Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tiết 53: Dấu ngoặc kép

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tiết 53: Dấu ngoặc kép

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS:

 - Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép.

 - Biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.

II. CHUẨN BỊ:

 GV: Giáo án – SGK – Bảng phụ.

 HS: Vở soạn bài – Vở ghi – SGK.

 

doc 34 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1591Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tiết 53: Dấu ngoặc kép", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn	: 27/11/2005
Tiết	: 53
Dấu ngoặc kép
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	Giúp HS:
	- Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép.
	- Biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.
II. CHUẨN BỊ:
	GV: Giáo án – SGK – Bảng phụ.
	HS: Vở soạn bài – Vở ghi – SGK.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
	1. Ổn định tổ chức: 1’
	2. Kiểm tra bài cũ: 5’
	- Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm được dùng trong những trường hợp nào?
	Trả lời: + Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết mình) bổ sung thêm.
 + Dấu hai chấm dùng để:
	- Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
	- Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).
	3. Bài mới: GV giới thiệu bài 1’
	Ngoài dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, trong chương trình Văn 8 chúng ta còn học thêm một loại dấu câu phổ biến nữa là dấu ngoặc kép 
TL
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung bài dạy
12’
25’
HĐ1:
Hướng dẫn HS tìm hiểu công dụng dấu hai chấm.
GV treo bảng phụ.
- Yêu cầu HS đọc 4 ví dụ ở bảng phụ.
? Cho biết dấu ngoặc kép trong ví dụ (a) dùng để làm gì?
? Trong câu b, từ “dải lụa” trong ngoặc kép có nghĩa là gì?
? Trong câu c, tại sao những từ “văn minh” “khai hóa” đặt trong dấu ngoặc kép?
? Chú ý ví dụ (4) và cho biết những từ trong ngoặc kép có ý nghĩa chung là gì?
? Qua các ví dụ vừa nêu, theo em dấu ngoặc kép được dùng trong những trường hợp nào?
HĐ2:
Hướng dẫn HS luyện tập.
Yêu cầu HS làm bài tập (1)
- Gọi 1 HS đọc bài tập (2).
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm bài tập (3).
Yêu cầu HS làm bài tập 3.
HĐ1:
- HS tìm hiểu công dụng dấu hai chấm.
- HS quan sát bảng phụ.
- HS đọc 4 ví dụ ở bảng phụ.
- HS quan sát ví dụ.
- Trả lời
- HS suy nghĩa trả lời.
- Lấy những từ mà bọn thực dân hay rêu rao -> hàm ý mỉa mai.
- Chỉ tên những tác phẩm.
- HS nêu ghi nhớ SGK/142.
HĐ2:
- HS luyện tập.
- HS làm bài tập (1).
- HS thảo luận – đại diện nhóm trả lời.
- Được hiểu theo ý mỉa mai: một anh chàng được coi là “hầu cận ông Lý” mà bị một người đàn bà đang nuôi con mọn túi tóc lẳng ngã chân.
- HS đọc yêu cầu bài tập (2).
- HS suy nghĩ.
- HS thảo luận nhóm bài tập (3).
a, Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn nguyên văn lời Chủ tịch Hồ Chí Minh.
b, Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vì lời dẫn gián tiếp.
HS làm bài tập 5. Xem văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” chỉ ra công dụng dấu ngoặc kép.
I. Công dụng:
Ví dụ:
a, Thánh Giăng – đi có một phương châu: “Chinh phục ”
-> Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
b,  Cầm Long Biên như một dải lụa, nhưng thực ra “dải lụa” ấy.
-> Đánh dấu từ được hiểu theo nghĩa khác đi.
c, Một thế kỷ “văn minh” “khai hóa” của thực dân 
-> Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
d, Hàng loạt những vở kịch như “Tay người đâu bố”, “giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống”  ra đời 
-> Đánh dấu tên các vở kịch.
SGK/142
II. Luyện tập.
1. Giải thích công dụng dấu ngoặc kép.
a, Câu nói được dẫn trực tiếp. Đây là những câu nói mà Lão Hạc tưởng như là con chó vàng muốn nói với Lão.
b, Từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai.
c, Từ ngữ được dẫn trực tiếp, dẫn lại lời người khác.
d, Từ ngữ được dẫn trực tiếp và cũng có hàm ý mỉa mai.
e, Từ ngữ được dẫn trực tiếp từ hai câu thơ của Nguyễn Du.
2. Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp, giải thích lý do.
a, Đặt dấu hai chấm sau: “cười bảo” (báo trả lời đối thoại), dấu ngoặc kép ở “cá tươi” và “tươi” đánh dấu từ ngữ được dẫn lại.
b, Đặt dấu hai chấm sau “chú Tiến Lê” báo trả lời dẫn trực tiếp, đặt dấu “” cho phần còn lại: “Cháu  với cháu” (đánh dấu trực tiếp). Lưu ý viết hai từ “cháu” vì mở đầu một câu.
 4. Dặn dò: 1’
	- Hoàn thành bài tập 2 phần c vào vở.
	- Tiếp tục làm bài tập số 4, 5 SGK/144.
	- Ôn tập chuẩn bị tuần sau kiểm tra tiếng Việt.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
 ...
 ...
 ...
Ngày soạn	: 27/11/2005
Tiết	: 55 – 56
Viết bài tập làm văn số 3
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	- Kiểm tra toàn diện những kiến thức đã học về kiểu bài thuyết minh.
	- Rèn luyện kỹ năng xây dựng văn bản theo những yêu cầu bắt buộc về cấu trúc, kiểu bài, tính liên kết, khả năng tích hợp.
II. CHUẨN BỊ:
	GV: Ra đề – đáp án – Biểu điểm.
	HS: Ôn lại lý thuyết cách làm bài văn thuyết minh.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
	1. Ổn định tổ chức: 1’
	2. Kiểm tra bài cũ:
	Viết bài TLV số (3)
	3. Bài mới: GVGT bài 1’
	- Các em vừa tìm hiểu xong phần lý thuyết cách làm bài văn thuyết minh, để đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết vào một bài viết cụ thể như thế nào trong hai tiết này các em sẽ thực hành cụ thể.
Đề bài:
	Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam
	Đáp án:
	* Yêu cầu thể loại: Thuyết minh.
	* Yêu cầu về nội dung: Đảm bảo các nội dung sau:
	1. Mở bài:
	Giới thiệu chung về chiếc áo dài Việt Nam/
	2. Thân bài:
	- Giới thiệu lịch sử của chiếc áo dài.
	- Giới thiệu các giai đoạn phát triển của áo dài.
	- Giới thiệu đóng góp độc đáo của một cá nhân.
	- Giới thiệu chiếc áo dài trên trường quốc tế.
	- Giới thiệu vai trò và vị thế của chiếc áo dài ở trong nước.
	- Giới thiệu ý nghĩa đạo lý của chiếc áo dài/
	Biểu điểm:
	Điểm 9 – 10:
	Bài trình bày sạch sẽ, ít sai lỗi chính tả, bố cục rõ ràng, chặt chẽ, bài viết có nhiều ý hay.
	Điểm 7 – 8:
	Bài viết rõ ràng, ít sai lỗi chính tả về dùng từ, đặt câu, nội dung đầy đủ ý cơ bản.
	Điểm 5 – 6:
	Trình bày tương đối, sai một vài lỗi dùng từ, đặt câu, nội dung đầy đủ ý cơ bản.
	Điểm 3 – 4:
	Còn sai sót về cách trình bày, nội dung sơ sài.
	Điểm 1 – 2:
	Yếu kém về nội dung – hình thức.
	Điểm 0:
	Bài bỏ giấy trắng
4. Dặn dò: Thu bài - nhận xét.
 - Chuẩn bị bài: + Ôn tập tiếng Việt để kiểm tra 1 tiết.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
 .
 .
 . 
Ngày soạn	: 1/12/2005
Tiết	: 54
Luyện nói: Thuyết minh về một thứ 
đồ dùng
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	Giúp HS:
	- Dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức, kỷ năng về cách làm bài văn thuyết minh đã học.
	- Tạo điều kiện cho HS mạnh dạn suy nghĩ, phát biểu.
II. CHUẨN BỊ:
	GV: Giáo án – Bảng phụ (Dàn bài chung).
	HS: Chuẩn bị kỹ bài tập ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
	1. Ổn định tổ chức: 1’
	2. Kiểm tra bài cũ: 3’
	Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
	3. Bài mới: GVGT bài 1’
	Để củng cố tri thức và kỹ năng làm một bài văn thuyết minh đồng thời để giúp cho các em hiểu biết kỹ hơn về chiếc bình thủy, hôm nay chúng ta luyện nói bài thuyết minh với đối tượng thuyết minh là chiếc bình thủy.
TL
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung bài dạy
12’
22’
5’
HĐ1:
Yêu cầu HS mở vở phần chuẩn bị ở nhà chuẩn bị lại
- GV nêu vai trò, tầm quan trọng của giờ luyện nói.
- GV treo dàn bài (hoặc) yêu cầu HS đã chuẩn bị dàn bài ở nhà. Trình bày trên phiếu học tập, dán trên bảng.
- Yêu cầu HS thảo luận (có thể thành từng cặp – từng nhóm).
- Cử đại diện để trình bày trước lớp.
HĐ2:
Hướng dẫn HS luyện nói.
- Yêu cầu thuyết minh phần MB (1 HS), HS khác thuyết minh phần tiếp theo.
- 1 HS nói phần KB.
- 1 hoặc 2 thuyết minh cả bài.
HĐ3:
GV hướng dẫn nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm.
HĐ1:
- HS chuẩn bị lại phần soạn ở nhà.
- HS nghe GV nêu yêu cầu của giờ luyện nói.
- HS quan sát dàn bài.
- HS thảo luận: từng cặp – từng nhóm.
- Cử đại diện trình bày (thuyết minh) trước lớp.
HĐ2:
- HS luyện nói.
- Thuyết minh (nói từng cặp) – 1 nói (MB), 1 - (nói phần TB).
1 – (nói phần KB).
- Các HS khác nghe nhận xét và bổ sung.
- 1 hoặc 2 HS thuyết minh cả bài.
HĐ3:
- HS nhận xét, đánh giá chung – Rút kinh nghiệm.
I. Chuẩn bị.
1. Đề bài:
Thuyết minh về cái phích nước (bình thủy).
2. Dàn bài:
a, MB: Giới thiệu chung về chiếc phích nước nóng.
b, TB:
* Nêu cấu tạo của phích:
- Ruột phích, vỏ phích, nút phích, tay cầm.
* Nêu tác dụng:
Có thể giữ nước nóng: tiện lợi của phíc đối với cuộc sống của con người.
* Cách bảo quản:
- Phải để chỗ ở an toàn, tránh va đập, rơi vỡ.
- Cách rửa ruột phích khi bị đóng canxi ở đáy.
c, KB:
Khẳng định lại sự tiện lợi và lợi ích của phích nước nóng trong sinh hoạt.
II. Luyện nói
 4. Dặn dò: 1’
 Ôn tập lý thuyết chuẩn bị bài viết TLV số (3).
 Ôn tập để chuẩn bị kiểm tra TV.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
 ...
 ...
 ...
Ngày soạn	: 4/12/2005
Tiết	: 57
Kiểm tra Tiếng Việt
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	- Kiểm tra – đánh giá kết quả học phân môn tiếng Việt của HS.
	- Rèn tính nghiêm túc – cẩn thận khi làm bài.
II. CHUẨN BỊ:
	GV: Ra đề – đáp án.
	HS: Ôn bài.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
	1. Ổn định tổ chức: 1’
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	Kiểm tra viết.
	3. Bài mới: GVGT bài 1’
	Tiết học này chúng ta sẽ tiến hành kiểm tra phân môn tiếng Việt với nội dung đã học từ đầu năm đến nay. 
	* Thu bài – nhận xét:
	4. Dặn dò: 1’
	- Về nhà soạn bài: 	Cảm tác vào nhà ngục Quãng Đông.
	- Đập đá ở Côn Lôn.
	- Ôn tập về dấu câu.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
 .
 .
 .
Ngày soạn	: 4/11/2005
Tiết	: 58
Vào nhà ngục Quãng Đông
cảm tác
	 (Phan Bội Châu)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	Giúp HS:
	- Cảm nhận được vẻ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX, những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân, dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
	- Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ
II. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
	1. Ổn định tổ chức: 1’
	2. Kiểm tra bài cũ: 3’
	Kiểm t ... vừa qua, các em đã học hai bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tập thuyết minh về thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú.
TL
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung bài dạy
8’
10’
19’
HĐ1:
 Hướng dẫn HS đọc đề bài và tìm hiểu đề.
- GV treo bảng phụ (chép hai bài thơ).
? Mỗi bài thơ gồm mấy dòng? Mỗi dòng có mấy tiếng.?
? Hãy ghi ký hiệu bằng trắc cho 2 bài thơ?
GV có thể đưa thêm bài thơ “ Qua đèo ngang” để các em nhận diện.
? Em có nhận xét gì về quan hệ bằng trắc ở hai bài thơ?
? Nhận xét về cách gieo vần?
? Nhận xét về cách ngắt nhịp 2 bài thơ trên?
HĐ2
 Hướng dẫn HS lập dàn bài.
- Phần mở bài nên dùng phương pháp gì?
? Dựa vào những câu hỏi phần quan sát để lập dàn ý cho phần thân bài?
- Đặc điểm của thể thơ?
- Luật bằng trắc?
- Cách gieo vần?
- Đối?
- Ngắt nhịp.
? Hãy nhận xét ưu nhược điểm của thể thơ?
Ưu (đối rất đúng luật, cân đối, nhịp nhàng, giàu nhạc điệu).
Khuyết: (gò bó cảm xúc).
- Từ bài tập vừa làm các em rút ra nhận xét gì?
HĐ3
Hướng dẫn HS luyện tập.
- Thế nào là truyện ngắn?
- Các em giới thiệu các yếu tố của truyện ngắn?
? Vai trò tự sự trong truyện ngắn
? Gồm các yếu tố nào?
- Lấy VD cụ thể.
? Ngoài nhân vật chính, sự việc chính, truyện ngắn còn có thêm những yếu tố nào?
? Yếu tố tiếp theo trong truyện ngắn là gì?
? Nhận xét về bố cục?
HĐ1:
- HS đọc đề bài và tìm hiểu đề.
- HS quan sát bảng phụ.
+ Cảm tác vào nhà ngục.
+ Đập đá ở Côn Lôn.
- Mỗi bài 8 dòng, mỗi dòng 7 tiếng.
+ Vòa nhà ngục Quãng Đông cảm tác.
t b b t t b b
t t b b t t b
t t b b b t t
t b t t t b b
b b b t b b t
t t b b t t b
b t t b b t t
b b b t t b b
- Hs tiếp tục nhận diện luật bằng trắc.
- HS trả lời.
- Những tiếng cuối các câu 1, 2 , 4, 6, 8.
- 2 – 2 –3 , 4 – 3.
HĐ2
HS lập dàn bài.
- HS trả lời.
- HS quan sát những câu hỏi trong phần I.
- Đặc điểm của thể thơ.
- Luật bằng, trắc.
- Cách gieo vần.
- Đối.
- Ngắc nhịp.
- Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi SGK.
- HS trả lời phần ghi nhớ SGK/154.
HĐ3
- Hướng dẫn HS luyện tập.
- HS định nhĩa truyện ngắn.
+ Là loại văn xuôi tự sự cỡ nhỏ.
+ Được xác định trên hai bình diện, tính chất ngắn gọn về mặt dung lượng và sự cô đọng, súc tích trong miêu tả.
- HS giới thiệu.
1. Tự sự.
+ Sự việc và nhân vật chính.
- Ví dụ.
+ Sự việc chính Lão Hạc giữ tài sản cho con trai bằng mọi giá.
- Nhân vật chính: Lão Hạc.
- Ngoài ra còn có các sự việc, nhân vật phụ.
- VD: con trai Lão Hạc bỏ đi, Lão Hạc đối thoại với cậu Vàng, đối thoại với ông Giáo, xin bã chó
+ Miêu tả, biểu cảm, đánh giá.
+ Bổ trợ giúp cho truyện ngắn sinh động, hấp dẫn thường đan xen tự sự.
- HS nhận xét.
I. Từ quan sát đến mô tả thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học
Đề: Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú.
1. Quan sát.
2. Ký hiệu bằng, trắc.
3. Quan hệ bằng trắc.
- Đối nhau:
1 – 2, 3 – 4, 5 – 6, 7 – 8.
- Niêm.:
1 – 8, 2 –3, 4 – 5, 6 - 7 .
4. Vần:
- Những tiếng cuối các câu 1, 2 ,4, 6, 8.
- Vầng bằng.
5. Nhịp:
2/2/3; 4/3.
II. Lập dàn bài
1. Mở bài.
Thất ngôn bát cú là một thể thơ thường dùng trong các thể thơ đường luật.
- Các nhà thơ cổ điển Việt Nam rất yêu chuộng thể thơ này?
2. Thân bài.
- Đặc điểm của thể thơ:
+ 8 câu, 7 chữ
+ Luật bằng, trắc.
+ Cách gieo vần.
+ Đối.
+ Ngắt nhịp
3. Kết bài.
- Có nhiều bài thơ hay thuộc thể thơ này (có kế thừa sáng tạo).
- Ngày nay, thơ thất ngôn bát cú vẫn được ưa chuộng.
- SGK/154.
III. Luyện tập:
1. Thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn Lão Hạc.
* Định nghĩa truyện ngắn.
* Các yếu tố của truyện ngắn.
1. Tự sự:
a. là yếu tố chính quyết định sự tồn tại của 1 truyện ngắn.
b. Gồm: Sự việc chính và nhân vật chính.
2. Miêu tả, biểu cảm, đánh giá.
3. Bố cục, lời văn, chi tiết.
- Bố cục chặt chẽ.
- Lời văn trong sáng giàu hình ảnh.
- Chi tiết bất ngờ, độc đáo
	4. Dặn dò: 1’
	- Về nhà tự thuyết minh VB vừa làm.
	- Soạn bài “ Muốn làm thằng Cuội”
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
Ngày soạn	: 11/12/2005
Tiết	: 62
Muốn làm Thằng Cuội
	 (Tản Đà)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	Giúp HS:
	- Hiểu được tâm sự của nhà thơ lãng nạm Tản Đà, buồn chán trước thực tại đen tối và tầm thường, muốn thoát ly khỏi thực tại ấy bằng một ước mộng rất “ ngông”.
	- Cảm nhận được cái mới mẻ trong hình thức một bài thơ thất ngôn bát cú (Đường luật) của Tản Đà: Lời lẽ thật giản dị trong sáng rất gần với lối nói thông thường, không cách điệu xa vời 
II. CHUẨN BỊ:
	GV: Giáo án - SGK – SGV – Phiếu học tập.
	HS: Vở bài soạn – Vở ghi – SGK.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
	1. Ổn định tổ chức: 1’
	2. Kiểm tra bài cũ: 5’
	- Đọc thuộc lòng bài “Đập đá ở Côn Lôn”.
	- Phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ?
	3. Bài mới: GVGT bài 1’
	Vào những năm 30 của thế kỷ XX, ta bắt gặp một Thế Lữ xây mộng tưởng ở bồng lai tiên cảnh, một Hàn Mạc Tử đùa giỡn với trăng. Có ai ngờ rằng trước đó trên dưói 10 năm, Tản Đà đã từng có những ao ước bay lên cung trăng sánh vai với Hằng Nga nơi cung quế. Để thấy rõ những ao ước, khác vọng ấy như thế nào, xuất phát từ đâu, được thể hiện bằng biện pháp gì, ta tìm hiểu bài thơ “Muốn làm thằng Cuội”.
TL
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung bài dạy
5’
5’
21’
6’
HĐ1
Hướng dẫn HS đọc tác giả – tác phẩm.
- Gọi Hs đọc phần chú thích *.
- Giới thiệu vài nét về tác giả.
? Giới thiệu về tác giả.
HĐ2
Hướng dẫn HS đọc – tìm hiểu chung.
GV hướng dẫn cách đọc.
- 4 câu đầu: Đọc giọng nhẹ ngàng, nhấn mạnh ở những từ buồn lắm, chán nữa rồi, nhắc lên.
- 4 câu sau: Đọc nhấn mạnh ở có bầu có bạn, cùng gió, cùng mây, tựa nhau.
- Gọi HS giải nghĩa từ khó theo SGK.
? Căn cứ vào bố cục của thơ Đường, theo em bài thơ này có bố cục như htế nào?
(2 – 4 –2).
HĐ3
Hướng dẫn HS tìm hiểu VB.
? Nhà thơ bộc bạch tâm sự trong không gian thời gian nào?.
? Lời tâm sự ấy như thếù nào? Tại sao lại như thế?
GV nói thêm: Ba tiếng Chị Hằng ơi vừa thân thiết, vừa gần gũi, thân mật => không giấu giếm nỗi lòng của mình thật buồn “ Từ độ sầu đến nay: sầu không có khối điệp sao cho tan”
Vì thế Tản Đà muốn thoát ly khỏi trần thế.
? Cảm xúc chân thành khao khát được lên cung trăng, sánh vai cùng chị Hằng, vui cùng mây gió được bộc lộ qua mấy câu thơ?
? Em có nhận xét gì về hình ảnh và cảm xúc của 4 câu thơ này?
? Từ đó em có nhận xét gì?
? Tản Đà muốn làm thằng Cuội là biểu hiện bảng chất gì?
? Theo em hiểu cái “ngông” của Tản Đà được biểu hiện ở những khía cạnh nào?
GV bình phần này và chuyển sang phần 3.
? Cái cười ở đây có ý nghĩa gì?
- Có nhiều cách nhận xét khác nhau.
- Cười thỏa mãng vì đạt được ước nguyện.
- Cười nhạo báng xã hội.
? Theo em tiếng cười nào là đáng hơn? Vì sao?
HĐ4
Hướng dẫn HS tổng kết.
? Theo em bài thơ hay là bỏi yếu tố nghệ thuật nào?
(GV phát phgiếu học tập)
 -> Nhận xét.
Hãy chứng minh?
GV nói thêm: Đổi mới về thơ Đường, đổi mới về nội dung. ( Thiên nhiên: không phải gió, tuyết, hoa ) mà hình ảnh rất gần gũi. Nhân vật trữ tình không phải là ẩn sĩ.
- Đổi mới về giọng điệu.
HĐ1
Hướng dẫn giới thiệu tác giả – tác phẩm.
- Hs đọc phần chú thích *.
SGK/155,156.
- Tản Đà là nhà nho.
- Thơ ông tràn đầy cảm xúc lãng mạn, rất đậm đà bản sắc dân tộc và có những tìm tòi sáng tạo mới mẻ.
- Bài thơ “ Muốn ” nằm trong quyển Khối tình con I xuất bản 1917.
HĐ2
- HS đọc – tìm hiểu chung.
- HS nghe GV hướng dẫn. cách đọc.
- HS giải nghĩa từ khó theo SGK.
- HS xác định bố cục.
+ Hai câu đầu: Lời tâm sự của một con người bất hòa với xã hội tầm thường xấu xa, bẩn thiểu, đua tranh danh lợi và cũng cười vì đã thoát ra khỏi xã hội ấy.
HĐ3
- Hs tìm hiểu VB.
- Hs trả lời
- Đêm thu 
- Tâm sự rất chân tình.
- Không giấu giếm nỗi lòng của mình.
- Buồn vì xã hội TDPK đang bóp chết tài năng của con người, mang bao sự lố lăng, kệch cỡm thoát ly thực tế.
- HS đọc hai câu thực + hai câu luận.
- Hs trả lời.
+ Hình ảnh cung quế, cành đa.
-> Sử dụng hình ảnh mộc mạc, giản dị sự đối lập từng cặp câu (3 với 4, 5 với 6) tạo ra cảm giác vừa thực, vừa mơ, vừa trần tục, vừa tiên giới.
- Hs nhận xét
- HS thảo luận, đại diện trả lời.
+ Thể hiện cái “ngông” đối với đời, với cuộc sống.
- Sống giữa trần gian muốn nhấc mình lên cung trăng để vui cùng mây gió.
-“ Ngông” gọi chị Hằng Nga là chị xưng em.
- “ Ngông” muốn làm thằng cuội.
- Hs đọc hai câu kết.
- HS thảo luận.
+ Cười (trường hợp 2).
HĐ4
- HS tổng kết.
- HS trả lời.
- Hồn thơ lãng mạn + ngông rất đáng yêu.
- Những tìm tòi đổi mới về thơ Đường.
- HS dựa vào phần tìm hiểu VB để chứng minh (HSK)
I. Giới thiệu tác giả – tác phẩm.
1. Tác giả.
* Tản Đà (1889 – 1939).
- Là người mở đừng cho thơ ca lãng mạn.
2. Tác phẩm:
SGK
II. Đọc – Tìm hiểu chung.
* Đọc.
* Giải nghĩa từ.
* Bố cục:
III. Tìm hiểu văn bản
1. Đề:
- Đêm thu buồn lắn 
=> Tâm sự rất chân tình 
- Không giấu giếm.
- Trần thế  chán nữa rồi 
-> Nỗi buồn chán đối với thực tế -> thoát ly vào cõi mộng.
2. Bốn câu thực + luận.
Cung quế >< cây đa 
Ai ngồi đó chửa>< Chị nhắc lên chơi 
-> Khao khác thoát ly trần thế.
=> Cái ngông.
3. Kết.
 Tựa nhau trông xuống thé gian cười 
=> Cười mỉa mai vào xã hội đương thời.
IV. Tổng kết.
	4. Dặn dò: 1’
	- Học thuộc lòng bài thơ.
	- Về nhà làm bài tập 1, 2 SGK/157.
	- Soạn bài ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 7(42).doc