Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8 - Tiết 29: Qua đèo ngang (Tiết 6)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8 - Tiết 29: Qua đèo ngang (Tiết 6)

I. Mục tiêu cần đạt.

 Giúp học sinh :

 - Hình dung được phong cảnh Đèo Ngang và tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan.

 - Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu thơ trữ tình.

II. Tiến trình tổ chức

 1. Ổn định lớp : 1

 2. Kiểm tra bài cũ :

 Qua 2 bài “Sau phút chia li”, “Bánh trôi nước”, chúng ta có thể khái quát về số phận và phẩm chất của người phụ nữ.

 3. Dạy bài mới

 Giới thiệu bài :

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 609Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8 - Tiết 29: Qua đèo ngang (Tiết 6)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8_Tiết 29
QUA ĐÈO NGANG
I. Mục tiêu cần đạt.
	Giúp học sinh :
	- Hình dung được phong cảnh Đèo Ngang và tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan.
	- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu thơ trữ tình.
II. Tiến trình tổ chức
	1. Ổn định lớp : 1’
 	2. Kiểm tra bài cũ :
	Qua 2 bài “Sau phút chia li”, “Bánh trôi nước”, chúng ta có thể khái quát về số phận và phẩm chất của người phụ nữ.
	3. Dạy bài mới
	Giới thiệu bài :
	Cùng với các nữ sĩ Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm,  Bà Huyện Thanh Quan đã góp phần làm vinh dự cho nền văn học trung đại Việt Nam chúng ta. Nữ sĩ Thanh Quan sáng tác không nhiều nhưng là một tài danh hiếm có. Sự nghiệp sáng tác của bà còn 6 bài thơ Đường luật.Trong đó bài “Qua Đèo Ngang” nổi tiếng và rất quen thuộc với bạn đọc Việt Nam.
Đọc giọng chậm, buồn, ngắt nhịp 2/ 2/ 3 ở câu 3, 4, 5, 6.Nhịp 4/3 ở các câu 1, 2, 7, 9.
? Hãy cho biết đôi nét về tác giả?
? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì?
Em biết gì về thể thơ này?
? Nêu đại ý.
Cảnh Đèo Ngang được gợi bằng những chi tiết nào?
? Sự lặp lại của từ chen trong lời thơ này có sức gợi tả một cảnh tượng thiên nhiên như thế nào?
? Cảnh Đèo Ngang được tả vào thời điểm nào? Tác dụng?
? Biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đây?
? Em có nhận xét gì về phong cảnh ở đây?
Bình: Trông hoang vu nhưng nơi đây mang vẻ đẹp hài hòa của chốn thiên nhiên và không hoàn toàn xa cách với con người.
Hình ảnh nào được bổ sung ở cảnh vật thiên nhiên nơi đây?
Nghệ thuật được sử dụng ở đây?
Từ láy lom khom, lác đác gợi cho em hình dung điều gì?
Hai câu thực của bài thơ tả cảnh nhưng đã hé mở trạng thái tâm hồn của nhà thơ?
Ở 4 câu thơ đầu thông qua cảnh, ta thấy được tâm trạng buồn, cô đơn của bà Huyện Thanh Quan. Còn 4 câu sau cùng với tâm trạng buồn như thế, ta hãy tìm hiểu xem bà còn có tâm tư nào khác?
Gọi học sinh đọc 2 câu luận.
? Em hiểu gì về hai loài chim quốc và đa đa?
? Ở 2 câu thơ này tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
? em hãy nêu tác dụng của việc dùng biện pháp nghệ thuật này?
? Ở đây tác giả không chỉ đơn thuần miêu tả âm thanh hay ẩn bên trong còn một nỗi niềm gì khác?
DG: Bà đau lòng vì những biến thiên của xã hội, kín đáo, gửi nỗi nhớ , niềm tiếc nuối thời vàng son rực rỡ đã qua đi.
Thơ bà mang tính chất hoài cổ.
Ở 2 câu cuối, tác giả đã trực tiếp thổ lộ tâm trạng của mình như thế nào?
Toàn cảnh Đèo Ngang hiện lên như thế nào trong tầm mắt của tác tác giả?
? Đó là ấn tượng về 1 không gian như thế nào?
? Giữa không gian ấy, con người đối mặt với thiên nhiên với tâm trạng ra sao?
? Em hiểu cụm từ “ta với ta”.
? Cho biết biện pháp nghệ thuật ở 2 câu cuối?
Vào Huế nhận chức và đi qua Đèo Ngang.
Thất ngôn bát cú Đường luật.
Bảy tiếng tám câu.
Gieo vần ở chữ cuối các câu 1, 2, 4, 8.
Đối câu 3, 4
	 5, 6.
Bố cục : 4 phần.
Đề: 2 câu đầu.
Thực: câu 3, 4.
Luận : câu 5, 6.
Kết : câu 7, 8.
Tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan.
Cỏ, cây, lá, đá, hoa.
Um tùm cây cối, cây đá hoang sơ, không gian hoang vắng.
Chiều tà -> sự cô đơn.
Chen, từ gợi tả.
Phong cảnh hoang vu, vắng lặng.
Có người: tiều vài chú.
Có nhà : chợ mấy nhà.
Dáng tiều phu còng lưng kiếm củi nhọc nhằn.
Sự thưa thớt của quán trọ nghèo ven sông.
Truyền thuyết cho rằng 2 giống chim này là hiện thân của những người mất nước.
Phép chơi chữ tài tình: quốc quốc/ chim cuốc cuốc; gia gia/ chim đa đa.
- Phép nhân hóa ( con quốc quốc với nỗi đau lòng nhớ nước và con gia gia với nỗi thương nhà mỏi miệng kêu hoài.)
- Phép đối câu 5 -6.
Làm cho nỗi niềm nhớ thương của lòng người.
Đó là nỗi nhớ nước thương nhà và phải chăng là sự tiếc nuối của quá khứ; Bà nhớ về Thăng Long xưa, nhớ về quá khứ của đất nước lúc còn hưng thịnh.
Trời, non, nước.
Mênh mông, xa lạ, tĩnh vắng.
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Để chỉ nói “Một con người, nỗi buồn, nỗi cô đơn không ai chia sẻ ngoài trời mây non nước bát ngát mênh mông.
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích
1. Tác giả : Bà Huyện Thanh Quan là nhà thơ nổi tiếng.
Thơ của bà trang nhã, hoài cổ.
2. Tác phẩm :
	a) Hoàn cảnh sáng tác:
Khi tác giả vào kinh đô Huế nhận chức lúc đi qua Đèo Ngang.
	b) Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.
	3. Đại ý : Tâm trạng cô đơn của bà Huyện Thanh Quan trước cảnh tượng hoang sơ, hùng vĩ của Đèo Ngang.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Quang cảnh Đèo Ngang
- Bóng xế tà
- Cỏ cây chen đá lá chen hoa.
Từ gợi tả, điệp từ.
=> cảnh thiên nhiên hoang vắng.
- Từ láy , đảo ngữ, đối.
-> con người nhỏ bé, ít ỏi, cảnh càng hiu quạnh.
2. Tâm trạng của nhà thơ
Nhớ thương: quốc, gia gia.
Nhân hóa, điển tích, chơi chữ.
-> âm thanh khắc khoải.
-> tình cảm nhớ nước, thương nhà.
- Trời, non , nước_ ta với ta.
- Đối.
-> sự cô đơn, lẻ loi.
III. Ghi nhớ : SGK/ 104
IV. Luyện tập: 1/ 104.
Câu 1 : Tìm hàm nghĩa của cụm từ ta với ta.
Đứng trước quan cảnh rộng lớn, bao la, bà cảm thấy nhỏ bé, cô đơn.
Ta ở đây chỉ tác giả, sự cô đơn đến tuyệt đối.
4. Củng cố: Đọc lại bài thơ.
5. Dặn dò : Soạn bài “Bạn đến chơi nhà” => tình bạn thân thiết, giản dị.
III. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docQua Deo Ngang(1).doc