Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Lừu Văn Lìn - Tuần 35

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Lừu Văn Lìn - Tuần 35

I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 Giúp học sinh :

- Biết cách sưu tầm ca dao , tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc , sắp xếp , tìm hiểu ý nghĩa của chúng.

- Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình.

- Có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc và tinh hoa của địa phương mình trong sự giao lưu với cả nước

II CHUẨN BỊ

 + GV : Soạn giáo án và sưu tầm ca dao , tục ngữ theo chủ đề.

 + HS : Soạn bài và sưu tầm ca dao , tục ngữ theo chủ đề

III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra :Việc chuân bị của hs

 

doc 7 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 591Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Lừu Văn Lìn - Tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 134
 Chương trình địa phương
 Phần văn và tập làm văn (Tiếp theo)
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
	Giúp học sinh :
Biết cách sưu tầm ca dao , tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc , sắp xếp , tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình.
Có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc và tinh hoa của địa phương mình trong sự giao lưu với cả nước 
II CHUẨN BỊ 
	+ GV : Soạn giáo án và sưu tầm ca dao , tục ngữ theo chủ đề.
	+ HS : Soạn bài và sưu tầm ca dao , tục ngữ theo chủ đề
III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra :Việc chuân bị của hs 
2.Bài mới 
Phần II :Thi hát những bài hát hoặc ngâm thơ những bài thơ về quê hương và Hà Nội 
*Tổ chức cho học sinh thi theo những hình thức tổ chức sau đây :
 1 Hát một bài hát về Hà nội ,về quê hương em hoặc một vùng quê nào đó mà e,m biết 
 2 Sáng tác một bài tho về quê hương em hoặc về trường lớp ,thầy cô bè bạn 
 3Có thể cho hs mô phỏng một cuộc thi trên truyền hình về đề tài văn học :”Chiếc nón kì diệu” hoặc “Hành trình văn hoá “
 *Cử một học sinh điều khiển cuộc thi 
 Mỗi tổ cử một đội dự thi gồm 3 em .Số còn lại làm cổ động viên 
 Mời thêm một giáo viên ạy văn làm cố vấn chương trình 
 *Tiến trình cuộc thi :
 -Em hs điều khiển chương trình Nêu thể lệ cuộc thi 
 -Các đội dự thi tự giới thiệu ve àđội của mình 
 -Thực hiện các nội dung dự thi .Giữa các đội có sự thi đua bằng hình thức đánh giá cho điểm .đội chiến thắng sẽ có một phần quà hấp dẫn 
Phần III : Tập sáng tác thơ văn về chủ đề quê hương 
Cho học sinh thảo luận nhóm với yêu cầu là các đề tài sau đây 
 -Em hãy viết một đoạn thơ hoặc đoạn văn ca ngợi vẻ đẹp của quê hương em 
 Yêu cầu +Đoạn văn khoảng 20 dòng -25 dòng 
 +Bài thơ khoảng 10 -20 dòng 
 +viết đúng chủ đề ,chọn một thể loại thich hợp ,viết đúng quy định của luật thơ ,sử dụng phương thức biểu đạt miêu tả nghi luận hay biểu cảm đều có thể được 
 -Cho HS làm bài 
Các nhóm cử đại diện lên trình này 
Mời cố vấn chương trình đánh giá ,nhận xét cho điểm 
3. Củng cố Hướng dẫn về nhà
-Nhận xét chung giờ học ,thực hành văn học 
-Tuyên dương phát thửng cho những nhóm có thành tích xuất sắc 
-Nhắc nhở ý thức giữ gìn vẻ đẹp của văn chương ,ham thích khám phá ,sáng tác văn chương 
-Tiếp tục sưu tầm thơ văn ,ca dao địa phương 
-Tập làm thơ viết văn về cảnh vật con người 
-Chuẩn bị nội dung hoạt động ngữ văn SGK 
Tiết 135
Ngày soạn: 5/2009
Ngày dạy: 5/2009
	HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN
ĐỌC DIỄN CẢM VĂN NGHỊ LUẬN
Ngày giảng.tiết(tkb).lớp.sĩ số:
 Ngày giảng.tiết(tkb).lớp.sĩ số:
 I . M ỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Giúp học sinh tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, dấu giọng và phần nò thể hiện tình cảm của những chỗ cần nhấn giọng.
2. Bốn văn bản dùng để luyện đọc:
	- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta; (Hồ Chí Minh)
	- Sự giàu đẹp của Tiếng việt; (Đặng Thai Mai)
	- Đức tính giản dị của Bác Hồ; (Phạm Văn Đồng)
	- Ý nghĩa văn chương. (Hoài Thanh)
3. Khắc phục kiểu đọc nhỏ, lúng túng, phát âm ngọng
4 giáo dục hs ý thức quý trong tác phẩm văn chương ,biết cảm nhận giá trị của văn chương 
II. CHUẨN BỊ 
- GV : yêu cầu HS tìm hiểu cách đọc cả 4 văn bản một cách cụ thể, kỹ lưỡng và tập đọc nhiều lần. - - HS: khắc phục nhược điểm riêng trong cách đọc của bản thân. 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Kiểm tra : Tiến hành trong tiết học 
2.Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: GV nêu yêu cầu về cách đọc
:- Đọc đúng: Phát âm đúng, ngắt câu đúng, mạch lạc và rõ ràng.
- Đọc diễn cảm: Thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi văn bản, giọng điệu của từng văn bản.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tổ chức, đọc
I. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Giọng chung toàn bài: Hào hùng, phấn chấn, dứt khoát, rõ ràng.
1. Đoạn mở bài (đặt vấn đề):
a) 2 câu đầu: Nhấn mạnh các từ ngữ: Nồng nàn đó là giọng khẳng định chắc nịch.
b) Câu 3: Ngắt đúng vế câu trạng ngữ (1, 2); Cụm chủ - vị chính, đọc mạnh dạn, nhanh dần, nhấn đúng mức các động từ và tính từ làm vị ngữ, định ngữ: sôi nổi, kết, mạnh mẽ, to lớn, lướt, nhấn chìm tất cả,
c)Câu 4 – 5 – 6 
 - Nghỉ giữa câu 3 và 4.
- Câu 4: Đọc chậm lại, rành mạch, nhấn mạnh từ có, chứng tỏ.
- Câu 5: Giọng liệt kê.
- Câu 6: Giảm cường độ giọng đọc nhỏ hơn, lưu ý các ngữ điệp, đảo:Dân tộc anh hùng và anh hùng dân tộc.
Gọi từ 2 – 3 HS đọc đoạn này. HS và GV nhận xét cách đọc.
2. Đoạn thân bài (giải quyết vấn đề):
* Giọng đọc cần liền mạch, tốc độ nhanh hơn một chút.
- Câu: Đồng bào ta ngày nay,... cần đọc chậm, nhấn mạnh ngữ: Cũng rất xứng đáng, tỏ rõ ý liên kết với đoạn trên.
- Câu: Những cử chỉ cao quý đó cần đọc nhấn mạnh các từ: Giống nhau, khác nhau, tỏ rõ ý sơ kết, khái quát.
Chú ý các cặp quan hệ từ: từ – đến, cho đến
* Gọi từ 4 – 6 HS đọc đoạn này. Nhận xét cách đọc.
3. Đoạn kết: * Giọng chậm và hơi nhỏ hơn.
a) 3 câu trên: Đọc nhấn mạnh các từ ngữ: Cũng như, nhưng.
b) 2 câu cuối: Đọc giọng giảng giải, chậm và khúc chiết, nhấn mạnh các ngữ: Nghĩa là phải và các động từ làm vị ngữ: Giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho
Gọi 3 – 4 HS đọc đoạn này. GV nhận xét cách đọc.
* Nếu có thể: - Cho HS xem lại 2 bức ảnh Đoàn chủ tịch Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ II ở Việt Bắc và ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Báo cáo chính trị tại Đại hội.
- GV hoặc 1 HS có khả năng đọc diễn cảm khá nhất lớp đọc lại toàn bài 1 lần (Nếu có thể, đọc thuộc lòng, càng tốt).
II. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
GV hướng dẫn chung
1. Đọc 2 câu đầu cần chậm và rõ hơn nhấn mạnh các từ ngữ: tự hào, tin tưởng.
2. Đoạn: Tiếng Việt có những đặc sắc thời kỳ lịch sử:
chú ý từ điệp Tiếng Việt; ngữ mang tính chất giảng giải: Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng
3. Đoạn: Tiếng Việt văn nghệ v.v đọc rõ ràng, khúc chiết, lưu ý các từ in nghiêng: chất nhạc, tiếng hay
4. Câu cuối cùng của đoạn: Đọc giọng khẳng định vững chắc.
Trọng tâm của tiết học đặt vào bài trên nên ở bài này chỉ cần gọi từ 3 – 4 HS đọc từng đoạn cho đến hết bài.
- GV nhận xét chung.
I. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Giọng chung toàn bài: Hào hùng, phấn chấn, dứt khoát, rõ ràng.
1. Đoạn mở bài :
a) 2 câu đầu: Nhấn mạnh các từ ngữ: Nồng nàn đó là giọng khẳng định chắc nịch.
b) Câu 3: Ngắt đúng vế câu trạng ngữ (1, 2); Cụm chủ - vị chính, đọc mạnh dạn, nhanh dần, nhấn đúng mức các động từ và tính từ làm vị ngữ, định ngữ: sôi nổi, kết, mạnh mẽ, to lớn, lướt, nhấn chìm tất cả,
c)Câu 4 – 5 – 6 
 - Nghỉ giữa câu 3 và 4.
- Câu 4: Đọc chậm lại, rành mạch, nhấn mạnh từ có, chứng tỏ.
- Câu 5: Giọng liệt kê.
- Câu 6: Giảm cường độ giọng đọc nhỏ hơn, lưu ý các ngữ điệp, đảo:Dân tộc anh hùng và anh hùng dân tộc.
2. Đoạn thân bài :
* Giọng đọc cần liền mạch, tốc độ nhanh hơn một chút.
3. Đoạn kết: Giọng chậm và hơi nhỏ hơn
II. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Nhìn chung, cách đọc văn bản nghị luận này là: giọng chậm rai, điềm đạm, tình cảm tự hào.
Tiết 136
Ngày soạn: 5/2009
Ngày dạy: 5/2009
	HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN
ĐỌC DIỄN CẢM VĂN NGHỊ LUẬN(Tiếp theo)
Ngày giảng.tiết(tkb).lớp.sĩ số:
 Ngày giảng.tiết(tkb).lớp.sĩ số:
 I . M ỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Giúp học sinh tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, dấu giọng và phần nò thể hiện tình cảm của những chỗ cần nhấn giọng.
2. Bốn văn bản dùng để luyện đọc:
	- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta; (Hồ Chí Minh)
	- Sự giàu đẹp của Tiếng việt; (Đặng Thai Mai)
	- Đức tính giản dị của Bác Hồ; (Phạm Văn Đồng)
	- Ý nghĩa văn chương. (Hoài Thanh)
3. Khắc phục kiểu đọc nhỏ, lúng túng, phát âm ngọng
4 giáo dục hs ý thức quý trong tác phẩm văn chương ,biết cảm nhận giá trị của văn chương 
II. CHUẨN BỊ 
- GV : yêu cầu HS tìm hiểu cách đọc cả 4 văn bản một cách cụ thể, kỹ lưỡng và tập đọc nhiều lần. - - HS: khắc phục nhược điểm riêng trong cách đọc của bản thân. 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Kiểm tra : Tiến hành trong tiết học 
2.Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ 1: GV hướng dẫn cách đọc
1. Câu 1: Nhấn mạnh ngữ: sự nhất quán, lay trời chuyển đất.
2. Câu 2: Tăng cảm xúc ngợi ca vào các từ ngữ: Rất lạ lùng, rất kỳ diệu; nhịp điệu liệt kê ở các đồng trạng ngữ, đồng vị ngữ: Trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.
3. Đoạn 3 và 4: Con người của Bác thế giới ngày nay: Đọc giọng tình cảm ấm áp, gần với giọng kể chuyện. Chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ càng, thực sự văn minh
4. Đoạn cuối:
- Cần phân biệt lời văn của tác giả và trích lời của Bác Hồ. Hai câu trích cần đọc giọng hùng tráng thống thiết.
- Văn bản này cũng không phải là trọng tâm của tiết 136, nên sau khi hướng dẫn cách đọc chung, chỉ gọi từ 2 – 3 HS đọc 1 lần. Nếu có thể, đọc lại 1 lần đoạn: Hồ Chủ Tịcbh, hình ảnh của dân tộc, SGK, tr.53, hoặc bài thơ Sáng tháng năm của Tố Hữu.
HĐ 2: HS đọc theo hướng dẫn, nhận xét, chỉnh sửa
HĐ 3: Hướng dẫn đọc văn bản ý nghĩa văn chương
1. 2 câu đầu: Giọng kể chuyện lâm li, buồn thương; câu thứ 3 giọng Tỉnh táo, khái quát.
2. Đoạn: Câu chuyện có lẽ chỉ là gợi lòng vị tha:
	Giọng tâm tình thủ thỉ như lời trò chuyện.
3. Đoạn: Vậy thì hết: Tiếp tục giọng tâm tình, thủ thỉ như đoạn 2.
Lưu ý câu cuối cùng, giọng ngạc nhiên như không thể hình dung nổi được cảnh tượng nếu xảy ra.
GV đọc trước 1 lần. HS khá đọc tiếp 1 lần; sau đó lần lượt gọi từ 4 – 7 HS đọc từng đoạn cho đến hết.
HĐ 4: Nhận xét cách đọc
Hoạt động 5:GV tổng kết chung 2 tiết – Hoạt động luyện đọc văn bản nghị luận.
1. Số HS được đọc trong 2 tiết; chất lượng đọc; kỹ năng đọc; những hiện tượng cần lưu ý khắc phục.
2. Những điểm cần rút ra khi đọc văn bản nghị luận.
Sự khác nhau giữa đọc văn bản nghị luận và văn bản tự sự hoặc trữ tình. Điều chủ yếu là văn nghị luận cần trước hết ở giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, rõ luận điểm và lập luận. Tuy nhiên, vẫn rất cần giọng đọc có cảm xúc và truyền cảm.
III. Đức tính giản dị của Bác Hồ
Giọng chung: Nhiệt tình, ngợi ca, giản dị mà trang trọng. Các câu văn trong bài, nhìn chung khá dài, nhiều vế, nhiều thành phần chung vẫn rất mạch lạc và nhất quán. Cần ngắt câu cho đúng. Lại cần chú ý các câu cảm có dấu (!).
IV. Ý nghĩa văn chương 
giọng đọc chung của văn bản: Giọng chậm, trữ tình giản dị, tình cảm sâu lắng và thấm thía.
3. Củng cố , hướng dẫn luyện đọc ở nhà 
 - Nhận xét chung giờ thực hành
1. Học thuộc lòng mỗi văn bản 1 đoạn mà em thích nhất.
2. Tìm đọc diễn càm Tuyên ngôn Độc lập.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 35 v7.doc