Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 11 - Tiết 42: Tập làm văn: Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 11 - Tiết 42: Tập làm văn: Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm

. Mục tiêu .

 Giúp h/s:

 - Biết cách trình bày miệng một câu chuyện có sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm. Qua đó ôn tập về ngôi kể.

 - Rèn kĩ năng diễn đạt một cách rõ ràng, gãy gọn, sinh động, có sức thuyết phục.

 - Tác phong tự tin, chủ động khi trình bày.

b. Chuẩn bị.

 - GV: Giáo án, bài văn mẫu.

 - HS: Chuẩn bị bài ở nhà theo sự hướng dẫn của GV.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1119Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 11 - Tiết 42: Tập làm văn: Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/ 11/ 2008
Tuần: 11 
Tiết: 42
Tập Làm Văn:
LUYỆN NÓI: KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
a. Mục tiêu .
 	Giúp h/s: 
 	- Biết cách trình bày miệng một câu chuyện có sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm. Qua đó ôn tập về ngôi kể.
 	- Rèn kĩ năng diễn đạt một cách rõ ràng, gãy gọn, sinh động, có sức thuyết phục.
 	- Tác phong tự tin, chủ động khi trình bày.
b. Chuẩn bị.
 	- GV: Giáo án, bài văn mẫu.
 	- HS: Chuẩn bị bài ở nhà theo sự hướng dẫn của GV.
c. Lên lớp.
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ. 5’
 Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s.
III. Bài mới.
 	1. Giới thiệu bài. 1’
 	Ở tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu về văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Bài học hôm nay chúng ta tiếp tục củng cố kiến thức về văn tự sự kết hợp với văn miêu tả và biểu cảm qua tiết luyện nói.
 	2. Tiến trình bài dạy. 34’
Thời
gian
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ND cần đạt
15’
Hoạt động 1: Ôn tập về ngôi kể
? Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào? Nêu tác dụng của ngôi kể này?
? Vậy kể theo ngôi thứ ba là như thế nào? tác dụng?
? Lấy ví dụ về cách kể theo ngôi thứ nhất và thứ ba trong một vài tác phẩm mà em đã học?
? Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể?
- Người kể xưng tôi trong câu chuyện. Kể theo ngôi này, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua có thể trực tiếp nói ra suy nghĩ tình cảm của chính mình. Kể như người trong cuộc nhằm tăng tính thuyết phục, tính chân thực của câu chuyện.
- Người kể tự dấu mình đi, gọi tên các nhân vật bằng tên của chúng. Cách kể này giúp người kể có thể kể một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
- Kể theo ngôi thứ nhất: Tôi đi học, Lão Hạc, Trong lòng mẹ.
- Kể theo ngôi thứ ba: Tắt đèn, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng. 
- Mục đích: Thay đổi điểm nhìn đối với sự việc và nhân vật. Người trong cuộc kể khác người ngoài cuộc. Sự việc có liên quan đến người kể khác sự việc không liên quan đến người kể.
- Thay đổi thái độ miêu tả, biểu cảm.
- Người trong cuộc có thể buồn vui theo cảm tính chủ quan.
- Người ngoài cuộc có thể dùng miêu tả, biểu cảm để góp phần khắc họa tính cách nhân vật.
I. Ôn tập ngôi kể 
1. Ngôi kể thứ nhất.
Người kể xưng tôi trong câu chuyện. Kể theo ngôi này, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua. 
2. Ngôi kể thứ ba
Người kể tự dấu mình đi, gọi tên các nhân vật bằng tên của chúng.
19’
Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s luyện nói.
- Gọi h/s đọc đoạn văn SGK.
? Nêu sự việc và nhân vật chính, ngôi kể trong đoạn văn?
? Tìm các yếu tố nổi bật trong đoạn văn?
? Xác định yếu tố miêu tả và tác dụng của chúng?
? Muốn kể lại theo ngôi kể thứ nhất cần phải thay đổi những gì?
- GV hướng dẫn h/s luyện nói.
? Gọi h/s kể lại đoạn trích theo ngôi kể thứ nhất?
- Gv lưu ý h/s về điệu bộ, cử chỉ, nét mặt khi kể để thể hiện tình cảm của nhân vật.
- Gọi h/s nhận xét phần trình bày của bạn về tác phong, lời nói, cử chỉ nét mặt.
- Đọc đoạn văn SGK.
- Sự việc: cuộc đối đầu giữa kẻ thúc sưu và người khất sưu.
- Nhân vật chính: chị Dậu, cai lệ, người nhà lí trưởng.
- Ngôi kể thứ ba.
- Xưng hô: Van xin, nín nhịn, cháu van ông ...
- Phẫn nộ: chồng tôi đau ốm ...
- Căm thù vùng lên: mày trói ..
- Hs tìm, gạch chân trong SGK.
Tác dụng: nêu bật nỗi uất ức, căm phẫn của chị Dậu.
- Thay đổi cách xưng hô ngôi thứ nhất ''tôi''.
- Chuyển lời thoại trực tiếp thành lời thoại gián tiếp.
- Lựa chọn chi tiết miêu tả và biểu cảm cho sát hợp với ngôi kể thứ nhất.
- Hs kể lại đoạn trích.
''Tôi xám mặt vội vàng đặt con bé xuống đất, chạy đến đỡ tay người nhà lí trưởng và van xin ''cháu van ông nhà cháu ....''.
Nhưng ''tha này, tha này'' vừa nói tên người nhà lí trưởng bịch vào ngực tôi mấy bịch vừa hùng hổ sấn tới để trói chồng tôi. Vừa thương chồng, vừa uất ức trước thái độ bất nhân của hắn tôi liều mạng .
- Hs nhận xét.
II. Luyện nói.
''Tôi xám mặt vội vàng đặt con bé xuống đất, chạy đến đỡ tay người nhà lí trưởng và van xin ''cháu van ông nhà cháu ....''.
Nhưng ''tha này, tha này'' vừa nói tên người nhà lí trưởng bịch vào ngực tôi mấy bịch vừa hùng hổ sấn tới để trói chồng tôi. Vừa thương chồng, vừa uất ức trước thái độ bất nhân của hắn tôi liều mạng .
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà.
	1. Củng cố: 3’
	- Trình bày tác dụng của ngôi kể thứ nhất và thứ ba?
	- Khi kể theo hai ngôi này sẽ có ưu, khuyết điểm gì?
	2. Dặn dò: 2’
 	- Ôn lại văn tự sự kết hợp với văn miêu tả và biểu cảm.
 	- Viết lại đoạn văn trong vở.
 	- Thay ngôi kể bé Hồng bằng ngôi kể người mẹ kể lại đoạn trích ''Trong lòng mẹ''.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 42.doc