Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 9 - Tiết 36: Cách lập ý của bài văn biểu cảm

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 9 - Tiết 36: Cách lập ý của bài văn biểu cảm

Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS :

 -Tìm hiểu những cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi, kĩ năng làm văn biểu cảm.

 -Tiếp xúc với nhiều dạng văn biểu cảm, nhận ra cách viết của từng đoạn văn .

B. Chuẩn bị:

* Thầy: Bảng phụ.

* Trò: Đọc các văn bản và trả lời các câu hỏi SGK.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1308Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 9 - Tiết 36: Cách lập ý của bài văn biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 9
Tiết : 36.
CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN 
BIỂU CẢM 
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
 -Tìm hiểu những cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi, kĩ năng làm văn biểu cảm.
 -Tiếp xúc với nhiều dạng văn biểu cảm, nhận ra cách viết của từng đoạn văn .
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Bảng phụ.
* Trò: Đọc các văn bản và trả lời các câu hỏi SGK.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
* Ổn định : Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : -Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh .
* Giới thiệu bài: 
Qua bài viết số 2, các em đã trình bày khá tốt cảm nghĩ của mình dựa vào dàn ý khái quát hoặc dựa vào cảm xúc từ bài văn mẫu hoặc ham khảo thêm sách báo để làm phong phú thêmý tứ của mình .Điều này chứng tỏ rằng, van7 biểu cảm có nhiều cách lập ý. Để giúp các em có thể mở rộng phạm vi và kỉ năng biểu cảm, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu các dạng lập ý của bài văn biểu cảm
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm
HĐ 1.1: Liên hệ hiện tại với tương lai 
-Mời hs đọc đoạn văn 1 nói về cây tre 
(?) Cây tre đã gắn bó với đời sống của người Việt Nam bởi những công dụng của nó ntn? (hiện tại)
(?) Tre luôn gắn bó và còn mãi với người trong mọi hoàn cảnh. Hãy tìm chi tiết cho thấy rõ điều đó?
(?) Viết về cây tre, người viết đã có liên tưởng, tưởng tượng gì?
(?) Dựa vào những đặc điểm nào của tre mà người viết liên tưởng, tưởng tượng như thế?
(?) Ngoài ra, cây tre còn giúp ích gì cho con người ngoài những công dụng mà tác giả đã nói trong bài?
* Đó là thời điểm 1955 mới chỉ có xi măng, sắt thép, chưa nghĩ đến đồ nhựa. Cho dù như thế công dụng của tre vẫn nhiều hơn tác giả nghĩ: chiếu tre, tâm tre,đũa, hàng mĩ nghệ bằng tre, hàng mây tre đan có giá trị trên thị trường quốc tế.
Kết luận: Từ đó, ta thấy khi ta gợi nhắc đến những quan hệ với sự vật thì đó là cách ta bày tỏ đối với sự vật.
HĐ 1.2:Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại
Gọi HS đọc mục 2, sgk
- Niềm say mê con gà đất của tác giả bắt nguồn từ suy nghĩ nào?
- Suy nghĩ ấy nói lên khát vọng gì?
- Từ con gà đất,tác giả phát hiện ra điều gì về đặc diểm của đồ chơi?
- Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cảm xúc gì cho tác giả?
HĐ 1.3: Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước
-Cho hs đọc đoạn 3 (1) nói về cô giáo.
(?) Đoạn văn đã gợi lại những kỉ niệm gì về cô giáo?
(?) Qua đoạn văn, ta thấy tác giả đã thể hiện tình cảm với cô giáo như thế nào?
(?) Xuất phát từ tình cảm thân yêu đối với cô giáo, tác giả đã tưởng tượng những gì?
(?) Việc nhớ lại những kỉ niệm có tác dụng gì đối với bài văn biểu cảm?
HĐ 1.4: Quan sát, suy nghĩ:
-Cho hs đọc đoạn 4 nói về mẹ “U tôi”.
(?) Đoạn văn nhắc đến những hình ảnh gì về “U tôi”? Đọc dẫn chứng cụ thể.
(?) Hình bóng, nét mặt U được gợi tả ntn? ( Cảm xúc đối với U được gợi tả ntn?)
(?) Như vậy, để thể hiện tình yêu thương đối với mẹ, tác giả đã làm gì?
(?) Từ những tìm hiểu trên, em hãy nêu các cách tạo ý cho bài văn biểu cảm?
HĐ 2: luyện tập:
- Phân công thảo luận: 
+ Tổ 1,2 : Đề a.
+ Tổ 3,4: Đề b.
-Thảo luận theo 3 bước: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý (theo gợi ý SGK)
-Đánh giá , bổ sung, treo bảng phụ (dàn ý) để HS tham khảo.
-Đọc 
-Cá nhân: Tre che bóng mát, mang khúc nhạc, làm cổng chào, đu, sáo diều
-Tre , nứa chia ngọt, sẻ bùi còn mãi vui hạnh phúc, hoà bình
- Con người nhũn nhặn, thuỷ chung, can đảm, con người hiền
® tượng trưng cao quý của dân tộc VN
- Dẻo dai, dễ uốn cong® nhũn nhặn.
- Mọc thẳng® ngay thẳng.
- Gắn bó với người® thuỷ chung.
- Gậy, chông tre ra trận® dũng cảm.
Þ Đức tính người hiền.
+ Trong đời sống: đòn gánh, rỗ rế, đũa, cắm dàn trầu dưa, kê giường
+ Trong vui chơi, giải trí: Che bóng mát, sáo, chõng, nôi, đu
HS đọc
- Từ suy nghĩ được hóa thân thành con gà trống để dõng dạc cất lên điệu nhạc sớm mai.
- Khát vọng muốn trở thành người nghệ sĩ thổi kèn đồng.
- Đó là sự mỏng manh của đồ chơi, có thì vui mừng và nuối tiếc khi mất đi
- Những con gà đất lần lượt vỡ dọc theo tuổi thơ mãi để lại trong tôi một nỗi gì sầu , giống như một linh hồn.
-Đọc
Cô giữa đàn em nhỏ, nghe cô giảng bài, cô theo dõi lớp học, cô thất vọng khi em cầm bút sai. cô lo cho hs, sung sướng khi hs có kết quả xuất sắc.
Þ Do nhiều kỉ niệm nên hs không quên cô.
+ Dùng từ ngữ biểu cảm:
Ô ! Cô giáo rất tốt của em Không bao giờ quen cô được, lớn lên vẫn nhớ cô. Lúc nào 
cô cũng dịu hiền như 1 người mẹ.
Tìm gặp cô giữa đám trò nhỏ, Mỗi bận qua trường nghe cô giáo giảng bài tưởng như nghe tiếng cô,Em nhớ lại
-Đọc.
-Cá nhân: Gợi tả bóng dáng và khuôn mặt U.
- Già nuaÞ Lòng thương cảm và hối hận vì mình đã thờ ơ vô tình ( đọc dẫn chứng)
+ Khắc hoạ hình ảnh mẹ.
+ Nêu nhận xét về mẹ
® Cách bày tỏ tình cảm của mình.
-Cá nhân : Ghi nhớ 
-Thảo luận tổ.
-Đại diện lên bảng trình bày dàn ý.
-Nhận xét, bổ sung.
-Nghe, quan sát.
I/ Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm
1)Liên hệ hiện tại với tương lai
2)Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại
3)Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước
4)Quan sát, suy nghĩ:
-Miêu tả, khắc hoa ïhình ảnh và nêu nhận xét, suy nghĩ.
II/luyện tập:
Dàn ý
a)Cảm xúc về vườn nhà:
MB: Giới thiệu vườn và tình cảm đối với vườn.
TB: Miêu tả vườn, lai lịch vườn.
+ Vườn và cuộc sống vui buồn của gia đình.
+ Vườn và lao động của cha mẹ.
+ Vườn qua 4 mùa
KB: Cảm xúc về vườn nhà.
b)Cảm xúc về người thân:
MB: Giới thiệu ngườithân, nêu tình cảm, ấn tượng của em đối với người ấy.
TB: - Miêu tả những nét tiêu biểu của người ấy và bộc lộ suy nghĩ của em.
- Kể lại, nhắc lại vài nét về đặc điểm (thói quen), tính tình, phẩm chất của người ấy
- Gợi lại những kỉ niệm giữa em và người ấy.
 - Nêu lên những suy nghĩ và mong muốn của emvề mối quan hệ giữa em và người thân này
KB: Aán tượng và cảm xúc của em về người ấy.
* Củng cố:
Hãy nêu các cách tạo ý cho bài văn biểu cảm?
* Dặn dò:
-Học bài ghi và ghi nhớ.
-Xây dựng hoàn chỉnh 2 dàn ý a,c ( tập diễn đạt miệng)
-Soạn bài:Tĩnh dạ tứ- Lí Bạch.
+ Đọc văn bản, chú thích, trả lời các câu hỏi tìm hiểu văn bản.
+ Suy nghĩ trước câu hỏi luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 36.doc