Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 32 - Tiết 122: Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô - Gíc)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 32 - Tiết 122: Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô - Gíc)

. Mục tiêu.

 Giúp h/s:

 - Nhận ra lỗi và biết cách chữa lỗi trong những ví dụ SGK đưa ra.

 - Trao dồi khả năng lựa chọn cách diễn đạt đúng, chuẩn trong khi nói và khi viết.

B. Chuẩn bị.

 - GV: Giáo án, SGK.

 - HS: Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 895Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 32 - Tiết 122: Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô - Gíc)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/ 04/ 2009
Tuần: 32 
Tiết: 122
Tiếng việt
CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT
(Lỗi lô - gíc)
A. Mục tiêu.
	Giúp h/s: 
	- Nhận ra lỗi và biết cách chữa lỗi trong những ví dụ SGK đưa ra.
	- Trao dồi khả năng lựa chọn cách diễn đạt đúng, chuẩn trong khi nói và khi viết.
B. Chuẩn bị.
	- GV: Giáo án, SGK.
	- HS: Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.
C. Lên lớp.
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ. 3’
	- Kiểm tra phần viết đoạn văn của h/s trong vở bài tập.
	- Trật tự của câu nào nhấn mạnh đặc điểm của sự vật được nói đến?
	A. Sen tàn cúc lại nở hoa.
	B. Những buổi trưa hè nắng to.
	C. Lác đác bên sông chợ mấy nhà.(*).
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: 1’
	Trong khi nói đặc biệt khi viết các em thường xuyên mắc lỗi diễn đạt. Vậy để tránh lỗi diễn đạt ta phải nắm vững những quy tắc sử dụng ngôn ngữ, mặt khác phải không ngừng rèn luyện năng lực tư duy. Bài học hôm nay sẽ nêu ra một số lỗi diễn đạt mà các em thường mắc phải.
2. Tiến trình bài dạy. 
	Hoạt động 1: (25’) Hướng dẫn h/s phát hiện và chữa lỗi trong những câu cho sẵn.
	GV gọi HS đọc những câu mắc lỗi theo SGK. HS thảo luận & cử đại diện trình bày.
Câu mắc lỗi diễn đạt
Lí do chữa lỗi
Các cách chữa lỗi
a/ Chúng em đã giúp các bạn h/s những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng học tập khác.
A. quần áo, giày dép.
B. đồ dùng học tập.
=> Hai loại khác nhau, B không phải là từ ngữ có nghĩa rộng hơn A.
- Chúng em đã giúp các bạn h/s vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và đồ dùng học tập.
- ..bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác.
- .bão lụt giấy bút, sách vở và nhiều đồ dùng học tập khác.
b/ Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.
“A nói chung và B nói riêng”
A phải là từ ngữ có nghĩa rộng hơn B.
- Trong thanh niên nói chung và trong sinh viên nói riêng, niềm say mê ...
- Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê
c/ Lão Hạc, Bước đường cùng và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân VN trước cách mạng tháng Tám năm 1945.
A, B và C các yếu tố có mối quan hệ đẳng lập thì A, B, C là những từ ngữ cùng trường từ vựng.
- Lão Hạc, Bước đường cùng là tên tác phẩm.
- Ngô Tất Tố là tên tác giả.
A, B không cùng trường từ vựng.
- “Lão Hạc”, “Bước đường cùng”, “Tắt đèn” đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân VN trước cách mạng tháng Tám 1945.
- Nam Cao, Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố giúp chúng ta hiểu
d/ Em muốn trở thành một người trí thức hay một bác sĩ?
A: trí thức B: bác sĩ
A: từ ngữ có nghĩa rộng bao hàm B cho nên phạm vi 
=> A, B phải bình đẳng với nhau.
- Em muốn trở thành một giáo viên hay một bác sĩ?
e/ Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về ngôn từ.
A (hay về NT); B (sắc sảo về ngôn từ) => Không có quan hệ bao hàm nhau.
Trong giá trị NT của một tác phẩm VH có giá trị ngôn từ => câu sai
Bài thơ không chỉ hay về NT mà còn sắc sảo về nội dung.
- Bài thơ.về NT nói chung, sắc sảo về ngôn từ nói riêng.
g/ Trên sân ga chỉ còn lại hai người. Một người thì cao gầy, còn một người thì mặc áo ca rô.
A: cao gầy B: mặc áo ca rô
=> Không cùng trường từ vựng.
.Một người thì cao gầy, một người thì lùn và mập
.Một người mặc áo trắng, còn một người thì mặc áo ca rô.
h/ Chị Dậu rất cần cù, chịu khó nên chị rất mực yêu thương chồng con.
A nên B: mối quan hệ nhân quả
=> Không có mối quan hệ đó.
Chị Dậu rất cần cù, chịu khó và yêu thương chồng con.
i/ Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người xa thì người phụ nữ VN ngày nay không thể có được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó.
A, B không là quan hệ điều kiện – hệ quả. Nên không dùng cặp quan hệ từ “nếu -thì” được.
Nếu không phát huyngười xưa thì ngày nay khó mà hoàn thành được nhiệm vụ vinh quang
k/ Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khoẻ, vừa làm giảm tuổi thọ của con người.
A – B không được bao hàm nhau.
A (sức khoẻ) bao hàm B (giảm tuổi thọ)
Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khoẻ vừa tốn kém về tiền bạc.
Hoạt động 2: (10’) Phát hiện và chữa lỗi trong lời nói, bài viết của bản thân và của người khác.
HS tự tìm các lỗi diễn đạt trong bài tập làm văn của mình và của bạn.
	- Câu văn mắc lỗi.
	- Chỉ ra lỗi lô-gíc.
	- Sưu tầm các câu văn mắc lỗi diễn đạt và nêu cách khắc phục.
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà. 5’
	1. Củng cố: 2’
	- Nhắc lại các lỗi diễn đạt mà ta thường gặp.
	- Khi nói, viết cần lưu ý vấn đề gì?
	2. Hướng dẫn về nhà: 3’
	- Tiếp tục tìm lỗi diễn đạt trong bài kiểm tra.
	- Chuẩn bị ôn tập TV khái niệm và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, trần thuật, phủ định.
	+ Hành động nói.
	+ Lựa chọn trật tự từ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 123.doc