Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 9 - Tiết 35: Từ đồng nghĩa

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 9 - Tiết 35:  Từ đồng nghĩa

Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS :

-Hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa. Hiểu được sự phân biệt giữa từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

-Nâng cao kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa.

B. Chuẩn bị:

* Thầy: Bảng phụ.

* Trò: Nghiên cứu bài trước.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1392Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 9 - Tiết 35: Từ đồng nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 9
Tiết : 35. Tiếng Việt 
TỪ ĐỒNG NGHĨA 
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
-Hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa. Hiểu được sự phân biệt giữa từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
-Nâng cao kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Bảng phụ.
* Trò: Nghiên cứu bài trước.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
* Ổn định : Kiểm diện, trật tự
* Kiểm tra : (?) Trong các câu sau câu nào sai quan hệ từ ? hãy sửa lai cho đúng ?
a).Tôi với nó rất thân .
b). Trời mưa to và tôi vẫn đến trường.
c). Nó cũng ham đọc sách như tôi.
(?)Hãy tìm những quan hệ từ trong câu sau: Trong xã hội cũ có những người không làm mà vẫn giàu sang ,ngược lại đối với những người nông dân và công nhân làm nhiều mà vẫn nghèo khổ.
* Giới thiệu bài: 
* Khi nói và viết, ta phải hết sức thận trọng vì có những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa lại hoàn toàn khác xa nhau. Trái lại, có những từ phát âm khác xa nhau lại có những nét nghĩa giống nhau hoạc gần nhau mà ta đã gọi là từ đồng nghĩa. Vậy, thế nào là từ đồng nghĩa? Chúng được phân loại ra sao và được dùng ntn cho chính xác? Muốn hiểu rõ điều đó, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài: Từ đồng nghĩa.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
Hđ 1 : Tìm hiểu khái niệm từ đồng nghĩa
- Cho HS đọc lại bản dịch thơ bài: Xa ngắm thác núi Lư
(?) Tìm những từ đồng nghĩa với mỡi từ: rọi, trông.
(?) Ngoài ra, từ Trông còn có nghĩa sau:
Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn.
Mong.
-Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ trên của từ trông ?
(?) Từ đó, em có thể rút ra kết luận thế nào là từ đồng nghĩa?
-Đọc ghi nhớ SGK và tự ghi bài.
Hđ 2:Tìm hiểu các loại từ đồng nghĩa
- Cho hs đọc, quan sát 2VD mục 1.
(?) So sánh nghĩa của từ: Quả và Trái trong 2 vd. Em có nhận xét gì về các từ đồng nghĩa nói trên?
- Cho HS đọc, quan sát 2 VD mục 2.
(?) Nghĩa của 2 từ: Bỏ mạng, hi sinh có chỗ nào giống nhau, chỗ nào khác nhau?
(?) Em có nhận xét gì về các từ đồng nghĩa này?
(?) Tóm lại, có mấy loại từ đồng nghĩa?
Hđ 3: Tìm hiểu việc sử dụng từ đồng nghĩa
(?) Thử thay thế các từ đồng nghĩa: Quả –trái, hi sinh- bỏ mạng trong các ví dụ trên và rút ra nhận xét ?
(?) Ở bài 7, đoạn trích trong Chinh phụ ngâm khúc, tại sao lấy tiêu đề là Sau phút chia li mà không phải là sau phút chia tay?
(?) Cần lưu ý gì trong việc sử dụng từ đồng nghĩa ?
Hđ 4: luyện tập thực hành về Từ đồng nghĩa
- Nêu yêu cầu, thảo luận.
- Đánh giá, nhận xét.
- Nêu yêu cầu, thảo luận.
- Đánh giá, nhận xét.
- Tổ chức trò chơi tiếp sức.
- Nhận xét.
- Cho HS dọc, trả lời cá nhân.
- Nhận xét, đánh giá.
- Nêu yêu cầu, phân công mỗi nhóm một cụm.
- Đánh giá, Khẳng định.
- Cho HS đọc, trả lời cá nhân.
- Nhận xét, đánh giá.
- Cho HS đọc, trả lời cá nhân.
- Nhận xét, đánh giá.
- Cho HS dọc, trả lời cá nhân.
- Nhận xét, đánh giá.
-Đọc bài thơ.
+ rọi: chiếu (soi)
+ Trông: nhìn ( ngó, dòm, liếc)
ví dụ: Trông coi, chăm sóc, coi sóc
Ví dụ: Trông mong, hi vọng
* Cá nhân: Có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Đọc ghi nhớ và tự ghi bài.
- Đọc ví dụ.
+ Quả- Trái: Ý nghĩa giống nhau Þ Đồng nghĩa hoàn toàn.
-Cá nhân:
+ Giống: Đều có nghĩa chết
+ Khác: bỏ mạng: chết vô ích® khinh bỉ.
Hi sinh: chết vì nghĩa vụ , lí tưởng cao đẹp ® Kính trọng
Þ Đồng nghĩa không hoàn toàn.
-Cá nhân.
-2 HS đọc to ghi nhớ và tự ghi bài.
+ Quả- trái có thể thay thế.
+ Bỏ mạng- hi sinh không thể thay thế vì sắc thái biểu cảm khác nhau.
- Chia li = chia tay: đều có nghĩa rời nhau, mỗi người đi 1 nơi. Nhưng trong đoạn trích lấy tiêu đề chia li hay hơn chia tay vì từ chia li vừa mang sắc thái cổ xưa vừa diễn tả được cảnh ngộ sầu bi của người chinh phụ.
-Cá nhân.
-2 HS đọc ghi nhớ và tự ghi bài.
- Thảo luận tổ.
- Đại diện trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung
-Thảo luận tổ.
-Đại diện trình bày.
-Tổ khác nhận xét.
-Chơi tiếp sức giữa 2 dãy trong 3 phút.
-Cá nhân
- Nhận xét.
-Thảo luận nhóm.
-Đại diện trình bày
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Cá nhân.
-Nhận xét.
-Cá nhân.
-Nhận xét.
-Cá nhân
- Nhận xét.
1) Thế nào là từ đồng nghĩa?
-Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau
2) Các loại từ đồng nghĩa:
-Có 2 loại :
 a.Đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt về sắc thái ý nghĩa.)
 b.Đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái ý nghĩa khác nhau)
3)Sử dụng từ đồng nghĩa:
Không phải bao giờ từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Cần cân nhắc để chọn từ đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.
4) Luyện tập:
 BT1:
- Gan dạ : Dũng cảm.
- Nhà thơ : Thi sĩ.
- Mổ xẻ : Phẫu thuật.
- Của cải : Tài sản.
- Nước ngoài:Ngoại quốc.
- Chó biển : Hải cẩu.
- Đòi hỏi : Yêu cầu.
- Năm học : Niên khoá.
- Loài người : Nhân loại.
- Thay mặt : Đại diện.
 BT2:
-Máy thu thanh: Radio.
- Sinh tố : Vitamin.
- Xe hơi : Ôtô.
- Dương cầm : Pianô.
 BT3:
- Bố, cha, ba, tía, thầy
- Bàn ủi- bàn là; chén- bát.
- Dù-ô; vớ-tất; kiếng-gương; bao diêm- hộp quẹt; tụng- giỏ.
 BT4:
- Đưa® trao.
- Đưa® tiễn.
- Kêu® rên (than).
- Nói® trách (phê bình).
- Đi® mất (từ trần).
 BT5:
-Aên, xơi, chén.
+ Aên: sắc thái bình thường.
+ Xơi: _ Lịch sự, xã giao.
+ Chén:_ Thân mật, thông tục.
-Yếu đuối, yếu ớt.
+ Yếu đuối: sự thiếu hẵn sức mạnh về thể chất hoặc tinh thần.
+ Yếu ớt: yếu đến mức sức lực hoặc tác dụng coi như không đáng kể (không nói về tinh thần.
* Xinh, đẹp
+ Xinh:. chỉ người nhỏ, hình dáng nhỏ nhắn, ưa nhìn
+ Đẹp: có ý nghĩa chung hơn, mức độ cao hơn.
* Tu, nhấp, nốc ( uống).
+ Tu: uống nhiều, liền một mạch bằng cách ngậm trực tiếp vào miệng chai, vòi ấm.
+ Nhấp: uống từng chút một bằng cách chỉ hốp đầu môi để biết vị. 
+ Nốc: uống nhiều và hết ngay trong một lúc một cách thô tục.
BT6:
a.Thành quả® thành tựu.
b.Ngoan cố®ngoan cường.
c.Nghĩa vu ï® nhiệm vụ.
d.Giữ gìn ® bảo vệ.
 BT7:
Đối xử / đối đãi.
Đối xử.
Trọng đại / to lớn.
To lớn.
 BT9:
Hưởng lạc® hưởng thụ.
Bao che ® che chở.
Giảng dạy® dạy.
d.Trình bày® trưng bày
*Củng cố:
- Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ?
- Có mấy lại từ đồng nghĩa? Cho ví dụ?
- Cách sử dụng từ đồng nghĩa?
*Dặn dò:
* Học 3 ghi nhớ, làm tiếp BT8
-Soạn bài: Cách lập ý của bài văn biểu cảm
 + Đọc các ví dụ
 + Trả lời các câu hỏi sau mỗiví dụ.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 35.doc