Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 9 - Tiết 33 - 34 - Bài 9: Văn bản: Hai cây phong

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 9 - Tiết 33 - 34 - Bài 9: Văn bản: Hai cây phong

Mục tiêu .

 Giúp h/s:

 - Hiểu Được đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích, tính chất trữ tình sâu đậm được biểu hiện trong sự kết hợp rất khéo giữa hồi ức, miêu tả, biểu cảm và kể chuyện, trong cách lồng xen hai ngôi kể: tôi, chúng tôi.

 + Hiểu ngòi bút đậm chất hội họa của tác giả khi miêu tả hai cây phong.

 + Hiểu được nguyên nhân khiến hai cây phong gây xúc động cho người kể chuyện.

 - Rèn kĩ năng phân tích tác dụng của sự thay đổi ngôi kể, của miêu tả và biểu cảm trong tự sự.

 

doc 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2107Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 9 - Tiết 33 - 34 - Bài 9: Văn bản: Hai cây phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/ 10/ 2008
Tuần: 9 
Tiết: 33 - 34.
Bài 9: Văn Bản: 
HAI CÂY PHONG
( Trích: Người thầy đầu tiên)
 Ai-ma-tốp
A. Mục tiêu .
 	Giúp h/s: 
 	- Hiểu được đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích, tính chất trữ tình sâu đậm được biểu hiện trong sự kết hợp rất khéo giữa hồi ức, miêu tả, biểu cảm và kể chuyện, trong cách lồng xen hai ngôi kể: tôi, chúng tôi.
 	+ Hiểu ngòi bút đậm chất hội họa của tác giả khi miêu tả hai cây phong.
 	+ Hiểu được nguyên nhân khiến hai cây phong gây xúc động cho người kể chuyện.
 	- Rèn kĩ năng phân tích tác dụng của sự thay đổi ngôi kể, của miêu tả và biểu cảm trong tự sự.
B. Chuẩn bị.
 	- GV: Giáo án, SGK.
 	- HS: Trả lời các câu hỏi trong SGK.
C. Lên lớp.
 I. Ổn định tổ chức.
 II. Kiểm tra bài cũ. 7’
 	- HS 1: Vì sao nói bức tranh ''Chiếc lá cuối cùng'' là một kiệt tác? Chứng minh? 
 	- HS 2: Qua câu truyện, em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là một kiệt tác?
 	A. Tác phẩm đó phải rất đẹp. C. Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống.
 	B. Tác phẩm đó rất độc đáo. D. Tác phẩm đó phải đồ sộ.
 III. Bài mới.
 	1. Giới thiệu bài. 2’
 	Đối với mỗi con người Việt Nam, kí ức tuổi thơ thường gắn liền với cây đa bến nước sân đình. Còn đối với nhân vật họa sĩ trong truyện: ''Người thầy đầu tiên'' của nhà văn Ai-ma-tốp là nhớ tới làng quê. Mỗi lần thăm quê, ông không thể không đến thăm hai cây phong trên đỉnh đồi đầu làng. Vì sao vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
 	2. Tiến trình bài dạy.
Thời
gian
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ND cần đạt
14’
7’
15’
Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s đọc, chú thích.
- GV nêu yêu cầu đọc, giọng chậm, buồn, gợi sự nhớ nhung suy nghĩ của người kể chuyện.
? GV đọc mẫu. Gọi h/s đọc tiếp.
? Nêu những nét ngắn gọn về tác giả Ai-ma-tốp?
? Đoạn trích nằm ở vị trí nào trong tác phẩm? 
? H/s hỏi – đáp chú thích: 3, 5, 6, 7?
? Đoạn trích chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? 
? Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Tìm và nhận xét gì về sự thay đổi ngôi kể trong đoạn trích?
- GV: Cách đan xen, lồng ghép hai thời điểm hiện tại – quá khứ, trưởng thành - niên thiếu, nhiều người cùng trang lứa làm cho câu chuyện trở nên sống động thân mật, gần gũi với người đọc.
- Hs đọc.
- Tác giả sinh năm 1928 là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan.
- Nằm ở phần đầu của truyện: ‘’Người thầy đầu tiên’’.
Hs hỏi – đáp chú thích dựa vào SGK .
- Đoạn trích chia 4 phần: 
a. Từ đầu .... phía tây: Giới thiệu vị trí làng Ku-ku-rêu.
b. Tiếp ... chiếc gương thần xanh: h/ả hai cây phong ở đầu làng và tâm trạng của nhân vật mỗi lần về thăm làng.
c. Tiếp ... biêng biếc kia: Kỉ niệm tuổi thơ của nhân vật tôi.
d. Còn lại: nhân vật tôi nhớ đến người trồng hai cây phong ấy gắn liền với trường Đuy- xen.
- Người kể chuyện khi xưng ‘’tôi’’ lúc thì xưng ‘’chúng tôi’’ Ngôi kể thứ nhất số ít, số nhiều.
‘’Từ đầu ... gương thần xanh’’ xưng ‘’tôi’’ và ‘’Tôi lắng nghe tiếng trên đỉnh đồi cao này.
‘’Vào năm học cuối cùng ... biêng biếc kia’’ xưng là “chúng tôi”.
Mạch kể xưng ”tôi” là người kể chuyện, người ấy tự giới thiệu mình là họa sĩ.
Mạch kể xưng ’’chúng tôi’’ vốn là người kể chuyện trên nhưng lại kể nhân danh cả ’’bọn con trai’’ ngày trước và hồi ấy người kể chuyện cũng là đứa trẻ trong bọn.
- Các đoạn a, b, d chỉ ng ười kể chuyện ở thời điểm hiện tại mà nhớ về quá khứ.
Đoạn c: ở thời điểm quá khứ.
I Đọc, chú thích, bố cục.
1. Đọc.
2. Chú thích.
- Tác giả: sinh năm 1928 là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan.
- Tác phẩm: Nằm ở phần đầu của truyện: “Người thầy đầu tiên”.
3. Bố cục.
a. Từ đầu .... phía tây: Giới thiệu vị trí làng Ku-ku-rêu.
b. Tiếp ... chiếc gương thần xanh: h/ả hai cây phong ở đầu làng và tâm trạng của nhân vật mỗi lần về thăm làng.
c. Tiếp ... biêng biếc kia: Kỉ niệm tuổi thơ của nhân vật tôi.
d. Còn lại: nhân vật tôi nhớ đến người trồng hai cây phong ấy gắn liền với trường Đuy- xen.
TIẾT 2
18’
19’
Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s đọc hiểu văn bản.
? Trong mạch kể chuyện hai cây phong trong kí ức tuổi thơ h/ả hai cây phong hiện lên ntn? Trong hoàn cảnh nào? Nó có ý nghĩa ntn đối với bọn trẻ trong làng Ku-ku-rêu?
? Từ trên cao ngất, phóng tầm mắt ra xa, lũ trẻ thấy những gì? Cảm giác của chúng được diễn tả ntn?
- GV bình: Tuổi thơ ham hiểu biết và khám phá, lần đầu tiên được nhìn ngắm toàn cảnh quê hương trong tư thế từ trên cao xuống mà hai cây phong là cái ghế ngồi, là bệ đỡ, bệ phóng cho những  ước mơ, khát vọng lần đầu tiên được thức tỉnh trong tâm hồn những đứa trẻ làng Ku-ku-rêu.
? Tại sao tác giả lại ví hai cây phong như ... hải đăng đặt trên núi''. Điều đó có ý nghĩa gì?
? Dưới con mắt của người họa sĩ - hai cây phong được miêu tả ở vị trí nào?
? Theo dõi đoạn từ: ''Dù chúng có cao đến đâu chăng nữa .... làn gió nhẹ thoảng qua''. Tác giả miêu tả hai cây phong ở vị trí nào? Cách miêu tả hai cây phong có gì độc đáo?
? Đứng ở góc độ gần để quan sát, nhân vật ''tôi'' đã thấy những gì? (qua những giác quan nào?) 
- GV: Không chỉ cảm nhận vẻ đẹp của hai cây phong qua thị giác và thính giác mà tác giả còn tô thêm vẻ đẹp ấy bằng nghệ thuật gì? Nhận xét về NT sử dụng trong đoạn trích này? Qua đó cho thấy tài nghệ gì của nhà văn Ai-ma-tốp?
? Bằng những cảm nhận tinh tế ấy đã giúp ta hiểu gì về hai cây phong - biểu tượng của quê hương tác giả?
Câu hỏi thảo luận:
? Theo dõi: ''Về sau ... gương thần xanh''. Tại sao khi đã trưởng thành đã hiểu được những điều bí ẩn của hai cây phong - đó chỉ là cái chân lí giản đơn mà vẫn không làm họa sĩ vỡ mộng xưa?
? Theo dõi đoạn cuối cùng: Điều cuối cùng mà tác giả chưa hề nghĩ đến thuở thiếu thời là gì? Nó có ý nghĩa ntn đối với mạch diễn biến của câu chuyện?
? Hai cây phong trở thành biểu t ượng đẹp đẽ trong lòng nhân vật ''tôi'' - người kể chuyện. Hai cây phong gây được sự xúc động đối với người đọc là do những nguyên nhân nào?
? Nêu những nét đặc sắc về NT của đoạn trích này?
- Gọi h/s đọc ghi nhớ.
- Dưới con mắt của họa sĩ hai cây phong được phác họa với hình dáng, động tác rõ ràng.
- Hai cây phong khổng lồ với các mắt mấu, với các cành cao ngất, cao ngang tầm cánh chim bay, với bóng râm mát rượi, với động tác: ''nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời '' lại có thêm hàng đàn chim tô điểm cho bức phác họa ấy.
Hai cây phong như người bạn lớn cùng thân thiết, bao dung, gắn bó với lũ trẻ trong làng. Còn lũ trẻ như những con chim non ngây thơ, nghịch ngợm, ngộ nghĩnh chơi đùa không biết chán dưới gốc hai cây phong.
- Từ trên cao nhìn xuống, bức tranh TN hiện ra khoảng không gian bao la bát ngát với ''chân trời xa thẳm'', ''thảo nguyên hoang vu'', ''dòng sông lấp lánh'', ''làn sương mờ đục'' và lọt thỏm giữa không gian bao la ấy là ''chuồng ngựa của nông trang'' trở nên bé nhỏ. Cảm giác không gian choáng ngợp làm chúng sửng sốt, nín thở, quên đi cả việc làm thích thú bậc nhất là phá tổ chim. Chính ở trên cao này mới cảm nhận sự mênh mông, không cùng đầy bí ẩn và quyến rũ của cảnh vật quê hương.
- Nó như đèn tín hiệu dẫn vào làng.
- Khẳng định vai trò của hai cây phong, nó không thể thiếu đối với những người đi xa.
- Thể hiện niềm tự hào của dân làng về hai cây phong.
- Miêu tả từ xa nhìn lại, phóng tầm mắt nhìn tứ phía, h/ả đầu tiên đập vào mắt đó là hai cây phong.
- Miêu tả hai cây phong ở góc độ rất gần. Miêu tả qua tiếng nói riêng, tâm hồn riêng của nó.
- Vào ban ngày hay đêm, chúng nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào.
- Cảm nhận: 
+ Như làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát.
+ Như tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm.
+ Im bặt một thoáng, cất tiếng thở dài như thương tiếc người nào.
+ Khi bão dông nghiêng ngả tấm thân dẻo dai, reo vù vù như ngọn lửa bốc cháy rừng rực. Nhạy bén đón mọi làn gió nhẹ thoảng qua.
- NT miêu tả để thể hiện cảm xúc, các hình ảnh so sánh độc đáo, giàu giá trị biểu cảm. Có lời ca tạo bởi những chiếc lá có lúc ồn ào, rực lửa nhưng có lúc thâm trầm, sâu lắng nuối tiếc.
- Qua đó cho thấy tác giả có những cảm nhận rất tinh tế những cung bậc, trạng thái của vật, cùng với óc tưởng tượng phong phú. Tất cả những điều này đều xuất phát từ tình yêu quê hương đất nước nồng thắm, yêu những gì giản dị, gần gũi và thân thuộc nhất.
- Hai cây phong sống động hơn, có hồn hơn. Không chỉ là sinh thể vô tư vô giác nữa mà trở nên có hồn hơn, có hành động, có trạng thái tâm lí cụ thể. Được nhân cách hóa cao độ, hết sức sinh động có tiếng nói, có tâm hồn. 
Hs thảo luận theo nhóm: 5’ Cử đại diện trình bày.
- Nhân vật ''tôi'' là một nghệ sĩ, một họa sĩ, người có tâm hồn phong phú, giàu cả xúc. Khi đã hiểu được điều bí ẩn của thiên nhiên - chẳng qua chỉ là một chân lí đơn giản - nhưng anh vẫn không tan đi giấc mộng kì diệu của tuổi thơ. Ngược lại kỉ niệm và những kí ức huyền ảo ấy vẫn ám ảnh trong tâm trí anh mỗi khi nhớ về, đặc biệt là mỗi lần trở về ngắm nhìn hai cây phong cổ thụ.
- Hai cây phong gắn với tên tuổi thầy giáo Đuy-sen - người thầy giáo có công xây dựng ngôi trường đầu tiên, xóa mù chữ cho bọn trẻ con làng Ku-ku-rêu trong những năm 20 sau CMT10. Chính thầy và cô học trò An-tư-nai đã trồng nó.
- Hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện xúc động về tình cảm của thầy trò An-tư-nai và Đuy-sen trồng hai cây phong để gửi gắm  ước mơ, hi vọng cho những đứa trẻ nghèo khổ, thông minh, ham học như An-tư-nai sau này sẽ lớn lên, sẽ trưởng thành, trở thành người có ích. Đó là tấm lòng, phẩm chất của một người cộng sản chân chính.
 - Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết.
- Hai cây phong gắn với kỉ niệm xa xưa của tuổi học trò.
- Nó là nhân chứng về câu chuyện xúc động về thầy Đuy-sen.
- Đan xen, lồng ghép hai ngôi kể.
- Ngòi bút miêu tả đậm chất hội họa kết hợp so sánh, ẩn dụ. 
- Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Hs đọc ghi nhớ.
II . Đọc - hiểu văn bản.
1. Hai cây phong kí ức tuổi thơ.
- Miêu tả từ trên cao nhìn xuống.
- Người bạn vô cùng thân thiết, gắn bó. 
2. Hai cây phong trong cái nhìn và cảm nhận của ''tôi'' - người họa sĩ.
- Cảm nhận về âm thanh (thính giác) 
- Cảm nhận bằng thị giác.
- Miêu tả từ xa đến gần, kết hợp miêu tả và biểu cảm. Hai cây phong sống động, có hồn hơn.
* Ghi nhớ/ SGK.
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà. 8’
1. Củng cố: 5’
 	Bài tập: Nhận định nào nói đúng nhất về đoạn trích ''Hai cây phong''.
 	A. Đoạn trích nói lên những tình cảm gắn bó của người viết với hai cây phong.
 	B. Đoạn trích nói lên ý nghĩa của hai cây phong đối với cuộc đời nhân vật ''tôi''.
 	C. Đoạn trích miêu tả hết sức sinh động h/ả hai cây phong qua con mắt và tâm hồn người kể chuyện.
 	D. Đoạn trích miêu tả hết sức sinh động h/ả hai cây phong qua con mắt người hoạ sĩ.
2 . Hướng dẫn về nhà. 3’
 	- Học thuộc bài và ghi nhớ.
 	- Học thuộc một đoạn văn em thích nhất trong bài.
 	- Soạn bài: ''Thông tin về ngày Trái đất .........''.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 33-34.doc