Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 22 - Tiết 82: Câu cầu khiến

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 22 - Tiết 82: Câu cầu khiến

A. Mục tiêu.

 Giúp h/s:

 - Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cầu khiến. Phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác.

 - Nắm vững chức năng của câu cầu khiến. Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp.

B. Chuẩn bị.

 - GV: Giáo án, SGK.

 - HS: Trả lời các câu hỏi phần tìm hiểu bài.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1316Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 22 - Tiết 82: Câu cầu khiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/ 02/ 2009
Tuần: 22 
Tiết: 82
Tiếng việt
CÂU CẦU KHIẾN
A. Mục tiêu.
	Giúp h/s: 
	- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cầu khiến. Phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác.
	- Nắm vững chức năng của câu cầu khiến. Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp.
B. Chuẩn bị.
 	- GV: Giáo án, SGK.
 	- HS: Trả lời các câu hỏi phần tìm hiểu bài.
C. Lên lớp.
 I. Ổn định tổ chức.
 II. Kiểm tra bài cũ. 5’
 	- Ngoài chức năng dùng để hỏi câu nghi vấn còn để dùng làm gì? Những câu nghi vấn dưới đây dùng để làm gì?
	1) Cụ tưởng tôi sướng hơn chăng? (Nam Cao – Lão Hạc).
	2) Anh có thích đọc Tam Quốc không? (Nam Cao).
	3) Sao ! Mày muốn tao chơi lại cái món ngày hôm qua hả? (Nguyễn Quang Sáng).
	4) Sao không vào tôi chơi? (Nam Cao).
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: 1’
 	Chúng ta đã học rất nhiều các thể loại biện pháp tu từ, hôm nay các em sẽ được tìm hiểu tiếp một thể loại câu cầu khiến. Vậy câu cầu khiến có đặc điểm hình thức và chức năng ntn? Chúng ta cùng vào bài.
2. Tiến trình bài dạy. 34’
Thời
gian
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ND cần đạt
17’
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng câu cầu khiến.
- GV gọi h/s đọc VD?
? Trong những đoạn trích trên câu nào là câu cầu khiến? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến?
? Câu cầu khiến trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?
? Gọi h/s đọc VD 2? 
- GV đọc mẫu VD.
? Cách đọc câu “mở cửa” trong câu (b) có gì khác cách đọc câu “mở cửa” trong câu (a) không?
? Câu “mở cửa” (b) dùng để làm gì khác với câu “mở cửa” (a) ở chỗ nào?
? Nhận xét về dấu kết thúc câu cầu khiến?
? Vậy dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến là gì? Chức năng? Dấu kết thúc câu ntn? 
? Gọi h/s đọc ghi nhớ.
- Lấy ví dụ về câu cầu khiến?
- HS đọc ví dụ.
- Thôi đừng lo lắng.
- Cứ về đi.
- Đi thôi con.
- Đặc điểm hình thức: có những từ cầu khiến như: đừng, đi, thôi.
a) Khuyên bảo - Yêu cầu.
b) Yêu cầu.
- HS đọc ví dụ.
- Khác nhau: Câu (a) là câu trần thuật, câu (b) là câu cầu khiến => Có ngữ điệu khác nhau câu 2 phát âm với giọng nhấn mạnh hơn.
- Câu (a) dùng để trả lời câu hỏi. Câu (b) dùng để đề nghị, ra lệnh.
- Dấu chấm than hoặc dấu chấm (khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh).
- HS rút ra từ phần ghi nhớ.
- HS đọc .
- HS tự lấy ví dụ.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng.
1.Ví dụ / SGK
2. Ghi nhớ / 31.
17’
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
- Gọi h/s đọc và xác định hình thức để nhận biết câu cầu khiến? 
? Có thể thêm bớt hoặc thay đổi chủ ngữ trong các câu trên được không ?
- Gọi h/s xác định câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện giữa những câu đó?
? So sánh hình thức và ý nghĩa của 2 VD trong bài 3?
? Đọc đoạn trích bài 5 Câu “Đi đi con!”và “Đi thôi con”. Có thể thay thế cho nhau được không?
- Căn cứ vào các từ ngữ cầu khiến: hãy, đi, đừng. 
- Câu a: không có chủ ngữ.
Câu b, c: có chủ ngữ.
a) Thêm CN: Con hãy lấy gạo.
b) Bỏ CN “Hút trước đi” ý nghĩa cầu khiến mạnh hơn.
c) Bỏ CN “đừng làm” hoặc thay CN “Nay các anh đừng làm gì nữa”.
a, Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.
b, Các em đừng khóc.
c, Đưa tay cho tôi mau!
Cầm lấy tay tôi này!
Câu a, b có từ ngữ cầu khiến: đi, đừng.
Câu c không có từ ngữ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến.
Câu a, b kết thúc bằng dấu chấm, câu c kết thúc bằng dấu chấm than.
Câu b: có CN; câu a: vắng CN.
Nhờ có CN (b) ý cầu khiến nhẹ hơn thể hiện tình cảm của người nói đối với người nghe.
- Không thể thay thế cho nhau được vì nghĩa rất khác nhau.
Đi đi con!: chỉ có người con đi.
Đi thôi con: người con và cả người mẹ cùng đi.
II. Luyện tập.
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3:
Bài 5:
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà. 5’
	1. Củng cố: 3’
	- Câu cầu khiến có đặc điểm hình thức gì?
	- Chức năng của câu cầu khiến dùng để làm gì?
	- Câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu câu nào?
	2. Hướng dẫn về nhà: 2’
 	- Học thuộc ghi nhớ.
	- Làm bài tập 4.
	- Chuẩn bị bài “Câu cảm thán”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 82.doc