Bài giảng môn Lịch sử lớp 7 - Tiết 1 - Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu

Bài giảng môn Lịch sử lớp 7 - Tiết 1 - Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu

1. Kiến thức:

- Quá trình hình thành xã hội phong kiến Châu Âu với cơ cấu xã hội bao gồm hai giai cấp cơ bản là lãnh chúa và nông nô.

- Hiểu khái niệm lãnh địa phong kiến và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa

-Hiểu được thành thị trung đại xuất hiện như thế nào,kinh tế trong thành thị trung đại khác với kinh tế lãnh điạ ra sao.

 

doc 9 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1633Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Lịch sử lớp 7 - Tiết 1 - Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một
Khái quát lịch sử thế giới trung đại
Ngày soạn: 15/8/2010
 Ngày dạy: 17/8/2010
Lớp 7A
 18/8/2010
 7B
 19/8/2010
 7C
Tiết 1 Bài 1. Sự hình thành 
và phát triển của xã hội phong kiến ở Châu Âu
I.Mục tiêu .
1. Kiến thức: 
- Quá trình hình thành xã hội phong kiến Châu Âu với cơ cấu xã hội bao gồm hai giai cấp cơ bản là lãnh chúa và nông nô.
- Hiểu khái niệm lãnh địa phong kiến và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa
-Hiểu được thành thị trung đại xuất hiện như thế nào,kinh tế trong thành thị trung đại khác với kinh tế lãnh điạ ra sao.
2. Kĩ năng: 	
- Biết sử dụng bản đồ Châu Âu để xác định vị trí các quốc gia phong kiến.
- Biết vận dụng phương pháp so sánh,đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến. 
3. Thái độ : 
Thông qua những sự kiện cụ thể bồi dưỡng nhận thức cho học sinh về sự phát triển quy luật của xã hội loài người từ xã hội chiếm hứu nô lệ sang XHPK.
II. Chuẩn bị 
1. Th ầy :Bản đồ Châu Âu ,tranh ảnh về lãnh địa ,thành thị; soạn giáo án
2. Trò: đọc trước bài
III. Tiến trình bài dạy.
1. Kiểm tra bài cũ: ( 2 p)
 kiểm tra vở ghi, sgk của học sinh
Giới thiệu bài :( 1 p) ở lớp 6 các em đã tìm hiểu về xã hội nguyên thuỷvà khi con người tìm thấy kim loại ,nền kinh tế phát triển ->xã hội nguyên thuỷ tan rã và chế độ chiểm hưu nô lệ ra đời. Đến thế kỉ Vxã hội chiếm hữu nô lệ phương tây tan rã,thay vào đó là chế độ mới xã hội phong kiến.
2. Dạy bài mới: 
GV
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
GV
Sử dụng bản đồ các quốc gia cổ đại lớp 6
Em hãy chỉ trên bản đồ vị trí các quốc gia cổ đại phương Tây?
TB
Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời và tồn tại từ đầu TKI TCN đến cuối TKV trong thời gian tồn tại nhà nước Rô ma không ngừng lớn mạnh và trở thành đế quốc Rô- ma hùng mạnh.
Nhưng đến TKVđế quốc Rô- ma lâm vào tình trạng khủng hoảng, kinh tế công thương nghiệp giảm sút,sản xuất hàng hoá đình đốn, xã hội trở nên rối ren, trong khi đó nô lệ và dân nghèo không ngừng nổi dậy. Nhân cơ hội đó các bộ tộc người Giéc- man từ phía Bắc tràn xuống tiêu diệt.
Sau khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô- ma ,người Giéc- man đã làm gì? 
- Thành lập nên nhiều vương quốc mới
Ngoài việc thành lập các vương quốc mới, người Giéc- man còn làm gì nữa?
- Chiếm nhiều ruộng đất...
Những việc làm này có tác động như thế nào đến xã hội?
- Hình thành những tầng lớp mới.
 Lãnh chúa phong kiến,nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội cổ đại địa vị của họ trong xã hội ?
- Lãnh chúa là tầng lớp mới ,họ là các tướng lĩnh quân sự và quí tộc người Giéc man. Nông nô là nô lệ và dân nghèo của xã hội cổ đại 
Lãnh chúa có quyền, rất giàu do bóc lột nông nô. Đây là nguồn gốc dẫn đến sự hình thành CĐPK.
Sự hình thành các giai cấp mới là lãnh chúa và nông nô dẫn đến XHPK được hình thành
chuyển: Đặc trưng của XHPK Châu Âu là hình thành nền kinh tế lãnh địa
1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu.
( 13 p)
- Thế kỉ V người Giéc man xâm chiếm tiêu diệt đế quốc Rô- ma.
+ Thành lập nhiều vương quốc mới,sau phát triển thành các vương quốc : Anh, Pháp, Tây Ban Nha,I-ta-li a.
+ Chiếm ruộng đất chia cho tướng lĩnh quí tộc và các tước vị cho người -Giéc man.
- Xã hội xuất hiện hai giai cấp:
+ Lãnh chúa : có quyền thế và rất giàu
+ Nông nô: phụ thuộc vào lãnh chúa
->Xã hội phong kiến hình thành
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
? 
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
?
HS
HS
? 
TB
Những vùng đất đai rông lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được đã nhanh chóng đã biến thành khu đất riêng của mình gọi là lãnh địa pk mới lãnh chúa pk đều có một lãnh địa riêng.
Quan sát H1
(Đọc phần chữ nhỏ trong sgk)
Lãnh địa là một đơn vị độc lập không chỉ về kinh tế mà còn độc lập về chính trị có quyền lập pháp và luật pháp riêng. mỗi lãnh địa được coi là một vương quốc riêng.
Em hiểu thế nào về lãnh địa phong kiến ?
Là một khu đất rộng lớn mà quý tộc chiếm đoạt, bao gồm đất đai của lãnh chúa có lâu đài, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại và đất khẩu phần giao cho nông dân cày cấy ngoài ra còn có đất cấm của lãnh chúa, đồng cỏ rừng rú, ao hồ, sông ngòi.
Lãnh chúa có quyền lực như thế nào?
- Lãnh chúa có quyền sở hữu tối cao về ruộng đất có quyền đặt ra các loại tô thuế. đứng đầu cơ quan luật pháp, mỗi lãnh chúa lãnh địa có 1 quyền lực như 1 ông vua. Nên chế dộ pk Châu Âu là chế độ phong kiến phân quyền khác với chế độ pk ở Châu Âu Lãnh chúa không phải lao động, sống rất sung sướng trong các lâu đài nguy nga.
XHPK châu Âu, ai là lượng sản xuất chính?
- Nông nô họ là những người dân bị tước đoạt ruộng đất hoặc nô lệ được giải phóng họ nhận ruộng đất của lãnh chúa nên phụ thuộc vào họ, Nông nô phải nộp tô thuế rất nặng, có khi tới 1/2 sản phẩm thu được, họ còn phải nộp nhiều thứ thuế: Thuế thân, thuế cưới xin, thuế thừa kế tài sản, ngoài ra họ còn phải phục dịch.
Vì bị bóc lột nặng nề và đối xử tàn nhẫn nên nông nô đã nổi dậy đấu tranh với nhiều hình thức: Bỏ trốn, khởi nghĩa
So với nô lệ, nông nô có gì khác?
- Đời sống nông nô có phần dễ chịu hơn, họ có gia đình có túp lều để ở, có công cụ, gia súc nên họ cũng quan tâm đến sản xuất vì xã hội phong kiến Châu Âu có hay không là phụ thuộc vào sức lao động của nông nô.Trong lãnh địa, nông nô sản xuất ra mọi thứ, lương thực, thực phẩm, quần áo đủ để tiêu dùng, có trao đổi với bên ngoài theo Theo em đặc điểm và tính chất của lãnh địa phong kiến là gì?
- TB
(Chuyển ý) trong xã hội phong kiến bên cạnh nghành TCN cũng phát triển, hàng hoá ngày càng lan ra nhiều, dẫn đến sự ra đời thành thị.
Thời phong kiến nông nô sản xuất ra vật dụng và tiêu dùng các thứ mình làm ra. Họ chỉ phải mua muối và sắt là hai thứ họ chưa tự làm ra. Trong lãnh địa không có sự trao đổi buôn bán với bên ngoài. Những người nông nô họ vừa làm ruộng vừa làm thủ công. khi hàng thủ công làm ra thì một số thợ thủ công có xu hướng muốn rời khỏi lãnh địa đến nơi thuận lợi làm ăn sau này trở thành thành thị.
Nguyên nhân nào xuất hiện thành thị trung đại ? Các thợ thủ công lập xưởng thủ công, trong quá trình sx có sự phân công chuyên môn hoá nên hàng hoá sx nhiều đòi hỏi có nhu cầu trao đổi,buôn bán, họ đến chỗ đông người lập xưởng sx, lập thị trấn.
Theo em trong các thành thị trung đại, cư dân sinh sống là những ai, họ làm những nghề gì?
Thợ thủ công và thương nhân, họ làm ra các mặt hàng thủ công
Nói về nền kinh tế thành thị
Theo em nền kinh tế thành thị là nền kinh tế gì?
TCNPT-> thương nghiệp phát triển họ lập ra phường hội, thương hội.
(Đọc phần thuật ngữ: Phường hội, thương các thương/ hội)
Nhân dân Châu Âu hàng năm còn t/c những hội chợ lớn
( qsát hình 2)
 (miêu tả khung cảnh sôi động của việc buôn bán, chứng tỏ nền kinh tế hàng hoá phát triển, bên cạnh hình ảnh lâu đài, nhà thờ với kiến trúc đặc sắc chứng tỏ thành thị không chỉ là trung tâm kt mà còn là 1 trung tâm văn hoá)
Các thương nhân Châu Âu t/c hội chợ nhằm mục đích gì?
(Triển lãm, trao đổi và mua bán sản phẩm)
Thành thị ra đời có ý nghĩa như thế nào?
(Thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá pt, phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp)
2.Lãnh địa phong kiến (13’)
- Lãnh địa là vùng đất rộng lớn,lãnh chúa xây dựng pháo đài, dinh thị nhà thờ và vùng đất xung quanh giao cho nông nô sử dụng và thu tô thuế 
- Lãnh chúa: không phải lao động, sống rất sung sướng.
- Nông nô: nộp tô thuế rất nặng và bị đối xử tàn nhẫn 
-> nổi dậy đấu tranh
- Kinh tế lãnh địa: kinh tế nông nghiệp,đóng kín, tự cung, tự cấp.
3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại.(13’)
_ Cuối thế kỉ XI do hàng hoá sản xuất nhiều -> traođổi buôn bán ->xuất hiện thị trấn, thành phố ->thành thị ra đời.
 - Cư dân thành thị: thợ thủ công thương nhân.
- Kinh tế : Là thủ công nghiệp và thương nghiệp.
-> Thành thị ra đời thúc đẩy nền kinh tế PK Châu Âu phát triển.
3. Củng cố, luyện tập (2p)
 ? XHPK ở Châu Âu được hình thành do nguyên nhân nào? 
 - Sự xâm nhập của người Giéc man
 - Sự tan rã của ĐQ RôMan
 - Sự hình thành 2 g/c: lãnh chúa, nông nô 
 ? Em hãy phân biệt sự khác nhau giữa lãnh địa pk và hình thành thị trung đại 
 Lãnh địa phong kiến 
Cư dân : Lãnh chúa, nông nô
Đặc điểm kinh tế: Nông nghiệp đóng kín, tự cung tự cấp
 Thành thị trung đại
Cư dân: Thợ thủ công, thương nhân
Đăc điểm kinh tế: Kinh tế thủ công nghiệp, hàng hoá trao đổi buôn bán.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 p)
 - Học bài kĩ và trả lời các câu hỏi trong sgk
 - Đọc trước bài 2: Sự suy vong của chế độ PK và sự hình thành CNTB ở Châu Âu.
****************************************************
Ngày soạn 8/ 9/2007 Ngày giảng: 
 Tiết 2 Bài 2.
Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu.
A.Chuẩn bị
I.Mục tiêu bài dạy.
1. kiến thức: Học sinh cần nắm được các ý cơ bản sau
 Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý như là một nhân tố 
Quan trọng ,tạo tiền đề cho sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa,quá trình hình thành quan hệ sản xuất tư bản trong lòng XHPK Châu Âu.
2. Tư tưởng : 
 Giúp học sinh thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ XHPK lên Xã hội tư bản chủ nghĩa.
3. Kĩ năng: 	
Biết sử dụng bản đồ 
II. Chuẩn bị 
1.Thầy :Bản đồ thế giới,những câu chuyện, tranh về con tàu và những đoàn thuỷ thủ tham gia cuộc phát kiến địa lí 
	 soạn giáo án
 2.Trò: đọc trước bài,học bài cũ.
B.Phần thể hiện trên lớp
* ổn định tổ chức
I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) 
1 .Câu hỏi : Trình bày sự hình thành XHPK ở Châu Âu?
2. Đáp án, biểu điểm
Thế kỉV người Giéc man xâm chiếm lãnh thổ các đế quốc Rôma ( 2đ)
Thành lập các vương quốc mới,sau phát triển thành các đế quốc Anh, Pháp ,Tây Ban Nha, I-ta -li -a (2đ)
Chiếm ruộng đất chia cho tướng lĩnh , quý tộc và phong tước cị cho người Giéc man.(2đ)
Xuất hiện 2 giai cấp : +Lãnh chúa có quyền thế và rất giàu có(1 ,5đ)
 + Nông nô phụ thuộc vào lãnh chúa(1,5đ)
- Xẫ hội phong kiến hình thành (1đ)
II.Dạy bài mới
 	Giới thiệu bài :( 1 phút ) Các thành thị trung đại ra đời đã thúc đẩy sản xuất phát triển ,vì vậy việc tiêu thụ sản phẩm làm ra trở thành yêu cầu cấp thiết .Nền kinh tế hàng hoá phát triển đã dẫn đến sự suy vong của chế độ phong kiến nhường chỗ cho một xã hội mới đó là chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu.
HS
?
?TB
?KH
?TB
?TB
GV
?TB
GV
?KH
?G
?KH
GV
?TB
?TB
?TB
Đọc từ đầu đến chưa biết tới
Nguyên nhân nào nảy sinh những cuộc phát kiến địa lí?
 Từ giữa thế kỉ XV do nhu cầu PT sản xuất nên các thương nhân Châu Âu rất cần vàng bạc và thị trường mới ( nhiều người ghi trong nhật kí là: Mình cần thượng đế bán cho những mảnh đất có vàng,) vì sự thiếu vàng đã hạn chế sự phát triển công nghiệp và thương mại của Châu Âu
Các thương nhân Châu Âu định làm gì để thực hiện yêu cầu đó?
:Họ muốn tìm ra con đường biển để sang buôn bán với ấn Độ và các nước phương đông
Điều kiện nào giúp họ thực hiện các cuộc phát kiến địa lí?
KHKT tiến bộ ,đóng được tàu lớn có la bàn chỉ phương hướng,bắt đầu nghiên cứu các dòng hải lưuvà hướng gió,máy đo góc thiên văn,vẽ bản đồ
Quan sát H1 sgk
Em có nhận xét gì về tàu Ca-Ra-Ven?
Có buồm lớn ở mũi, giưa đầu tàu có bánh lái
Nhờ thế mà con người có thể vượt đại dương không sợ gió bão.
Em hãy kể tên các cuộc phát kiến địa lí mà em biết?
trả lời phần chữ in nhỏ trong sách
Sử dụng bản đồ trình bày
 -Năm 1407 Đi-a xô đi vòng qua cực Nam Châu Phi,ông đặt tên điểm đó là mũi bão tố, sau đổi tên là mũi hải vọng 
 -1497 Va X cô-đa -ga- ma(1468-1524) chỉ huy một đội tàu đã đi vòng quanh Châu Phi, đến Ca-li-cút trên bờ biển Tây Nam ấn Độ (5-1498)
 -1942,C. Cô-lôm -bô từ Tây Ban Nha đi về phía Tây ra đại tây dương mênh mông ông đã đến đảo Cu Ba và một số đảo khác ở vùng biển Ăng Ti .Chính ông là người phát hiện ra Châu Mĩ nhưng cho đến khi chết ông vẫn tưởng đó là ấn Độ.
Quan sát ảnh cô lôm bô
Em biết gì về công lao của ông ? 
 -1519 đoàn tàu của Ma -gien lan đi vòng quanh điểm cực Nam Châu Phi ( eo ma gien lan) tiến vào thái bình dương, đến quần đảo phi líp pin trong một trận giao tranh với thổ dân ,ông đã bị giết chết các thuỷ thủ của Ma gien lan vẫn tiếp tục lên đường rồi trở về Tây Ban Nha đoàn thám hiểm Ma gien lan đi vòng quanh trái đất hết hai năm rưỡi (1519-1522)
Kết quả của những cuộc phát kiến địa lý như thế nào?
Thúc đẩy thương nghiệp Châu Âu phát triển,đem lại cho giai cấp tư sản Châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá ,những kho vàng bạc châu báu khổng lồ.những vùng đất mênh mông ở Châu á ,Châu Phi và Châu Mĩ.
ý nghĩa của những cuộc phát kiến địa lí?
Đó được coi là những cuộc cách mạng trong giao thông và tri thức lần đầu tiên con người hình dung một hình ảnh chính xácvề hành tinh và bề rộng của trái đất nó có đóng quyết định về lý luận cũng như thực tiễn cho sự phát .
 hiện ra rằng loài người trên thế giới đều giống nhau 
Những cuộc phát kiến địa lí kèm theo việc cướp bóc các dân tộc ở Châu Phi ,Châu Mĩ, Châu á đây là một trong những biểu hiện của sợ tích luỹ ban đầu của CNTB .Nhờ quá trình tích luỹ đó ở Châu Âu đã xuất hiện hình thức kinh doanh CNTB. Sự hình thành CNTB ở Châu Âu 
Đọc mục 2 sgk
Sau các cuộc phát kiến địa lý các quý tộc và thương nhân Châu Âu đã làm thế nào để có tiền vốn và công nhân ?
Cướp bóc của cải ,tài nguyên của các nước thuộc địa mang về Châu Âu.
Ví dụ : chỉ trong khoảng nửa thế kỉ ,Bồ Đào Nha đã lấy đi của Châu Phi 276000kg vàng
nhờ thế mà thương nhân Châu Âu đã giầu lên nhanh chóng.
việc buôn bán nô lệ đưa lại lợi nhuận đặc biệt từ 1442 người ta đã bắt đầu xuất cảng nô lệ da đen . thương nhân năm đọc quyền thương mại .vừa buôn bán vừa cướp các thuyền của các nước khác. Bọn quí tộc PK và giai cấp tư sản dùng bạo lực để cướp đoạt ruộng đất của nông dân . ở Anh diên ra phong trào “rào đất cướp ruộng” nông dân bị đuổi đi còn đồng ruộng của họ bị biến thành đồng cỏ chăn cừu, hàng vạn gia đình nông dân phải đi lang thang,cuối cùng phải đi lam thuê cho các xí nghiệp của giai cấp tư sản.Cuộc tích luỹ ban đầu của CNTB ở Châu Âu biến thành một lối phá hoại tàn nhẫn nó được ghi chép trong sử sách nhân loại bằng “ những chữ máu và lửa không bao giờ phai”
Quá trình trên được gọi là quá trình tích lũy tư bản nguyên thuỷ.
Sau khi có tiền vốn trong tay và đội ngũ công nhân làm thuê đông đảo ,các tư sản đã làm gì?
 các nhà tư sản ra sức mở rộng kin h doanh lập các xưởng sản xuất với quy mô lớn ,các công ti thương mại và các đồn điền lớn.
ở thành thị ,nhờ có vốn và công nhân làm thuê các công trường thủ công mọc lên thay thế cho các phường hội ,có những xưởng tập trung 200-300 người lao động,trong sản xuất có sự phân công chuyên môn và bước đầu có máy móc đơn giản -> năng xuất lao động cao.
ở nông thôn ,sản xuất nhỏ bị xoá bỏ ,thay thế bằng hình thức đồn điền hay trang trại sản xuất với quy mô lớn ,quý tộc chuyển sang kinh doanh ruộng đất theo hình thức trang trại 
Trong thương nghiệp : các thương hội trung đại được thay thế bằng các công ti thương mại , thương mại quốc tế được mở rộng ,các tuyến buôn bán đường dài được hình thành .
-Xã hội: giai cấp mới được hình thành 
Giai cấp tư sản và vô sản được hình thành từ những tầng lớp nào?
Giai cấp TS có nhiều của cải ( mặc dù họ chưa có địa vị gì trong XHPK) họ là đại diện cho một nền sản xuất mới tiến bộ 
 Giai cấp vô sản là những người lao động làm thuê bị bóc lột tàn tệ 
Những cuộc phát kiến địa lý: (18’)
- Nguyên nhân: Giữa thế kỷ XV, sản xuất phát triển nảy sinh nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, vàng, bạc
- Các cuộc phát kiến địa lý lớn:
+ Va- xcô đơ Ga-ma
+ C, Cô-Lôm- bô
+ Ph, Ma-gien- lan
- Kết quả: Tìm ra những con đường mới vùng đất mới đem về cho giai cấp TS Châu Âunhững món lợi khổng lồ.
 - Các quí tộc và thương nhân Châu Âu ra sức cướp bóc của và tài nguyên của các thuộc địa -> giàu lên nhanh chóng.
- ở trong nước quí tộc PK và tư sản dùng bạo cướp đoạt ruộng đất đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa, phải làm thuê trongcác xí nghiệp của giai cấp TS.
- Đông đảo những người làm thuê trở thành giai cấp vô sản.
 -> Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được hình thành.
	* Bài tập : (3’) đấu là yếu tố quan trọng nhất tạo tiền đề cho sự hình thành ?
CNTB ở Châu Âu	
 a, Lãnh địa phong kiến ra đời.
 b,Sự xuất hiện thành thị trung đại.
những cuộc phát kiến địa lí .
Đáp án : c
III. Hướng dẫn học và làm bài ở nhà( 1’)
- Học thuộc nội dung cơ bản của bài
- Đọc trước bài 3:cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời kì trung đại ở Châu Âu.

Tài liệu đính kèm:

  • docsu 7 lan.doc