a. Mục tiêu.
Giúp h/s:
- Nắm được mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng các cặp quan hệ từ để tạo lập câu ghép.
b. Chuẩn bị.
- G: Giáo án, SGK.
- HS: Trả lời các câu hỏi trong SGK.
c. Lên lớp.
Ngày soạn: 09/ 11/ 2008 Tuần: 12 Tiết: 46 Tiếng Việt: CÂU GHÉP (tiếp theo) a. Mục tiêu. Giúp h/s: - Nắm được mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép. - Rèn luyện kĩ năng sử dụng các cặp quan hệ từ để tạo lập câu ghép. b. Chuẩn bị. - G: Giáo án, SGK. - HS: Trả lời các câu hỏi trong SGK. c. Lên lớp. I. Ổn định tổ chức. II. Kiểm tra bài cũ. 5’ - HS 1: Câu ghép là gì? Nêu cách nối các vế trong câu ghép? Cho ví dụ? - HS 2: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép? A. Không ai nói gì, người ta lặng dần đi. B. Rồi hắn cúi xuống, tần mần gọt cạnh cái bàn lim. C. Hắn chửi trời và hắn chửi đời. D. Hắn uống đến say mềm người rồi hắn đi. III. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 1’ Trong tiết học trước chúng ta đã được tìm hiểu về câu ghép, cách nối các vế trong câu ghép. Vậy giữa các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa ntn? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học. 2. Tiến trình bài dạy. 32’ Thời gian Hoạt động GV Hoạt động HV ND cần đạt 16’ Họat động 1: Tìm hiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu. - GV gọi h/s đọc ví dụ. ? Hãy xác định và gọi tên quan hệ giữa các vế trong câu ghép? ? Mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì? ? Hãy nêu thêm một số câu ghép trong đó các vế câu có quan hệ về ý nghĩa khác với quan hệ trên ? ? Vậy các vế của câu ghép có quan hệ với nhau ntn? Thường có quan hệ từ nào? ? Gọi h/s đọc ghi nhớ? - Vế A: Có lẽ Tiếng việt của chúng ta đẹp. - Vế B: (bởi vì) tâm hồn của người VN. Vế A: kết quả. Vế B: nguyên nhân. - Vế A: biểu thị ý nghĩa khẳng định. - Vế B: biểu thị ý nghĩa giải thích. - Chúng em sẽ cố gắng học để thầy cô và cha mẹ vui lòng. => Các vế câu có quan hệ mục đích. - Nếu nó chăm chỉ học tập thì bài kiểm tra sẽ đạt điểm cao hơn. => Quan hệ điều kiện - kết quả. - Bạn Hoa càng nói mọi người càng chú ý. => Quan hệ tăng tiến. - HS tự rút ra từ ghi nhớ. - Hs đọc ghi nhớ SGK/ 123. I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu. 1. Ví dụ/123 2. Ghi nhớ/123. 16’ Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s luyện tập. ? Đọc yêu cầu bài tập 1? Hình thức: Cá nhân. Hình thức: chia nhóm (7’) N 1,2: đoạn ''Biển đẹp'' - Tú Nam. N 3,4: Thi Sảnh. ? Đọc yêu cầu bài tập 3? a, Vế 1 - vế 2: nguyên nhân - kết quả. - Vế 2 và vế 3: giải thích. b, Quan hệ điều kiện - giả thiết. c, Quan hệ tăng tiến. d, Quan hệ tương phản. e, ''rồi'' chỉ quan hệ thời gian nối tiếp quan hệ nguyên nhân hệ quả. Các nhóm thảo luận. Cử đại diện trình bày. - N 1, 2: (Khi) trời xanh thẳm (thì) biển cũng... (khi) trời rải mây trắng nhạt (thì) biển mơ màng.... (khi) trời âm u mây mưa (thì) biển xám.... câu 2 và 3 là câu ghép. - N 3,4: + Đoạn 1: quan hệ điều kiện - kết quả. + Đoạn 2: quan hệ nguyên nhân - kết quả. c. Không nên tách các vế câu trên thành những câu riêng vì chúng có quan hệ về ý nghĩa khá chặt chẽ và tinh tế . - Về nội dung: mỗi câu trình bày một sự việc mà lão Hạc nhờ ông giáo. - Về lập luận: thể hiện cách diễn giải của nhân vật lão Hạc. - Về quan hệ ý nghĩa : mối quan hệ giữa tâm trạng, hoàn cảnh của lão Hạc với sự việc mà lão Hạc nhờ ông giáo. - Nếu tách mỗi vế của những câu ghép ấy thành một câu đơn thì không đảm bảo tính mạch lạc của lập luận xét về giá trị biểu hiện, tác giả cố ý viết câu dài để tái hiện cách kể lể ''dài dòng'' của lão Hạc. II. Luyện tập. Bài1. Bài 2. Bài 3. IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà. 7’ 1. Củng cố: 5’ - Thế nào là câu ghép? - Trong câu ghép thường có mối quan hệ ý nghĩa nào? - Đặt một câu ghép và phân tích các vế, quan hệ? 2. Hướng dẫn về nhà: 2’ - Học thuộc phần ghi nhớ. - làm các bài tập còn lại. - Chuẩn bị bài mới: Dấu ngoặc đơn và hai dấu chấm.
Tài liệu đính kèm: