Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 9 - Tiết 33: Chữa lỗi về quan hệ từ (Tiết 3)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 9 - Tiết 33:  Chữa lỗi về quan hệ từ (Tiết 3)

 I. Mục tiêu:

 - Qua giờ luyện củng cố cho học sinh kiến thức về quan hệ từ, có kỹ năng sửa chữa lỗi phổ biến khi sử dụng quan hệ từ (thừa thiếu không thích hợp, không có tác dụng)

 - Rèn luyện kỹ năng sử dụng có hiệu quả quan hệ từ trong nói và viết, và trong cách làm bài văn biểu cảm

 - Giáo dục ý thức trau dồi ngôn ngữ trong nói và viết để sử dụng từ, diễn đạt câu đúng, hay, đặc biệt là trong cách viết văn tạo lập văn bản

 II. Chuẩn bị:

 GV: Nghiên cứu bài, soạn giáo án

 

doc 18 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1143Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 9 - Tiết 33: Chữa lỗi về quan hệ từ (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
tuần 9
 Tiết 33
Giáo án chi tiết
chữa Lỗi Về Quan Hệ Từ
 I. Mục tiêu:
 - Qua giờ luyện củng cố cho học sinh kiến thức về quan hệ từ, có kỹ năng sửa chữa lỗi phổ biến khi sử dụng quan hệ từ (thừa thiếu không thích hợp, không có tác dụng) 
 - Rèn luyện kỹ năng sử dụng có hiệu quả quan hệ từ trong nói và viết, và trong cách làm bài văn biểu cảm
 - Giáo dục ý thức trau dồi ngôn ngữ trong nói và viết để sử dụng từ, diễn đạt câu đúng, hay, đặc biệt là trong cách viết văn tạo lập văn bản 
 II. Chuẩn bị:
 GV: Nghiên cứu bài, soạn giáo án 
 Viết ra bảng phụ các ví dụ, bài tập 
 HS: Tự ôn tập kiến thức về quan hệ từ theo hướng dẫn
III. Lên lớp
 A. ổn định tổ chức lớp (1’) 
 B. Kiểm tra bài cũ (4’)
 ? Thế nào là quan hệ từ: Làm bài tập số 1
 C. Bài mới: 
hoạt động của GV và Hs
Nội dung
Giáo viên gọi học sinh đọc ví dụ trên bảng phụ
 a, Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác 
 b, Câu tục ngữ này chỉ đúng xã hội xa, còn ngày nay thì không đúng.
 ? Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu văn ở vd a
 ? Mối quan hệ giữa hai vế ở hai câu văn vd a như thế nào?
 - Nguyên nhân – kết quả.
 ? Em có nhận xét gì về cách viết câu ở đây?
 Thiếu quan hệ từ giữa hình thức và đánh giá 
? Theo em nên dùng quan hệ từ nào để câu văn rõ nghĩa?
 - Mà 
a, Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác 
? Hãy so sánh câu văn vừa sửa với câu văn ở vd a, 
 - Câu đã sửa có ý nghĩa rõ ràng, minh bạch 
? Qua câu văn sửa em hiểu gì về mục đích của câu văn? - Khi đánh giá người khác phải cẩn thận, không nên dùng hình thức để đánh giá con người.
 Tương tự hãy xét vd b 
? Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu?
? Mối quan hệ giữa hai vế ở hai câu văn vd b như thế nào?
 - Điều kiện - kết quả.
? Em có nhận xét gì về cách viết câu ở đây?
 - Câu văn thiếu quan hệ từ. Nội dung câu văn không rõ nghĩa
? Theo em nên dùng quan hệ từ nào để câu văn rõ nghĩa?
 - Với (trong)
? Hãy đọc câu văn vừa sửa?
 - b, Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội xa, còn với ngày nay thì không đúng.
? Hãy so sánh câu văn vừa sửa với câu văn ở vd b 
- Câu văn vừa sửa đã đủ ý và rõ nghĩa?
Qua 2 vd trên, ta thấy, khi nói vàviết câu ta cần lưu ý điều gì?
 Giáo viên: Như vậy trong khi nói hoặc viết chúng ta không được tuỳ tiện bỏ quan hệ từ. Để câu văn rõ nghĩa thì khi nói hoặc viết chúng ta phải sử dụng quan hệ từ
GV ghi ví dụ trên bảng phụ - gọi hs đọc 
 a. Nhà em ở xa trường và bao giờ em cũng đến trường đúng giờ Qht
 b. Chim sâu rât có ích cho nông dân để nó diệt sâu phá hoại mùa màng. Qht
? Em hãy phân tích cấu trúc câu văn ở vd a, b? (câu ghép)
? Giữa các vế câu có sử dụng quan hệ từ nào?
? Các quan hệ từ và, để thường được dùng để diễn đạt quan hệ gì?
 - Và: Quan hệ bình đẳng 
 - Để: Quan hệ điều kiện giả thiết (mục đích)
? Em có nhận xét gì về việc sử dụng quan hệ từ trong 2 vd trên? 
 - Không diễn đạt đúng ý nghĩa mối quan hệ giữa hai vế của câu văn.
? Làm thế nào đễ diễn đạt đúng mối quan hệ giữa hai vế?
Thay quan hệ từ và bằng quan hệ nhưng
 để bằng vì
? Nhận xét nội dung 2 câu văn đã sửa so vói 2 câu văn ở vd? 
 - Nội dung rõ ràng hợp lí 
? Qua 2 vd em rút ra chú ý gì khi sử dụng quan hệ từ?
- Gọi hs đọc các vd phần 3/106 
 ? Phân tích cấu trúc ngữ pháp của các câu?
 ? Em có nhận xét gì về cấu trúc mỗi câu ấy?
 - Đều là câu thiếu thành phần chủ ngữ.
? Vì sao hai câu văn này lại bị thiếu thành phần chủ ngữ?
 - Vì có quan hệ từ qua, về ở đầu câu.
? Để hai câu văn này có cấu trúc ngữ pháp Chủ ngữ -Vị ngữ em phải làm như thế nào?
 - Bỏ quan hệ từ qua, về
? Như vậy hai câu văn trên mắc lỗi là do đâu?
- Sử dụng thừa quan hệ từ 
Như vậy khi viết câu ta cần lưu ý thêm điều gì?
 Giáo viên: Để cấu trúc ngữ của câu văn pháp đơn giản không phức tạp chúng ta không nên sử dụng quan hệ từ ở đầu câu (nếu sử dụng sẽ bị thừa). Khi nào cần thiết chúng ta mới sử dụng. Chúng ta không thể sử dụng quan hệ từ một cách bừa bãi.
Giáo viên gọi học sinh đọc ví dụ bảng phụ.
? Em có nhận xét gì về mối liên hệ giữa hai vế của câu văn này?
 - Hai vế lỏng lẻo không có sự gắn kết.
? Nguyên nhân tại sao?
 - Quan hệ từ không không có tác dụng liên kết hai vế
? Để hai vế có sự liên kết với nhau em làm như thế nào?
- Thêm hoặc bớt quan hệ từ để hoàn chỉnh các câu văn. (Bỏ đi một từ không những, thay vào từ mà còn và một cụm từ khác ở vd a để ý câu hoàn chỉnh )
?Em hãy sửa các câu văn ở vd a, b
 * Không những giỏi về môn toán, môn văn, Nam còn giỏi về nhiều môn khác nữa.
 *Nó thích tâm sự với mẹ, không thích tâm sự với chị. 
 ? Khi thêm quan hệ từ các em cần chú ý điều gì?
- Cần chú ý mối quan hệ giữa các vế của câu văn hoặc ý nghĩa của câu văn để chọn quan hệ từ phù hợp thêm vào đó
? Những câu văn nào có thể bỏ quan hệ từ?
I. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ (15’)
1. Thiếu quan hệ từ
2. Thừa quan hệ từ
*Vd
*Không nên dùng thừa quan hệ từ 
3. Dùng sai quan hệ từ
4. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết 
* Không nên dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết .
*Ghi nhớ sgk 
II. Luyện tập (20’)
Bài tập 1: Treo bảng phụ bài tập 1 
? Nêu yêu cầu của bài tập?
 - Thêm quan hệi từ thích hợp để hoàn chỉnh các câu văn 
? Muốn làm được bài tập này ta phải làm gì?
Xác định cấu trúc ngữ pháp của câu văn. Xác định lỗi sai, nguyên nhân của lỗi đó.
 Thêm cho câu quan hệ từ thích hợp 
 Cho hs làm. Gv nhận xét sửa 
 a. Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối.
 b. Con xin báo một tin vui cho cha mẹ mừng.
Bài tập 2: Cho hs đọc tronh sgk 
? Bài tập hai yêu cầu ta phải làm gì?
- Thay quan hệ từ dùng sai bằng quan hệ từ dùng đúng 
? Muốn làm được bài tập này ta phải làm gì?
- Xác định ,mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu.
 -Tìm mục đích cấu trúc ngữ pháp mà câu thể hiện 
 - Thay quan hệ từ sai bằng quan hệ từ đúng.
? Hãy giải đáp bài tập?
 a. Thay với = như c. Thay bằng = về 
 b. Thay tuy = dù 
 Bài tập 3/108: Em hãy chữa lại các câu sau cho hoàn chỉnh 
 Chia nhóm cho hs thảo luận 
 Lưu ý: Cần chú ý xét chức năng ngữ pháp của câu để xác định tính hoàn chỉnh rồi chữa
 Gợi ý: a, Bỏ từ đối với c, Bỏ từ qua 
 b, Bỏ từ với 
Bài tâp 4: Gọi hs đọc bài tập trên bảng phụ nêu cách làm bài?
 - Hãy đánh dấu + vào câu đúng, dấu - vào câu sai:
 ? Những câu nào đã dùng đúng quan hệ từ để diễn đạt ý?
 - Câu a, b, d, h.
 ? Câu nào sử dụng chưa đúng, theo em nên sửa như thế nào cho đúng?
 Câu c: Bỏ từ cho 
 Câu e: Chuyển từ của đến trước bản thân: quyền lợi của bản thân mình
 Câu g: Bỏ từ của 
 Câu i: Bỏ từ giá thay bằng nếu 
 D. Củng cố: (3’)
 ? Quan hệ từ là gì ? vai trò của quan hệ từ trong câu? 
 ? Khi sử dụng quan hệ từ chúng ta cần tránh mắc lỗi gì mắc những lỗi gì?
 E. Hướng dẫn về nhà : (2’)
 Làm lại các bài tập trên lớp đã làm vào vở bài tập 
 Làm bài tập3, 4 còn lại.
 Lấy bài viết làm văn biểu cảm đã viết ở nhà tự tìm lỗi sai về quan hệ từ để sửa lỗi 
 Tìm hiểu trước Xa ngắm thác núi Lư 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 34
 Xa ngắm thác núi LƯ
 (Vọng lư sơn bộc bố)
 - Lí Bạch –
I. Mục tiêu:
 - Qua bài giảng giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của thác núi Lư và qua đó học sinh phần nào thấy được tâm hồn và tính cách phóng khoáng của Lí Bạch.
 - Bước đầu học sinh biết sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm thơ và hiểu các yếu tố Hán Việt. Tích hợp với phần ở khái niêm từ đồng nghĩa với phần tập làm văn ở bài cách lập ý trong văn biểu cảm.
 - Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm và phân tích thơ tứ tuyệt Đường luật theo bố cục.
 - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên 
 II. Chuẩn bị.
 Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu sgv, sách tham khảo, soạn giáo án.
 Học sinh: Đọc và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa
 III. Lên lớp.
 A . ổn định tổ chức lớp (1’)
 B. Kiểm tra bài cũ (5’).
Đọc thuộc lòng bài thơ Bạn đến chơi nhà và nêu cảm nhận của em về bài thơ này.
 C. Bài mới.
Giới thiệu bài trong chương trình ngữ văn 7. Chúng ta đã được học một số bài thơ làm theo thể thơ Đường luật. Để các em thấy được nét đặc săc của thơ Đường và một số nhà thơ Đường nổi tiếng có công sáng tạo loại thơ này, giờ học hôm nay chúng ta cùng tìm hiếu tác phẩm của nhà thơ Lý Bạch đó là Xa ngắm thác núi Lư
hoạt động của GV và Hs
Nội dung
Cho hs đọc chú thích sgk 
? Nêu hiểu biết của em về nhà thơ Lý Bạch?
GV: Lí Bạch (701-762) là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường - Tự là Thái Bạch, hiệu là Thanh Liên cư sĩ 
 Từ nhỏ Lí Bạch đã xa gia đình, thích đi du lịch tìm đường công danh nhng cha bao giờ được toại nguyện. Ông đã đươc mệnh danh là Tiên thơ (ông tiên làm thơ). Ông có tính phóng khoáng văn hay võ giỏi, ông có tài làm thơ rất hay và nhanh.
- Thơ ông khi bay bổng hào hùng, khi ngẫm nghĩ trầm tư. Ngôn ngữ thơ điêu luyện 
 - Ông có nhiều bài thơ hay và rất hay viết về thiên nhiên, tình yêu, tình bạn.
Hình ảnh trong thơ ông thường mang tính chất tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện
? Nêu hiểu biêt của em về bài thơ?
? Qua đọc bài thơ, em thấy bài này nhà thơ Lí Bạch viết về đề tài gì?
Giáo viên: Hướng dẫn cách đọc.
 - Khi đọc phần phiên âm các em chú ý đọc theo nguyên văn chữ Hán chính xác từng từ một. Đọc với giọng phấn chấn, hào hùng, và các em đọc với giọng 4/3 hoặc 2/2/3. Nhấn mạnh các từ sinh, quải, nghi, lạc.
Giáo viên: Đọc mẫu và gọi học sinh đọc lại và nhận xét cách đọc và sửa lại cách đọc cho học sinh.
? Trong bài thơ này tác giả đã nhắc đến địa danh nào?
 - Hương Lô, Sông Ngân.
? Như vậy Hương Lô là địa danh ở đâu?
Hương Lô là một núi cao ở phía Tây Bắc của dãy núi Lư Sơn, núi cao, có mây che phủ đứng xa trông giống lò hương đang nghi ngút khói lên gọi là Hương Lô.
? Ngân Hà có phải là một dòng sông có thật không?
 - Ngân Hà là tên một dòng sông trong tưởng tượng của dân gian chứ không phải là dòng sông có thật.
? Vọng Lư Sơn bộc bố có nghĩa là gì? 
 - Vọng: Nhìn từ xa.
 - Lư Sơn: Tên một ngọn núi.
 - Bộc bố: Thác nước ttrên đỉnh núi chảy xuống
GV: Thác: chỉ nơi nước từ núi cao chảy xuống với lưu lượng lớn, tốc độ cao thường tạo nên cảnh quan kì thú.
? Như vậy đề tài mà nhà thơ đề cập đến trong bài thơ là gì?
 ? Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
 ? Em hãy nhắc lại những quy định về luật của thể thơ này?
 ? Hãy đọc và dịch nghĩa từng câu thơ của bài thơ?
 ? So sánh bản dịch phiên âm với bản dịch thơ, em có nhận xét gì?
 Bản dịch thơ: Câu 1 dịch khá chính xác 
 Câu 2 bỏ mất từ quải (treo)
 Câu 3, 4 dịch khá chính xác 
Giáo viên: Để hiểu được cái hay, cái đặc sắc của bài thơ chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài thơ.
? Căn cứ nhan đề bài thơ cho biết nhà thơ đứng ở vị trí nào để quan sát cảnh vật?
Nhà thơ đứng từ xa :Vọng (nhìn) Dao (xa)
GV: ở vị trí này không cho phép khắc hoạ cảnh v ... chia ly là phù hợp với nội dung đoạn trích.
? Qua phân tích các ví dụ em rút ra kết luận gì khi sử dụng từ đồng nghĩa?
Giáo viên. Các em lu ý: trong nói và viết các em phải căn cứ vào văn cảnh nói và viết cụ thể để chọn từ ngữ cho phù hợp bởi vì có rất nhiều từ đồng nghĩa nhng sắc thái nghĩa lại khác nhau.
? Chúng ta vừa tìm hiểu xong thế nào là từ đồng nghĩa. 
? Qua bài học hôm nay các em cần ghi nhớ điều gì?
 - Giáo viên gọi học sinh đọc lại toàn bộ phần ghi nhớ sgk
I. Thế nào là từ đồng nghĩa 
 (10’)
1. Ví dụ 
*Kết luận: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau họăc gần giống nhau. 
*Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau 
II. Các loại từ đồng nghĩa 
 (5’)
*Kết luận :
Có hai lọai từ đồng nghĩa :
 + Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Là những từ có nghĩa tương tự nhau không có sắc thái ý nghĩa khác nhau 
 + Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: là những từ có nghĩa gần giống nhau nhưng có sắc thái ý nghĩa khác nhau.
III. Sử dụng từ đồng nghĩa 
 (10’)
*Kết luận: Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau được.
Khi nói, viết cần phải cân nhắc kĩ để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan 
Ghi nhớ: SGK
VI. Luyện tập( 15’)
Bài tập 1: Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ đã cho
- Gọi học sinh đọc và xác định yêu cầu của đề bài.
? Đề bài đã yêu cầu chúng ta điều gì?
 - Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ đã cho.
? Vậy đề bài đã cho ta biết dữ kiện nào?
 - Cho các từ thuần Việt.
? Muốn giải đáp bài tập ta phải làm gì?
 - Phải hiểu nghĩa của các từ đã cho và nghĩa của những từ Hán Việt cần tìm 
 Gọi học sinh dựa vào gợi ý lên bảng làm.
 Đáp án : - Gan dạ - can đảm Mổ xẻ - phẫu thuật 
 - Nhà thơ - thi nhân Của cải - tài sản 
 -Tên lửa - hoả tiễn Chó biển - hải cẩu 
 - Đòi hỏi - nhu cầu, yêu cầu Lẽ phải - chân lý 
Bài tập 2: (Bài 3/115) Tìm một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân (phổ thông)
 ? Nêu yêu cầu của bài tập?
 ? Muốn làm đợc bài tập ta phải dựa vào đâu?
 - Cách sử dụng từ của từng địa phương 
 VD: Heo - lợn Vô - không Má - mẹ 
 Ba - cha, bố Chén - bát ....
 Bài tập 3: (Bài 4/115) Gọi hs đọc bài tập? 
 ? Nêu yêu cầu của bài tập? (tìm từ đồng nghĩa thay thế các từ in đậm trong các câu sau) 
 ? Để làm được bài tập này ta phải làm gì?
 - Hiểu được nghĩa của các từ in đậm.
 - Tìm trong tiếng Việt những từ đồng nghĩa với từ in đậm 
 - Hiểu ngữ cảnh có thể sử dụng để thay thế: vừa giữ nguyên được nội dung vừa không làm đổi thay sắc thái biểu cảm 
 ? ở câu thứ nhất, từ đưa có nghĩa là gì?
 - Đưa: Chuyển một vật từ người này đến người khác 
 ? Theo em từ nào có thể thay thế được từ đưa: (trao)
 Tương tự em hãy làm tiếp các câu còn lại ?
 Gợi ý : ... đưa khách ra... =... tiễn khách ra...
 ... đã kêu =... đã phàn nàn .
 ... người ta nói cho =... người ta cời cho...
 ... đã đi hôm qua =.... đã từ trần hôm qua...
 D. Củng cố : (2’) Thế nào là từ đồng nghĩa?
 ? Khi sử dụng từ đồng nghiã cần lu ý điều gì?
 - Lựa chọn từ thích hợp, không làm thay đổi ý nghĩa của câu văn
 E. Hướng dẫnvề nhà (2’).
 - Làm các bài tập còn lại, học thuộc phần ghi nhớ, nắm chắc nội dung bài học 
 - Làm các bài tập còn lạiSgk
 - Viết một đoạn văn chủ đề tự chọn có sử dụng từ đồng nghĩa 
Tiết 36
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Cách lập ý trong bài văn biểu cảm
I. Mục tiêu
 - Qua bài giảng giúp học sinh nắm được các dạng của văn xuôi biểu cảm và cách lập ý trong bài văn biểu cảm.
 - Tích hợp với phần văn ở bài Xa ngắm thác núi Lư phần dịch thơ tiếng Việt ở bài từ đồng nghĩa.
 Củng cố và rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, lập ý trong bài văn biểu cảm.
 - Giáo dục tư tưởng, tình cảm yêu quý với các loài cây, với thiên nhiên 
II. Chuẩn bị.
 Giáo viên: soạn giáo án. Bảng phụ chép bài tập 
 Học sinh: Đọc tìm hiểu bài ở nhà.
III. Lên lớp.
 A. ổn định tổ chức lớp (1’)
 B. Kiểm tra bài cũ (4’) 
 ? Hãy nêu các bước làm một bài văn biểu cảm.
 C. Bài mới.
* Giới thiệu bài: ở những tiết trước chúng ta đã nắm được những kiến thức ban đầu về cách làm bài văn biểu cảm. Để các em có thêm kĩ năng cụ thể hơn trong cách lập ý, giờ học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về cách lập ý bài văn biểu cảm 
hoạt động của GV và Hs
Nội dung
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn văn
? Đoạn văn này cho chúng ta biết điều gì?
 - Sự bắn bó của cây tre đối với đời sống con người.
? Tại sao cây tre lại gắn bó với đời sống con người Việt Nam?
 - Vì cây tre có rất nhiều công dụng phù hợp với công việc và cuộc sống của con người Việt Nam.
? Hãy chỉ ra những công dụng của cây tre trong đoạn văn này?
 - Tre toả bóng mát, tre mang khúc nhạc tâm tình, tre làm cổng trào, tre làm đu quay, tre làm nhạc cụ.
? Khi đất nước phát triển vị trí của cây tre như thế nào?
 - Sắt thép, xi măng nhiều hơn tre nứa nhưng vẫn không thay thế được tre nứa.
? Đây là quy luật phát triển của xã hội. Tuy vậy tác giả đã khẳng định về trí của cây tre như thế nào?
 - Cây tre vẫn tồn tại.
? Để khẳng định sự tồn tại của cây tre, tác giả đã nói về cây tre trong tương lai nh thế nào?
 - Tre vẫn xanh bóng mát, vẫn vang khúc nhạc.
? Cảm xúc của tác giả về cây tre bắt nguồn từ đâu?
 - Cây tre là hình ảnh tượng trưng cho những phẩm chất cao quý của con người Việt Nam.
? ở đoạn văn này tác giả đã biểu đạt tình cảm của mình về cây tre bằng cách nào?
 - Tình cảm của tác giả được biểu đạt một cách trực tiếp.
? Qua đây em thấy để khơi nguồn cảm xúc về cây tre tác giả đã phải dựa vào đâu?
 - Tác giả đã hồi tưởng kỉ niệm quá khứ dựa vào thực tế của cây tre và liên tưởng đến cây tre trong tương lai.
? Trong bài văn này tác giả đã lập ý bằng cách nào?
Giáo viên gọi học sinh đọc ví dụ.
? Niềm say mê của tác giả đối với con gà đất bắt nguồn từ đâu?
 - Bắt nguồn từ suy nghĩ được hoá thân để cất lên điệu nhạc sớm mai.
? Suy nghĩ này thể hiện khát vọng gì?
 - Thể hiện khát vọng trở thành nghệ sỹ thổi kèn đồng.
? Từ hình ảnh con gà đất tác giả đã phát hiện ra điều gì về đặc điểm của đồ chơi?
 - Đó là tính mong manh, dễ vỡ.
? Đặc điểm này tạo cho tác giả suy nghĩ và liên tưởng gì?
 - Đặc điểm này khiến tác giả nhớ về những con gà đất của tác giả ngày bé đã bị vỡ dọc theo tuổi thơ và liên tưởng đến linh hồn của các đồ chơi đã vỡ trong quá khứ.
? Việc liên tưởng đến quá khứ đã gợi lên liên tưởng gì cho tác giả?
 - Đồ chơi không phải là vật vô tri vô giác bởi nó đợc tạo ra từ linh hồn người nghệ sỹ nhờ vậy mà những món đồ chơi mới đẹp và giúp con người hướng tới cái đẹp.
? Cảm xúc của tác giả được bộc lộ bằng cách nào?
 - Cảm xúc đựơc bộc lộ bằng cách hồi tưởng về quá khứ và suy nghĩ đến tương lai 
 Giáo viên gọi học sinh đọc văn bản trong SGK.
? Đoạn văn trên đã gợi những kỷ niệm gì về cô giáo?
 - Gợi nhớ kỷ niệm hai năm ngồi trong lớp học của cô.
? Khi xa cô giáo người viết có tình cảm gì?
- Chẳng bao giờ được gặp cô.
? Để khẳng định điều đó tác giả đã tưởng tượng ra điều gì?
 - Tưởng tượng ra tình huống sau này gặp lại cô và cô giáo hỏi.
? Tác giả đặt ra tình huống này để làm gì?
 - Để bày tỏ tình cảm yêu quý của mình đối với cô giáo và khẳng định lại tình cảm của mình đối với cô giáo 
GV: Không những khẳng định lại thái độ và tình cảm của mình đối với cô giáo mà đấy cũng là lời hứa hẹn đối với lòng mình. Không bao giờ quên cô giáo. Đây là một nét đẹp trong quan hệ thầy trò.
? Và nh vậy, trong đoạn văn này tác giả đã bộc lộ tình cảm bằng cách nào?
 - Cảm xúc được bộc lộ bằng cách tưởng tượng ra tình huống qua đó hứa hẹn và mong đợi ở tương lai.
GV: Gọi học sinh đọc ví dụ trong SGK.
? Tình cảm của tác giả đối với mẹ được thể hiện như thế nào trong đoạn văn này?
 - Được thể hiện nhờ sự quan sát hình dáng mẹ và sự suy ngẫm về những sự thay đổi trên cơ thể mẹ.
? Bằng cách quan sát và tưởng tượng hình dáng và nét mặt mẹ được miêu tả như thế nào?
 - Khuôn mặt nhăn nheo.
? Qua việc miêu tả em hiểu gì về tình cảm của tác giả đối với mẹ của mình?
 - Tác giả yêu mẹ vô cùng và cảm thấy day dứt trước sự già đi của mẹ.
? Theo em tình cảm đó xuất phát từ đâu?
 - Xuất phát từ quan hệ ruột thịt.
GV: Và còn xuất phát từ tình mẫu tử. Khi sau bao năm bôn ba xuôi ngựơc với cuộc sống người con chợt nhận ra sự thay đổi rất rõ về hình dáng của mẹ, và càng cảm động về sự hi sinh của mẹ một cách thầm lặng và người con bỗng nhận ra lỗi lầm và sự vô tâm của mình đối với mẹ.
? Như vậy ở đoạn văn này cảm xúc của người con được bộc lộ bằng cách nào?
 - Cảm xúc được bộc lộ bằng cách quan sát, tưởng tượng và suy ngẫm.
? Như vậy qua tìm hiểu các ví dụ chúng ta có mấy cách lập ý cho một bài văn biểu cảm.
 - Giáo viên gọi học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK.
 ? Qua bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ điều gì ?
 ? Khi viết cảm xúc được bộc lộ phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Cảm xúc phải chân thật, những sự việc đưa ra để bộc lộ
I. Những cách lập ý thường găp trong bài văn biểu cảm . (25’)
1. Liên hệ thực tại với tương lai 
Liên hệ thực tại với tương lai: Hồi tưởng kỉ niệm qúa khứ suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai 
2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại 
- Cảm xúc đựơc bộc lộ bằng cách hồi tưởngvề quá khứ và suy nghĩ đến tương lai 
3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn mong ước 
* Bộc lộ cảm xúc qua tưởng tượng ra tình huống từ đó hứa hẹn và mong ước 
4. Quan sát, suy ngẫm
- Cảm xúc đợc bộc lộ bằng cách quan sát, tưởng tượng và suy ngẫm.
*Ghi nhớ: sgk 
 II. Luyện tập (10’)
 GV đưa đề bài: Cảm xúc về vườn nhà 
 *Tìm hiểu đề 
? Bài văn phải được viết theo thể loại nào? (Văn biểu cảm)
? Vấn đề cần biểu cảm ở đây là gì? (Đối tượng biểu cảm): khu vườn nhà 
 * Lập ý cho bài văn:
? Vườn nhà em có từ bao giờ? Có cây trái gì trong vườn?
 - Miêu tả vườn, lai lịch của vườn 
Cụ thể khu vườn ấy có ý nghĩa như thế nào với gia đình em 
 - Vườn và cuộc sống vui buồn của gia đình em 
 - Sự gắn bó từ lúc khó khăn đến lúc sung túc 
? Vì sao nhà em có khu vườn đẹp như thế?
 - Công sức cha mẹ và các thành viên trong gia đình 
? Khu vườn ấy có ý nghĩa như thế nào đối với em? 
? Nêu cảm xúc của em với khu vườn?
 D. Củng cố: (4’)
 ? Nhắc lại các phương pháp thể hiện cảm xúc 
 ? Khi vận dụng các phương pháp thể hiện cảm xúc để làm văn biểu cảm cần lưu ý điều gì? Vận dụng linh hoạt, đúng lúc, đúng chỗ thì cảm xúc mới tự nhiên chân thành và có sức thuyết phục với người đọc 
 E. Hướng dẫn về nhà (1’)
 Học nắm chắc nội dung bài học 
 Viết một đoạn văn biểu cảm theo một trong các cách vừa học
 Tìm hiểu trước văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh 
Quỹ Nhất, ngày tháng năm
Hiệu trưởng ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7-tuan 9.doc