Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 20

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 20

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu thế nào là tục ngữ, hiểu nội dung và một số nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ có trong bài.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích tục ngữ.

3. Thái độ:Giáo dục học sinh tìm hiểu giá trị của văn học dân gian nói chung và tục ngữ nói riêng.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

- GV: Giáo án - tài liệu tham khảo

- HS: chuẩn bị SGK - bài soạn.

- Phương pháp: Nêu vấn đề; thảo luận.

III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

 

doc 10 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Ngày soạn: //..
Tiết 73
Ngày dạy: ././.
NGữ VĂN 7 HọC Kỳ II
 Bài 18:
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
I. MụC TIÊU CầN ĐạT:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu thế nào là tục ngữ, hiểu nội dung và một số nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ có trong bài.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích tục ngữ.
3. Thái độ:Giáo dục học sinh tìm hiểu giá trị của văn học dân gian nói chung và tục ngữ nói riêng.
II. CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH: 
GV: Giáo án - tài liệu tham khảo
HS: chuẩn bị SGK - bài soạn.
Phương pháp: Nêu vấn đề; thảo luận.
III. TIếN TRìNH GIảNG DạY:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Nội dung
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 	
Chọn đáp án trả lời đúng.
3. Tiến trình bài dạy: 
Hoạt động 1: Đọc - tiếp xúc văn bản. 
? Dựa vào chú thích cho biết thế nào là tục ngữ ?
Có câu tục ngữ chỉ có nghĩa đen, có câu được hiểu theo nghĩa bóng.
Tục ngữ được nhân dân sử dụng vào mọi hoạt động đời sống để nhìn nhận, ứng sử thực hành để lời nói thêm hay, sinh động sâu sắc.
? Giải thích những từ khó?
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
? Văn bản này gồm mấy câu tục ngữ? Có thể xếp vào những nhóm đề tài nào?
? Dựa vào tiêu chí nào mà người ta lại xếp những câu tục ngữ trên vào một văn bản?
?Đọc câu thứ nhất: Nhận xét gì về hình thức nghệ thuật của câu này? Tác dụng?
? Phép đối xứng giữa 2 vế câu này có tác dụng gì?
?Qua câu tục ngữ này tác giả muốn đúc rút kinh nghiệm gì? Kinh nghiệm này có ý nghĩa như thế nào trong thực tế?
? Câu 2 nói đến kinh nghiệm từ hiện tượng gì? ?Phân tích cách diễn đạt của câu tục ngữ?
? Trong thực tế, kinh nghiệm này có đúng không? Vì sao?
? Em hiểu “ráng”là gì?
? Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ này?
?Tìm những câu tục ngữ cũng dự báo bão mà em biết?
? Ngày nay, người ta còn dựa vào những kinh nghiệm này không? Vì sao?
? Câu 4 đúc rút kinh nghiệm gì? Phân tích?
? Câu này có một dị bản khác, đó là gì?
? Đọc những câu tục ngữ nhóm 2. Chọn và phân tích một câu mà em hiểu rõ nhất?
GV có thể gợi:
?Câu 5 có cấu tạo như thế nào? Nhận xét cách dùng đơn vị đo “tấc” trong dân gian? ý nghĩa của việc sử dụng đơn vị đo lường này?
? Đọc câu 6, Chuyển lời sang tiếng việt? Kinh nghiệm LĐSX được rút ra ở đây là gì?
Trong thực tế đã áp dụng bài học này như thế nào?
? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở câu7?
?Tìm những câu tục ngữ gần gũi với kinh nghiẹm này?
?Em hiểu “thì, thục” như thế nào? Hình thức câu tục ngữ này có gì đặc biệt? Tác dụng?
? Kinh nghiệm này đã đi vào thực tế sản xuất nông nghiệp ở nước ta như thế nào?
? Những câu tục ngữ trong bài diễn đạt có gì đặc biệt? ý nghĩa của những câu tục ngữ này trong đời sống hiện nay?
Qua đây, em suy nghĩ gì về sự hiểu biết, khả năng quan sát cách diễn đạt của nhân dân?
Hoạt động 3: Luyện tập.
2. Những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì?
Bài 2: Tổ chức cho học sinh chạy tiếp sức. (5 phút): Tìm những câu tục ngữ có nội dung tương tự với các câu tục ngữ có trong bài.
4. Cuỷng coỏ: Toựm taột noọi dung baứi hoùc.
5. Daởn doứ: 
- Học thuộc lòng các câu tục ngữ có trong bài.
- Tìm đọc cuốn Ngữ văn địa phương.
Hình thức: là một câu nói (diễn đạt 1ý trọn vẹn). Có đặc điểm ngắn gọn, kết cấu bền vững, có hình ảnh và nhịp điệu. 
Nội dung: diễn đạt kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội.
- 8 câu, hai nhóm.
-Kinh nghiệm thiên nhiên có liên quan trực tiếp đến lao động sản xuất.
HS đọc.
HS trả lời.
HS trả lời.
HS phân tích.
Có khi đúng có khi sai.
ráng: sắc trời.
- “Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì có bão”.
HS phân tích
“Tháng bảy kiến đàn, đại hàn hồng thuỷ”.
HS đọc và lựa chọn phân tích.
Câu 5:
 “tấc” đất: một mảnh vườn nhỏ.
“tấc” vàng: một lượng vàng lớn.
Khẳng định đất quí hơn vàng.
Tương tự HS phân tích.
“Một lượt tát, một bát cơm”
“Người đẹp vì lụa...”
.
HS liên hệ thực tế.
A. Là bài học dan gian về khí tượng, là hành trang túi khôn của nhândân lao động, giúp họ chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng suất lao động.
B. Giúp nhân dân lao động có một cuộc sống lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và tương lai của mình.
C. Giúp nhân dân lao động chủ động đoán biết được cuộc sống và tương lai của mình.
 D. Giúp nhân dân lao động có mộ cuộc sống vui vẻ, nhàn hạ và sung túc hơn.
Ca dao, dân ca là:
A. Đó là những tác phẩm văn học truyền miệng.
B. Đó là những bài tho được truyền tụng từ xưa đến nay
C. Đó là những bài thơ bài hát trữ tình dân gian.
D. Đó là những bản nhạc do nhân dân lao động sáng tạo nên.
I. Đọc - tiếp xúc văn bản 
1.Tìm hiểu tục ngữ.
2.Đọc.
3.Chú thích.
II. Nội dung văn bản:
1.Tục ngữ đúc rút kinh nghiệm từ thiên nhiên.
Câu 1:
Cách nói quá, 2 vế đối xứng nhằm nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng năm và ngày tháng mười.
Sử dụng thời gian hợp lý theo từng mùa.
Câu 2:
Hai vế đối xứng và dựa vào sự khác biệt giữa các sao để dự báo sự khác biệt về thời tiết.
Câu 3:
Dự báo khi chân trời có sắc vàng thì trời sắp có bão.
Câu 4:
Tháng 7 âm lịch mà kiến bò từng đàn hoặc leo cao thì còn lụt.
Câu 5:
Câu rút gọn, hai vế đối xứng. Khẳng định giá trị của đất.
Câu 6:
Nuôi cá lãi nhất mới đến làm vườn và trồng lúa.
Làm giàu thì nên phát triển thủy sản.
Câu 7:
Các yếu tố của trồng lúa. Nước là yếu tố quan trọng nhất.
Câu 8:
Câu rút gọn, hai vế đối xứng, qua đó khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và đất trồng.
III. Tổng kết: Ghi nhớ (SGK)
IV. Luyện tập
Bài tập trắc nghiệm:
Tục ngữ là:
A. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, có hình ảnh.
B. Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về nhiều mặt.
C. Là một thể loại văn học dân gian.
D. Cả 3 ý trên.
RúT KINH NGHIệM
Tuần 20
Ngày soạn: //..
Tiết 74
Ngày dạy: ././.
chương trình Văn và tập làm văn
I. MụC TIÊU CầN ĐạT: Giúp học sinh:
Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình.
II. CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH: 
GV: Giáo án - tài liệu tham khảo
HS: chuẩn bị SGK - bài soạn.
Phương pháp: Nêu vấn đề; thảo luận.
III. TIếN TRìNH GIảNG DạY:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 	
- Nêu khái niệm tục ngữ? Đọc thuộc 8 câu tục ngữ đã học?
- Tục ngữ về thiên nhiên có đặc điểm gì?	
3. Bài mới: 
HS tự sưu tầm: Mỗi học sinh 10 câu
GV hướng dẫn đôn đốc học sinh thực hiện
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số câu tục ngữ, ca dao, dân ca của địa phương hoặc vùng đồng bằng Bắc bộ
4. Cuỷng coỏ: 
- Nhắc lại khái niệm ca dao, tục ngữ?
- Ca dao tục ngữ được lưu hành ở địa phương em?
5. Daởn doứ: 
- Học sinh tích cực, tìm hiểu, ghi chép lại vào tập vở riêng
- Về nhà tìm hiểu sưu tầm tục ngữ, ca dao của địa phương
I. Nội dung thực hiện:
Học sinh sưu tầm những câu ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương mình, nhất là những câu đặc sắc, mang tính địa phương: 
- Nói về di sản văn hóa, di tích
- Thắng cảnh
- Danh nhân
- Từ ngữ địa phương
II. Phương pháp thực hiện:
1. Cách sưu tầm:
- Hỏi những người lớn, những người có nhiều hiểu biết ở địa phương
- Chép lại từ sách báo
2. Yêu cầu về nội dung:
- Sưu tầm riêng hai thể loại ca dao, tục ngữ
-Tự sắp xếp theo trật tự A, B ,C của chữ cái đầu câu
- Phân biệt rõ hai phạm vi ca dao, tục ngữ lưu hành ở địa phương và ca dao tục ngữ nói về địa phương
3. Tổ chức học sinh thảo luận nhóm về những đặc sắc của ca dao, tục ngữ ở địa phương mình.
III. Một số câu tục ngữ, ca dao, dân ca
1. Thâm đông, hồng tây, dựng may. Ai ơi ở lại ba ngày hãy đi.
2. Mống đông, vồng tây chẳng mưa dây cũng bão giật
3. Trăng mờ tốt lúa nỏ
Trăng tỏ tốt lúa sâu.
4. Ruộng không phân như thân không của.
5. Một lượt tát một bát cơm.
6. Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng
RúT KINH NGHIệM:
Tuần 20
Ngày soạn: //..
Tiết 75
Ngày dạy: ././.
Tìm hiểu chung về văn nghị luận
I. MụC TIÊU CầN ĐạT:
1. Kiến thức: Hiểu được nhu cầu nghị luận trong cuộc sống và đặc điểm chung của văn nghị luận.
2. Kỹ năng: rèn kỹ năng nhận biết văn bản nghị luận qua sách báo để tiếp tục tìm hiểu sâu hơn, kỹ hơn về kiểu văn bản này.
3. Thái độ:Giáo dục học sinh biết tích hợp với các bài tục ngữ .
II. CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH: 
GV: Giáo án - tài liệu tham khảo
HS: chuẩn bị SGK - bài soạn.
Phương pháp: Nêu vấn đề; thảo luận.
III. TIếN TRìNH GIảNG DạY:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Nội dung
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 	
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: tìm hiểu nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận.
 trong đời sống, em có thường gặp các câu hỏi kiểu như thế này :
? vì sao em phải đi học?
? thế nào là sống đẹp ? trẻ em hút thuốc lá tốt hay xấu, lợi hay hại ?
?tương tự hãy tự đặt những câu hỏi dạng này ?
? gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như: kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không? vì sao? để trả lời những câu hỏi như thế người ta thường dùng kiểu văn bản nào? lấy ví dụ?
? như vậy em hiểu thế nào văn bản nghị luận?
4. Cuỷng coỏ: 
Bài tập 1: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận.
Tái hiện sự vật, con người, phong cảnh.
Thuyết phục người đọc người nghe về 1 ý kiến, 1 quan điểm, 1 nhận xét nào đó.
Luận điểm rõ ràng, lý lẽ dẫn chứng thuyết phục.
ý kiến nhận xét nêu trong bài phải hướng tới giải quyết những vấn đề của cuộc sống 
5. Daởn doứ: 
Sưu tầm 2 đoạn văn nghị luận giải thích tại sao em cho đó là văn nghị luận
- có.
- hs tự bộc lộ.
vd: làm thế nào để học tốt?
- vì sao cần giữ gìn đời sống văn minh? 
- không, các thể loại này chỉ giúp ích phần nào bởi nó mang đậm yếu tố chủ quan của người nói, người viết với vấn đề.
- Các bài xã luận, bình luận, nghiên cứu phê bình, hội thảo khoa học, các bài trao đổi về vấn đề kinh tế xã hội  loại văn bản nhằm nêu ra và xác lập cho người đọc người nghe, một tư tưởng một quan điểm nào đó .
I. nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận.
1. nhu cầu nghị luận.
Những câu hỏi trên rất hay nó chính là những vấn đề phát sinh trong cuộc sống hàng ngày khiến người ta phải bận tâm và phải tìm hướng giải quyết.
Để trả lời các câu hỏi trên, người viết cần phải vận dụng vốn kiến thức, vốn sống của mình, lại phải biết lập luận, lý lẽ, nêu dẫn chứng xác thực khiến người đọc người nghe thấu hiểu.
Nhiều kiểu loại văn bản phát thanh, báo chí, thể thao, bình lậun, thời sự, giáo dục, tài năng trẻ
RúT KINH NGHIệM:
Tuần 20
Ngày soạn: //..
Tiết 76
Ngày dạy: ././.
Tìm hiểu chung về văn nghị luận (tiếp theo)
I. MụC TIÊU CầN ĐạT:
1. Kiến thức: Hiểu được nhu cầu nghị luận trong cuộc sống và đặc điểm chung của văn nghị luận.
2. Kỹ năng: rèn kỹ năng nhận biết văn bản nghị luận qua sách báo để tiếp tục tìm hiểu sâu hơn, kỹ hơn về kiểu văn bản này.
3. Thái độ:Giáo dục học sinh biết tích hợp với các bài tục ngữ .
II. CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH: 
GV: Giáo án - tài liệu tham khảo
HS: chuẩn bị SGK - bài soạn.
Phương pháp: Nêu vấn đề; thảo luận.
III. TIếN TRìNH GIảNG DạY:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Nội dung
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 	
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: tìm hiểu nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận
 ? đọc văn bản “chống nạn thất học” cho biết bác hồ viết bài này nhằm mục đích gì? hướng tới đối tượng nào? 
? để thực hiện mục đích ấy, bài viết đã nêu ra những ý kiến nào? những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm nào? tìm ra những câu văn nêu luận điểm? 
? Để luận điểm có sức thuyết phục, bài viết đã nêu lên những lí lẽ nào? Hãy chỉ rõ?
? Ngoài ra, văn bản còn sử dụng những số liệu, những bằng chứng cụ thể, đó là những dẫn chứng. Hãy chỉ rõ?
? vậy qua tìm hiểu ở trên, em hiểu gì về văn nghị luận? Để bài văn nghị luận có sức thuyết phục, người viết cần đảm bảo yêu cầu gì?
Đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Đọc văn bản: “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội”
? Đây có phải văn bản nghị luận không? Vì sao?
? Tác giả đề xuất ý kiến gì? Đọc những câu thể hiện ý kiến đó.
? Để thuyết phục người đọc, tác giả đã nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?
? Bài văn nghị luận này có nhằm giải quyết những vấn đề trong thực tế không? Em có đồng ý với những ý kiến nêu ở bài viết không? Vì sao?
? Văn bản nghị lụân theo cách nào? Đọc văn bản “Hai biển hồ”. Có ý kiến cho rằng:
A.Văn bản trên từ nhan đề cho đến nội dung đều thuộc văn bản miêu tả.
B. Kể chuyện hai biển hồ.
C. Biểu cảm về hai biển hồ.
D. Nghị luận về cách sống qua việc kể truyện “hai biển hồ”.
 ? theo em ý kiến nào đúng ? vì sao ?
? như vậy cách nghị luận của văn bản này có gì khác so với văn bản ở bài tập 1?
4. Cuỷng coỏ:
5. Daởn doứ: 
- Học thuộc ghi nhớ .
- Sưu tầm 2 đoạn văn nghị luận giải thích tại sao em cho đó là văn nghị luận
- Mục đích: chống nạn thất học .
- đối tượng: toàn thể dân tộc Việt Nam.
luận điểm chủ chốt: chống nạn thất học:
+ Thực dân Pháp cai trị với chính sách ngu dân.
 + công việc phải thực hiện cấp tốc là nâng cao dân trí.
 + mọi người dân Việt Nam, hiểu quyền lợi và bổn phận của mình . 
- Luận điểm rõ ràng, lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục.
-Tư tưởng nêu ra phải hướng tới giải quyết những vấn đề của đời sống.
- Là văn bản nghị luận vì nó đề xuất và giải quyết một vấn đề của cuộc sống. Và tác giả dùng nhiều lí lẽ, đẫn chứng thuyết phục.
-HS tìm đọc.
-HS tự bộc lộ.
- Văn bản có miêu tả về hồ, về thiên nhiên, con người, kể về cuộc sống cư dân xung quanh hồ qua đó làm sáng tỏ 2 cách sống: Hoà nhập và chia rẽ.
- Nghị luận gián tiếp. 
2. thế nào là văn bản nghị luận.
- văn bản được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, một tư tưởng nào đó.
- văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lý lẽ dẫn chứng thuyết phục.
- Những tư tưởng trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa.
II. Luyện tập.
Bài tập 1: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống.
- Nghị luận về một vấn đề xã hội (thuộc vấn đề lối sống đạo đức).
Bài tập 2: “Hai biển hồ”.
- Nghị luận một vấn đề về 2 cách sống qua kể truyện, và miêu tả.
- Nghị luận gián tiếp thông qua những hình ảnh bóng bẩy và kín đáo.
Bài tập 2: Văn nghị luận không được trình bày dưới dạng nào.
A. Kể lại diễn biến sự việc.
B. Đề xuất 1 ý kiến.
C. Đưa ra 1 nhận xét.
D. Bàn bạc thuyết phục người đọc người nghe bằng dẫn chứng và lý lẽ
RúT KINH NGHIệM

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 7 Tuan 20 3 cot.doc