Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8 - Tiết 29: Văn bản: Qua đèo ngang (Tiết 5)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8 - Tiết 29: Văn bản: Qua đèo ngang (Tiết 5)

. Kiến thức:

 - Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan.

 - Đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ Qua đèo Ngang.

 - Cảnh đèo Ngang và tâm trạng tác giả thể hiện qua bài thơ.

 - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.

 - Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.

 3. Thái độ: Rèn luyện cho học sinh thái độ học tập nghiêm túc, tích cực,

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1005Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8 - Tiết 29: Văn bản: Qua đèo ngang (Tiết 5)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/10/2011
Ngày dạy: 10/10/2011
Tuần 8 
Tiết 29: Văn bản: QUA ĐÈO NGANG - Bà Huyện Thanh Quan -
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức:
 - Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan.
 - Đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ Qua đèo Ngang.
 - Cảnh đèo Ngang và tâm trạng tác giả thể hiện qua bài thơ.
 - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản.
 2. Kĩ năng:
 - Đọc hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.
 - Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.
 3. Thái độ: Rèn luyện cho học sinh thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động, sáng tạo.
II. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp: Gợi tìm, quy nạp, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, trực quan.
2. Phương tiện: 
Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ.
Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ. Đọc bài thơ Bánh trôi nước và nêu nội dung ý nghĩa của bài thơ đó. 
3. Bài mới: Đèo Ngang là một địa danh nổi tiếng, thuộc dãy núi Hoành Sơn phân cách địa giới Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đã có nhiều thi nhân làm thơ vịnh Đèo Ngang như Cao Bá Quát “Đăng Hành Sơn”(lên núi hành sơn), Nguyễn Khuyến “Quá Hành sơn”, Nguyễn Thượng Hiền “Hành sơn xuân vọng”(Mùa xuân trông núi hành sơn).nhưng bài thơ Qua Đeo Ngang của Bà Huyện Thanh vẫn được nhiều người biết đến nhất mà hôm nay chúng ta sẽ học. 
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Đọc & tìm hiểu chú thích tác giả, tác phẩm, thể thơ.
Hỏi: Em hãy khái quát vài nét về tác giả, tác phẩm?
Tl: Tác giả: Tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỉ XIX, khi xã hội có nhiều biến đổi, triều đại vua Lê chúa Trịnh suy tàn, người anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn Huệ lừng lẫy bốn phương. Nhưng chỉ một thời gian ngắn, vua Quang Trung - Nguyễn Huệ qua đời, Nguyễn Ánh tấn công cai trị từ Nam ra Bắc (Gia Long). Trước sự biến đổi của xã hội Bà HTQ cũng như bao người khác mang tâm trạng tiếc núi ngậm ngùi đối với vương triều cũ.
- Quê ở làng Nghi Tàm nay thuộc quận Tây Hồ Hà Nội.
- Là nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa. 
- Tác phẩm: Qua Đèo Ngang là tác phẩm nổi tiếng được làm theo thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật (đời Đường: 618 – 907) trong hoàn cảnh tác giả xa nhà đi vào phủ Phú Xuân- Huế làm việc. 
Gv nói thêm tính súc tích của thể thơ này. 
- Dù luật thơ chặt chẽ gò bó nhưng nội dung thơ Đường luôn cô đúc, súc tích. Đây chính là đặc điểm nổi bật của thơ Đường.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
Hỏi: Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? 
Hỏi: Buổi chiều thường gợi cảm giác gì? 
Tl: Lúc ngày sắp tàn (xế chiều) dễ gợi cảm giác buồn.
Hỏi: Hãy liên hệ các câu ca dao, dân ca có chỉ thời gian buổi chiều?
Hỏi: Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết nào? Có cảnh vật gì, âm thanh gì, cuộc sống con người như thế nào? 
Tl: Gồm: cỏ, cây, hoa, lá đá, núi, sông, nhà chợ, chú tiều, chim quốc quốc, đa đa.
- Không gian: núi đèo bát ngát
- Thời gian: chiều - buồn
- Cảnh vật: um tùm hoang dã. 
- Cuộc sống con người: vắng lặng. 
- Âm thanh: não nùng.
Hỏi: Để khắc hoạ cảnh tượng Đèo Ngang tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì?
TL: Dùng điệp từ (chen), điệp âm (a) 
- Từ láy: “Lom khom” gợi hình nhỏ bé, 
“lác đác” gợi hình thưa thớt.
Từ tượng thanh: quốc quốc, đa đa gợi cảm: gợi sự nhớ nhung khi ngày sắp tàn, tiếng nhạc rừng cất lên – càng buồn.
Hỏi: Em có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên Đèo Ngang qua sự miêu tả của tác giả? 
Tl: Là một bức tranh thiên nhiên núi đèo bát ngát, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ. Cảnh được nhìn vào lúc chiều tà nên không gợi cảm giác vui mà buồn vắng lặng.
Hỏi: Em hãy hình dung tâm trạng của tác giả khi qua đèo?
Tl: Buồn cô đơn.
Hỏi: Tâm trạng đó được thể hiện qua hai hình thức mượn cảnh tả tình và trực tiếp tả tình. Đó là mượn cảnh gì, âm thanh của tiếng gì?
Tl: Mượn cảnh tả tình: tiếng chim quốc quốc nhớ nước, đa đa nhớ nhà là tiếng lòng thiết tha da diết của tác giả khi xa nhà.
Hỏi: Tác giả xa nhà nên nhớ nhà nhưng nhớ nước ở đây là nhớ về cái gì của đất nước?
Tl: Nhớ về quá khứ của đất nước, về thời đại vàng son anh minh trước đây. Sự tiếc nuối ngậm ngùi cho vương triều cũ: Tây Sơn- N Huệ.
Hỏi: Tình cảm của tác giả bộ lộ trực tiếp qua câu thơ nào?
Tl: Trực tiếp tả tình: câu thơ cuối. Từ “ta với ta” chỉ một mình lại thêm một mảnh tình riêng với chính cõi lòng mình giữa trời cao thăm thẳm nước non bao la , cô đơn.
Hỏi: Để bộc lộ tâm trạng đó t/g đã sử dụng biện pháp nght gì? 
Tl: - Ẩn dụ, chơi chữ và phép đối. (liên hệ vua Thục Đế mất nước hoá thành chim quốc kêu tha thiết thể hiện sự ngậm ngùi, đau đớn). Biểu cảm trực tiếp.
Hoạt động 3: Tổng kết
Hỏi: Nhận xét về đặc điểm nghệ thuật và nội dung của bài?
HS phát biểu
GV gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK
I. Đọc - hiểu chú thích.
1. Tác giả: - Tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỉ XIX.
- Quê ở làng Nghi Tàm nay thuộc quận Tây Hồ - Hà Nội.
- Là nữ sĩ tài danh hiếm có trong thờii đại ngày xưa.
2. Tác phẩm: là bài thơ nổi tiếng, ra đời trong hoàn cảnh khi bà vào Huế làm việc đi qua Dèo Ngang.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Cảnh tượng Đèo Ngang.
- Thời gian: chiều tà
- Không gian: núi đèo bát ngát.
- Cảnh vật và âm thanh: cỏ, cây, hoa, lá, đá, sông, tiếng chim quốc quốc, đa đa.
- Cuộc sống con người: vài chú tiều, mấy nhà chợ.
=> Điệp từ, điệp âm, phép đối, đảo ngữ.
=> Cảnh thiên nhiên núi đèo bát ngát, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ > gợi buồn vắng lặng.
2. Tâm trạng của tác giả.
- Nhớ nước..quốc
- Thương nhà..gia
=> Phép đối, ẩn dụ và chơi chữ.
- Một mảnh ta với ta.
=> Biểu cảm trực tiếp.
 Nỗi buồn cô đơn, hoài cổ của tác giả.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
=> Phong cách tao nhã, sử dụng một loạt cách biện pháp nghệ thụât: điệp từ, đảo trật tự cú pháp, đối
2. Nội dung: 
Thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.
* Ghi nhớ:(SGK 104)
4. Củng cố: Đọc lại bài thơ.
5. Dăn dò: Học bài và soạn bài Bạn đến chơi nhà.
IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docqua deo ngang.doc