A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp Học sinh:
Hiểu đề văn và cách làm bài văn thuyết minh. Đặc biệt ở đây phải làm cho Học sinh thấy làm bài văn thuyết minh không khó, chỉ cần Học sinh biết quan sát, tích luỹ kiến thức và trình bày có phương pháp là được.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, SGV, Các đề bài, hệ thống câu hỏi.
- Học sinh: SGK, nghiên cứu bài ở nhà.
Ngày soạn: 18/11/2008 Tuần: 13 Tiết: 51 Tập làm văn ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH A. Mục tiêu cần đạt: Giúp Học sinh: Hiểu đề văn và cách làm bài văn thuyết minh. Đặc biệt ở đây phải làm cho Học sinh thấy làm bài văn thuyết minh không khó, chỉ cần Học sinh biết quan sát, tích luỹ kiến thức và trình bày có phương pháp là được. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: SGK, SGV, Các đề bài, hệ thống câu hỏi. - Học sinh: SGK, nghiên cứu bài ở nhà. C. Các bước lên lớp: I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Phương pháp thuyết minh nào không được sử dụng trong văn bản Ôn dịch, thuốc lá? A. Phương pháp loại trừ. D. Phương pháp nêu ví dụ cụ thể. B. Phương pháp định nghĩa. E. Phương pháp nêu số liệu. C. Phương pháp liệt kê. F. Phương pháp so sánh. - Có những phương pháp thuyết minh nào? Để viết được bài văn thuyết minh em phải sử dụng phương pháp thuyết minh nào? Vì sao? III. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 1’ Các em đã được biết đặc điểm của phương pháp thuyết minh, 1 số phương pháp thuyết minh cụ thể. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh. 2. Tiến trình bài giảng: 34’ Thời gian Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò ND cầnđạt 10’ Hoạt động 1: HD Học sinh tìm hiểu về đề văn thuyết minh. Gọi Học sinh đọc các để văn. ? Các đề bài trên nói lên điều gì? ? Đối tượng thuyết minh có thể gồm những loại nào? ? Làm thế nào để xác định được đề văn ấy là đề văn thuyết minh? ? Hãy ra 1 đề văn thuyết minh? (Giáo viên tổ chức Học sinh trò chơi tiếp sức). Chia lớp thành 2 nhóm (trong 5 phút). Yêu cầu Học sinh nhận xét chéo. - Giáo viên sửa chữa bổ sung. Tuyên dương nhóm làm việc tốt. Học sinh đọc. - Nêu đối tượng thuyết minh. - Con người, đồ vật, di tích, con vật, thực vật, món ăn, đồ chơi, lễ tết.... - Khi đề không yêu cầu kể chuyện, miêu tả, biểu cảm, tức là yêu cầu giới thiệu thuyết minh, giải thích. - Học sinh chơi trò chơi tiếp sức. Học sinh tự ra đề lần lượt từng bạn, bạn này về bạn khác lên. Học sinh nhận xét chéo. I. ĐVĐ ( SGK) 15’ Hoạt động 2: HD Học sinh tìm hiểu cách làm bài văn thuyết minh. - Gọi Học sinh đọc. ? Đề Yêu cầu gì? ? Đề không có chữ "thuyết minh", nhưng rõ ràng là thuyết minh. Vậy tính chất của đề bài thuyết minh là gì? - Đề này khác gì so với đề miêu tả? ? Chỉ ra phần MB, TB, KB và cho biết ND mỗi phần? Tác giả giới thiệu về chiếc xe đạp như thế nào? ? Có thể diễn đạt cách khác không? Hãy trình bày cách diễn đạt của em? ? Để giới thiệu chiếc xe đạp thì phải dùng phương pháp gì? ? Bài viết chiếc xe đạp gồm mấy bộ phận? Các bộ phận đó là gì? ? Các bộ phận được giới thiệu theo thứ tự nào? Có hợp lý không? Vì sao? ? Nếu trình bày theo lối liệt kê: Xe đạp có khung xe, bánh xe, càng xe, xích lốp, đĩa, bàn đạp ... có được không? Vì sao? - Giáo viên kết luận: Cách giới thiệu về chiếc xe đạp như văn bản trên là hoàn toàn hợp lý. - Giáo viên gọi Học sinh đọc ghi nhớ ( sgk ). - Học sinh đọc: Chiếc xe đạp. - Thuyết minh về chiếc xe đạp. - Nếu đề miêu tả thì phải miêu tả 1 chiếc xe đạp cụ thể. Ví dụ: Chiếc xe đạp của em, mẹ em hoặc bố em... xe màu gì? xe nam hay xe nữ, xe VN hay xe nước ngoài. - Đề thuyết minh thì yêu cầu trình bày xe đạp như 1 phương tiện giao thông (t..) đại chúng, phổ biến. Do đó cần trình bày về cấu tạo, tác dụng của loại phương tiện này. 1. MB: .........nhờ sức người: giới thiệu khái quát về phương tiện xe đạp. 2. TB: ..... tay cầm: Giới thiệu cấu tạo xe đạp và nguyên tắc hoạt động của nó. 3. KB: Còn lại: Nêu vị trí của chiếc xe đạp trong đời sống của người VN hiện tại và trong tương lai. Học sinh đọc. - Có. - Học sinh tự bộc lộ. - Phương pháp phân tích, chia sự vật ra thành các bộ phận tạo thành để lần lượt giới thiệu. + 3 bộ phận: - Hệ thống chuyển động. - Hệ thống điều khiển. - Hệ thống chuyên chở. - Học sinh trình bày. - Không: Vì nếu như vậy sẽ không nêu lên được cơ chế hoạt động của xe cũng như công dụng của xe. - Học sinh đọc ghi nhớ (sgk). 9’ Hoạt động 3: HD Học sinh luyện tập. Giáo viên chép đề lên bảng. Gọi Học sinh đọc. Yêu cầu Học sinh tìm hiểu đề và lập dàn ý. - Nếu còn thời gian Giáo viên có thể Yêu cầu Học sinh viết đoạn văn MB và TB. - Giáo viên đọc 1 số bài thuyết minh mẫu. - Giới thiệu về chiếc nón lá VN. Học sinh lập dàn ý . 1. MB: Vẻ đẹp đặc trưng, nét độc đáo của nón là VN. 2. TB: - Giới thiệu nghề nón và lợi ích kinh tế. - Giới thiệu quy trình làm nón. - Giới thiệu giá trị của nón lá. 3. KB: Vai trò của chiếc nón lá trong chỉnh thể văn hoá Việt Nam. III. Luyện tập 1. MB: Vẻ đẹp đặc trưng, nét độc đáo của nón là VN. 2. TB: - Giới thiệu nghề nón và lợi ích kinh tế. - Giới thiệu quy trình làm nón. - Giới thiệu giá trị của nón lá. 3. KB: Vai trò của chiếc nón lá trong chỉnh thể văn hoá Việt Nam. IV . Củng cố và hướng dẫn về nhà 5’ 1. Củng cố: 3’ - Đối tượng thuyết minh có thể gồm những loại nào? - Làm thế nào để xác định được đó là đề văn thuyết minh? - Tính chất của đề văn thuyết minh như thế nào? 2. Hướng dẫn về nhà: 2’ - Học ghi nhớ. - Viết thành bài văn hoàn chỉnh cho đề trên (bài tập 1). - Lập dàn ý cho đề văn: "áo dài VN". - Chuẩn bị cho bài mới: Tiết 52: "Chương trình địa phương" (phần văn). - Yêu cầu: Lập danh sách các nhà văn, nhà thơ sống và sáng tác ở Sóc Trăng, Cần Thơ. TP HCM. - Sưu tầm các sáng tác: Thơ, Văn, Bài hát về Quê hương.
Tài liệu đính kèm: