Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 6 - Tiết 24: Tập làm văn: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 6 - Tiết 24: Tập làm văn: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

A. MỤC TIÊU:

 Giúp h/s:

 - Nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể tả và biểu lộ tình cảm của người viết trong một văn bản tự sự.

 - Nắm được cách thức vận dụng các yếu tố này trong văn bản tự sự.

B. CHUẨN BỊ:

 - GV: Giáo án, bảng phụ.

 - HS: Trả lời các câu hỏi phần tìm hiểu bài.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1115Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 6 - Tiết 24: Tập làm văn: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/ 10/ 2006
Tuần: 6 
Tiết: 24 
tập làm văn:
miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
a. mục tiêu: 
 	Giúp h/s: 
 	- nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể tả và biểu lộ tình cảm của người viết trong một văn bản tự sự.
 	- Nắm được cách thức vận dụng các yếu tố này trong văn bản tự sự.
b. chuẩn bị:
 	- GV: Giáo án, bảng phụ.
 	- HS: Trả lời các câu hỏi phần tìm hiểu bài.
c. lên lớp:
I. ổn định tổ chức 
II. Kiểm tra bài cũ 
 	- HS 1 : Tóm tắt văn bản tự sự là gì ?
 	A. Là dùng lời văn của mình kể lại các chi tiết của văn bản một cách ngắn gọn. 
 	B. Là dùng lời văn của mình kể về nhân vật chính trong văn bản một cách ngắn gọn.
 	C. Là dùng lời văn của mình nói về các yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của văn bản một cách ngắn gọn.
 	D. Là dùng lời văn của mình giới thiệu một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản.
 	- HS 2: Tóm tắt đoạn trích: ''Tức nước vỡ bờ'' của Ngô Tất Tố.
III . Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
 	ở lớp 6, 7 văn miêu tả, tự sự, biểu cảm được tách rời như là những phương thức biểu đạt độc lập. Việc giới thiệu như thế nhằm giúp h/s nắm chắc đặc trưng của từng phương thức. Trong thực tế, ít có tác phẩm nào lại chỉ dùng một phương thức biểu đạt, phản ánh mà thường là sự kết hợp, đan cài nhiều phương thức trong một văn bản. Vậy miêu tả, biểu cảm được sử dụng ntn trong văn bản tự sự. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
2. Tiến trình bài dạy 
Thời 
gian
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ND cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s tìm hiểu về sự kết hợp các yếu tố kể, miêu tả và bộc lộ tình cảm trong văn tự sự.
- Gọi h/s đọc đoạn văn/ SGK. 
? Đoạn trích trên tác giả kể lại những sự việc gì?
? Sự việc ấy được kể lại bằng những chi tiết nào? 
? Tìm các yếu tố miêu tả trong đoạn văn?
? Xác định các yếu tố biểu cảm trong đoạn văn ?
? Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen với các yếu tố tự sự? Tìm ví dụ minh họa?
? Nếu tước bỏ các yếu tố miêu tả, biểu cảm thì việc kể chuyện trong đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ntn?
? Vậy yếu tố miêu tả và biểu cảm có tác dụng gì trong văn bản tự sự? 
? Nếu bỏ các yếu tố kể trong đoạn văn trên chỉ để lại yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ ntn?
? Qua phân tích đoạn văn em rút ra được kết luận gì?
- HS đọc đoạn văn.
- Kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động của nhân vật ''tôi'' với người mẹ xa cách lâu ngày.
- Mẹ tôi vẫy tôi, tôi chạy theo mẹ kéo tôi lên xe, tôi oà lên khóc, mẹ tôi cũng sụt sùi theo.
- Tôi thở hồng hộc .... chân lại.
- Mẹ tôi không còm cõi.
- Gương mặt ... (còn sung túc) gò má.
- Hay tại sự .... còn sung túc 
(suy nghĩ ).
Tôi thấy những ... thơm tho lạ thường (cảm nhận).
Phải bé lại ... êm dịu vô cùng (cảm tưởng nhân vật tôi).
- Các yếu tố trên không đứng tách riêng mà đan xen vào nhau, vừa kể, vừa tả, vừa biểu cảm.
VD: ''Tôi ngồi ... lạ thường''.
- Nếu bỏ yếu tố miêu tả, biểu cảm thì đoạn văn sẽ trở nên khô khan, không khơi gợi tình cảm từ người đọc.
- Làm cho việc kể chuyện thêm sinh động và sâu sắc hơn.
- Nếu bỏ yếu tố kể thì đoạn văn không còn là câu chuyện vì không có nhân vật và sự việc.
- HS tự rút ra nội dung ghi nhớ (2 h/s đọc).
I. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.
* Ghi nhớ SGK/ 74.
Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s luyện tập.
? Đọc yêu cầu Bài tập 1?
Hình thức chia nhóm thảo luận:
- Tìm trong văn bản: ''Tôi đi học''.
- Tìm trong văn bản: ''Tức nước vỡ bờ''.
- Tìm trong văn bản: ''Lão Hạc''.
- Gọi h/s nhận xét.
- GV chốt vấn đề, bổ sung nếu cần thiết.
? Đọc yêu cầu BT 2? 
- Gọi h/s trình bày. Hs khác nhận xét.
- GV bổ sung. Chốt vấn đề.
Thảo luận theo nhóm 
Cử đại diện trình bày.
- Miêu tả:
- Biểu cảm:
Hình thức làm cá nhân
HS viết đoạn văn theo gợi ‎ý sau:
- Nên bắt đầu từ chỗ nào?
- Từ xa thấy người thân ntn? 
(hình dáng, mái tóc).
- Lại gần thấy ra sao? Hành động của mình và người thân, tả chi tiết khuôn mặt, quần áo.
- Những biểu hiện tình cảm của hai người sau khi đã gặp nh thế nào? (Vui mừng, xúc động thể hiện bằng các chi tiết nào? Ngôn ngữ, hành động, lời nói cử chỉ, nét mặt.... ).
II . Luyện tập .
Bài 1: Văn bản: ''Tôi đi học'', ''Tức nước vỡ bờ'', ''Lão Hạc''.
Bài 2.
Viết đoạn văn 
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố:
 	- Yếu tố miêu tả và biểu cảm có tác dụng gì trong văn bản tự sự?
 	- Nếu bỏ các yếu tố kể trong đoạn văn chỉ để lại yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ ntn?
2. Hướng dẫn về nhà:
 	- Học thuộc ghi nhớ.
 	- Tìm tiếp các đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả , biểu cảm 
 	- Chuẩn bị bài: ''Luyện tập viết văn bản .....''.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 24.doc