Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 21 - Tiết 79: Câu nghi vấn (tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 21 - Tiết 79: Câu nghi vấn (tiếp theo)

A. Mục tiêu.

 Giúp h/s:

 - Hiểu rõ chức năng câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để cầu khiến, khẳng định, đe dọa, bộc lộ tình cảm - cảm xúc.

 - Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với tình huống giao tiếp.

B. chuẩn bị.

 - GV: Giáo án, SGK.

 - HS: Trả lời câu hỏi phần tìm hiểu bài.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1384Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 21 - Tiết 79: Câu nghi vấn (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/ 01/ 2009
Tuần: 21 
Tiết: 79
Tiếng việt
CÂU NGHI VẤN
(Tiếp theo)
A. Mục tiêu.
	Giúp h/s: 
	- Hiểu rõ chức năng câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để cầu khiến, khẳng định, đe dọa, bộc lộ tình cảm - cảm xúc.
	- Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với tình huống giao tiếp.
B. chuẩn bị.
 	- GV: Giáo án, SGK.
 	- HS: Trả lời câu hỏi phần tìm hiểu bài.
C. Lên lớp.
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ. 5’
 	- Chức năng chính của câu nghi vấn là gì? Nối các từ nghi vấn ở cột A phù hợp với nội dung nghi vấn ở cột B?
 	A B
	1. Tại sao	a) Địa điểm.
	2. Bao giờ. 	b) Nguyên nhân.	1-b
	3. Bao nhiêu. 	c) Thời gian. 	2-c
	4. Ai. 	d ) Số lượng. 	3-d
	5. Ở đâu. 	e) Người. 	4-e
 	h) Vật. 	5-a
III. Bài mới.
 1. Giới thiệu bài: 1’
	Dẫn dắt từ phần KTBC-> Ngoài chức năng chính là để hỏi, câu nghi vấn còn có nhiều chức năng khác như cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm. Vậy với những chức năng ấy dấu hiệu để nhận biết nó là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
 2. Tiến trình bài dạy.
Thời
gian
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ND cần đạt
20’
Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s tìm hiểu những chức năng của câu nghi vấn.
- GV yêu cầu h/s đọc VD.
? xác định câu nghi vấn trong những VD trên? 
? Các câu nghi vấn trên có dùng để hỏi không? Nếu không dùng để hỏi thì để làm gì. Hãy đánh dấu (x) vào ô mà em cho là đúng?
- HS đọc ví dụ.
a) Những người.
 Hồn ở đâu bây giờ?
b) Mày định nói.đấy à?
c) Có biết không? Lính đâu? Sao bay  vậy? Không còn  à?
d) Cả câu.
e) Con gái? Chả lẽ đúng là nóấy?
I. Chức năng khác của câu nghi vấn.
1. Ví dụ:
 Câu
Chức năng
a
b
c
d
e
Bộc lộ tình cảm, cảm xúc ( sự hoài niệm tiếc nuối ).
x
Đe dọa
x
x
Khẳng định
x
Bộc lộ cảm xúc (sự ngạc nhiên)
x
? Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên ?
? Vậy ngoài chức năng dùng để hỏi câu nghi vấn còn dùng để làm gì? Lấy VD?
? Gọi h/s đọc ghi nhớ?
- Không phải tất cả các câu nghi vấn đều kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Câu nghi vấn thứ hai ở VD e kết thúc bằng dấu chấm than để bộc lộ cảm xúc.
- HS rút ra nội dung từ ghi nhớ/ 22.
VD: Nó không lấy thì ai lấy?
- HS đọc.
2. Ghi nhớ/ 22.
13’
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
- GV gọi h/s đọc Bài tập.
? Xác định câu nghi vấn? Các câu nghi vấn đó dùng để làm gì?
? Xác định câu nghi vấn? Đặc điểm hình thức và chức năng của nó?
? Trong những câu nghi vấn đó, câu nào có thể thay thế bằng một câu không phải là nghi vấn có ý nghĩa tương đương?
? Đặt câu nghi vấn không dùng để hỏi?
- HS suy nghĩ cá nhân -> Làm bài tập trên bảng.
a. Con người đáng. để nó ăn ?
-> Bộc lộ tình cảm, cảm xúc (sự ngạc nhiên).
b. Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Thời oanh liệt nay còn đâu?
-> Phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
c. Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn rơi?
-> Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
d. Ôi, nếu thế.bóng bay?
-> Phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
- HS làm cá nhân.
a) Sao cụthế? Tội gì bây giờlại? Ăn mãilo liệu.
Đặc điểm hình thức: Sao, gì, gì.
-> Phủ định.
b) Cả đàn bò.chăn dắt làm sao?
Đặc điểm hình thức: làm sao.
=> Bộc lộ sự băn khoăn, ngần ngại.
c)Ai dám bảotình mẫu tử? 
Đặc điểm hình thức: Ai.
=> Khẳng định.
d) Thằng bé. việc gì? Sao lại  mà khóc?
- Gì, sao
-> Hỏi.
a. Cụ không phải lo xa như thế.
Không nên nhịn đói mà để tiền lại.
ăn hết thì lúc chết không có tiền để mà lo liệu.
c. Thảo mộc tự nhiên có tình mẫu tử.
Nó không lấy thì ai lấy? 
(khẳng định)
Ai lại làm như thế? (phủ định).
- Mày muốn ăn đòn hả?
(đe dọa)
IV. Luyện tập.
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3:
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà. 6’
 1. Củng cố: 4’
	- Câu nghi vấn có đặc điểm hình thức và các chức năng như thế nào?
	- Câu nghi vấn thường được dùng để thể hiện điều gì?
 2. Hướng dẫn về nhà: 2’	
	- Học thuộc ghi nhớ.	
	- Làm bài tập 4.
	- Soạn bài: “Câu cầu khiến”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 79.doc