Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 7 - Tiết 26 - Bài 7: Văn bản: Đánh nhau với cối xay gió

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 7 - Tiết 26 - Bài 7: Văn bản: Đánh nhau với cối xay gió

Giúp h/s:

 - Thấy rõ tài nghệ của Xec-van-tet trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa tương phản về mọi mặt. Đánh giá mặt tốt, mặt xấu của hai nhân vật ấy từ đó rút ra bài học thực tiễn.

 - Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng đọc, kể, tóm tắt, phân tích, so sánh, đánh giá các nhân vật trong tác phẩm văn học.

B. CHUẨN BỊ

 - GV: Giáo án, tranh minh họa hai nhân vật Đôn-ki-hô-tê.

 - HS: Đọc kĩ chú thích, trả lời các câu hỏi / SGK.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1028Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 7 - Tiết 26 - Bài 7: Văn bản: Đánh nhau với cối xay gió", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/ 10/ 2006
Tuần: 7 
Tiết: 26
bài 7: VĂN BảN: 
đánh nhau với cối xay gió
( Trích: Đôn - ki - hô - tê)
 Xéc-van-tét
a. mục tiêu:
 	Giúp h/s:
 	- Thấy rõ tài nghệ của Xec-van-tet trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa tương phản về mọi mặt. Đánh giá mặt tốt, mặt xấu của hai nhân vật ấy từ đó rút ra bài học thực tiễn.
 	- Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng đọc, kể, tóm tắt, phân tích, so sánh, đánh giá các nhân vật trong tác phẩm văn học.
b. chuẩn bị
 	- GV: Giáo án, tranh minh họa hai nhân vật Đôn-ki-hô-tê.
 	- HS: Đọc kĩ chú thích, trả lời các câu hỏi / SGK.
c. lên lớp
I. ổn định tổ chức 
II. Kiểm tra bài cũ 
 	Mục đích cuộc giao chiến giữa Đô-ki-hô-tê và cối xay gió là gì?
 	A. Thu được chiến lợi phẩm để trở nên giàu có.
 	B. Quét sạch cái giống xấu xa này ra khỏi mặt đất.
 	C. Đánh bại kẻ thù để trở nên vinh quang.
 	D. Để thử sức mạnh của mình.
 	Qua đó, em hiểu gì về Đôn-ki-hô-tê?
III. Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
 	Với đầu óc hoang tưởng, không thực tế Đôn-ki-hô-tê ''đã lầm tưởng những chiếc cối xay gió là những tên khổng lồ để sau đó lao vào cuộc chiến đấu dũng cảm rồi thất bại. Sau khi thất bại hai thầy trò Đôn-ki-hô-tê tiếp tục tranh luận điều gì? Chúng ta cùng tìm hiểu.
2. Tiến trình bài dạy
Thời 
gian
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ND cần đạt
Hoạt động 1: Tiếp tục tìm hiểu văn bản.
? Sau khi thất bại trong cuộc giao chiến hai thầy trò lại tranh luận với nhau điều gì?
Câu hỏi thảo luận 
? Hãy tìm những chi tiết, hình ảnh của Xan-chô và Đôn-ki-hô-tê cũng như quan niệm về sự đau đớn chuyện ăn, ngủ?
? Qua những chi tiết này em thấy Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô còn là người ntn?
? Qua đoạn trích em thấy Đôn và Xan có những mặt nào là tích cực, hạn chế nào?
? Đặt 2 nhân vật với hai tính cách khác nhau nhưng luôn song song với nhau, nhà văn có dụng ‎ý gì?
? Qua văn bản này em rút ra bài học gì cho mình về cách chọn sách?
? Văn bản có những thành công gì về nghệ thuật? 
? Nghệ thuật ấy góp phần làm nổi bật nội dung gì trong truyện?
- Gọi h/s đọc ghi nhớ.
- Xan-chô: nguyên nhân thất bại do đầu óc điên cuồng.
- Đôn-ki-hô-tê: do ông pháp sư ăn cắp thư phòng và sách vở đã biến hóa, đỗ trách nhiệm lên sự thần bí, hoang đường.
HS thảo luận. 
Đại diện trình bày:
* Đôn-ki-hô-tê: 
- Không kêu đau, không rên rỉ 
- Lúc này chưa cần ăn. 
- Thức trắng đêm để nghĩ tới tình nương. 
- Không quan tâm đến vật chất cá nhân. 
- Khát vọng cao cả dũng cảm, mong giúp ích cho đời. 
- Mê muội, hão huyền. 
* Xan-chô Pan:
- Chỉ cần hơi đau một tí là kêu.
- Vừa đi theo chủ vừa ung dung đánh chén.
- Ngủ một mạch đến sáng.
- Có ước muốn tầm thường, thực tế.
- Có ước muốn tầm thường, chỉ nghĩ đến cá nhân, hèn nhát, thiết thực , tỉnh táo.
- Trong cuộc sống cần phải tỉnh táo, thực tế không nên quá hão huyền và cá nhân thực dụng. Phải biết chọn sách phù hợp với đối tượng, lứa tuổi và có tính giáo dục cao.
- Xây dựng cặp nhân vật tương phản.
- Bố cục rõ ràng, rành mạch theo trình tự thời gian.
- Ngôn ngữ hài hước, dí dỏm.
- Đan xen giữa tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Ngôn ngữ hài hước, dí dỏm.
- Đan xen giữa tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- HS rút ra phần ghi nhớ SGK/80.
3. Sau khi đánh nhau với cối xay gió.
- Đôn-ki-hô-tê: không quan tâm đến vật chất cá nhân.
- Xan-chô: Có ước muốn tầm thường, chỉ nghĩ đến cá nhân, hèn nhát, thiết thực, tỉnh táo.
* Ghi nhớ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
Câu hỏi thảo luận: 
Theo em đặc điểm tính cách nào của mỗi nhân vật đáng khen, đáng chê nhất?
HS thảo luận nhóm. Đại diện trình bày.
III. Luyện tập
Nội dung
Đôn-ki-hô-tê
Xan-chô Pan-xa
Đáng khen
+ Có khát vọng cao cả.
+ Dũng cảm, trọng danh dự.
Luôn tỉnh táo và thực tế.
 Đáng chê 
+ Hoang tưởng hành động điên rồ.
+ Trọng lợi ích cụ thể, vật chất trước mắt.
+ Nghĩ đến bản thân nhiều hơn nghĩ đến người khác.
IV . Củng cố và hướng dẫn về nhà 
1. Củng cố:
	- Vì sao Đôn-ki-hô-tê lại đánh nhau với các cối xay gió?
	- Trình bày tác dụng của các yếu tố nghệ thuật của văn bản?
	- Kết quả của cuộc giao tranh?
2. Dặn dò:
 	- Học thuộc ghi nhớ.
 	- Soạn bài: ''Chiếc lá cuối cùng ''.
 	- Xem trước bài Tiếng Việt: ''Tình thái từ''.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 26.doc