Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 9 - Tiết 34: Xa ngắm thác núi Lư

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 9 - Tiết 34: Xa ngắm thác núi Lư

Mục tiêu cần đạt

- HS cảm thụ được vẻ đẹp TN mà Lý Bạch miêu tả qua bài thơ

- Bước đầu nhận biết mối quan hệ gắn bó giữa tình và cảnh trong thơ cổ

B- Chuẩn bị

- GV: Giáo án + SGK

- HS : Bài soạn + SGK

C- Tổ chức các hoạt động dạy-học

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 9 - Tiết 34: Xa ngắm thác núi Lư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 21/10/2009
Ngày giảng7A:
 7B:
Tuần: 09 - Tiết: 34
Xa ngắm thác núi lư 
 (Tự học có hướng dẫn)
( Lý Bạch )
A- Mục tiêu cần đạt
- HS cảm thụ được vẻ đẹp TN mà Lý Bạch miêu tả qua bài thơ 
- Bước đầu nhận biết mối quan hệ gắn bó giữa tình và cảnh trong thơ cổ
B- Chuẩn bị
- GV: Giáo án + SGK
- HS : Bài soạn + SGK
C- Tổ chức các hoạt động dạy-học
*HĐ1- Khởi động
1- Tổ chức lớp 
- 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
- 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
2- Kiểm tra bài cũ:
+ Câu hỏi:
Câu 1: Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà”, tác giả nói đến sự thiếu thốn vật chất để đãi bạn nhằm mục đích gì? Thể thơ của bài thơ “Bạn đến chơi nhà” giống thể thơ của bài thơ nào sau đây:
	A. Bài ca Côn Sơn	C. Sông núi nước Nam
	B. Sau phút chia ly	D. Qua đèo Ngang
Gợi ý: 
	- Diễn đạt một cách dí dỏm tình cảm chân thành, sâu sắc
	- ý D	
Câu 2: Đọc thuộc lòng và nêu nội dung chính của bài thơ "Bạn đến chơi nhà"?
 Gợi ý: - Ca ngợi tình bạn đậm đà, thắm thiết vượt lên trên vật chất tầm thường 
+ Nhận xét: 7A
7B
3- Bài mới( Giới thiệu): Lý Bạch nhà thơ nổi tiếng của TQ đời Đường. Ông viết rất nhiều bài thơ hay về chiến tranh, thiên nhiên, và tình bạn. Xa ngắm thác núi lư ( Vọng lư sơn bộc bố ) là một trong những bài tiêu biểu viết về đề tài TN của nhà thơ 
* HĐ2- Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV đọc mẫu. Nêu yêu cầu đọc 
- Đọc bài thơ theo yêu cầu ?
- Nêu những nhận xét tiêu biểu về tác giả 
- Nghĩa của từ “ thác ” là gì ?
- Em đã được học văn bản nào của tác giả nào cũng nói về đề tài này ?
( Thác nước chảy vượt qua 1 vách đá cao nằm chắn ngang. Có 2 loại thác: thác trên sông thuyền bè có thể ngược xuôi qua lại và thác từ trên núi cao dội thẳng xuống với lưu lượng lớn và tốc độ cao tạo nên 1 cảnh quan kỳ thú )
- Xác định thể thơ của bài thơ ?
( Thất ngôn tứ tuyệt )
- Đọc lại nhan đề bài thơ và 2 câu thơ đầu. Xác định vị trí đứng ngắm thác của tác giả ? Từ ngữ nào cho biết điều đó
- Vị trí nàycó thuận lợi gì trong việc miêu tả thác nước ?
- Câu thơ đầu tả gì ? Tả ntn ?
Gv: Không chỉ có Lý Bạch mới phát hiện ra vẻ đẹp ấy. Trước đó 300 năm sư Tuệ Viễn đã viết “ khi bao trùm trên đỉnh Hương Lô mịt mù như hương khói ? Vậy theo em cái mới trong cách tả cảnh của Lý Bạch là gì ?
( Gv hướng dẫn HS so sánh với bản dịch thơđ dịch thơ chưa lột tả hết ý )
- Em cảm nhận được gì về vẻ đẹp của núi Hương Lô qua câu thơ này ?
- Đọc câu thơ thứ 2 cho biết nghĩa của từ 
“ quải” là gì ?
- Câu thơ vẽ ra cảnh thác nước ntn ?
- Nhận xét gì về cảnh này ?
- So sánh nguyên âm với bản dịch thơ?
- Chữ nào trong câu thơ được viết với sự táo bạo của trí tưởng tượng ?
- Câu tơ thứ 3 gợi ra hình ảnh thác nước ntn ?
- Con số 3000 thước có phải là con số chính xác không ? Nó có tác dụng gì ?
- Hai từ nghi, lạc, trong câu thơ được giải nghĩa như thế nào ? Nó gợi ra cho người đọc cảm giác gì ?
- Nhận xét gì về hình ảnh ở câu thơ này ?
- Đối tượng miêu tả của bài thơ là gì ?
- Thái độ của tác giả trước cảnh ntn ?
- Tác giả đã làm nổi bật nhưỡng đặc điểm gì của cảnh . Điều đó nói lên những gì trong tâm hồn , t/c nhà thơ?
- Những nội dung nổi bật nào được nói tới trong bài thơ ?
- Cách tả cảnh, tả tình của tác giả có gì đặc sắc để ta học tập ?
- Từ văn bản em hiểu gì về nghệ thuật giữa cảnh và tình trong thơ cổ ?
I- Tiếp xúc với văn bản
1, Đọc
- Phiên âm: giọng phấn chấn,nhịp 4/3 hoặc 2/2/3
- Dịch nghĩa: rõ ràng, chậm rãi
- Dịch thơ: nhịp 4/3 
2, Chú thích
- Lý Bạch; Nhà thơ Đường nổi tiếng được mệnh danh “ thu tiên ” 
- Thành ngữ khó
- Nhan đề “ Vọng lư sơn bộc bố ”
II- Phân tích văn bản
1, Vị trí đứng ngắm thác
Vọng : nhìn từ xa cảnh vật được ngắm 
Dao: xa nhìn từ xa ( chân núi )
- Vị trí không cho phép khắc hoạ cảnh vật 1 cách chi tiết, cụ thể nhưng lợi thế là dễ phát hiện vẻ đẹp toàn cảnh
2, Cảnh thác núi Lư
+, Câu thơ đầu
Núi Hương Lô: Đặc điểm nổi bật giống Lô Hương 
(miêu tả núi Hương Lô dưới ánh nắng mặt trời)
“ chiếu ” - núi Hương Lô được mặt trời chiếu sáng làm nảy sinh ra những làn khói mầu tím vừa rực rỡ vừa kỳ ảo.
“ sinh ” đ ánh sáng mặt trời xuất hiện ( như chủ đề ) khiến mọi vật sinh sôi nảy nở, sống động, huyền ảo .
đ Cảnh tượng hùng vĩ, rực rỡ, lộng lẫy, huyền ảo
+, Câu thơ thứ 2
“ Quải”: treo
đ biến cái động thành cái tĩnh
( Cảnh thác nước từ trên đỉnh cao tuôn xuống ầm ầm đổ xuống dã biến thành dải lụa rũ xuống yên lặng và bất động treo giữa vách núi và dòng sông )
đ Cảnh đẹp tráng lệ 
( Bản dịch thơ bỏ chữ “ treo” ấn tượng do hình ảnh dòng thác gợi ra thành mờ nhạt và hình ảnh liên tưởng ảo giác về dải Ngân Hà tuột khỏi mây ở câu cuối thiếu cơ sở ) 
+, Câu thơ thứ 3 :
- Phi, bay câu thơ miêu tả tư
- Trực: thẳng đứng thế tĩnh chuyển sang thế động
ị Trực tiếp tả thác nước đồng thời cho người đọc hình dung thế núi cao và sườn núi dốc đứng (núi thấp, sườn thoải thì không thể phi lưu, trực há được )
ị Con số ước phỏng hàm ý cao làm tăng thêm độ nhanh, sức mạnh, thê đổ của dòng thác
+, Câu thơ thứ 4
- Nghi (ngỡ, ngờ ) gợi cảm giác huyền 
- Lạc( rơi xuống ) ảo
đ So sánh, liên tưởng có phần như vô lý nhưng đặt trong mạch cảm hứng của bài thơ người đọc vẫn thấy chân thực, tự nhiên
đ Câu thơ thần ái ( hay nổi tiếng ) đã kết hợp tài tình cái thực và cái ảo, cái hình và cái thần, tả được cảm giác kỳ diệu 
3, Tình cảm của nhà thơ
- Cảnh đẹp nổi tiếng của đất nước núi Hương Lô
- Thái độ trân trọng, ngợi ca 
- Tính chất mỹ lệ, hùng vĩ, kỳ diệu của cảnh đ tình yêu thiên nhiên đằm thắm, lòng say mê khám phá vẻ đẹp mỹ lệ của TN đồng thời thể hiện tính cách hào phóng của tác giả
III- Tổng kết
1, Nghệ thuật :
2, Nội dung: 
+ Cảnh tượng thiên nhiên tráng lệ, huyền ảo
+ Tình cảm say đắm của tác giả
( Tả cảnh bằng trí tưởng tượng bay bổng, táo bạo tạo ra các hình ảnh thơ phi thường )
+ Qua cảnh để tả tình 
- Tình gắn bó với cảnh 
- Trong cảnh có tình, trong tình có cảnh. 
*HĐ3-Hướng dẫn luyện tập
	Đọc thêm “ Phong kiều dạ bạc ”
*HĐ4- Hoạt động nối tiếp
1- Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức.
Câu1 : Ai trong số các nhà thơ sau được người đời mến mộ gọi là "Tiên thơ" ?.
A. Hồ Xuân Hương	C. Lý Bạch
B. Đoàn Thị Điểm	D. Đỗ Phủ.
Câu 2: Bài thơ "Xa ngắm thác Núi Lư" được tạo bằng phương thức biểu đạt:
	A. Miêu tả	C. Miêu tả - Tự sự
	B. Miêu tả - Biểu cảm	D. Tự sự - Biểu cảm
Câu 3: Nội dung bài thơ "Xa ngắm thác núi Lư":
A. Vẻ đẹp của thác nước núi Lư 	C. Tình yêu quê hương thắm thiết
B. Tình yêu thiên nhiên say đắm của tác giả.	D. Chọn A và B
Câu 4: Trong bài thơ "Xa ngắm thác núi Lư", tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật:
	A. So sánh	C. Cả A và B.	
B. Lối nói phóng đại	D. ẩn dụ.
2- HDVN
 Học thuộc lòng bài thơ
 Xem trước bài “ Từ đồng nghĩa ”

Tài liệu đính kèm:

  • docT34.doc