Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 9 - Tiết 1-2: Ôn tập ca dao Dựng đoạn và liên kết đoạn trong văn bản

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 9 - Tiết 1-2: Ôn tập ca dao Dựng đoạn và liên kết đoạn trong văn bản

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

 - Củng cố kiến thức về ca dao dân ca. HS có kỹ năng tìm hiểu ca dao dân ca.

 - Củng cố kiến thức về liên kết trong văn bản. HS rèn kỹ năng dựng đoạn và liên kết văn bản.

B- CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án, tài liệu

2. Học sinh: Ôn trước bài ở nhà theo sự hướng dẫn của GV.

C- TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 60 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2306Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 9 - Tiết 1-2: Ôn tập ca dao Dựng đoạn và liên kết đoạn trong văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14 tháng 10 năm 2009
Ngày dạy: tháng 10 năm 2009
Tuần 9
 Tiết 1-2 Ôn tập ca dao
 Dựng đoạn và liên kết đoạn trong văn bản
A-Mục tiêu bài học
 - Củng cố kiến thức về ca dao dân ca. HS có kỹ năng tìm hiểu ca dao dân ca. 
 - Củng cố kiến thức về liên kết trong văn bản. HS rèn kỹ năng dựng đoạn và liên kết văn bản.
B- Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, tài liệu
2. Học sinh: Ôn trước bài ở nhà theo sự hướng dẫn của GV.
C- Tiến trình các hoạt động dạy học:
 I- ổn định tổ chức: 
 Lớp 7a: Lớp 7b: Lớp 7c:
 II- Kiểm tra bài cũ:
 III- Baì mới: 
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung bài dạy
Đã học những văn bản ca dao về các chủ đề
 Nào? Kể tên ?
+ Chủ đề về tình yêu gia đình.
+ Về tình yêu quê hương đất nước.
+ Châm biếm, mỉa mai.
+ Than thân.
? Nhận xét gì về những tình cảm thể hiện trong những bài ca dao này ?
VD: Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, 
 Mênh mông bát ngát.
Đứng bên tê đồng ,ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
 Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
-Nếu xác định chủ thể của bài ca là người 
con gái thôn quê-> Nghiêng về cảm xúc tự 
hào...
- Nếu chủ thể là chàng trai thì niềm cảm xúc
Nghiêng về lời ngợi ca vẻ đẹp đầy sức sống
Của người con gái thôn quê... 
? Đoạn văn sau được liên kết với nhau bởi 
những phương tiện nào? 
Chỉ rõ tác dụng của những phương tiện đó?
? Trình bày cảm nhận của em về bài ca dao sau:
? Xác định chủ thể của lời ca?
? Lời ca đó cất lên trong hoàn cảnh nào?
? Nội dung của lời ca? Nghệ thuật có gì đặc
 sắc? 
? Bài ca dao đã để lại trong lòng người đọc những cảm xúc gì ? Giúp em hiểu gì về thân phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa?
HS đọc và tìm hiểu một số bài ca dao có cùng chủ đề than thân : viết về người phụ nữ xưa...
HS chia làm 2 đội chơi...
I. Ca dao:
1. Khái niệm: 
- Tình cảm thể hiện đều là những tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn sâu sắc.
(Tình yêu gia đình, quê hương làng xóm, tình yêu thương đồng loại...)
* Cách tìm hiểu ca dao:
1. Tìm hiểu chủ thể của lời ca :
 - Lời ca đó là của ai? Mượn lời của ai? Cất lên trong hoàn cảnh nào?
2. Xác định nội dung - Nghệ thuật của bài ca dao:
 - Bài ca dao thể hiện nội dung gì? Nói lên điều gì?
3. Thể hiện cảm xúc:
 - Bài ca để lại trong em những cảm xúc gì ?
 - Giúp em hiểu được điều gì ? 
Liên kết trong văn bản:
*Liên kết: là yếu tố quan trọng trong qúa trình tạo lập văn bản.
 + Liên kết về nội dung.
 + Liên kết về hình thức.
 *- Phương tiện liên kết:
 + Từ, cụm từ, câu.
 + Thưòng sử dụng các quan hệ từ: Còn, nhưng,
Mà, Nếu...thì, tuy...nhưng, không những ...mà còn, nói tóm lại...
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
 Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy ắp tiếng chim bay nhảy. Những thím chích choè nhanh nhảu. Những chú chim khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những 
bác cu gáy trầm ngâm.
* Liên kết về nội dung:
- Hiện lên vẻ đẹp đầy sắc màu của hương hoa, âm thanh rộn rã của cuộc sống.
-Tất cả những câu trong đoạn văn đều tập trung àm rõ chủ đề này.
Liên kết về hình thức:
Các câu trong đoạn được nối với nhau bằng những quan hệ từ.- Lặp lại từ: “ Hoa- Những”.
- Quan hệ từ trong câu đầu tiên diễn tả sự tiếp 
Nối theo thời gian.-> Sự vật dường như có sự tiếp nối liên tục.
-> Tác dụng: Tạo cho đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ, gợi lên vẻ đẹp của không gian khu vườn-> Cảm xúc thích thú, ngạc nhiên, yêu mến...
Bài tập 2:
 Thân em như trái bần trôi
 Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?
Xác định chủ thể lời ca:
Lời ca của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Trong hoàn cảnh : Có lẽ gặp quá nhiều nỗi oan trái, bất công...
*- Nội dung - Nghệ thuật của lời ca:
 - Nỗi xót xa, ai oán về thân phận chìm nổi, lênh đênh không tự định đoạt được số phận của mình.
- Nghệ thuật: 
 + So sánh: Thân em- Trái bần trôi
 + ẩn dụ: Gió dập sóng dồi...
->Thân phận như thứ bỏ đi, không ai đoái hoài để ý...- Chìm nổi lênh đênh vô định không tự quyết định cho số phận của mình...
Xót xa, thông cảm...
Bài tập 3:
 HS viết bài- Có sử dụng phương tiện liên kết.
VD: Đọc bài ca dao ta có thể cảm nhận được nỗi xót xa ai oán của người phụ nữ về thân phận thấp hèn của họ trong xã hội PK xưa...
Baì tập 3
 - Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
Thân em như thể hàng săng
 Bán thì muốn bán nhưng rằng mời ai.
Thân em như miếng cau khô
 Người thanh tham mỏng, kẻ thô tham dầy...
Gánh cực mà đổ lên non
 Còng lưng mà chạy , cực còn chạy theo.
Khổ như tui đây mới ra thậm khổ.
 Lên non đốn củi đụng chỗ đốn rồi 
 Xuống sông gánh nước đụng chỗ cát bồi khe khô...
IV- Hướng dẫn học ở nhà:
Làm tiếp bài tập. Chuẩn bị tiếp liên kết, tạo lập văn bản. 
Rút kinh nghiệm. 
Ngày soạn: 15 tháng 10 năm 2009
Ngày dạy: tháng 10 năm 2009
Tuần 9
 Tiết 3 Luyện tập liên kết và tạo lập văn bản 
A-Mục tiêu bài học:
 - Củng cố kiến thức về liên kết. 
 - HS rèn kỹ năng nhận biết và tạo lập văn bản. Nắm vững và vận dụng các bước tiến hành, tạo lập văn bản.
B- Chuẩn bị:
 - Bài lý thuyết phần tạo lập văn bản.
 - Bài tập ở nhà.
C- Tiến trình các hoạt động dạy học:
 I- ổn định lớp:
 - 7a: 7b: 7c:
 II- Kiểm tra bài cũ: Bài tập ở nhà.
 III- Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò.
 Nội dung bài học
? Để tạo lập văn bản người viết cần tiến hành những bước nào? Tại sao?
Cho 3 đoạn văn sau. Hãy lắp ghép các đoạn văn đó thành một văn bản cho phù hợp! Giải thích vì sao có thể trình bày như vậy?
Hãy chỉ ra những sự liên kết về nội dungvà hình thức trong đoạn văn sau? Cho biết tác dụng của phép liên kết đó ?
Cho đề bài sau: Vẻ đẹp của khu vườn sinh vật cảnh trường em. 
Hãy xây dựng dàn ý cho đề bài đó.Khu vườn đó nằm ở đâu? Có gì đặc biệt đối với em? 
Vườn sinh vật cảnh có những loài cây nào? Trong đó em thích nhất loài cây nào.Vì sao?...
? Tình cảm cảm của em với loài cây đó ? Em có suy nghĩ gì về công sức của những người đã tạo nên vẻ đẹp đó ?
 HS trình bày- nhận xét và cho điểm.
I. Một số lưu ý khi tạo lập văn bản:
Định hướng chính xác: VB viết về cái gì? 
Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào?
- Xây dựng bố cục theo 1 trình tự hợp lý rành
 mạch.
Dựng đoạn và liên kết đoạn.
Đọc và kiểm tra, sửa lỗi.
II- Luyện tập:
Bài tập 1:
*- Còn nhiều lắm những điều ta chưa thể biết trước được sự việc diễn ra; nhưng cũng 
còn rất nhiều điều vẫn ở trong bức màn bí 
mật, đang chờ tri thức của chúng ta tiếp tục 
khám phá.
* Thời gian và tri thức là vấn đề muôn thuở
Thú vị của nhân loại, đặc biệt của tuổi học trò.
*Hãy biết chạy đua với thời gian để giành lấy tri thức. Tri thức đang chờ bạn ở phía trước.
* Tri thức đối với mỗi chúng ta là vô cùng 
quan trọng. Chúng ta bước vào thế giới này
bằng những hành trang tri thức....
Đoạn 2: Mở bài.
Đoạn 1: Thân bài.
Đoạn 3: Kết bài.
Bài tập 2:
- Mùa đông , giữa ngày mùa , làng quê toàn
một màu vàng- những màu vàng rất khác nhau.Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóngtối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng ngả nhạt màu vàng hoe... Từng chiếc lá mít vàng ối.Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ thường, không có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào đông.
Nội dung:
Vẻ đẹp trù phú đầy ấm no hạnh phúc của
làng quê.
 * Hình thức:
 - Sử dụng những phép liên kết : Lặp từ “ Màu vàng”.
->Những từ láy gợi tả: Đều chỉ màu sắc vàng tập trung làm rõ cho chủ đề của đoạn văn.
? Hiện lên không gian tràn ngập sắc vàng
tươi sáng, trù phú, -> yên bình ấm áp lạ thường gợi sự ấm no hạnh phúc của một cuộc sống đang đổi thay.
Bài tập 2:
a/ Mở bài :
Trường em có một khu vườn sinh vật cảnh 
rất đẹp.
b/ Thân bài :
Tả khái quát:
Từ cổng trường đi vào : Một khuôn viên 
xinh xắn - Trồng rất nhiều loài cây...
Khu vườn quanh năm xanh tốt...
Tả cụ thể:
Khu vườn có rất nhiều loài cây:
 + Cây ăn quả: Đào, khế quả sai trĩu cành ...
 + Cây cảnh : Vạn tuế oai phong ... hoa trà 
yểu điệu duyên dáng...những nụ hồng chúm 
chím khoe sắc dưới trời xuân ...Tình cảm đối với khu vườn : Yêu thích, gắn bó... Nơi đây các thầy cô dành tất cả tình yêu thương mong muốn có được một nơi thật lý thú cho chúng em học tập ...
c/ Kết bài:
 Yêu quý tự hào khi mình được học nơi đây...
- Dành công sức và tình cảm để làm đẹp hơn ngôi trường này...
Bài tập 3: Trình bày bài viết có sử dụng
 phép liên kết giữa các đoạn văn...
IV- Hướng dẫn học ở nhà:
Học và làm bài tập còn lại.
Chuẩn bị văn biểu cảm- các cách biểu cảm.
 Rút kinh nghiệm 
Ngày soạn: 25 tháng 10 năm 2009
Ngày dạy: tháng 10 năm 2009
Tiết 4-5 Tuần 10
 Luyện tập văn biểu cảm-
 Giới thiệu về Bà Huyện Thanh Quan- Nguyễn Khuyến
A - Mục tiêu bài học:
	- HS được củng cố kiến thức về văn biểu cảm.
 - Mở rộng kiến thúc về văn học sử, tư liệu về tác giả, tác phẩm.
B- Chuẩn bị:
	- Tư liệu về 2 tác giả: Bà Huyện Thanh Quan- Nguyễn Khuyến.
 	- Bài tập văn biểu cảm.
C- Tiến trình các hoạt động dạy học:
	I- ổn định lớp:
	- Lớp 7a2:
	- Lớp 7a5:
	II- Kiểm tra bài cũ:
Bài tập trên lớp.
III- Bài mới: 
 Hoạt động của thầy và trò. 
 Nội dung bài học
- Tên Hinh- Trong đó có chữ Thanh:
-> Tiếng- Chữ Hương: Hương thơm-
-> Mong con sẽ để lại tiếng thơm cho
 muôn đời.	
Trong những năm đầu triều vua 
Tự Đức, bà đó giỏn tiếp xin vua 
miễn cho làng Nghi Tàm khỏi lệ 
tiến 
cống chim sõm cầm; điều đú núi
 lờn sự quan tõm nhõn ỏi đối với 
dõn làng, và hỡnh búng đất Bắc hà luụn in đậm trong tõm hồn người
 Nữ sĩ tài hoa.
- Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lõu đài búng tịch dương .
Những ý và lời đó được bà dựng những chữ thật chớnh xỏc để diễn tả, như những viờn ngọc được chọn
 lọc và gọt dũa.
Những nhà phờ bỡnh cú thể đề 
nghị sửa một chữ trong thơ của
 Tản Đà (3) hoặc của những nhà
 thơ mới để thờm đậm nghĩa hay
 tạo nhạc điệu, nhưng chưa thấy
 ai đề nghị sửa "chữ" nào trong 
thơcủaBàHuyệnThanhQuan.
nếu điều thi tập núi ở trờn là đỳng, thỡ quả là Nữ sĩ đó mượn thơ để 
diễn tả cảnh ngộ của mỡnh chứ 
khụng phải là thỏi độ "hoài Lờ".
 Bà đó đi từ bi kịch cỏ nhõn của
 mỡnh tới cỏi nhỡn về sự biến 
thiờn đổi dời của thiờn nhiờn và 
xó hội, sự đổi dời mà con người 
khụng cỏch chi ngăn giữ, mà chỉ cũn lại nơi những tõm hồn nhạy 
cảm sự tiếc nuối xút xa, xút xa về một quỏ khứ với những kỷ niệm 
riờng tư, hạnh phỳc gia đỡnh 
Trước cảnh hoang tàn của đất Bắc thời nhà Nguyễn, bà đau lũng nhớ tiếc một quỏ khứ xa xưa, "một quỏ 
khứ cú lẽ chớnh bà cũng khụng
 tường tận lắm và cũng chưa thọ hưởng õn huệ gỡ, nhưng đú là quỏ khứ của tiền bối, của gia đỡnh, của
quờ hương mỡnh, cho nờn tỡnh 
cảm dễ tụ màu kh ... huyện xảy ra hôm trước giữa tôi và nó 
có làm nó khó chịu hay không? Đến hay không đến, làm lành hay không làm
 lành? Tôi phải làm sao bây giờ?...
IV- Hướng dẫn học ở nhà:
 - Ôn theo hướng dẫn
 - Làm bài tập còn lại.Chuẩn bị bài sau ôn văn học.
D- Rút kinh nghiệm:
Soạn:
Giảng: Bài 23
 Ôn tập học kỳ 2
A- Mục tiêu bài học:
 - Củng cố những kiến thức về VHDG phần ca dao dân ca, tục ngữ.
 - Rèn HS kỹ năng tìm hiểu TN, ca dao DC...
 - Rèn HS kỹ năng làm văn nghị luận.
B- Chuân bị:
 - Kiến thức về văn NL.
C- Tiến trình các hoạt động dạy học trên lớp:
 I- ổn định lớp:
 II- Kiểm tra bài cũ: 
 III- Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 ND bài học
CD, DC là những câu hát về tình yêu GĐ
QH...-> Khi tìm hiểu CD cần chú ý đến điều này.
Chú ý: Phép lập luận CM-DC là chủ yếu
Còn lập luận GT thì lý lẽ là chủ yếu.
- Khi tìm hiểu về phép lập luận Gt cần GT
 ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.
 HS đọc những bài ca dao về Tình 
Cảm GĐ, QH...- Những câu TN về con
 người XH...-> Trình bày cách hiểu của em 
về thể loại lục bát, song thất lục bát, vế đối
xứng trong TN...
( GV cần chú ý để HS tự tìm ra những cách
 thể hiện khác nhau...) 
Chủ thể lời ca là của ai?
ND chính của bài ca dao này là gì?
Có gì đặc sắc trong cách thể hiện bài ca
 dao? Giới thiệu cách hiểu của em về thể
 loại đó.
HS trình bày bài viết- Chú ý cách trình bày theo bố cục 3 phần.
-? Những hình ảnh nào trong bài làm em thích thú? Vì sao?
Văn chương có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người? Lấy dẫn chứng cụ thể?
Dẫn chứng nào chứng tỏ rằng TPVC đem 
đến cho chúng ta những tình cảm ta không
 có?
-? Vì sao có thể nói rằng VC luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có?
Dẫn chứng nào chứng tỏ điều đó?
Việc học tập phần Tiếng Việt và tập làm 
văn theo hướng tích hợp trong chương trình ngữ văn đã có ích lợi gì cho việc học phần văn?
-? Tìm những dẫn chứng phù hợp chứng tỏ
 điều đó?
+ VD: Học đoạn thơ:
 Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
 Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
 Cháu thương bà biết mấy nắng mưa...
Cảm thụ được vẻ đẹp của đoạn văn 
cần hiểu rõ được nghĩa của những từ láy, từ ghép trong đoạn thơ...-> Muốn vậy phải tìm hiểu nghĩa của nó thông qua học tiếng Việt
I- Một số lưu ý:
- Khi tìm hiểu CD cần chú ý đến chủ thể 
của lời ca, hoàn cảnh xuất hiện lời ca, ND
 thể hiện trong bài và vẻ đẹp NT của lời ca.
- TN: Cần chú ý đến nghĩa đen, nghĩa bóng
Và nghĩa sâu xa của TN- Cách nói vần điệu
Ngắn gọn...
- Khi viết bài NL về CD, TN cần chú ý đến
 NT điển hình của CD, TN...
II- Luyện tập:
1- Bài tập 1:
- Hãy trình bày cảm nhận của em về bài ca dao sau:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát.
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, thấy 
bát ngát mênh mông.
 Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Chủ thể lời ca: Cô gái thôn quê.
Hai câu đầu kéo dài ngân nga như nốt 
nhạc hiện lên một không gian thoáng đãng 
rộng ngút tầm mắt.-> Không gian của làng
 quê yên bình và thanh thản...
Cách diễn đạt độc đáo: Đảo trật tự cụm
 từ để MT ...tạo nên nét hóm hỉnh và duyên dáng.
Hình ảnh so sánh: Thân em - Chẽn lúa 
đòng đòng-> Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng đáng yêu đang tràn căng sức sống... của người con gái thôn quê. Niềm tự hào về vẻ đẹp của chính mình...
Rất ít bài ca thể hiện được điều đó.
Phất phơ...- Ngọn nắng hồng ban mai-> 
Vẻ đẹp duyên dáng, đáng yêu trong ánh 
nắng hồng của buổi sớm mai càng làm tăng thêm nét trẻ trung đáng yêu củat người con gái làng quê...-> Thấy được vẻ đẹp của con người thôn quê...-> Tự hào ...
 2- Bài tập 2: 
Dựa vào VB: “ý nghĩa văn chương” kết 
Hợp với việc học tập TP VH đã có, hãy 
phát biểu những điểm chính về ý nghĩa của văn chương( Có dẫn chứng kèm theo)
Văn chương đem đến cho ta những 
tình cảm ta không có:
- Những tác phẩm VC đem đến cho ta 
những những tình cảm yêu thương đồng 
cảm:
+Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân
Thương cảm cho số phận của những
 người phụ nữ trong XHPK xưa. Họ không
 định đoạt được cho mình cuộc sống ...
Văn chương luyện cho ta những tình 
cảm ta sẵn có:
- Ai cũng có những tình cảm yêu ghét rõ 
ràng: Yêu gia đình, bè bạn... ghét thói xấu...
-> VH bồi dưỡng cho ta thêm những tình 
cảm đó:
+ Đọc những bài ca dao về tình cảm gia 
đình, tình yêu quê hương đất nước ta càng 
thêm thấm thía yêu hơn cuộc sống này...
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ...
Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu...
3- Bài 3:
Học phần tiếng Viêt-> giúp hiểu rõ về
 nghĩa của các từ ngữ trong VB-> Cảm thụ
 VB tốt hơn.
- Học phần Tập làm văn-> Diễn đạt rõ ràng
Có kỹ năng tìm hiểu VB ...
IV- Hướng dẫn học ở nhà:
Học và làm BT.
Chuẩn bị bài nghị luận về 1 tư tưởng đạo lý.
D- Rút kinh nghiệm: 
Soạn:
Giảng: Bài 24
 Ôn tập học kỳ
 Phần văn và tập làm văn
Mục tiêu bài học:
Củng cố kiến thức về những văn bản trong chương trình HK 2 về ND- NT.
Luyện kỹ năng trình bày bài cảm nhận, nghị luận về nhân vật, tác phẩm.
Chuẩn bị: 
- Ôn kiến thức về văn nghị luận- văn bản.
Tiến trình các hoạt động dạy học trên lớp:
 I- ổn định lớp: 7a2 7a5:
 II- Kiểm tra bài cũ:
 III- Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
 ND bài học
-? Nên lựa chọn những bài ca dao nào? làm rõ vẻ đẹp nào của tiếng Việt?
+ TV giàu: Thể hiện trong vẻ đẹp về nhạc điệu...câu chữ.
-Yêu cầu của MB- TB- KB?
Tiếng Việt giàu như thế nào? Dẫn chứng?
HS đọc ca dao- Phân tích...
-? TV đẹp như thế nào? VD
-? Tục ngữ có cách nói như thế nào? Cái hay của tục ngữ là gì? Hãy lấy dẫn chứng để chứng tỏ điều đó?
GV cần chú ý đến cách nói có vần điệu để tạo nên cái hay của TN
-?Đó là một xã hội như thế nào? Vì sao em biết?
- Viên quan phụ mẫu trong tác phẩm là con người như thế nào? Hãy chứng tỏ điều đó?
Cảm xúc của em như thế nào về viên quan đó?
-? Tìm một số câu nói của nhân vật trong TP chứng tỏ điều đó?
HS trình bày đoạn văn về viên quan phụ mẫu. Có nhận xét, cho điểm....
I - Bài tập 1:
Thông qua những bài ca dao,tục ngữ đã học trong chương trình ngữ văn 7, em hãy làm sáng tỏ nhận định: Tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp
Thể loại: NL CM
VĐ cần CM:Tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp
Phạm vi NL: VH: Phần ca dao, tục ngữ.
a/ MB:
Ca dao dân ca thể hiện rất rõ vẻ đẹp của TV: Giàu và đẹp.
b/ Thân bài:
* TV giàu thể hiện qua vẻ đẹp của thanh điệu âm điệu....Ca dao có cách thể hiện bàng vần bàng, thanh điệu, cách ngắt nhịp-> Âm hưởng dìu dặt nhẹ nhàng,...
VD: Hỡi cô tát nước bên đàng...
Vần bằng tạo nên âm điệu nhẹ nhàng...
* TV đẹp trong câu chữ, cách thể hiện đa dạng, phong phú...
- VD: Ca dao nói ý nhị:Đường vô xứ Nghệ quanh quanh...-? ý nhị gửi gắm vào đó tình yêu quê hương đất nước...và lời mời hấp dẫn...
+ Tục ngữ: Tấc đất, tấc vàng
-> Ngắn gọn nhưng hàm ý bao điều sâu xa
Diễn đạt cô đọng súc tích... 
c/ KB: Khẳng định giá trị của tiếng Việt trong đời sống của con người...
2 Bài tập 2:
Thông qua văn bản Sống chết mặc bay, nhưnmgx trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu, em hiểu gì về xã hội nửa thực dân PK xưa? 
- XH thối nát bất công vô nhân đạo-> Đáng lên án...
_ XH có những tên quan vô liêm sỉ, không chút tình người.
- Viên quan phụ mẫu: Vô trách nhiệm- xấu xa độc ác mất hết nhân tính-> Đáng căm ghét, khinh bỉ...
+ Không thèm để ý đến dân đen... với hắn ù đó là hạnh phúc...
+ Đê vỡ hắn mặc kệ không thèm ngó ngàng còn mải lo cho ván bài của hắn...
- Va- ren : Kẻ phản bội nhục nhã, kẻ xấu xa bỉ ổi trơ trẽn ...
+ Tôi mang tự do đến cho ông đây...ông hãy nhìn tôi đây này...
3- Bài tập 3: 
IV- Hướng dẫn học ở nhà:
Học và làm bài tập
- Chuẩn bị bài tiếp ôn văn học TV
Rút kinh nghiệm
Soạn: Bài 25
 Giảng:
Ôn luyện tổng hợp
A- Mục tiêu bài học:
 - Củng cố kiến thức về văn nghị luận.
 - Rèn HS kỹ năng xác lập LĐ- LC- LL.
 - Xây dựng bố cục cho bài nghị luận. Dựng đoạn văn nghị luận
B- Chuẩn bị:
- - Kiến thức phần văn NL. Bài tập SGK.
C- Tiến trình các hoạt động dạy học trên lớp
 1- ổn định lớp: 7a2: 7a5:
 2- Kiểm tra bài cũ:
 3 - Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung bài học
-? Vấn đề NL là gì? Giới hạn NL?
-? TN đêm lại cho ta những lợi ích gì?
 Tại sao nói rằng TN chính là người bạn của mỗi người?
VD: Thật vậy, TN khônng thể thiếu đối với cuộc sống con người - > Bạn hãy thử tưởng tượng xem một ngày nào đó bên ta không còn ánh nắng mặt trời, không còn tiếng chim ca, tiếng suối chảy thì cuộc sống này sẽ ra sao...?
-? VĐ cần GT là gì? Em sẽ căn cứ vào đâu để GT cho bạn hiểu điều đó?
Bài tập 1: 
Đề bài: 
Bạn em chỉ ham thích trò chơi điện tử, truyền hình ca nhạc mà tở ra thờ ơ không quan tâm đến thiên nhiên. Hãy chững minh cho bạn biết rằng thiên nhiên chính là nơi đem lại cho ta sức khoẻ, sự hiểu biết và niềm vui vô tận. Và vì thế chúng ta càng phải gần gũi thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên.
Tìm hiểu đề:
- VĐ NL: TN đem lại cho ta sức khoẻ, sự hiểu biết và niềm vui vô tận -> Cần gần gũi, yêu mến thiên nhiên.
- Phạm vi NL: Trong đời sống thực tế.
LĐ 1: TN không thể thiếu đối với cuộc sống của con người
+ Cây xanh cho ta bóng mát, không khí trong lành
+ Dòng sông, ánh nắng đem đến cho ta cuộc sống....
- TN đem đến cho ta niềm vui, niềm hạnh phúc.
+ Khi buồn vui-> Tìm đến TN...
+ Tiếng chim ca, hương thơm của cỏ cây hoa lá...
- Giữ gìn TN chính là giữ gìn cuộc sống của chúng ta...
-> Hãy gần gũi tn để tìm niềm vui...
2- Bài tập dựng đoạn:
HS trình bày đoạn văn để nhận xét cho điểm.
3- Bài tập 3:
Sau khi học xong tác phẩm “ Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu”, có bạn vẫn băn khoăn không hiểu vì sao TG không để PBC nhổ thẳng vào mặt Va- ren mà chỉ cười ruồi và im lăng. Sự im lặng đó khiến Va- ren sửng sốt cả người.
Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy giải thích để bạn em hiểu điều đó.
+ VĐ cần GT:
- Vì sao PBC im lặng và cười ruồi khi nghe những điều Va- ren nói?
+ Suốt cuộc chạm trán, chỉ có một mình Va- ren nói.-> Những lời nói của hắn thể hiện hắn là kẻ xấu xa bỉ ổi..( Dẫn chứng)
+ PBC im lặng thể hiện sự khinh bỉ, coi thường kẻ phản bội trước mặt...
- Vì sao Va- ren lại sửng sốt cả người khi PBC chỉ im lặng?
+ Va -ren nhận thấy khí phách kiên cường của người anh hùng PBC-> Ngạc nhiên...
+ Sửng sốt vì ngạc nhiên, Va- ren nhận thấy PBC thật là người đáng ngưỡng mộ...
Câu chuyện đã lột tả bản chất xấu xa vô cùng của XH nửa TDPK với những kẻ xấu xa bỉ ổi, vô liêm sỉ...
4- Bài tập 4:
Viết đoạn văn có sử dụng những lí lẽ, dẫn chứng trên
- Mỗi bên viết 1 đoạn văn - Chú ý kỹ năng dựng đoạn văn- XD LĐ.
Hướng dẫn học bài ở nhà: 
Họcvà làm BT.
Chuẩn bị phần văn nghị luận- tiếng Việt
D- Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docDay chieu ngu van 7 ca nam.doc