Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 1 - Tiết 1, 2: Tôi đi học

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 1 - Tiết 1, 2: Tôi đi học

A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Cảm nhận được tam trạng , cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp cac yếu tố miêu tả và biểu cảm.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức:

Cốt truyện nhân vật sự kiện trong đoạn trích tôi đi học.

Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút của Thanh Tịnh.

 

doc 180 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 3963Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 1 - Tiết 1, 2: Tôi đi học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 1 
Tiết : 1, 2 
Ngày soạn : 08/08/2010
Ngày giảng : 10/08/2010
-------------------------------
 -Thanh Tịnh –
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Cảm nhận được tam trạng , cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp cacù yếu tố miêu tả và biểu cảm.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 
1. Kiến thức: 
Cốt truyện nhân vật sự kiện trong đoạn trích tôi đi học.
Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút của Thanh Tịnh.
2. Kĩ năng
Đọc hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố tữ sự và biểu cảm
Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
3. Thái độ
C..PHƯƠNG PHÁP 
Vấn đáp
Thảo luận
Giải quyết vấn đề
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1)Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS,vở soạn.
3. Bài mới : Lời dẫn vào bài.
Hoạt động của thầy và trò
 Ghi bảng
*Gv hướng dẫn HS tìm hiểu phần giới thiệu chung:
?Dựa vào phần chú thích cho biết vài nét chính về tác giả Thanh Tịnh và xuất xứ của truyện?
-HS trả lời , GV chốt: chú thích SGK:Thanh Tịnh (1911-1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh, 6 tuổi đổi tên thành Trần Thanh Tịnh. Quê ở Gia Lạc, ngoại ô thành phố Huế. 1933 đi làm và vào nghề dạy học, từ đó bắt đầu viết văn và làm thơ. Những tác phẩm nhìn chung toát lên một tình cảm êm dịu, trong trẻo; văn nhẹ nhàng mà thấm sâu vừa man mác buồn thương, vừa ngọt ngào quyến luyến.
-Xuất xứ : Trích trong tập “Quê mẹ” , xuất bản 1941.
*Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản:
-GV hướng dẫn đọc : giọng chậm rãi,nhẹ nhàng sâu lắng,cảm xúc.
?Em hãy cho biết cảm nhận chung của em về truyện ngắn? 
-HS bộc lộ.
-GV: Truyện diễn tả cảm xúc bỡ ngỡ, hồi hộp của nhân vật “tôi” ngày đầu tiên đến trường, gieo vào lòng ta bao nỗi niềm bâng khuâng rung cảm . Đọc truyện ta như được cùng tác giả trở về ngày đầu tiên của tuổi học trò để gặp lại những kỷ niệm trong sáng ấy.
-Hướng dẫn tìm hiểu chú thích.
? Đọc toàn bộ truyện ngắn , em thấy những kỷ niệm của buổi tựu trường được nhà văn diễn tả theo trình tự nào ?
-Diễn tả theo trình tự tâm trạng:
+ Từ hiện tại nhớ về dĩ vãng. Biến chuyển của đất trời cuối thu(mở đầu năm học) ; Bắt gặp các hình ảnh em nhỏ . . . gợi nhân vật tôi nhớ lại những kỷ niệm .
+ Tâm trạng , cảm giác của nhân vật tôi nhìn ngôi trường ngày khai giảng , nhìn mọi người , các bạn , gọi tên vào lớp . . . 
+ Tâm trạng , cảm giác của nhân vật tôi lúc ngồi vào chỗ của mình đón nhận giờ học đầu tiên .
?Tìm trong văn bản những chi tiết diễn tả tâm trạng của nhân vật tôi khi trên đường cùng mẹ tới trường?
? Điều gì đã làm cho tôi nhớ lại những kỷ niệm của buổi tựu trường ? 
+ Cuối thu (thời gian), lá rụng nhiều , mây bàng bạc (cảnh vật) -> Hàng năm -> Náo nức .
? Trong mắt “tôi” cảnh vật ấy được hiện lên như thế nào ? Vì sao ? 
-Cảnh vật có sự thay đổi bởi lòng có sự thay đổi : tôi đi học->Cảm thấy trang trọng, đứng đắn hơn.
?Cảm giác của nhân vật “tôi” khi đứng trước ngôi trường ntn ?
+ Sân trường dày đặc cả người .Ai cũng áo quần sạch sẽ , gương mặt vui tươi .
Trường xinh xắn , oai nghiêm -> Cảm thấy mình nhỏ bé so với nó -> Đâm ra lo sợ vẩn vơ . Nhìn thấy các bạn cũng sợ sệt , bỡ ngỡ , lúng túng , như mình cả -> Cảm thấy chơ vơ, bỡ ngỡ, lạ lẫm, nhỏ bé. 
? Khi nghe gọi tên vào lớp , nhân vật tôi có tâm trạng như thế nào ? 
+ Hồi hộp chờ nghe tên mình . “ Nghe gọi đến tên , tôi tự nhiên giật mình và lúng túng .” 
+ Bỗng cảm thấy sợ khi sắp phải rời xa bàn tay dịu dàng của mẹ . Những tiếng khóc nức nở hay thút thít bật ra tự nhiên như phản ứng dây chuyền lúc ấy . cảm thấy mình bước vào một thế giới khác và cách xa mẹ hơn bao giờ hết .
? Tìm trong đoạn văn tiếp theo những chi tiết thể hiện tâm trạng của nhân vật tôi khi ngồi trong lớp và đón nhận giờ học đầu tiên? 
-HS tìm chi tiết trong đoạn văn.
?Em có nhận xét gì về tâm trạng ấy? Giải thích vì sao nhân vật tôi lại có tâm trạng như vậy ?
-Cảm thấy vừa xa lạ , vừa gần gũi với mọi vật , với người bạn ngồi bên cạnh .
- Vừa ngỡ ngàng , vừa tự tin , nhân vật tôi nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên .
? Từ nhân vật “tôi” , em hãy tự liên hệ bản thân mình về ngày đầu tiên đi học ? 
=> Trong cuộc đời mỗi con người , những kỷ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ . Đặc biệt , càng nhớ hơn là các kỷ niệm , các ấn tượng của ngày tựu trường đầu tiên . Đó là một bước ngoặt trong cuộc đời của mỗi con người chúng ta , là ngày đánh dấu cho cuộc sống tươi sáng của chúng ta sau này . Chính vì vậy , cứ mỗi lần nhớ về “ngày đầu tiên đi học” , không chỉ có “tôi” mới cảm thấy trong lòng mơn man , náo nức của buổi tựu trường mà ngay cả thầy trò chúng ta ai cũng phải cảm thấy bồi hồi khó tả . Hình như nó là cái mốc để những kỷ niệm của tuổi học trò cứ thế lần lượt ùa về trong ta , và hình như đó cũng là kỷ niệm êm đềm nhất ru ngọt tâm hồn ta giữa cuộc sống đầy ham muốn , bon chen sau này . . . 
?Tìm những chi tiết thể hiện thái độ của những người lớn đối với các em nhỏ trong buổi tựu trường?
?Em có cảm nhận gì về thái độ , cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu đi học như thế nào ? Qua đó , ta hiểu thêm điều gì về vai trò, trách nhiệm của nhà trường, của nền giáo dục đối với các em? 
-HSTL nhóm 3 phút.GV chốt.
? Em hãy tìm và phân tích tác dụng các hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn ? 
+“Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở torng lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.”
+ “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.” 
+ “Họ như con chim non đứng trên bờ tổ , nhìn quãng trời rộng muốn bay , nhưng còn ngập ngừng e sợ . Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ ,biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ .”
- Các so sánh trên xuất hiện ở các thời điểm khác nhau để diễn tả tâm trạng , cảm xúc của nhân vật tôi . Đây là các so sánh giàu hình ảnh , giàu sức gợi cảm được gắn với những cảnh sắc thiên nhiên tươi sáng , trữ tình 
- Nhờ các hình ảnh như thế mà cảm giác , ý nghĩ của nhân vật tôi được người đọc chúng ta cảm nhận cụ thể , rõ ràng hơn . Cũng nhờ chúng , truyện ngắn thêm man mác chất trữ tình trong trẻo .
? Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ đâu ? 
-HS làm bài vào phiếu học tập.
-Gv gọi đại diện trình bày.
-GV chốt:
+ Từ bản thân tình huống truyện (buổi tựu trường đầu tiên trong đời đã chứa đựng cảm xúc thiết tha , mang bao kỷ niệm mới lạ , “mơn man” của nhân vật tôi).
+ Tình cảm ấm áp trìu mến của những người lớn đối với các em nhỏ lần đầu tiên đến trường .
+ Hình ảnh thiên nhiên , ngôi trường vàcác so sánh giàu sức gợi cảm của tác giả 
-Giáo viên tổng kết lại bài học – HS nhắc lại ghi nhớ nhiều lần
*Hướng dẫn HS luyện tập:
BT 1 : GV hướng dẫn HS tổng hợp khái quát lại dòng cảm xúc , tâm trạng của nhân vật tôi thành các bước theo trình tự thời gian. Nên chú ý chỉ ra sự kết hợp hài hoà giữa trữ tình (biểu cảm) với miêu tả và kể .của ngòi bút văn xuôi Thanh Tịnh .
I.Giới thiệu chung :
SGK/3.
1.Tác giả : 
2.Truyện ngắn : 
II. Đọc – Hiểu văn bản :
1.Đọc:
2.Chú thích: SGK.
3.Bố cục : 3 phần.
4.Phân tích:
Tâm trạng của nhân vật “tôi” :
a. Trên đường cùng mẹ tới trường :
- Cảnh vật có sự thay đổi bởi lòng có sự thay đổi : tôi đi học.
 => Cảm thấy trang trọng, đứng đắn hơn.
b. Khi đứng trứơc ngôi trường :
- đâm ra lo sợ vẩn vơ . 
Nhìn thấy các bạn cũng sợ sệt , lúng túng , vụng về như mình cả .
- Sau hồi trống -> cảm thấy mình trở nên chơ vơ , lạc lõng .
c. Khi nghe gọi tên vào lớp :
- Hồi hộp chờ nghe tên mình , giật mình lúng túng , dúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc . 
-> Sợ sệt khi phải xa rời bàn tay mẹ.
d. Khi ngồi trong vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên :
àCảm thấy vừa xa lạ, vừa gần gũi.Vừa ngỡ ngàng, vừa tự tin, trang nghiêm. 
2. Thái độ của những người lớn
- Phụ huynh chuẩn bị chu đáo , trân 
trọng tham dự buổi lễ quan trọng , lo lắng , hồi hộp cùng con em mình.
- Ông đốc: Hình ảnh người thầy , người lãnh đạo đầy từ tốn , bao dung . 
-Thầy giáo trẻ : Vui tính , giàu tình thương yêu .
=> Trách nhiệm , tấm lòng của gia đình , nhà trường đối với thế hệ tương lai ->Môi trường giáo dục ấm áp , là nguồn nuôi dưỡng các em trưởng thành .
III. Tổng kết : 
Nghệ thuật:
Miêu tả tinh tế chân thật diễn biến tâm trạng ngày đầu tiên đi học
Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm , hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi.
Giọng điệu trữ tình, trong sáng.
* Yù nghĩa. Buổi tựu trường đầu tiên sẽ không bao giờ quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh.
IV. Luyện tập : 
HS thực hiện bài tập 1 Sgk / 9 .
 4.Hướng dẫn về nhà: 
*Bài cũ: -Học thuộc ghi nhớ , tác giả . 
 -Làm bài 2 trang 9 .
 *Bài mới: Chuẩn bị bài khái quát nghĩa của từ 
	 - Tìm hiểu các ví dụ, trả lời câu hỏi hướng dẫn và hình thành các khái niệm.
E. RÚT KINH NGHIỆM .
....................................................................................................................................................................................................................................................................... ... đỗi thanh nhã, cao quý, trở thành trung tâm thu hút , thành biểu tượng thân quen, đậm đà của ngày xuân dân tộc, góp thêm phần vào cái rộn rịp, đông vui của phố phường đồng thời cũng góp phần làm nên cái hồn của con người Việt Nam.
Đọc hai khổ 3-4. 
 ?So sánh với hai khổ thơ đầu với hai khổ thơ tiếp theo, em hãy cho biết, cảnh cũ, người xưa giờ đã có những nét gì khác biệt?
?Trong hai khổ thơ này, tác giả đã sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật nào?
?Từ đó cho biết cảm nhận của em về hình ảnh ong96 đồ?
*Bình giảng:
Oâng đồ vẫn ở đấy, vẫn trung thành với sự cống hiến âm thầm của mình, nhưng giữa bộn bề cuộc sống, mọi người xung quanh đã lãng quên đi một hình ảnh đẹp, chạy theo cái mới mẻ, hào nhoáng mà lãng quên một nét đẹp văn hoá thuần khiết, bình dị của dân tộc.
Biện pháp nhân hoá, cùng với hình ảnh gợi cảm, làm cho bức tranh tàn tạ ấy hiện ra trước mắt người đọc: Oâng đồ ngồi chơ vơ, trơ trọi, hình bonùg ông dần bị chìm khuất, mờ nhạt trong mắt mọi người, lá vàng rơi và mưa bụi, như lớp phủ của thời gianBức tranh ảm đạm thê lương như số phận của ông đồ, làm day dứt lòng người đọc..
Đọc khổ cuối 
?Hai câu đầu củakhổ thơ cuối gợi mở tâm trạng nào của tác giả?
Năm nay đào lại nở 
 Không thấy ông đồ xưa -> Hoa đào còn , ông đồ vắng -> Cái còn gợi nhớ cái mất , tạo cảm giác bâng khuâng hụt hẫng chơi vơi.
?Câu thơ nào thể hiện rõ nhất tâm trạng của tác giả?Đó là tâm trạng, tình cảm gì?Em có suy nghĩ gì về câu hỏi “Hồn ở đâu bây giờ” của tác giả?
-HSTL 3 phút.
*Gợi ý:
-Tâm trạng bâng khuâng, tiếc nhớ ngậm ngùi của tác giả đối với hình ảnh ông đồ, cảnh cũ người xưa đựơc thể hiện qua hai câu cuối.
-Câu thơ còn là sự nhắc nhở mọi người trước sự tàn tạ của một nét đẹp văn hoá dân tộ đáng trân trọng.
-Câu thơ cũng gửi gắm tấm lòng trân trọng của tác giả đối với nét đẹp văn hoá của dân tộc.
? Em hãy khái quát lại nội dung tư tưỏng nghệ thuật của cả bài thơ?
? Qua bài thơ, em cảm nhận được điều gì?
*Hướng dẫn HS luyện lập:
-Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ.
-Theo em, bài thơ hay là bởi những nét nghệ thuật đặc sắc nào?
-HSTL.
I. Giới thiệu chung : 
Tác giả : 
Tác phẩm: SGK
II. Đọc – Hiểu văn bản : 
1.Đọc-Hiểu chú thích:
2.Thể thơ: Năm chữ.
3.Bố cục: 3 phần.
4.Phân tích: 
a.Oâng đồ thời vàng son: (Thời đắc ý khi Nho học thịnh vượng)
 - Mỗi năm hoa đào nở
 Lại thâý ông đồ già
 Bày mực tàu giấy đỏ
 Bên phố đông người qua
->Hình ảnh quen thuộc, trở thành tượng trưng tết cổ truyền, cho phong tục dân tộc.
-Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen
Hoa tay
Như phượng múa, rồng bay..
->So sánh.
àThời kì đắc ý, nho học phổ biến->Oâng đồ được tôn vinh->Nét văn hoá nho nhã, đẹp đẽ của dân tộc.
b. Ông đồ thời suy tàn của Nho học:
- Hình ảnh cũ :Ông đồ với mực Tàu , giấy đỏ bên hè phố .
-Nét khác xưa:
 + Mỗi năm mỗi vắng 
Người thuê viết nay đâu ?
->Câu hỏi tu từ: Thời thế đổi thay, Nho học suy tàn, người ta không còn chuộng nét đẹp văn hoá cũ.
+Giấy đỏ buồn không thấm
Mực đọng trong nghiên sầu
->Nhân hoá: Nỗi buồn hắt hiu , thấm thía.
+Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
 ->Hình ảnh gợi cảm: Ông đồ trở thành trơ trọi, lạc lõng, tàn tạ.
àThời Nho học suy tàn, ông đồ bị lãng quên, một nét đep văn hoá xưa bị mai một.
c.Tấm lòng của tác giả :
-Những người muôn năm cũ
 Hồn ở đâu bây giờ ? 
-> Câu hỏi tu từ .
à Nỗi niềm thương tiếc ngậm ngùi trước cảnh cũ, người xưa, tấm lòng trân trọng và hoài cổ trước nét đẹp văn hoá đã tàn phai, mai mộtàCâu hỏi làm day dứt lòng người như một lời nhắc nhở.
III. Tổng kết : Ghi nhớ : Sgk/10.
IV.Luyện tập:
*Nghệ thuật đặc sắc:
-Thể thơ ngũ ngôn, ngôn ngữ trong sáng, bình dị, hàm súc , gợi cảm.
-Kết cấu giản dị, đầu cuối tương ứng, tạo hai cảnh tương phản mang ý nghĩa sâu sắc.
4.Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc lòng bài thơ , nắm nội dung bài giảng.
Xem trước bài “Câu nghi vấn”:
+Tìm hiểu ví dụ, từ đó khái quát nên khái niệm câu nghi vấn, chức năng của câu nghi vấn.
+ Xem trước phầ bài tập SGK.
TUẦN : 19 
Tiết : 76 
Ngày soạn : 03/01/2008
Ngày giảng : 05/01/2008	 CÂU NGHI VẤN
------------------------------
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :
Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn . Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác .
Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn : dùng để hỏi .
B. CHUẨN BỊ: 
1.Giáo Viên: Soạn giáo án, bảng phụ, phiếu học tập, bài tập thêm.
	-Tích hợp: Văn bản: Tức nước vỡ bờ, bài thơ: Oâng đồ; Tiếng Việt: Cácù loại câu chia theo mục đích nói; Câu cầu khiến.
 2.Học Sinh: Soạn bài mới theo hệ thống câu hỏi phần I.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
Oån định tổ chức lớp :
Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của Học sinh.
Bài mới : 
*Giới thiệu bài.
*Các hoạt động:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 GHI BẢNG
*Hướng dẫn HS tìm hểu đặcđiểm hình thức, chức năng của câu nghi vấn.
-Gọi 1 HS đọc Đoạn văn Sgk/11.
Em hãy cho biết trong đoạn văn trên , câu nào là câu nghi vấn ? 
Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn ? 
Cho biết thêm một số từ nghi vấn ? 
? Những câu nghi vấn trên dùng để làm gì ?
? Vậy thế nào là câu nghi vấn ? Chức năng của câu nghi vấn ?(HS thảo luận-Trình bày, GV nhận xét, khái quát nội dung.)
- Gọi một học sinh kết luận bằng phần ghi nhớ Sgk/11.
- GV treo bảng phụ:ï HS làm bài tập nhanh sau:
Đọc lại khổ thơ cuối cùng của bài thơ : “Oâng đồ”, Tìm câu nghi vấn, cho biết đặc điểm hình thức và công dụng của câu nghi vấn ấy? Đặït một vài câu nghi vấn có công dụng tương tự như trên.
*Hướng dẫn HS làm luyện tập:
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập 1: Làm miệng.
Bài 2: HS thảo luận.Trình bày-GV nhậ xét, chỉnh sửa hoàn chỉnh.
Bài 3:HS làm bài tập vào phiếu học tập, trình bày, Lớp nhận xét, bổ sung.
Gv chỉnh sửa hoàn chỉnh.
Bài 4:HS thảo luận nhóm.
Bài 5: Làm bài váo phiếu học tập-Trình bày.
Bài 6: HS làm việc cá nhân.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính : 
Ví dụ : Các câu nghi vấn :
- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không ?
- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai ? 
- Hay là u thương chúng con đói quá ? 
-> Có dấu chấm hỏi, từ nghi vấn : cókhông , làm sao , hay là .
->Chức năng: Hỏi.
àCâu nghi vấn.
2.Kết luận : Ghi nhớ : Sgk/11.
II. Luyện tập : 
Bài tập 1 : Xác định câu nghi vấn , đặc điểm nhận biết :
a.Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ?
b.Tại sao con người phải khiêm tốn như thế ?
 c.Văn là gì ? ; chương là gì ?
 d.Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? ; Đùa trò gì ? ; Cái gì thế ? ; Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả ?
Bài tập 2 :
Căn cứ để xác định câu nghi vấn : có từ “hay” .
Từ “hay” cũng có thể xuất hiện trong các kiểu câu khác , nhưng riêng câu nghi vấn bằng từ “hay” không thể thay thế bằng từ “hoặc” được .
Nếu thay thế từ “hay” bằng từ “hoặc” thì câu sẽ trở nên sai ngữ pháp hoặc biến thành một câu khác thuộc kiểu câu trần thuật và có ý nghĩa khác hẳn.
Bài tập 3 :
Không , vì đó không phải là những câu nghi vấn .
Câu a và b có các từ nghi vấn như có . . . không , tại sao , nhưng những kết cấu chứa những từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong một câu . 
Trong câu c , d thì từ nào , ai là những từ phiếm định chứ không phải là từ nghi vấn .
Bài tập 4 : 
+ Khoẻ .
+ Rồi .
Khác nhau về hình thức : có  không , đã chưa .
Khác nhau về ý nghĩa : Câu thứ 2 cóø giả định là người được hỏi trước đó có vấn đề về sức khoẻ , nếu điều giả định này không đúng thì câu hỏi trở nên vô lý , còn câu hỏi thứ nhất không hề có giả định đó 
Đặt một số câu để thấy rõ sự khác nhau giữa hai kết cấu này :
+Cái áo này có cũ (lắm) không ? (đúng).
+Cái áo này đã cũ (lắm) chưa ? (đúng).
+Cái áo này có mới (lắm) không ? (đúng) .+Cái áo này đã mới (lắm) chưa ? (sai) .
-> Có sự khác nhau giữa câu nghi vấn theo mô hình có không với câu nghi vấn theo mô hình đã chưa.
Bài tập 5 : 
Về hình thức : Trật tự từ .
Khác về ý nghĩa : Câu a hỏi về thời điểm của một hành động sẽ diễn ra trong tương lai , câu b hỏi về thời điểm của một hành động đã diễn ra trong quá khứ .
Bài tập 6 : 
Câu a đúng vì không biết bao nhiêu Kg (đang phải hỏi), nhưng ta có thể cảm nhận một vật nào đó nặng hay nhẹ (nhờ bưng , vác , . . . ).
- Câu b sai vì chưa biết giá bao nhiêu (đang phải hỏi) thì không thể nói món hàng đắt hay rẻû .
 4.Hướng dẫn về nhà : 
Nắm nội dun ghi nhớ, bài giảng, lấy thêm ví dụ về câu nghi vấn., xem lại các bài tập đã làm.
Chuẩn bị trước bài “Quê hương”:
+ Đọc diễn cảm bài thơ, tìm hiểu về tác giả , tác phẩm.
+Soạn các câu hỏi theo hướng dẫn SGK.
+Liên hệ những bài thơ có liên quan hoặc những bài thơ của Tác giả, những bài thơ có nội dung tương tự.	
 ------------------------------◊◊-------------------------------
TUẦN : 20 QUÊ HƯƠNG
Tiết : 77 - Tế Hanh – 
Ngày soạn : 23.01.2005
Ngày giảng : 26.01.2005
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :
Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng , giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả .
Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ .
B. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
Oån định tổ chức lớp :
Kiểm tra bài cũ :
Những điều cần chú ý khi viết các văn bản thuyết minh ?
Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 GHI BẢNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 8.doc