giản tinh tế nhất, được truyền tụng rông rãi nhất.
- Giáo viên giới thiệu thể thơ.
(?) Em hãy đọc cả 3 văn bản (Phát âm, dịch nghĩa, dịch thơ) tìm cảm xúc chủ đạo?
(?) Hãy xác định phương thức biểu đạt của bài thơ?
- HS đọc hai câu đầu 
? 2 câu đầu có phải có chỉ tả cảnh không ? còn có nội dung gì và nội dung nào là chính ? căn cứ vào đâu ?
- Từ sàng có cho ta hình dung vị trí , hoạt động , trạng thái của nhà thơ ?
- Tại sao trăng sáng lại ngỡ là sương trên mặt đất ?
- Chỉ ánh trăng ở đầu giường nhưng nhà thơ làm ta hình dung liên tưởng những gì ? ( không gian, thời gian, cảnh vật.... đêm rất khuya,thanh tĩnh, trăng rất sáng , ánh trăng như sương mờ ảo , tràn ngập khắp phòng )
- HS đọc 2 câu cuối 
- Tả tâm trạng gì : tâm trạng ấyđược thể hiện trực tiếp qua từ ngữ nào, hành động , tư thế nào của nhà thơ ? 
- Nt trong hai câu cuối ? ( đối )
- Em hãy giải thích mối quan hệ gữa các hành động, tư thế của nhà thơ trong câu thơ và trong mối quan hệ với 2 câu trên và giá trị của phép đối ? 
- HS trả lời ; GV giảng thêm.
(- Cũng vậy , hành động cúi đầu là tất yếu bởi vũ trụ bao la kia là niễm thương nỗi nhớ.)
(- Cử đầu- đê đầu - ; vọng- tư (nhìn ngắm xa, rộng, cao, bên ngoài- nhớ sâu trong lòng ... tất cả trong khoảnh khắc bắt đầu bằng ánh trăng, một ánh trăng đủ gợi nỗi nhớ quê- tình yêu quê của nhà thơ lớn lao, sâu nặng đến dường nào !) )
(?) Vì sao trăng gợi nhà thơ nhớ quê?
(?) Dùng trăng để tỏ nỗi nhớ quê đã thể hiện đề tài quen thuộc nào của thơ cổ ?
(?) Em cảm nhận được gì về con người, Lý Bạch với hành động cúi đầu?
(?) Qua đó em tìm thấy ở Lý Bạch sự đồng cảm gì?
(?) Vầng trăng sáng khơi gợi nỗi nhớ quê của tác giả? Nhưng vầng trăng sáng còn soi tỏ tấm lòng quê của nhà thơ. Đó là tấm lòng quê như thế nào? Câu thơ nào thể hiện chủ đề bài thơ ?
( câu cuối – câu thơ qua trong nhất của bài thơ )
 (?) Qua bài thơ em cảm nhận được gì về tình cảm của tác giả trong bài? Em hiểu gì về tâm hồn và tài năng nhà thơ Lý Bạch?
GV cho học sinh nhận xét 2 câu thơ dịch ở SGK trang 125.
Cho HS liên hệ, so sánh 2 bài thơ của Lý Bạch để giúp học sinh thấy tâm hồn nhạy cảm, phong phú, giàu tính nhân văn và phóng khoáng của Lý Bạch.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Lí Bạch. 
- Sớm xa gia đình, quê hương, lập công danh sự nghiệp, nhưng không toại nguyện.
- Thuở nhỏ thường trèo lên đỉnh núi Nga Mi ở quê nhà ngắm trăng.
- Năm 25 tuổi, xa quê và xa mãi. Bởi vậy cứ mỗi lần thấy trăng là ông lại nhớ tới quê nhà.
- Lí Bạch có nhiều bài thơ hay về trăng.
2.Tác phẩm : Bài thơ thổ lộ tâm tình nhớ quê 
3.Thể thơ :
- Thể thơ : Cổ thể – mỗi câu thường có5 hoặc 7 chữ không bị ràng buộc bởi những niêm luật chặt chẽ.
- Cảm xúc chủ đạo : Bài thơ ghi lại tình yêu trăng, nỗi nhớ quê cũ, tình yêu quê hương của Lí Bạch.
- Biểu cảm thông qua miêu tả.
II. Tìm hiểu chi tiết :
1. 2 câu đầu – chủ yếu tả cảnh 
Từ :‘sàng’, ‘nghi’
=> nhà thơ đang nằm trên giường , không ngủ được, hoặc mơ màng vừa tỉnh bất ngờ thấy ánh trăng rất sáng nơi đầu giường , trong tâm tâm thế ấy từ nghi ( là sương) rất hợp lí, tự nhiên.
 Vì trăng sáng quá chuyển thành màu trắng như sương là có thật ( dạ nguyệt tự thu sương – Tiêu Cương ) - là khoảnh khắc suy nghĩ của nhà thơ 
 => Trăng là sự sống thanh tĩnh của đêm, tả trăng => gợi sự yên tĩnh của đêm, tâm trạng của nhà thơ 
2. 2 câu cuối – chủ yếu tả tâm trạng
- Nỗi nhớ quê hương 
- Tư cố hương 
- Cử, vọng(nhìn từ xa, ngóng trông), đê
 => Cử đầu : hành động tất yếu kiểm nghiệm điều mà câu thứ 2 đã đặt ra : vừng sáng trước giường là sương hay là trăng .
- Vọng – ngắm - ánh mắt nhà thơ chuyển từ trong ra ngoài, từ mặt đất lên bầu trời ; từ chỗ chỉ thấy ánh trăng đến thấy cả vầng trăng xa. Trăng sáng, đơn côi, lạnh lẽo gợi nỗi nhớ, tình yêu quê của nhà thơ. Vầng trăng hóa quê hương, trời đầy trăng – trời thương nhớ 
-Đê : Khi thấy vầng trăng đơn côi , lạnh lẽo như mình - cúi đầu- Diễn tả tâm trạng suy tư, không phải để kiểm nghiệm nỗi nhớ quê mà để suy ngẫm về quê hương 
- Thuở nhỏ ông thường lên núi Nga Mi ngắm trăng. Lớn lên xa quê và mãi mãi, cứ nhìn trăng là ông lại nhớ đến quê.
- Vọng nguyệt hoài hương, đề tài quen thuộc của thơ cổ.
- Lý Bạch là người nặng tình với quê, phải xa quê mãi lên tình quê của ông vừa tha thiết vừa tủi hổ.
=> Cảm thương cuộc đời phiêu bạt, nhớ quê hương của nhà thơ.
Tấm lòng quê mãi mãi như vầng trăng sáng.
Lý Bạch mượn vầng trăng để tỏ tấm lòng trong sáng của mình đối với quê hương.
III.Tổng kết:
1.Nội dung : Nỗi lòng đối với quê hương da diết, sâu nặng trong tâm hồn tình cảm người xa quê.
2. Nghệ thuật : - Hình ảnh gần gũi ; ngôn ngữ tự nhiên , bình dị
- Phép đối 
* . Ghi nhớ: SGK
IV. Luyện tập:
 IV. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
- Nắm được nội dung bài học, làm bài tập trong sgk và sbt, đọc thuộc bài thơ.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Ngẫu Nhiên Viết Nhân buổi mới về quê. 
D. Đánh giá, điều chỉnh tiết dạy : 
..................................................................................................................................................................................................................................................................
 ---------------------------------------------
 Ngày soạn: /10/2011 
 Ngày dạy: / /2011
Tiết 38: Ngẫu Nhiên Viết Nhân buổi mới về quê
 (Hồi hương ngẫu thư) 
 - Hạ Tri Trương - 
 A. Mục tiêu cần đạt: 
1.Kiến thức : - Thấy được tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng bền chặt của nhà thơ, hiểu được phép đối và tác dụng của nó ; Vai trò của câu kết trong bài thơ thứ tuyệt .
2. Kĩ năng : - Đọc hiểu bài thơ tuyệt cú ,nhận ra phép đối trong bài thơ Đường 
 3 Thái độ : Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm, tình yêu với quê hương.
 B.Chuẩn bị: 
 - SGK, SGV ngữ văn 7
- Tư liệu có liên quan đến bài dạy và tác giả 
C . Tiến trình bài dạy- học :
 I. ổn định tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng một trong hai bài thơ và nêu Cách thể hiện tình cảm với quê hương , đất nước của Lý Bạch?
III. bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- Là người có tình cảm sâu nặng với quê hương.
Là một vị đại thần được vua vị nể.
Để lại nhiều bài thơ hay.
GV đọc mẫu - GV gọi 3 HS đọc.
- Em hiểu ngẫu nhiên viết là ntn ?
- Tại sao không chủ đinh viết tại sao lại viết , lại có thơ ? ( vì về với quê- về nhà , lại bị coi là khách quê – tình huống kịch tính - đây là duyên cớ ( điều ngẫu nhiên) khiến tác giả viết bài thơ )
? Tình huống ngẫu nhiên nhưng tình cảm có ngẫu nhiên ?
(Không chủ đinh mà có thơ, thơ hay, ngẫu nhiên mà không ngẫu nhiên chứng tỏ tình cảm với quê sâu nặng và luôn thường trực. tình cảm ấy như một dây đàn đã cang hết cỡ chỉ cần một sự va chạm nhẹ sẽ vang lên những thanh âm , cú sốc chính là sự va cham ấy làm tứ thơ hồi hương ngẫu thư ra đời ....)
- Ngẫu- có làm giảm ý nghĩa ( ngẫu – bất chợt nên tạm thời ...) ?
- HS đọc 2 câu thơ đầu.
(?) Nhắc lại phép đối trong thơ thất ngôn. Xác định phép đối trong 2 câu đầu?
(?) Nhận xét gì về các vế đối ở trên? Tác dụng của phép đối đó?
GV bình: 50 năm sống ở kinh đô- rất gắn bó, như quê hương thứ 2, được trọng dụng, sủng ái, có danh vọng, địa vị , quê với cuộc sống nhung gấm vàng son , vì sao nhà thơ quyết dứt áo về quê ? Đó chính là tình cảm đều và phải có ở mỗi con người. Tình cảm đó được Khuất Nguyên dùng lối nói ẩn dụ khá nổi bật: Hồ tử bất thư khâu(cáo chết quay về nú cũ).
(?) Hãy chỉ ra giọng điệu ở 2 câu này?
? Nhận xét về bản dịch ?
- HS đọc 2 câu cuối.
- Dùng phương thức nào là chính ?
- Tình huống nào sảy ra với nhà thơ khi vừa đặt chân về đến làng ? 
Hãy hình dung : cảnh nhà thơ vừa đặt chân xuống kiệu , một lũ trẻ con ùa ra tò mò nhìn ông lão đầu tóc bạc phơ lụ khụ chống gậy bước xuống kiệu như một người xa lạ. Ông lão chưa kịp nói chúng đã nhanh miệng hỏi ...
? Điều đó có hợp lí ? 
? Cảnh diễn ra đó vui hay buồn ?
? Tâm trạng nhà thơ trong hoàn cảnh này ?
? Vì sao lại có tâm trạng như vậy ?
? Điều này vô lí, hợp lí ở chỗ nào ?
-Vô lí : chủ thành khách , người quê mà không ai biết , nhận ra 
- Hợp lí : bạn cùng trang lứa chắc không còn ( nhân sinh thất thập...)
? 2 Câu thơ cho thấy những đổi thayntn ? Của ai ? 
( GV : dùnhà thơ biết đó là quy luật tự nhiên của thời gian trôi chảy nhưng tự đáy lòng vẫn nhói lên nỗi đau, tủi buồn vì tình yêu, nỗi nhớ trong tim dồn nén đã nửa thế kỉ, trải bao nỗi buồn vui c/đ mong ước về cố hương , tìm về với cố hương để được san sẻ nỗi ấm lạnh cuộc đời , được ôm ấp trong vòng tay mẹ quê hương yêu dấu, ấm áp trong tình bạn, tình thân, nào ngờ đâu về giữa quê, mình vẫn chỉ là khách- một người lạ . Niềm mong ước khát khao cháy bỏng được đáp đền bằng cử chỉ nồng nhiệt mà vô tình . Lũ trẻ càng vui, hớn hở lòng nhà thơ càng buồn, càng thê lương , cái ấm áp vui cười bên ngoài của cảnh chẳng thể lấp nỗi buồn , cảm giác lạnh, cô đơn trống trải hẫng hụt chơi vơi trong lòng nhà thơ ..Chính tình huống đặc biệt này tạo nên màu sắc, giọng điệu bi hài thấp thóáng đằng sau lời kể c ... ng, tình cảm sâu nặng của tác giả với quê hương : cảm xúc buồn buồn, bồi hồi trước sự chảy trôi của thời gian.
- Câu 2 – miêu tả 
- Phép đối -Lấy cái thay đổi làm nổi bật cái không đổi– Sự gắn bó với quê hương bằng linh hồn 
=> Phép đối với 2 yếu tố vừa thực vừa tượng trưng đã làm nổi bật tình cảm gắn bó rất sâu nặng với quê hương.
- Giọng điệu bình thản => Song phảng phất buồn.
3. Hai câu cuối: (Chuyển – hợp)
- Kể, tâm sự
- Lũ trẻ con ra đón, cười hỏi : 
 Khách tòng hà xứ lai.
 => Tình huống ngẫu nhiên, hợp lí 
- Cảnh vui( hài)
- Ngạc nhiên-> buồn tủi, ngậm ngùi, xót xa cùng ập đến 
- Vì vốn là người quê vậy mà trở về chẳng ai nhận ra ; lũ trẻ con đón mình như khách lạ- khách lạ giữa quê hương mình 
- Bạn bè cùng lứa tuổi với ông chẳng còn ai.
=> Sự đổi thay quá lớn của nhà thơ và của quê hương .
- Tình buồn ( bi)
=> Giọng điệu bi hài thấp thoáng ẩn hiện sau những lời tường thuật khách quan, hóm hỉnh.
III. Tổng kết 
N 1. Nội dung:
- Vẻ đẹp tâm hồn thuỷ chung với quê hương được biểu hiện chân thực, sâu sắc, hóm hỉnh.
2. Nghệ thuật:
- Sử dụng các yếu tố tự sự
- Cấu tứ độc đáo 
- Sử dụng phép đối 
- Giọng điệu bi hài 
IV. Luyện tập:
HS làm bài tập 1: 
So sánh nguyên tác với bản dịch?
Dịch chưa chuẩn, chưa thoát được ý. 
IV. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
- Nắm được nội dung bài học, 
- Làm bài tập trong sgk và sbt, đọc thuộc bài thơ.
- So sánh nỗi nhớ quê, tình yêu quê hương của Lý Bạch với Hạ Tri Chương qua 2 bài thơ đã được học.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Từ trái nghĩa. uwL
- Ôn tập văn học chuẩn bị kiểm tra vào tiết 42 
D. Đánh giá, điều chỉnh tiết dạy : 
.................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn : 1/11/2011
 Ngày dạy: /11/2011 
Tiết 39: Từ trái nghĩa
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức : Nắm vững khái niệm từ trái nghĩa , tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa 
2. Kĩ năng : - Nhận biết và sử dụng từ trái nghĩa trong hoàn cảnh giao tiếp 
3. Thái độ : Có ý thức lựa chọn từ trái nghĩa khi sử dụng
B.Chuẩn bị: 
 - SGK, SGV ngữ văn 7
- Tư liệu có liên quan đến bài dạy
- Bảng phụ
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
 I. ổn định tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là từ đồng nghĩa ? nêu ví dụ và làm bài tập 6,7 sgk .
III. bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm từ trái nghĩa.
- GV chép 2 văn bản thơ vào bảng phụ 
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
- HS đọc
 (?) Em hãy tìm các cặp từ trái nghĩa trong 2 bài thơ?
(?) Hãy tìm cơ sở chung của các cặp từ trái nghĩa vừa tìm được?
(?) Hãy tìm các cặp từ trái nghĩa khác?
(?) Từ những ví dụ trên em hiểu từ trái nghĩa là gì?
Nói như vậy có nghĩa là các từ trái nghĩa biểu thị những hành động, tính chất, sự việc trái ngược nhau, sự trái ngược về nghĩa là dựa trên một cơ sở chung, một tiêu chí nhất định, trên cơ sở tiêu chí từ trái nghĩa nằm ở 2 cực đối lập nhau.
Bài tập 2
(?) Tìm các từ trái nghĩa với những từ in đậm trong các cụm từ sau?
=> Học sinh làm bài tập theo nhóm.
(?) Qua việc giải bài tập 2 em hãy cho biết:
- Muốn tìm từ trái nghĩa ta phải lưu ý điều gì?
=> Dựa vào cơ sở chung của các cặp từ trái nghĩa.
- Em có nhận xét gì về nét nghĩa của các từ: Già, tươi, yếu, xấu?
 (?) Qua đó em thấy giữa từ nhiều nghĩa và từ trái nghĩa có quan hệ như thế nào?
=> Như vậy ở phần 1 chúng ta cần nhớ được những vấn đề sau:
 (?) Theo em muốn hiểu đúng về tứ trái nghĩa ta phải làm thế nào?
Ví dụ: Cặp từ trái nghĩa: Cao - Hạ ta có thể nói.
- Giá cao - giá hạ.
- Nhưng không thể nói: Trình độ cao, trình độ hạ mà phải là trình độ thấp.
(?) Vậy cách dùng từ trái nghĩa như thế nào và sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì?
- Hướng dẫn tìm hiểu cách sử dụng từ trái nghĩa.
- ở văn bản 1: Ngẩng – Cúi đã gợi ra rõ nét hình tượng nhân vật trữ tình, 2 tư thế trái ngược nhau mà chứa bao nỗi niềm, tâm trạng.
- ở văn bản 2: 
Cặp từ trái nghĩa: Trẻ - Già, Lớn – Bé, Đi- Trở lại : tạo ra cặp tiểu đối, tạo hình tượng tương phản có ý nghĩa khái quát, kể lại cả 1 cuộc đời xa quê của tác giả.
 (?) Việc sử dụng từ trái nghĩa trong 2 bài thơ trên có tác dụng gì?
GV tổng hợp, kết luận:
* bài tập 1:
Bài tập 1: Các cặp từ trái nghĩa:
- Bồi – Lở; Trong - Đục.
- Chín – Xanh; Giàu – Nghèo.
- Ngắn – Dài; Lành - Rách.
- Đêm – Ngày; Sáng – Tối.
Học sinh đọc, tìm từ trái nghĩa? 
?.Qua việc giải bài tập em thấy từ trái nghĩa thường được sử dụng trong những trường hợp nào?
(?) Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn chương?
Ngoài ra ta còn hay gặp việc sử dụng từ trái nghĩa ở các thành ngữ . Vậy bây giờ các nhóm hãy thi nhau tìm các thành ngữ có sử dụng cặp từ trái nghĩa.
(?) Em hãy nêu tác dụng của việc dùng các cặp từ trái nghĩa ấy trong thành ngữ.
(?) ở lớp 6 các em đã được học cách giải nghĩa từ? (2 cách)
- GV kết luận:
(?) Như vậy người ta còn dùng từ trái nghĩa để làm gì?
(?) Vậy qua phân tích ví dụ và giải bài tập em rút ra những nhận xét gì trong việc sử dụng từ trái nghĩa?
- GV bổ sung: 
Ngoài các cách dùng từ trái nghĩa trên người ta còn sử dụng từ trái nghĩa làm phương tiện rất thú vị để chơi chữ trong thơ văn: Ví dụ: Trăngnon.
- Mặt khác người ta còn dùng từ trái nghĩa là một trong những phương thức cấu tạo từ ghép tiếng việt.
Ví dụ: 
Nổi – Chìm: 
Nổi chìm kiếp sống lênh đênh.
Tố Như ơi lệ chảy quanh thân Kiều (Tố Hữu).
Rắn – nát:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tầm lòng son
- Hướng dẫn luyện tập. 
Giáo viên cho học sinh làm bài tập 3, 4, 5 .
I. Thế nào là từ trái nghĩa:
Các cặp từ trái nghĩa:
Ngẩng - Cúi
Trẻ - Già
Đi - Trở lại
Cơ sở chung:
- Động tác trái ngược nhau.
- Tuổi tác trái ngược nhau.
- Hướng di chuyển ngược nhau.
Nhận xét:
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau, xét trên một cơ sở chung nào đó.
Kq : - Cá ươn, hoa héo.
 - Ăn khoẻ, học lực giỏi.
 - Chữ đẹp, đất tốt.
 - Rau non, cau non.
=> Các từ tươi, yếu, xấu, già, là những từ nhiều nghĩa 
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
Ghi nhớ:SGK.
=> Muốn hiểu đúng về từ trái nghĩa ta phải đặt từ trái nghĩa đó trong một văn cảnh cụ thể.
II. Sử dụng từ trái nghĩa:
* Để tạo hình tượng tương phản , gây ấn tượng mạnh 
- ở 2 văn bản thơ trên việc việc dùng các cặp từ trái nghĩa đã tạo hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh cho người đọc khi cảm nhận sự biến đổi khác nhau của tâm tư tác giả.
- Sử dụng trong văn chương => Tạo ra thể đối, tạo ra hình tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói sinh động, tăng hiệu quả biểu đạt.
- Dùng từ trái nghĩa trong thành ngữ để tạo sự hài hoà, cân đối, tăng sư hiệu quả diễn đạt.
- Dùng từ trái nghĩa để giải nghĩa từ.
Ví dụ:
- Tự do là không bị ràng buộc.
Độc lập là không lệ thuộc vào bất cứ ai.
III. Luyện tập:
Bài tập : 3,4,5 SGK
 IV. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
- Nắm được nội dung bài học, biết sử dụng tốt từ trái nghĩa trong giao tiếp.
- làm bài tập trong sgk và sbt,.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Luyện nói văn biểu cảm về sự vật , con người  
D. Đánh giá, điều chỉnh tiết dạy : 
..................................................................................................................................................................................................................................................................
 -------------------------***-------------------------
 Ngày soạn: 2/11/2011
 Ngày soạn: /11/2011 
Tiết 40: Luyện nói: 
 Văn biểu cảm về sự vật, con người 
A. Mục tiêu cần đạt: 
1.Kiến thức : Củng cố kiến thức về văn biểu cảm về sự vật, con người
2. Kĩ năng :- Rèn luyện kỹ năng lập dàn bài cùng với luyện nói từng ý, từng đoạn theo chủ đề biểu cảm.
 - Thể hiện sự tự tin khi trình bày cảm nghĩ trước tập thể.
3.Thái độ : Tích cực chủ động tự tin trong giờ luyện nói 
 B.Chuẩn bị: 
 - SGK, SGV ngữ văn 7
- Tư liệu có liên quan đến bài dạy
- Bảng phụ
C . Tiến trình bài dạy- học :
I. ổn định tổ chức :
 	II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
	III. bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- GV hướng dẫn tìm hiểu mục I.
- HS đọc Quà bánh tuổi thơ.
(?) Bài văn kể về kỷ niệm gì?
(?) Từ những kỉ niệm đó t/g đã nêu lên cảm nghĩ gì? T/c ấy có chân thật không?
(?) T/g đã dùng phương thức diễn đạt gì?
(?) Qua đó hãy cho biết bài làm văn biểu cảm cần chú ý điều gì?
- Giáo viên chia nhóm và giao đề cho từng nhóm trao đổi.
- Hướng dẫn HS lập dàn ý
Trình bày bài nói.
Giáo viên cho đại diện nhóm trình bày trước lớp.
Giáo viên tổng hợp ý kiến, nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Tổng kết:
Qua 4 đề cụ thể em hãy rút ra yêu cầu chung của bài văn biểu cảm.
I. Chuẩn bị :
Kỷ niệm :
ăn quà thuở nhỏ: Khoai, từ, kẹo vừng
Thái độ : Yêu mến trân trọng, nâng niu ấp ủ những kỉ niệm.
Phương thức : So sánh, liên tưởng, hồi ức, tưởng tượng, liệt kê
Chú ý : Sự vật, con người.
T/c, cảm xúc, suy nghĩ của người viết phải chân thực => dùng phương thức so sánh, liên tưởng để diễn đạt.
II. Luyện nói trước lớp:
1. Lập dàn ý:
Đề 1: Đối tượng thầy cô - người dạy dỗ đem đến cho tôi những hiểu biết, vốn văn hoá ứng xử trong cuộc sống.
- Thầy cô là những người cha, mẹ mẫu mực, như người đưa đò vô danh.
- Phương thức diễn đạt: Sử dụng, hồi ức, kỉ niệm, liên tưởng  
Đề 2: Tình bạn là thứ tình cảm cao quý thiêng liêng nơi neo đậu tâm hồn mỗi người.
- Hồi ức lại kỉ niệm về tình bạn thuở nhỏ, liên hệ hiện tại.
- Phương thức diễn đạt, liên tưởng,  thể hiện sự tha thiết chân thành.
Đề 3: Sách vở là nơi cung cấp tri thức đem đến cho người đọc sự hiểu biết lòng say mê yêu đời.
- Tình cảm: Yêu quý, trân trọng sách vở.
- Phương thức diễn đạt: Nhân hoá, ẩn dụ.
Đề 4: Món qùa thời thơ ấu: Đồ chơi sách vở 
Tình cảm : Yêu mến, trân trọng những tặng vật....xem đó như là những kỉ niệm khó phai nhạt.
II. Tổng kết:
Bố cục: 3 phần.
Nội dung:
Chú ý đến sự vật, sự việc, con người, một cách đầy đủ, làm nền tảng cho những tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ.
Chú ý yếu tố tự sự, miêu tả.
Vận dụng các phương thức diễn đạt.
tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ phải chân thật.
 IV. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
- Luyện nói trước gương những đề đã thực hiện 
- chuẩn bị bài : Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
D. Đánh giá, điều chỉnh tiết dạy:
..................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 tuan 10 chuan dung ngay.doc