Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 9 - Tiết 33: Chữa lỗi về quan hệ từ

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 9 - Tiết 33: Chữa lỗi về quan hệ từ

B. Chuẩn bị:

* Giáo viên : Bảng phụ , giáo án , các bài kiểm tra của học sinh .

* Học sinh: Nghiên cứu bài trước,soạn bài,học bài.

C Phương pháp

-Quy nạp ,vấn đáp ,nêu vấn đề ,thực hành nhóm .

D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

1. Ổn định. Kiểm diện, trật tự.

2. Bài cũ :- Thế nào là quan hệ từ ? cho ví dụ ?

 - Khi nói và viết ta phải sử dụng quan hệ từ như thế nào ? Cho ví dụ ?

 

doc 15 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1049Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 9 - Tiết 33: Chữa lỗi về quan hệ từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Tiết 33 :Chữa lỗi về quan hệ từ .
Tiết 34 : Xa ngắm thác núi Lư
( Hướng dẫn đọc thêm )
Tiết 35 :Từ đồng nghĩa .
Tiết 36 : Cách lập ý của bài văn biểu cảm .
Tuần :9 Tiết :33
CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ 
Ngày soạn:29/9/2009
Ngày dạy:05/10/2009 – 10/10/2009
A . Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS :
Thấy rõ các lỗi thường gặp về quan hệ từ .
Thông qua luyện tập nâng cao kĩ năng sử dụng quan hệ từ .
B. Chuẩn bị:
* Giáo viên : Bảng phụ , giáo án , các bài kiểm tra của học sinh .
* Học sinhø: Nghiên cứu bài trước,soạn bài,học bài.
C Phương pháp
-Quy nạp ,vấn đáp ,nêu vấn đề ,thực hành nhóm .
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. Ổn định. Kiểm diện, trật tự.
2. Bài cũ :- Thế nào là quan hệ từ ? cho ví dụ ?
 - Khi nói và viết ta phải sử dụng quan hệ từ như thế nào ? Cho ví dụ ?
3. Bài mới
 Hoạt động Thầy 
Hoạt động Trò 
Nội Dung 
Hoạt động1: Giới thiệu bài: 
* Các em đã được tìm hiểu và biết được thế nào là quan hệ từ, cách dùng quan hệ từ,song trong quá trình sử dụng có một số vấn đề cần lưu ý về lỗi quan hệ từ .
-Nghe và ghi tựa bài vào tập
Hoạt động 2 : Tìm hiểu các lỗi thường gặp về quan hệ từ.
Giáo viên treo bảng phụ 1.
- HS đọc, thảo luận:
- Hai ví dụ trên , thiếu quan hệ từ ở hai chổ nào? Hãy chữa lại cho đúng 
Chốt : Vậy trường hợp trên câu bị sai do đâu ?
Giáo viên treo bảng phụ 2
- Cho HS đọc ,thảo luận : 
-Các quan hệ từ để, và trong hai ví dụ có diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa không? Nên thay bằng quan hệ từ gì?
-Chốt : Vậy câu sai là vì sao ?
- Cho HS đọc mục 3.
- Vì sao các ví dụ thiếu chủ ngữ? Hãy chữa lại cho câu văn được hoàn chỉnh?
-hốt :Vậy câu sai vì lí do gì ?
- Đọc mục 4, thảo luận:
-Các câu in đậm sai ở đâu? Hãy chữa lại cho đúng?
Hoạt động 3 . Củng cố.
-Có những lỗi nào thường gặp khi dùng quan hệ từ ?
* Đọc, thảo luận trả lời:
+ Đừng nên nhìn hình thức mà (để) đánh giá kẻ khác .
+ Câu tục ngữ này chỉ đúng (đối) với xã hội xưa, còn (đối) với xã hội nay thì không đúng.
-Do thiếu quan hệ từ .
* Đọc, thảo luận trong bàn trả lời:
+ Nhà em ở xa trường nhưng bao giờ em cũng đến trường đúng giờ. 
( tương phản) 
-Do dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa.
-Đọc, trả lời cá nhân
- Bỏ quan hệ từ: Qua, về.
-Do dùng thừa quan hệ từ .
-Đọc, trả lời cá nhân .
+ Không những giỏi về môn toán mà còn giỏi cả môn văn
+ Nó thích tâm sự với mẹ mà không thích tâm sự với chị.
->Do dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết
- HS nhớ lại kiến thức vừa học trả lời :gồm 4 lỗi như thiếu quan hệ từ ,dùng quan hệ từ không thích hợp ,thừa quan hệ từ ,dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết .
I. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ .
-Thiếu quan hệ từ.
Vd :Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác.-> thêm vào quan hệ từ mà.
- Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa.
Ví dụ :
Nhà em ở xa trường và bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.->sửa lại bằng quan hệ từ nhưng .
-Thừa quan hệ từ.
Ví dụ :
Về hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung .-> bỏ quan hệ từ về
-Dùng quan hệ từ mà 
không có tác dụng liên kết.
Hoạt động 4 :Luyện tập .
Bài tâp1.Đọc bài tập 1 và xác định yêu cầu.thêm quan hệ từ 
Bài tâp2.Đọc bài tập 2 và xác định yêu cầu.
Bài tâp3 .Đọc bài tập 3 và xác định yêu cầu
Bài tâp4 .Cho biết các quan hệ từ dưới đây dùng đúng hay sai ?
* Cho hs đọc và thảo luận tổ và làm bài tập.
-Nhận xét cách làm của bạn .
* Đọc, thực hiện cá nhân .
- Trình bày 
-Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
Ghi vào vở bài tập.
* Cho hs đọc và thảo luận tổ và làm bài tập.
-Nhận xét bài của nhóm bạn .
Ghi kết quả đúng vào vở bài tập.
-Học sinh xác định các quan hệ từ đúng , sai .
II/ Luyện tập :
Bài tập1. Thêm quan hệ từ thích hợp:
 + Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối.
 + Con xin báo một tin vui để(cho) cha mẹ mừng.
Bài tập 2. Thay quan hệ từ thích hợp:
+ Thay với bằng quan hệ từ khác - như
 + Thay Tuy bằng quan hệ từ khác - Dù
 + Thay bằng với quan hệ từ khác - về.
Bài tập 3 .Chữa các câu văn cho hoàn chỉnh:
 Bỏ các quan hệ từ của các câu theo trình tự sgk : Đối với, với, qua.
Bài tập 4 .
- Câu có dùng quan hệ từ đúng:
 a,b,d,h.
- Câu có dùng quan hệ từ sai:
c. Bỏ quan hệ từ: cho.
e. Bỏ quan hệ từ của 
g. Thừa quan hệ từ: của.
i. giá chỉ nêu điều kiện 
 thuận lợi làm giả thiết.
Sửa lại là quan hệ từ nếu sẽ phù hợp hơn.
Dặn dò: - Học thuộc bài 
 -Thực hành thêm bài tập về Sử dụng quan hệ từ 
 -Soạn bài: Xa ngắm thác núi Lư. (Hướng dẫn đọc thêm )
 + Đọc trước văn bản.
 +Trả lời câu hỏi sách giáo khoa . 
Tuần :9 Tiết :34
XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
(Hướng dẫn đọc thêm )
Ngày soạn:29/9/2009
Ngày dạy:05/10/2009 – 10/10/2009
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
-Vận dụng những kiến thức đã học về văn miêu tả, biểu cảm để phân tích được vẻ đẹp của thác núi Lư và qua đó, thấy được 1 số nét trong tâm hồn và tính cách của nhả thơ Lí Bạch.
-Bước đầu có ý thức và biết sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nào trong việc tích luỹ vốn từ Hán Việt.
B. Chuẩn bị:
* Giáo viên : Bảng phụ, Giáo án , TKTK
* Học sinh : Đọc văn bản, chú thích, Soạn các câu hỏi THVB SGK.
C .Phương pháp
-Đọc sáng tạo ,vấn đáp ,thực thiện nhóm ,phân tích nội dung chính.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1. Ôån định :Kiểm diện, trật tự.
 2 . Bài cũ:- Đọc thuộc lòng bài thơ: Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến .
 - Em cảm nhận được gì về tình bạn của Nguyễn Khuyến qua bài thơ ? 
 3. Bài mới
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội Dung 
Hoạt động1: Giới thiệu bài: 
Đề tài thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng vô tận trong thi ca ,ta sẽ tìm hiểu một nhà thơ rất đặc biệt với một bài thơ nổi tiếng của Lí Bạch qua bài thơ Vọng Lư sơn bộc bố .
Hoạt động 2 Tìm hiểu chung 
Hướng dẫn hs đọc : 
+ Giọng nhẹ nhàng và diễn cảm, ngắt nhịp 4/3.
- Bài thơ viết theo thể thơ gì?
 -Giới thiệu vài nét về thể thất ngôn tứ tuyệt ?
-Em hiểu gì về Lí Bạch và thơ của ông? 
Hoạt động 3. Hướng dẫn đọc thêm 
Treo bảng phụ bài thơ .
- Gọi học sinh đọc bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư”.
-Bài thơ được viết theo thể văn nào ?
-Miêu tả gì ?
-Vị trí đứng nhìn cảnh vật ?
-Ngọn Hương Lô có gì nổi bật khi nắng rọi ?
 -Dòng thác được miêu tả độc đáo như thế nào ?
-Em có nhận xét gì về từ “treo” ?
 - Chốt :Hình ảnh miêu tả trong bài như thế nào ?
-Nghệ thuật trong bài thơ thể hiện như thế nào ?
- Qua bài thơ , em thấy tình yêu thiên nhiên của tác giả như thế nào ?
Hoạt động 4: Tổng kết bài?
- Nội dung của bài là gì ?
Hoạt động5 :Củng cố 
 -Thể thơ được thể hiện ?
-Cái độc đáo của bài thơ ?
-Nghe và ghi tựa bài vào tập
-Nghe
-Nghe hướng dẫn và có cách đọc đúng.
- Theo thể thất ngôn tứ tuyệt. 
-Dựa vào chú thích trả lời.
Hs đọc chú thích dấu sao trang 111, phụ chú cuối trang112
 Giọng nhẹ nhàng và diễn cảm, ngắt nhịp 4/3.
- Văn miêu tả .
- Miêu tả miêu tả cảnh núi và đặc điểm cảnh vật .
-Đứng ở rất xa nên dễ dàng nhìn toàn cảnh bao la .
-Sinh ra làn khói tía 
-Được treo trên dòng sông phía trước
HS thảo luận nhóm 
Dòng thác luôn chảykhông ngừng nhưng lại được tác giả cho là treo như đứng yên một chỗ -> sự tinh tế biến cái động thành cái tĩnh phù hợp quan sát từ xa -> sự sắc sảo trong thơ Đường .
- Cảnh vật miêu tả tráng lệ , huyền ảo , sinh động .
-So sánh ,phóng đại .
-Thể hiện tình yêu thiên nhiên đằm thắm và bộc lộ tính cách của tác giả .
- Học sinh đọc phần tổng kết SGK .
-HS nhớ lại kiến thức vừa học trả lời
I/ Tìm hiểu chung:
-Tác giả:Lí Bạch –nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc đời Đường . 
-Tác phẩm:Bài thơ viết về phong cảnh thiên nhiên .
-Thể thơ :Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật .
II)Nội dung chính
- Nội dung :Với những hình ảnh tráng lệ huyền ảo , bài thơ đã miêu tả một cách sinh động vẻ đẹp nhìn xa của thác nước chảy từ đỉnh Hương Lô thuộc dãy núi Lư ,qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên đằm thắm và phần nào bộc lộ tính cách mạnh mẽ ,hào phóng của tác giả .
-Nghệ thuật : so sánh ,bút pháp phóng đại lãng mạn đặc sắc .
Dặn dò
* Học thuộc lòng phiên âm và dịch thơ.
* Học ghi nhớ
 -Soạn bài : Từ đồng nghĩa
 + Xem trước phần lí thuyết .
 + Chuẩn bị phần luyện tập .
Tuần :9 Tiết :35
TỪ ĐỒNG NGHĨA 
Ngày soạn:29/9/2009
Ngày dạy:05/10/2009 – 10/10/2009
A . Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS :
-Hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa. Hiểu được sự phân biệt giữa từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
-Nâng cao kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa.
B. Chuẩn bị:
* GV Bảng phụ, giáo án ,sách bài tập
* HS: Nghiên cứu bài trước.học bài , soạn bài .
C .Phương pháp :
- Quy nạp ,gợi tìm ,thực hành nhóm 
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. Ổn định :Kiểm diện, trật tự.
 2. Bài cũ :1)Chữa lỗi quan hệ từ trong những câu sau ? 
a) Nhà tôi vừa mới mua một cái tủ bằng gỗ rất đẹp .
b) Trời mưa to và tôi vẫn đến trường.
2) Câu sau mắc lỗi gì về quan hệ từ ?
Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà “ cho ta hiểu về tình bạn bình dị mà sâu sắc của nhà thơ .(kết hợp vở soạn )
3. Bài mới :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
Hoạt động 1 . Giới thiệu bài 
Trong cuộc sống có nhiều từ khác nhau về hính thức cấu tạo nhưng giống nhau về nghĩa . Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung trong tiết học hôm nay .
Hoạt động 2 :Tìm hiểu từ đồng nghĩa là gì ?
Treo bảng phụ bài thơ 
+Cho ... ghĩa sau:
Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn.
Mong.
ví dụ: Trông coi, chăm sóc, coi sóc
Ví dụ: Trông mong, hi vọng
* Cá nhân: Có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
-Tự ghi bài ý 2.
- Đọc ví dụ.
+ Quả- Trái: Ý nghĩa giống nhau Þ Đồng nghĩa hoàn toàn,không khác sắc thái nghĩa.
-Cá nhân:
+ Giống: Đều có nghĩa chết nhưng sắc thái nghĩa khác 
+ Khác: bỏ mạng: chết vô ích® khinh bỉ.
Hi sinh: chết vì nghĩa vụ , lí tưởng cao đẹp ® Kính trọng
Þ Đồng nghĩa không hoàn toàn.
Dựa vào ý vừa tìm hiểu trả lời
-Có 2 loại :
 a.Đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt về sắc thái ý nghĩa.)
 b.Đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái ý nghĩa khác nhau
HS Đọc
+ Quả- trái có thể thay thế.
+ Bỏ mạng- hi sinh không thể thay thế vì sắc thái biểu cảm khác nhau.
- Chia li = chia tay: đều 
có nghĩa rời nhau, mỗi người đi 1 nơi. Nhưng trong đoạn trích lấy tiêu đề chia li hay hơn chia tay vì từ chia li vừa mang sắc thái cổ xưa vừa diễn tả được cảnh ngộ sầu bi của người chinh phụ.
- Khi nói và viết cần lưu ý lựa chọn các từ đồng nghĩa cho phù hợp , đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm
+Đồng nghĩa thuần việt. 
+Đồng nghĩa hán việt .
I) Thế nào là từ đồng nghĩa?
 -Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Ví dụ :Niên khóa –năm học ; gan dạ –dũng cảm.
-Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
Ví dụ :từ trông có nghĩa là ‘’nhìn để nhận biết “ ngoài nghĩa đó ra còn có nghĩa như sau “coi sóc ,giữ gìn cho yên ổn”, ”mong “.
II) Các loại từ đồng nghĩa:
 -Có 2 loại :
 a.Đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt về sắc thái ý nghĩa.)
Ví dụ :trái –quả
 b.Đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái ý nghĩa khác nhau).
 Ví dụ :Bỏ mạng –hi sinh 
III) Sử dụng từ đồng nghĩa:
 Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói cũng như khi viết , cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.
Hoạt động 6 : Luyện tập 
 BT1: Tr115: Tìm từ hán việt đồng nghĩa
- Nêu yêu cầu, thảo luận.
- Đánh giá, nhận xét.
 BT2:Tr 115
Tìm từ đồng nghĩa gốc Ấn- Âu .
BT3:Tr 115
Tìm từ ngữ địa phương đồng nhĩa với từ toàn dân 
BT4:Tr 115
HS đọc và xác định yêu cầu bài tập .
BT5:Tr 116
Cho học sinh xác định yêu cầu bài tập 
Gv cho điểm khuyến khích 
BT 6 . Tr128
Chọn từ thích hợp điền và chổ trống?
BT 7 . Tr128
Trong các câu sau câu nào dùng hai từ đồng nghĩa thay thế nhau , câu nào chỉ dùng một trong hai từ đồng nghĩa đó .
- Thảo luận tổ.
- Đại diện trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung
- HS thực hiện cá nhân 
- Đánh giá, nhận xét.
- Học sinh tìm
- Nhận xét.
- Cho HS đọc, trả lời cá nhân.
- Nhận xét, đánh giá.
- Nêu yêu cầu, phân công mỗi nhóm một tổ.
- Đánh giá, Khẳng định.
-Thảo luận tổ.
-Đại diện trình bày.
-Tổ khác nhận xét.
-Học sinh tìm , lên bảng trình bày
Học sinh làm bài theo hướng dẫn của giáo viên 
Luyện tập 
BT1: Tr115
- Gan dạ : Dũng cảm.
- Nhà thơ : Thi sĩ.
- Mổ xẻ : Phẫu thuật.
- Của cải : Tài sản.
- Nước ngoài:Ngoại quốc.
- Chó biển : Hải cẩu.
- Đòi hỏi : Yêu cầu.
- Năm học : Niên khoá.
- Loài người : Nhân loại.
- Thay mặt : Đại diện.
BT2:
-Máy thu thanh: Rađi-o.
- Sinh tố : Vi-ta-min.
- Xe hơi : Ôtô.
- Dương cầm : Pi-a-nô.
BT3:Tr 115
- Bố, cha, ba, tía, thầy
- Bàn ủi- bàn là; 
- Dù-ô; vớ-tất; kiếng-gương; bao diêm- hộp quẹt.
BT4:
a: trao.
b : tiễn.
c :rên (than).
d:trách (phê bình).
e :mất (từ trần).
 BT5:
-Aên, xơi, chén.
+ Aên: sắc thái bình thường.
+ Xơi: Lịch sự, xã giao.
+ Chén : quá thân mật, thô tục.
-Yếu đuối, yếu ớt.
+ Yếu đuối: Thiếùu sứ c mạnh thể chất và tinh thần
+ Yếu ớt: sức lực ,tác động không đáng kể.
* Xinh, đẹp
+ Xinh:.Chỉ người còn trẻ , hình dáng nhỏ nhắn, ưa nhìn
+ Đẹp: Chỉ chung vẻ đẹp có ý nghĩa chung hơn , mức độ cao hơn xinh 
* Tu, nhấp, nốc ( uống).
+ Tu: uống nhiều, liền một mạch bằng cách ngậm trực tiếp vào miệng chai, vòi chai.
+ Nhấp: uống từng chút một bằng cách chỉ hốp đầu môi để biết vị.
+ Nốc: uống nhiều và hết ngay trong một lúc một cách thô tục.
 BT6:
a1.thành quả
a2 thành tựu.
b1.ngoan cố
b2 ngoan cường.
c1.nghĩa vu ï
c2 nhiệm vụ.
d.1giữ gìn 
d2 bảo vệ.
 BT7:
Đối xử / đối đãi.
Đối xử.
Trọng đại / to lớn.
To lớn.
Dặn dò : 
* Học 3 ghi nhớ, làm tiếp BT8,9
-Soạn bài: Cách lập ý của bài văn biểu cảm
 + Đọc các ví dụ
 + Trả lời các câu hỏi sau mỗi ví dụ.
Tuần :9 Tiết :36
CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM
Ngày soạn:29/9/2009
Ngày dạy:05/10/2009 – 10/10/2009
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
 -Tìm hiểu những cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi, kĩ năng làm văn biểu cảm.
 -Tiếp xúc với nhiều dạng văn biểu cảm, nhận ra cách viết của từng đoạn văn .
B. Chuẩn bị:
* GV: Bảng phụ. Giáo án ,sách bài tập
* HSø: Đọc các văn bản và trả lời các câu hỏi SGK.
C. Phương pháp
 -Quy nạp, vấn đáp ,thực hiện nhóm
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1. Ổn định : - Kiểm diện, trật tự.
 2. Bài cũ : -Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh .
 3.Bài mới:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài “ Có rất nhiều cách lập ý trong văn biểu cảm.chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung trong tiết học hôm nay .”
Hoạt động 2:Tìm hiểu những cách lập ý trong văn biểu cảm
Gọi hs đọc đoạn văn 1 nói về cây tre .
-Đoạn văn viết về sự vật gì ?
-Cây tre được nói đến trong hoàn cảnh nào ?
- Cây tre đã gắn bó với đời sống của người Việt Nam bởi những công dụng của nó ntn? (hiện tại)
-Viết về cây tre, người viết đã có liên tưởng, tưởng tượng gì?
- Ngoài ra, cây tre còn giúp ích gì cho con người ngoài những công dụng mà tác giả đã nói trong bài?
-Cảm xúc của tác giả ?
-Chốt :Đoạn văn lập ý bằng cách nào ?
-Cho hs đọc đoạn 2 SGK trang 118 .
-Đoạn văn nói về sự vật gì ?
-Con gà đất trong những khoảng thời gian nào ?
-Tình cảm tác giả ra sao ?
Chốt :Đoạn văn lập ý trên cơ sở nào ?
Gọi đọc đoạn 3 trang 119
- Đoạn văn đã gợi lại những kỉ niệm gì về cô giáo?
- Qua đoạn văn, ta thấy tác giả đã thể hiện tình cảm với cô giáo như thế nào?
Gọi học sinh đọc 2/119
-Không gian viết đoạn văn ?
-Không gian ấy bày tỏ được điều gì ?
Chốt :Hai đoạn ấyđược lập ra sao ?
-Cho hs đọc đoạn 4 nói về mẹ “U tôi”.
- Đoạn văn nhắc đến những hình ảnh gì về “U tôi”? Đọc dẫn chứng cụ thể.
-Hình bóng, nét mặt U được gợi tả ntn? ( Cảm xúc đối với U được gợi tả ntn?
- Như vậy, để thể hiện tình yêu thương đối với mẹ, tác giả đã làm gì?
- Như vậy đoạn văn tạo ý bằng cách nào ?
-lắng nghe và ghi tựa bài mới .
-Đọc 
-Cây tre Việt Nam.
-Trong tương lai khi công nghiệp hóa chiếm ưu thế .
-Cá nhân: Tre che bóng mát, mang khúc nhạc, làm cổng chào, đu, sáo diều
-Tre , nứa chia ngọt, sẻ bùi còn mãi vui hạnh phúc, hoà bình
- Con người nhũn nhặn, thuỷ chung, can đảm, con người hiền.
® tượng trưng cao quý của dân tộc VN
+Dẻo dai, dễ uốn cong® nhũn nhặn.
+ Mọc thẳng® ngay thẳng.
+Gắn bó với người® thuỷ chung.
+ Gậy, chông tre ra trận® dũng cảm.
Þ Đức tính người hiền.
- Cá nhân:
+ Trong đời sống: đòn gánh, rỗ rế, đũa,..
+ Trong vui chơi, giải trí: Che bóng mát, sáo, chõng, nôi, đu
-Biểu cảm trực tiếp bằng điệp từ ,dấu cảm
-Bằng cách liên hệ với tương lai .
-Đọc
-Con gà đất 
-Trong tuổi thơ của tác giả
-Rất say mê con gà đất ,đó là khoảng tuổi thơ đẹp .
-Sự hồi tưởng quá khứ suy nghĩ về hiện tại .
-Đọc
- Cá nhân: Cô giữa đàn em nhỏ, nghe cô giảng bài, cô theo dõi lớp học, cô thất vọng khi em cầm bút sai. cô lo cho học sinh, sung sướng khi các em có kết quả xuất sắc.
Þ Do nhiều kỉ niệm nên các em không quên cô.
-Bằng trí tưởng tượng để bộc lộ tình cảm .
-Đọc
-Từ Lũng Cú đến mũi Cà Mau .
-Thể hiện tình yêu nước ,khát vọng thống nhất đất nước.
-Dựa vào những sự phân tích trả lời .
-Đọc.
-Cá nhân: Gợi tả bóng dáng và khuôn mặt U.
- Già nuaÞ Lòng thương cảm và hối hận vì mình đã thờ ơ vô tình(đọc dẫn chứng).
+ Khắc hoạ hình ảnh mẹ.
+ Nêu nhận xét về mẹ.
® Cách bày tỏ tình cảm của mình.
-Bằng cách quan sát ,suy ngẫm.
 I) . Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm
Có nhiều cách :
-Liên hệ hiện tại với tương lai 
- Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại
-Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước
- Quan sát, suy ngẫm,vừa thể hiện cảm xúc.
Lưu ý : Tình cảm thể hiện phải chân thành và trải nghiệm tạo lòng tin và đồng cảm ở người đọc .
Hoạt động 3: Củng cố 
-Có những cách nào để lập ý cho bài văn biểu cảm ?
-Tình cảm được thể hiện trong mỗi cách ra sao ?
Hoạt động 3 : Luyện tập
trang 121
- Học sinh đọc và xác định yêu cầu .
Cảm xúc về vườn nhà
-Thảo luận theo 3 bước: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý (theo gợi ý SGK)-Đánh giá , bổ sung, treo bảng phụ (dàn ý) để HS tham khảo.
-Hướng dẫn về làm dàn ý cho câu b/122
-Nhớ lại nội dung đã học trả lời.
-Thảo luận tổ.
-Đại diện lên bảng trình bày dàn ý.
-Nhận xét, bổ sung
-Nghe, quan sát.
-Nghe và làm theo hướng dẫn
II) Luyện tập : Dàn ý
 Cảm xúc về vườn nhà
MB: Giới thiệu vườn và tình cảm đối với vườn.
TB: Miêu tả vườn, lai lịch vườn.
+ Vườn và cuộc sống vui buồn của gia đình.
+ Vườn và lao động của cha mẹ.
+ Vườn trong 4 mùa
KB: Cảm xúc về vườn nhà.
Dặn dò:
-Soạn bài:Cảm nghĩ trong đêm thanh tịnh - Lí Bạch.
+ Đọc văn bản, chú thích.
+Trả lời các câu hỏi tìm hiểu văn bản trang 124
 Ngày ....tháng ....năm 2009
 Duyệt của TBM

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 9 (2).doc