Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 34 - Tiết 130: Kiểm tra tiếng Việt

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 34 - Tiết 130: Kiểm tra tiếng Việt

. Mục tiêu:

 - Củng cố những kiến thức về các kiểu câu đã học: Câu nghi vấn, câu cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định.

 - Vận dụng hiểu biết về các kiểu câu đó thực hành viết đoạn văn.

 - Rèn kĩ năng viết đoạn, kĩ năng diễn đạt, dùng từ đặt câu.

B. Chuẩn bị.

 - GV: Đề kiểm tra, đáp án - biểu điểm.

 - HS: Ôn tập.

C. Lên lớp.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 959Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 34 - Tiết 130: Kiểm tra tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/ 04/ 2009
Tuần: 34 
Tiết: 130
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu: 
	- Củng cố những kiến thức về các kiểu câu đã học: Câu nghi vấn, câu cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định.
	- Vận dụng hiểu biết về các kiểu câu đó thực hành viết đoạn văn.
	- Rèn kĩ năng viết đoạn, kĩ năng diễn đạt, dùng từ đặt câu.
B. Chuẩn bị.
	- GV: Đề kiểm tra, đáp án - biểu điểm.
	- HS: Ôn tập.
C. Lên lớp.
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ.
III. Bài mới.
	Đề 1:
I/ Trắc nghiệm:
	Cho đoạn văn sau, đọc và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn đáp án đúng:
	“ Thầy nó bảo: - (1) Hôm nay mày phải xuống chợ một tí đi, con ạ!
 	- (2) Mua bán gì mà đi chợ?
 	- (3) Mua mấy xu chè tươi, với mấy quả cau. Người ta đến cũng phải có bát nước, miếng trầu tơm tất chứ.
	- (4) Chào! .Vẽ chuyện!
	- (5) Sao lại vẽ chuyện? Không có, không coi được.
	Dần cười tủm tỉm. Thằng em lớn, tì một tay lên đùi cha, múa may tay kia và nhún nhảy người, giễu chị:
	- (6) Lêu lêu! Lêu lêu! Có người sắp lấy chồng lêu lêu!....
	Dần khoăm mặt, lườm em. Người cha sợ con gái xấu hổ, củng vào đầu con trai một cái và mắng nó:
	- (7) Im thằng này!...Để cho người ta dặn nó. Mua độ hai xu chè.
	- (8) Rầy hai xu, hàng chè nó chả bán thì sao? 
	Dần kêu lên thế và cố cười to để cho khỏi thẹn”.
 (“Một đám cưới” - Nam Cao)
Câu 1: Quan hệ của những người tham gia cuộc hội thoại trên là quan hệ gì?
	A. Quan hệ hàng xóm, láng giềng. C. Quan hệ gia đình.
	B. Quan hệ bạn bè. D. Quan hệ chức vụ xã hội.
Câu 2: Em trai của Dần đã thực hiện hành vi gì mà bị bố mắng?
	A. Nói bậy. B. Nói leo. C. Nói tranh. D. Nói hỗn.
Câu 3: Trong cuộc hội thoại trên, Dần đã “im lặng” khi đến lượt lời của mình hay không?
	A. Có. B. Không.
Câu 4: Chọn các lượt lời (đánh số) ở cột A ghi vào bảng sau tên người thực hiện lượt lời ở cột B sao cho phù hợp.
Cột A
Cột B
Số 1.
Bố Dần.
Số 2
Số 3
Số 4
Số 5
Số 6
Số 7
Số 8
Câu 5: Xác định các kiểu câu và các hành động nói trong đoạn văn trên:
Câu số
Kiểu câu
Hành động nói
1
2
3
4
5
6
7
8
II/ Tự luận:
Câu 1: Cho trước câu hỏi sau: “Em vừa nói gì thế?”.
Lần lượt trả lời bằng các câu: Nghi vấn, cảm thán, cầu khiến, trần thuật.
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn (6-8 câu) nói về mục đích học tập của em, trong đó có sử dụng các kiểu câu đã được học. Chỉ rõ kiểu câu em đã sử dụng.
Đề 2
I/ Trắc nghiệm: Cho đoạn văn sau, đọc và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn đáp án đúng:
“ Thầy nó bảo: - (1) Hôm nay mày phải xuống chợ một tí đi, con ạ!
 - (2) Mua bán gì mà đi chợ ?
 - (3) Mua mấy xu chè tơi, với mấy quả cau. Người ta đến cũng phải có bát nước, miếng trầu tơm tất chứ.
 - (4) Chào! .Vẽ chuyện!
 - (5) Sao lại vẽ chuyện? Không có, không coi được.
Dần cười tủm tỉm. Thằng em lớn, tì một tay lên đùi cha, múa may tay kia và nhún nhảy người, giễu chị:
- (6) Lêu lêu! Lêu lêu! Có người sắp lấy chồng lêu lêu!....
Dần khoăm mặt, lườm em. Người cha sợ con gái xấu hổ, củng vào đầu con trai một cái và mắng nó:
- (7) Im thằng này!...Để cho ngời ta dặn nó. Mua độ hai xu chè.
- (8) Rầy hai xu, hàng chè nó chả bán thì sao? 
Dần kêu lên thế và cố cười to để cho khỏi thẹn”.
 (“Một đám cưới” - Nam Cao)
Câu 1: Chọn các lượt lời (đánh số) ở cột A ghi vào bảng sau tên người thực hiện lượt lời ở cột B sao cho phù hợp.
Cột A
Cột B
Số 1.
Bố Dần.
Số 2
Số 3
Số 4
Số 5
Số 6
Số 7
Số 8
Câu 2: Trong cuộc hội thoại trên, Dần đã “im lặng” khi đến lượt lời của mình hay không? 	A. Có. B. Không.
Câu 3: Quan hệ của những người tham gia cuộc hội thoại trên là quan hệ gì?
	A. Quan hệ hàng xóm, láng giềng. C. Quan hệ gia đình.
	B. Quan hệ bạn bè. D. Quan hệ chức vụ xã hội.
Câu 4: Xác định các kiểu câu và các hành động nói trong đoạn văn trên:
Câu số
Kiểu câu
Hành động nói
1
2
3
4
5
6
7
8
Câu 5: Em trai của Dần đã thực hiện hành vi gì mà bị bố mắng?
	A. Nói bậy. B. Nói leo. C. Nói tranh. D. Nói hỗn.
II/ Tự luận:
Câu 1: Viết đoạn văn ngắn (6-8 câu) trình bày suy nghĩ của em khi học môn Ngữ văn, trong đó có sử dụng các kiểu câu đã được học. Chỉ rõ kiểu câu em đã sử dụng.
Câu 2: Cho trước câu hỏi sau: “Em vừa nói gì thế?”.
Lần lượt trả lời bằng các câu: Nghi vấn, cảm thán, cầu khiến, trần thuật.
Đáp án – biểu điểm
Đề 1
I/ Trắc nghiệm: (4điểm).
1 – C; 2 – C; 3 – A; 4 – Bố Dần ( 1, 3, 5, 7) – Dần (2, 4, 8) – Em trai Dần (6); 
5: (1) Cầu khiến; (2) Nghi vấn; (3) Trần thuật; (4) Cảm thán; (5) Nghi vấn – trần thuật; (6) Cảm thán; (7) Cầu khiến – trần thuật; (8) Nghi vấn.
II/ Tự luận:
Câu 1: (2đ) Mỗi ý đúng 0,5 điểm.
1/ Nghi vấn: Anh không nghe thấy à?
2/ Cảm thán: Trời ơi! Hoá ra hồn vía anh để tận đâu đâu!
3/ Cầu khiến: Anh hãy cho em mượn quyển sách.
4/ Trần thuật: Em nói rằng trời sắp mưa.
Câu 2: (4đ).
Viết được đoạn văn đủ số câu, đúng hình thức đoạn văn, đúng chủ đề: “mục đích học tập của em”. Chỉ ra được các kiểu câu đã sử dụng.
Đề 2
I/ Trắc nghiệm: (4 điểm)
1 – Bố Dần ( 1, 3, 5, 7) – Dần (2, 4, 8) – Em trai Dần (6); 2 – A; 3 – C; 4 : (1) Cầu khiến; (2) Nghi vấn; (3) Trần thuật; (4) Cảm thán; (5) Nghi vấn – trần thuật; (6) Cảm thán; (7) Cầu khiến – trần thuật; (8) Nghi vấn; 5– C.
II/ Tự luận 
Câu 1: (4đ).
Viết được đoạn văn đủ số câu, đúng hình thức đoạn văn, đúng chủ đề: “trình bày suy nghĩ của em khi học môn Ngữ văn”. Chỉ ra được các kiểu câu đã sử dụng.
Câu 2: (2đ) Mỗi ý đúng 0,5 điểm.
1/ Nghi vấn: Anh không nghe thấy à?
2/ Cảm thán: Trời ơi! Hoá ra hồn vía anh để tận đâu đâu!
3/ Cầu khiến: Anh hãy cho em mượn quyển sách.
4/ Trần thuật: Em nói rằng trời sắp mưa.
Thống kê điểm:
Điểm
2
3
4
TS %
5
6
7
8
9
10
TS %
81
(32)

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 130.doc