Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Viết bài tập làm văn số 1 ( văn tự sự và miêu tả ) làm ở nhà

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Viết bài tập làm văn số 1 ( văn tự sự và miêu tả ) làm ở nhà

MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

 - Ôn tập về cách làm bài văn tự sự và bài văn miêu tả, về cách dùng từ, đặt câu và về liên kết, bố cục, mạch lạc trong văn bản

 2. Kĩ năng:

 - Vận dụng những kiến thức đó vào việc tập làm bài văn cụ thể và hoàn chỉnh

 3. Thái độ:

 - Biết trân trọng những kỉ niệm đẹp trong quãng đời học sinh

II. CHUẨN BỊ:

 Giáo viên: Giáo án, đề bài

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1198Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Viết bài tập làm văn số 1 ( văn tự sự và miêu tả ) làm ở nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
( Văn tự sự và miêu tả )
Làm ở nhà
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: 
 - Ôn tập về cách làm bài văn tự sự và bài văn miêu tả, về cách dùng từ, đặt câu và về liên kết, bố cục, mạch lạc trong văn bản
 2. Kĩ năng:
 - Vận dụng những kiến thức đó vào việc tập làm bài văn cụ thể và hoàn chỉnh
 3. Thái độ:
 - Biết trân trọng những kỉ niệm đẹp trong quãng đời học sinh 
II. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Giáo án, đề bài
 Học sinh: Giấy, bút thước 
III. PHƯƠNG PHÁP:
 Rèn luyện theo mẫu
IV. TIẾN TRÌNH:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới: 
 Đề bài: 
 Em hãy viết bài văn về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường
Hướng dẫn chấm
 a. Mở bài : 
 Giới thiệu chung: ngày khai trường năm nào? Kỉ niệm đáng nhớ nhất là kỉ niệm gì?
 b. Thân bài: 
 - Kể lại kỉ niệm theo trình tự hợp lí
 - Kết hợp kể, tả
 c. Kết bài: 
 Cảm nghĩ của em.
Biểu điểm
 - Nội dung: (8 điểm)
 + Mở bài: ( 1 điểm )
 + Thân bài: ( 6 điểm ) 
 + Kết bài: ( 1 điểm )
 - Hình thức: ( 2 điểm )
 Bài làm có bố rõ ràng 3 phần, trình bày sạch đẹp, đúng ngữ pháp, đúng chính tả,
PHIẾU HỌC TẬP
I. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt 
 1. Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì? Tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu ( dùng độc lập ), tiếng nào không?
 Trả lời:
 - Nam: ..; quốc:.; sơn:.; hà:
 - Tiếng có thể dùng độc lập như từ đơn:Cho ví dụ.
 - Tiếng không thể dùng độc lập: Cho ví dụ
 2. Tiếng thiên trong từ thiên thư có nghĩa là “ trời”. Tiếng thiên trong các từ sau đây nghĩa là gì? 
 Trả lời:
 - Thiên niên kỉ , thiên lí mã: 
 - ( Lí Công Uẩn ) thiên đô về Thăng Long: 
II. Từ ghép Hán Việt
 1. Các từ: sơn hà, xâm phạm ( trong bài Nam quốc sơn hà ), giang sơn ( trong bài Tụng giá hoàn kinh sư ) thuộc loại từ ghép chính phụ hay đẳng lập?
 Trả lời:
 - Giải nghĩa:
 Sơn hà : xâm phạm: . Giang sơn:
 - Thuộc loại từ ghép:..
 2.a) Các tư:ø ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép gì? Trật tự của các yếu tố trong từ này có giống trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại không?
 Trả lời:
 - Giải nghĩa: 
 Aùi quốc. Thủ môn;. Chiến thắng..
 - Thuộc loại từ ghép:..
 - Trật tự của các yếu tố trong từ này ( thứ tự trước sau)..
 b) Các từ : thiên thư ( trong bài Nam quốc sơn hà ), thạch mã ( trong bài tức sự ), tái phạm ( trong bài Mẹ tôi ) thuộc loại từ ghép gì? Trong các từ ghép này trật tự của các yếu tố có gì khác so với trật tự của các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại?
 Trả lời:
 - Giải nghĩa:
 Thiên thư:.,. thạch mã:, tái phạm:. 
 - Thuộc loại từ ghép: 
 - Trật tự của các yếu tố khác so với so với trật tự của các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại:..

Tài liệu đính kèm:

  • docBai viet so 1.doc