Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 11 - Tiết 44: Tập làm văn: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 11 - Tiết 44: Tập làm văn: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh

a. Mục tiêu.

 Giúp h/s:

 - Hiểu được vai trò, vị trí và đặc điểm của văn bản thuyết minh trong đời sống con người.

 - Phân biệt văn thuyết minh với các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận.

 - Rèn kĩ năng viết và phân tích văn bản thuyết minh.

b. Chuẩn bị.

 - GV: Giáo án, SGK.

 - HS: Trả lời các câu hỏi SGK.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1204Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 11 - Tiết 44: Tập làm văn: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/ 11/ 2008
Tuần: 11 
Tiết: 44
Tập Làm Văn:
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
a. Mục tiêu.
 	Giúp h/s: 
 	- Hiểu được vai trò, vị trí và đặc điểm của văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
 	- Phân biệt văn thuyết minh với các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận.
 	- Rèn kĩ năng viết và phân tích văn bản thuyết minh.
b. Chuẩn bị. 
 	- GV: Giáo án, SGK.
 	- HS: Trả lời các câu hỏi SGK.
c. Lên lớp.
I. Ổn định tổ chức. 
II. Kiểm tra bài cũ. 5’
 	- HS1: Người kể chuyện trong văn bản tự sự kể theo ngôi kể nào?
 	A. Chỉ kể theo ngôi thứ nhất.
 	B. Chỉ kể theo ngôi thứ ba.
 	C. Có thể kết hợp ngôi thứ nhất với ngôi thứ ba.
 	D. Cả A, B, C đều đúng.
 	- HS2: Văn bản ''Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000'' chủ yếu nhằm trình bày giải thích sự kiện nào?
III. Bài mới .
 	1. Giới thịêu bài. 1’
 	Ở lớp 6, 7 chúng ta đã được làm quen với một số kiểu bài tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận. Bài học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu một kiểu văn bản khác đó là văn bản thuyết minh. Vậy văn bản thuyết minh là kiểu văn bản ntn? Đặc điểm của nó ntn, chúng ta cùng tìm hiểu bài.
 	2. Tiến trình bài dạy. 34’
Thời
gian
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ND cần đạt
19’
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu vai trò, đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
? Yêu cầu h/s đọc thầm 3 văn bản trong SGK?
? Ba văn bản trình bày, giới thiệu giải thích về điều gì?
? Trong thực tế khi nào người ta dùng các văn bản đó? 
? Hãy kể tên một vài văn bản đã học cùng kiểu văn bản trên?
- HS thảo luận nhóm. (5’)
? Các văn bản trên có thể xem là văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm không? Tại sao? Chúng khác với các văn bản ấy ở chỗ nào?
- GV: Đây là kiểu văn bản khác đó là văn bản thuyết minh.
? Vậy thế nào là văn bản thuyết minh ?
? Các văn bản trong SGK có đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng?
? Cách trình bày về các đối tượng của ba văn bản trên có gì đáng lưu ý?
? Mục đích của văn bản thuyết minh là gì?
? Gọi h/s đọc ghi nhớ.
- Hs đọc thầm 3 văn bản.
- Văn bản a: trình bày lợi ích của cây dừa. Lợi ích này gắn với đặc điểm của cây dừa. Ở đây là giới thiệu về cây dừa Bình Định, gắn với người dân Bình Định.
- Văn bản b: Giới thiệu tác dụng của chât diệp lục làm cho lá cây có màu xanh.
- Văn bản c: Giới thiệu Huế là một trung tâm văn hóa với những đặc điểm tiêu biểu riêng của Huế.
- Khi cần có những hiểu biết khách quan về đối tượng (sự vật, sự việc, sự kiện) thì ta phải dùng văn bản trên (thuyết minh ).
- VD: Cầu Long Biên chứng nhân lich sử.
- Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000.
- Ôn dịch thuốc lá.
- Không phải là văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm. Vì: 
- Văn bản tự sự phải có sự việc và nhân vật.
- Văn bản miêu tả phải có cảnh sắc, con người, cảm xúc.
- Văn bản nghị luận phải có luận điểm, luận cứ, luận chứng.
- HS khái quát lại dựa vào ghi nhớ.
- VD: Cây dừa: thân, lá, nước, cùi.
- Lá cây: tế bào, ánh sáng, sự hấp thụ ánh sáng ... ntn?
- Huế: cảnh sắc, các công trình kiến trúc ntn?
- Cung cấp một cách khách quan về đối tượng để người đọc hiểu đúng đắn và đầy đủ về đối tượng đó.
- Không có yếu tố hư cấu, tưởng tượng và tránh bộc lộ cảm xúc chủ quan.
- Giúp người đọc nhận thức về đối tượng như nó vốn có trong thực tế chứ không phải giúp cho người đọc có cảm hứng thưởng thức một hiện tượng NT được xây dựng bằng hư cấu, tưởng tượng.
- Hs đọc ghi nhớ SGK.
I. Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng.
* Ghi nhớ / 117.
15’
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
? Gọi h/s đọc văn bản.
Hình thức: chia nhóm. (5’)
? Gọi h/s đọc bài 2, 3 ?
- Hs đọc văn bản. Thảo luận theo nhóm.
- Một văn bản cung cấp kiến thức lịch sử.
- Một văn bản cung cấp kiến thức khoa học sinh vật.
- Đọc bài tập 2, 3. 
- Bài 2: Hs thảo luận theo nhóm
- Văn bản nhật dụng: kiểu văn bản nghị luận đề xuất một hành động tích cực bảo vệ môi trường nhưng đã sử dụng yếu tố thuyết minh để nói rõ tác hại của bao bì ni lông làm cho văn bản có sức thuyết phục cao.
- Bài 3: Các văn bản khác cũng cần phải sử dụng yếu tố thuyết minh. Vì: 
+ Tự sự: giới thiệu sự việc, sự vật.
+ Miêu tả: giới thiệu cảnh vật, con người, thời gian, không gian.
+ Biểu cảm: giới thiệu đối tượng gây cảm xúc là con người hay sự vật.
+ Nghị luận: giới thiệu luận điểm, luận cứ.
III. Luyện tập.
Bài 1:
Bài 2, 3.
IV . Củng cố và hướng dẫn về nhà. 5’
	1. Củng cố: 3’
	- Văn bản thuyết minh có vai trò gì trong đời sống con người?
	- Văn bản thuyết minh có những đặc điểm gì?
	- Mục đích của văn bản thuyết minh là gì?
	2. Hướng dẫn về nhà: 2’
 	- Học thuộc ghi nhớ.
 	- Làm các bài tập còn lại.
 	- Chuẩn bị bài: ''Phương pháp thuyết minh''.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 44.doc