A. Mục tiêu.
Giúp h/s:
- Nói cũng là một thứ hành động.
- Số lượng hành động nói khá lớn, nhưng có thể quy lại thành một số kiểu khái quát nhất định.
- Có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện cùng hành động nói.
B. chuẩn bị.
- GV: Giáo án, SGK.
- HS: Trả lời câu hỏi phần tìm hiểu bài.
Ngày soạn: 24/ 02/ 2009 Tuần: 25 Tiết: 95 Tiếng việt HÀNH ĐỘNG NÓI A. Mục tiêu. Giúp h/s: - Nói cũng là một thứ hành động. - Số lượng hành động nói khá lớn, nhưng có thể quy lại thành một số kiểu khái quát nhất định. - Có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện cùng hành động nói. B. chuẩn bị. - GV: Giáo án, SGK. - HS: Trả lời câu hỏi phần tìm hiểu bài. C. Lên lớp. I. Ổn định tổ chức. II. Kiểm tra bài cũ. 5’ - Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết câu phủ định: A. Là câu có những từ ngữ cảm thán: biết bao, ôi, thay B. Là câu có sử dụng dấu chấm than khi viết. C. Là câu có những từ ngữ phủ định: không, chưa, chẳng,.. D. Là câu có ngữ điệu phủ định. Lấy ví dụ về câu phủ định: - Phân loại câu phủ định sau: A. Rượu ngon không có bạn hiền Không mua không phải không tiền không mua. B. Trong tù không rượu cũng không hoa. C. Em không bán cho chị Tí. D. Qua đường không ai hay. III. Bài mới. 34’ 1. Giới thiệu bài: Giao tiếp là hoạt động quan trọng của con người. Thực hiện được mục đích giao tiếp là chúng ta đã thực hiện được hành động nói. Vậy hành động nói là gì? Chúng ta thường sử dụng những kiểu hành động nói nào? Ta cùng vào bài học. 2. Tiến trình bài dạy. Thời gian Hoạt động GV Hoạt động HS ND cần đạt 10’ Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hành động nói. - Gọi HS đọc VD. ? Hãy chỉ ra câu nói của Lí Thông với Thạch Sanh? ? Vậy Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì? ? Lí Thông có đạt được mục đích của mình không? Chi tiết nào nói lên điều đó? ? Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện nào? ? Nếu hiểu hành động là “việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định” thì việc làm đó của Lí Thông có phải là một hành động không? Vì sao? ? Vậy hành động nói là gì ? - Đọc VD SGK. - Lí Thông bỗng nảy kế khác. Hắn nói ở nhà lo liệu. - Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm đẩy Thạch Sanh đi để mình hưởng lợi. - Lí Thông đã đạt được mục đích của mình vì vừa nghe Lí Thông nói, Thạch Sanh vội vàng từ giã mẹ con Lí Thông ra đi. - Bằng lời nói. - Việc làm của Lí Thông là một hành động. Vì nó là một việc làm có mục đích. - HS rút ra từ phần ghi nhớ. I. Khái niệm hành động nói. 14’ Hoạt động 2: Tìm hiểu một số hành động nói thường gặp. ? Trong đoạn trích ở mục I, ngoài câu đã phân tích, mỗi câu còn lại trong lời nói của Lí Thông đều nhằm một mục đích nhất định. Mục đích ấy là gì? ? Chỉ ra các hành động nói trong các đoạn trích sau? Cho biết mục đích của mỗi hành động ? ? Hãy liệt kê các kiểu hành động nói mà em đã biết ? Gọi h/s đọc ghi nhớ SGK/63. Bài tập nhanh: A hỏi B: - Mấy giờ rồi. B trả lời: (1) Không biết! Hoặc (2) Ba giờ! ? A thực hiện hành động nói gì? Câu trả lời nào của B giúp A đạt được mục đích của hành động nói? Giải thích? - Câu 1: dùng để trình bày (con trăn ấy). Câu 2: dùng để đe dọa (Nay em giết nó). Câu 4: dùng để hứa hẹn (Có chuyện gì ). a, Lời cái Tí: - Vậy thì bữa sau con đâu? (hỏi). - U nhất định bán con đấy ư? (hỏi). - U không cho nữa? (hỏi). - Khốn nạn thân con thế này? (cảm thán bộc lộ cảm xúc). - Trời ơi ! (Cảm thán, bộc lộ cảm xúc). b, Lời chị Dậu: Con sẽ ăn ở thôn Đoài (báo tin). - Trình bày, đe dọa, hứa hẹn. - Hỏi, báo tin, bộc lộ cảm xúc. HS đọc ghi nhớ. A thực hiện hành động hỏi. Câu trả lời (2). Câu (1) B không cộng tác với hội thoại A, ( Câu (2) B có cộng tác với hội thoại với A. II. Một số hành động nói thường gặp. * Ví dụ / 63. * Ghi nhớ /63. 10’ Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. ? Yêu cầu h/s làm cá nhân bài tập 1? Hình thức chia nhóm. 1: phần a. 2: phần b. 3: phần c. Thời gian: 5’. ? Yêu cầu h/s đọc bài 3? - Trần Quốc Tuấn viết bài “Hịch tướng sĩ” nhằm mục đích khích lệ tướng sĩ học tập “Binh thư yếu lược” do ông biên soạn, đồng thời khích lệ lòng tự tôn dân tộc. Câu văn thể hiện: “Nếu các người biết chuyên tức là kẻ nghịch thù”. - Các nhóm thảo luận trình bày. 1: a, Bác trai đã khá? (hỏi). - Cảm ơn cụ nhà cháu. (cảm ơn). - Nhưng xem ý hãy còn ... (trình bày). - Này, bảo bác ấy (cầu khiến). - Chứ cứ nằm đấy (cảm thán, bộc lộ cảm xúc). - Vâng, cháu cũng (tiếp nhận). - Nhưng để cháo nguội (trình bày). - Nhịn suông từ sáng . (cảm thán). - Thế thì giục anh ấy . (cầu khiến). 2: b, - Đây là Trời có ý (nhận định). - Chúng tôi nguyện . (hứa hẹn). 3: c, - Cậu Vàng đi đời, rồi... (báo tin). - Cụ bán rồi? (hỏi). - Bán rồi! (xác nhận). - Họ vừa bắt xong (báo tin). - Thế nó cho bắt à? (hỏi). - Khốn nạn!.... Ông giáo ơi! (cảm thán). - Nó có biết gì đâu! (cảm thán). - Nó thấy tôi gọi thì(tả). - Tôi cho nó ăn cơm. (kể). - Nó đang ăn thì.(kể). - Anh phải hứa với em. (ra lệnh). - Anh hứa đi (ra lệnh). - Anh xin hứa. (hứa). III. Luyện tập. Bài 1/ 64 Bài 3/ 64. IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà. 6’ 1. Củng cố: 4’ - Thế nào là hành động nói ở lời? - Kể các hành động nói ở lời thường gặp? - Cho VD về hành động nói và giải thích. 2. Hướng dẫn về nhà: 2’ - Học thuộc ghi nhớ. Làm bài tập còn lại. - Soạn bài: “Hành động nói”.
Tài liệu đính kèm: