Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 22 - Tiết 81 - Bài 20: Văn bản: Tức cảnh Pác Bó

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 22 - Tiết 81 - Bài 20: Văn bản: Tức cảnh Pác Bó

A. Mục tiêu.

 Giúp h/s:

 - Cảm nhận được niềm vui của HCM trong những ngày sống gian khổ ở Pác Bó, qua đó ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác, vừa là một chiến sĩ say mê cách mạng, vừa là một “ khách lâm tuyền” ung dung sống hoà nhịp với thiên nhiên.

 - Hiểu được giá trị NT độc đáo của bài thơ.

 - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích thơ tứ tuyệt Đường luật

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 979Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 22 - Tiết 81 - Bài 20: Văn bản: Tức cảnh Pác Bó", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/ 02/ 2009
Tuần: 22 
Tiết: 81 
Bài 20: Văn bản
TỨC CẢNH PÁC BÓ
 Hồ Chủ Tịch
A. Mục tiêu.
 	Giúp h/s: 
	- Cảm nhận được niềm vui của HCM trong những ngày sống gian khổ ở Pác Bó, qua đó ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác, vừa là một chiến sĩ say mê cách mạng, vừa là một “ khách lâm tuyền” ung dung sống hoà nhịp với thiên nhiên.
	- Hiểu được giá trị NT độc đáo của bài thơ.
	- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích thơ tứ tuyệt Đường luật.
B. Chuẩn bị:
	- GV: Giáo án, SGK.
 	- HS: Trả lời câu hỏi SGK.
C. Lên lớp.
 I. Ổn định tổ chức:
 II. Kiểm tra bài cũ: 3’
 	- Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Khi con tu hú”. Âm thanh tiếng chim tu hú mở đoạn và kết thúc có gì giống, khác nhau? Vì sao?
	- Điền cụm từ thích hợp nhất để hoàn thành câu nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu của bài thơ:
	“Bằng tưởng tượng, nhà thơ đã khắc hoạ sinh động một bức tranh mùa hè”
	A. Tràn ngập âm thanh. 	C. Ảm đạm, ủ ê.
	B. Có màu sắc tươi sáng. 	D. Náo nức âm thanh và rực rỡ sắc màu.
III. Bài mới.
 1. Giới thiệu bài. 1’
 	Ở lớp 7 các em đã được học hai bài thơ rất hay của Bác Hồ. Hãy nhớ lại tên bài, hoàn cảnh sáng tác của hai bài thơ đó -> Dẫn vào bài: Đó là những bài thơ nổi tiếng của HCM viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc. Hôm nay chúng ta rất vinh dự gặp lại hình ảnh Bác ở suối Lênin, hang Pác Bó (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) vào mùa xuân 1941, qua bài thơ tứ tuyệt Đường Luật “Tức cảnh Pác Bó”.
 2. Tiến trình bài dạy 36’
Thời
gian
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ND cần đạt
10’
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc, chú thích, bố cục.
- GV nêu yêu cầu đọc: giọng vui tươi, hóm hỉnh, thoải mái, chú ý ngắt nhịp đúng (câu 2 và 3).
? Gọi h/s đọc bài thơ?
? Nhắc lại những nét chính về tác giả HCM?
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
? Yêu cầu hs/ hỏi - đáp chú thích: 1, 2 em hiểu “chông chênh” nghĩa là gì?
? Bài thơ viết theo thể thơ nào? Nêu hiểu biết của em về thể thơ này?
? Cảm nhận của em sau khi đọc xong bài thơ?
- HS đọc
- HCM (1890-1969), quê ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Là một vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân VN và CMVN.
Là danh nhân văn hoá thế giới, là nhà thơ lớn của dân tộc.
- Tháng 2 năm 1941, sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài, Bác trở về Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước.
- Hs hỏi - đáp chú thích dựa vào SGK.
“Chông chênh”: là từ láy tượng hình: không vững chắc, dễ nghiêng đổ.
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Một bài thơ gồm 4 câu, mỗi câu 7 tiếng, cách ngắt nhịp 4/3.
- HS nêu cảm nhận của mình có thể về giọng điệu bài thơ hoặc tâm trạng của nhân vật trữ tình.
I. Đọc, chú thích, bố cục.
1. Đọc.
2. Chú thích.
a) Tác giả:
b) Tác phẩm:
c) Từ ngữ chú thích:
18’
Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s tìm hiểu văn bản.
? Gọi h/s đọc câu thơ 1. Chú ý cách ngắt nhịp 4/3?
? Nhận xét gì về giọng điệu, cách ngắt nhịp của câu thơ? Tác dụng của cách ngắt nhịp này?
? Em hiểu ntn về hành động ra suối, vào hang của người cách mạng HCM?
? Qua câu thơ giúp em hiểu gì về cuộc sống của Bác khi ở Pác Bó?
- GV: Câu thơ thể hiện tinh thần vui khoẻ, lạc quan của Bác. Thực ra hoàn cảnh sống của Bác vô cùng gian khổ, thiếu thốn, “Hang đá lạnh buốt. Những khi trời mưa to, rắn rết chui cả vào chỗ nằm. Có buổi sáng, Bác thức dậy thấy một con rắn lớn nằm khoanh tròn ngay cạnh Người Bác sốt rét luôn” (Hồi kí Võ Nguyên Giáp - Những năm tháng không thể nào quên).
? Gọi h/s đọc câu thơ 2?
? Em hiểu “cháo bẹ, rau măng” ở đây ntn? Qua đó em hiểu thêm gì về cuộc sống của Bác?
? Em hiểu ntn về cụm từ “vẫn sẵn sàng”?
- GV: Câu thơ toát lên một sự yên tâm về cuộc sống vật chất của Bác. Thơ xưa thường biểu lộ cái vui vì cảnh nghèo như Nguyễn Trãi từng viết “Nước lã cơm rau hãy tri túc”. Điều khác biệt của Bác với các nhà thơ xưa ở chỗ: Nguyễn Trãi sống ở chốn lâm tuyền vui với thiên nhiên để quên đi nỗi đau không được giúp nước, giúp đời. Còn Bác Hồ sống ở chốn lâm tuyền bằng lòng với cuộc sống đạm bạc để đem ánh sáng CM cứu dân cứu nước.
 Gọi h/s đọc câu 3? Câu thơ 3 có thể coi là câu chuyển, em hãy chỉ ra sự chuyển mạch của bài thơ?
? Em có nhận xét gì cách dùng từ ngữ của tác giả trong câu thơ này? Tác dụng?
? Ngoài tác dụng chuyển mạch câu thơ thứ ba còn có vị trí gì? 
? Ba câu đầu kể việc sinh hoạt và làm việc của Bác khi ở Pác Bó. Qua đó em hiểu thêm gì về con người Bác?
? Câu thơ cuối dùng phương thức biểu đạt gì ?
? Em hiểu “sang” có nghĩa là gì? Cái sang của cuộc đời cách mạng trong bài thơ này ntn?
- GV: Nhân vật trữ tình của bài thơ tuy có dáng vẻ ẩn sĩ song thực chất vẫn là chiến sĩ. Tố Hữu đã từng nói :
“Đời CM từ khi tôi hiểu
Dấn thân vô là phải chịu tù đày
Là gươm kề cổ súng kề tai
Là thân sống chỉ coi còn một nửa”.
? Câu thơ giúp ta hiểu thêm gì về phẩm chất con người Bác ?
- HS đọc lại câu thơ 1.
- Giọng điệu tự nhiên, thoải mái. Cách ngắt nhịp 4/3 tạo thành hai vế đối nhau: sáng ra - tối vào.
+ Đối thời gian: sáng / tối.
+ Đối không gian: suối/ hang.
+ Đối hoạt động: ra / vào.
=> Diễn tả hoạt động đều đặn, nhịp nhàng trở thành nề nếp của con người. Đó là cuộc sống bí mật nhưng vẫn giữ được quy củ, nề nếp.
- “Ra suối” tức là ra nơi làm việc bình thường bên bờ suối.
“Vào hang” vào nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt sau một ngày làm việc.
- Cuộc sống chan hòa với thiên nhiên, ung dung làm chủ tình cảm.
- HS nghe.
- HS đọc.
- Cháo bẹ: cháo ngô.
Rau măng: là măng rừng.
=> Cháo ngô và măng rừng là những thứ luôn sẵn có trong bữa ăn của Bác ở Pác Bó.
=> Cuộc sống đạm bạc, kham khổ.
- Có thể hiểu ăn cháo bẹ, rau măng rất khổ nhưng tinh thần Bác vẫn sẵn sàng. Hiểu như vậy không sai nhưng không phù hợp với tinh thần chung, giọng điệu chung (đùa vui, thoải mái) của bài thơ.
=> Nên hiểu thức ăn (cháo bẹ, rau măng) lúc nào cũng có sẵn.
- Câu thứ nhất nói về chuyện ở, câu thứ hai nói về chuyện ăn, thong dong thoải mái bao nhiêu thì câu thơ thứ ba nói về công việc. Chuyển từ không khí thiên nhiên sang hoạt động cách mạng.
- Dùng từ láy “chông chênh”. (không vẵng chắc, dễ nghiêng, dễ đổ) -> điều kiện làm việc rất khó khăn đòi hỏi người chiến sĩ cách mạng phải cố gắng hết sức không ngừng, không nghỉ.
- Ba tiếng cuối sử dụng toàn thanh trắc thể hiện sự vất vả nhưng khoẻ khoắn, kiên quyết của Bác.
Là câu có vị trí trung tâm làm nổi bật hình tượng người chiến sĩ cách mạng được khắc họa với tầm vóc lớn lao, tư thế ung dung tự tại
- Yêu thiên nhiên, yêu say mê công việc cách mạng.
- Luôn làm chủ cuộc sống trong bất cứ hoàn cảnh nào.
- Biểu cảm trực tiếp tâm trạng, cảm xúc của tác giả. 
- HS thảo luận theo nhóm: (5’)
“Sang”: sang trọng, đẹp đẽ, giàu có, là cảm giác hài lòng, vui thích.
- Ăn ở, làm việc  đều gian khổ, khó khăn thiếu thốn nhưng Người vẫn luôn cảm thấy vui thích, giàu có, sang trọng.
- Việc ăn, ở không phải là sang, chỉ có việc làm (dịch sử Đảng) là sang nhất vì nó đem ánh sáng của chủ nghĩa Mác- Lênin về để đấu tranh giải phóng dân tộc, đem lại cơm no áo ấm và hạnh phúc cho toàn dân.
II. Đọc – hiểu văn bản.
Câu 1: NT đối: sáng ra/ tối vào.
=> Cuộc sống chan hòa với thiên nhiên.
Câu 2: Cháo bẹ, rau măng => cuộc sống đạm bạc, kham khổ.
Câu 3: 
- Nơi làm việc bằng đá.
Công việc: dịch sử Đảng.
=> Gian nan, vất vả.
=> Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên, say
Luôn làm chủ..
Câu 4:
Luôn lạc quan, tin tởng vào sự nghiệp cách mạng mình đã theo đuổi.
4’
Hoạt động 3: Hướng dẫn h/s tổng kết.
? Những nét NT tiêu biểu của bài thơ?
? Qua NT đó giúp em hiểu gì về con người HCM?
? Gọi h/s đọc ghi nhớ/30.
- Lời thơ bình dị, giọng điệu vui đùa thoải mái.
Kết hợp hài hòa giữa tính chất cổ điển và hiện đại.
- Tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên.
- Tinh thần cách mạng kiên cường.
- Ung dung, lạc quan.
- HS đọc.
*/ Ghi nhớ- 30.
4’
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập.
? Đọc diễn cảm bài thơ. Tìm những câu thơ hay của Bác nói về cái sang của người làm cách mạng kể cả khi trong cảnh tù đày?
- Hôm nay xiềng xích thay dây trói.
Mỗi bước leng keng tiếng nhạc rung.
- Tuy bị tình nghi là gián điệp
Mà như khanh tướng vẻ ung dung.
III. Luyện tập.
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà. 5’
	1. Củng cố: 3’
	- Cuộc sống của Bác ở Pác Bó như thế nào?
	- Công việc hàng ngày của người là gì?
	- Thái độ của Bác như thế nào trước những công việc ấy?
	- Qua bài thơ này, em hiểu thêm điều gì về Bác?
	2. Dặn dò: 2’
	- Học thuộc bài thơ.
	- Học nội dung bài học.
	- Soạn bài “Ngắm trăng”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 81.doc