Bài giảng Tin học 7 - Tiết 59: Học vẽ hình học động với Geogebra (Tiếp theo)

Bài giảng Tin học 7 - Tiết 59: Học vẽ hình học động với Geogebra (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU:

- Hs biết sử dụng phần mềm Geogebra để vẽ hình học.

- Sử dụng thành thạo được các công cụ vẽ hình của phần mềm và sử dụng được các công cụ đó.

- Biết cách sử dụn một số lệnh để vẽ hình.

II. CHUẨN BỊ:

- Hs: Chuẩn bị nội dung ở nhà.

- Học tại phòng Vi tính.

III. NỘI DUNG DẠY HỌC:

 

doc 4 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 511Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tin học 7 - Tiết 59: Học vẽ hình học động với Geogebra (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31(02/04 – 07/04/2012)
TIẾT 59: HỌC VẼ HÌNH HỌC ĐỘNG VỚI GEOGEBRA (tt)
I. MỤC TIÊU:
Hs biết sử dụng phần mềm Geogebra để vẽ hình học.
Sử dụng thành thạo được các công cụ vẽ hình của phần mềm và sử dụng được các công cụ đó.
Biết cách sử dụn một số lệnh để vẽ hình.
II. CHUẨN BỊ:
Hs: Chuẩn bị nội dung ở nhà.
Học tại phòng Vi tính.
III. NỘI DUNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 
NỘI DUNG
HĐ1: KIỂM TRA BÀI CŨ:
Thực hiện vẽ ABC bằng phần mểm Geogebra và lưu tệp tin vào thư mục My Documents, đặt tên là Hinh1.Ggb.
HĐ2: QUAN HỆ GỮA CÁC ĐỐI TƯƠNG HÌNH HỌC
G: Trong toán học, các đối tượng phải có liên hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy trong phần mềm GEOGEBRA thì các đối tượng hình học cũng có quan hệ chặt chẽ với nhau. VD: Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì giữa M và đoạn thẳng AB đã có mối quan hệ với nhau.
G: Vậy thì khi một quan hệ đã được tạo ra thì có thể thay đổi được không?
H: Một quan hệ đã được tạo ra thì không bao giờ thay đổi.
G: Giới thiệu 1 số quan hệ và cách thiết lập trong phần mềm:
G hướng dẫn H các thao tác cần thực hiện để thiết lập quan hệ ĐIỂM NẰM TRÊN ĐOẠN THẲNG, ĐƯỜNG THẲNG: Dùng nút lệnh để tạo điểm nằm trên đoạn thẳng, đường thẳng.
H quan sát.
G thực hiện thao tác di chuyển đoạn thẳng, đường thẳng sang vị trí khác.
H quan sát.
G: Khi ta di chuyển đoạn thẳng, đường thẳng này sang vị trí khác thì điểm mới tạo thành sẽ thay đổi như thế nào?
H: Điểm mới di chuyển theo do có quan hệ thuộc đoạn thẳng; đường thẳng này.
Yêu cầu H lên thực hành minh họa.
H thực hiện.
G hướng dẫn H các thao tác cần thực hiện để thiết lập quan hệ GIAO ĐIỂM CỦA HAI ĐƯỜNG THẲNG:
– Nháy chuột tại nút lệnh .
– Nháy chuột chọn 2 đường thẳng để tạo giao điểm.
H quan sát.
G thực hiện thao tác di chuyển 2 đường thẳng sang vị trí khác.
H quan sát.
G: Khi ta di chuyển 2 đường thẳng nay sang vị trí khác thì giao điểm sẽ thay đổi như thế nào?
H: Giao điểm sẽ di chuyển theo do có quan hệ với 2 đường thẳng này.
Yêu cầu H lên thực hành minh họa.
H thực hiện.
G hướng dẫn H các thao tác cần thực hiện để thiết lập quan hệ TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG:
– Nháy chuột tại nút lệnh .
– Nháy chuột chọn đoạn thẳng.
H quan sát.
G thực hiện thao tác di chuyển đoạn thẳng sang vị trí khác.
H quan sát.
G: Khi ta di chuyển đoạn thẳng này sang vị trí khác thì trung điểm của đoạn thẳng sẽ thay đổi như thế nào?
H trả lời.
Yêu cầu H lên thực hành minh họa.
H thực hiện.
G hướng dẫn H các thao tác cần thực hiện để thiết lập quan hệ ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA MỘT ĐIỂM VÀ SONG SONG VỚI MỘT ĐƯỜNG THẲNG KHÁC:
– Nháy chuột tại nút lệnh 
– Nháy chuột chọn điểm và đường thẳng (thứ tự điểm và đường thẳng không quan trọng)
H quan sát.
G thực hiện thao tác di chuyển điểm và đường thẳng sang các vị trí khác.
H quan sát.
G: Khi điểm và đường thẳng ban đầu thay đổi vị trí thì đường thẳng mới tạo thành thay đổi vị trí như thế nào?
H trả lời.
G hướng dẫn H các thao tác cần thực hiện để thiết lập quan hệ ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA MỘT ĐIỂM VÀ VUÔNG GÓC VỚI MỘT ĐƯỜNG THẲNG KHÁC:
– Nháy chuột tại nút lệnh 
– Nháy chuột chọn điểm và đường thẳng (thứ tự điểm và đường thẳng không quan trọng)
H quan sát.
G thực hiện thao tác di chuyển điểm và đường thẳng sang các vị trí khác.
H quan sát.
G: Khi điểm và đường thẳng ban đầu thay đổi vị trí thì đường thẳng mới tạo thành thay đổi vị trí như thế nào?
H trả lời.
G hướng dẫn H các thao tác cần thực hiện để thiết lập quan hệ ĐƯỜNG PHÂN GIÁC CỦA MỘT GÓC:
– Nháy chuột tại nút lệnh 
– Nháy chuột chọn 3 điểm trong đó đỉnh góc là điểm thứ 2 được chọn.
H quan sát.
G thực hiện thao tác di chuyển 3 điểm sang các vị trí khác.
H quan sát.
G: Khi vị trí 3 điểm ban đầu thay đổi thì đường thẳng mới tạo thành thay đổi vị trí như thế nào?
H trả lời.
4. QUAN HỆ GIỮA CÁC ĐỐI TƯỢNG HÌNH HỌC:
a.Điểm nằm trên đoạn thẳng; đường thẳng.
b.Giao điểm của 2 đường thẳng.
c.Trung điểm của đoạn thẳng.
d.Đường thẳng đi qua 1 điểm và song song với một đường thẳng khác.
e.Đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng khác.
f.Đường phân giác của một góc.
HĐ3: CỦNG CỐ
G: Hãy vẽ trung điểm của đoạn thẳng AB?
H: Thực hiện
G: Hãy ôn lại các thao tác thực hiện thiết lập mối quan hệ giữa các đối tượng hình học trong Geogebra.
H thực hành.
G quan sát và sữ những lỗi thường sai của H.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 
Hãy ôn lại các thao tác thực hiện thiết lập mối quan hệ giữa các đối tượng hình học trong Geogebra.
Xem trước phần 5 “Một số lệnh hay dùng”
RÚT KINH NGHIỆM: 
TIẾT 60: 	HỌC VẼ HÌNH HỌC ĐỘNG VỚI GEOGEBRA (tt)
I. MỤC TIÊU:
Hs biết sử dụng phần mềm Geogebra để vẽ hình học.
Sử dụng thành thạo được các công cụ vẽ hình của phần mềm và sử dụng được các công cụ đó.
Biết cách thiết lập quan hệ giữa các đối tượng hình học.
II. CHUẨN BỊ:
Hs: Chuẩn bị nội dung ở nhà.
Học tại phòng Vi tính.
III. NỘI DUNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 
NỘI DUNG
Hoạt động 1: KTBC 
Hãy nêu các thao tác để lưu một tẹp tin Geogebra vào máy tính?
Thực hiện vẽ 1 tam giác ABC và lưu tệp tin vào thư mục My Documents và đặt tên Tamgiac.Ggb.
Hoạt động 2: Một sồ lệnh hay dùng
Gv: Trong quá trình vẽ hình, có thể do chương trình gán nhãn tự động nên một số nhãn thường nằm ở những vị trí khó nhìn, trong trường hợp náy ta nên di chuyển vị trí của nhãn. Theo các em, để di chuyển vị trí của nhãn ta thực hiện ntn?
Hs: Dùng công cụ chọn, nháy chuột tại nhãn và kéo thả chuột đến vị trí mới.
Gv: Trong quá trình vẽ hình, có thể có 1 số đối tượng chỉ là trung gian, vì vật ta sẽ làm cho các đối tượng này bị ẩn đi.
Gv: Hướng dẫn
Hs: Thực hiện theo các bước
Gv: Tương tự như các đối tượng, các nhãn của các đối tượng cũng có thể làm ẩn đi.
Hs: Thực hiện theo các bước hướng dẫn của Gv.
Gv: Với chức năng Show Label này, nếu ta chọn 1 lần thì đối tượng bị ẩn, nếu chọn lại thì sẽ hiện lại.
Gv: Trong khi vẽ hình, có thể có một số đối tượng không cần thiết phảixóa đi. Hãy nêu cách xóa 1 đối tượng? 
Hs: Nêu cách xóa (có 2 cách)
Gv: Thao tác này tương tự như những thao tác ta đã học trước đây.
Gv: Ngoài ra, với 1 đối tượng khi được tại ra thì chương trình sẽ gán tên tự động, ta cũng có thể đổi tên của đối tượng. Tương tự những phần đã học, hãy nêu cách đổi tên của 1 đối tượng hình học?
Hs: Nhấn chuột phải tại đối tượng và chọn Rename.
Gv: Khi ta thực hiện vẽ 1 hình ảnh, muốn dễ chỉnh sửa hay làm việc với 1 đối tượng nào đó ta có thể phóng to hoặc thu nhỏ màn hình làm việc. Cách thực hiện như trong sgk/124
Hs: Thực hiện
Gv: lưu ý, màn hình làm việc của chương trình có thể phóng to gấp 4 lần (400%) hoặc thu nhỏ 4 lần (25%)
Gv: Màn hình làm việc của chương trình rất rộng nhưng không cho phép hiện thị ất cả, nếu ta thu nhỏ thì sẽ khó nhìn thấy các đối tượng hình học. vì vậy, ta có thể dịch chuyển toàn bộ màn hình làm việc chứa của đối tượng.
Hs: Đọc cách thực hiện trong Sgk/125.
5. Một số lệnh hay dùng:
a. Dịch chuyển nhãn của đối tượng:
Dùng công cụ chọn, nháy chuột tại nhãn và kéo thả chuột đến vị trí mới.
b. Làm ẩn một đối tượng hình học:
Nháy chuột phải lên đối tượng
Nháy chọn Show objects.
c. Làm ẩn/ hiện nhãn của đối tượng:
Nháy chuột phải lên đối tượng
Nháy chọn Show label.
d. Xóa một đối tượng:
Cách 1: Nháy chuột chọn đối tượng và nhấn phím Delete.
Cách 2: Nháy chuột phải lên đối tượng, chọn Delete.
e. Thay đổi tên, nhãn của đối tượng:
Nháy chuột phải lên đối tượng.
Chọn Rename.
Gõ tên mới của đối tượng.
Nhấn Apply
g. Phóng to, thu nhỏ các đối tượng trên màn hình:
Nháy chuột phải lên vị trí trống trên màn hình
Chọn Zoom
Chọn tỉ lệ phóng to, thu nhỏ
h. Dịch chuyển toàn bộ các đối tượng hình học trên màn hình:
Nhấn giữ phím Ctrl đồng thời kéo thả chuột trên màn hình để dịch chuyển theo hướng chuyển động của chuột.
Hoạt động 3: Củng cố
Gv: Nhắc lại một số lệnh thường dùng trong quá trình vẽ hình nằng Geogebra?
Hs: Dịch chuyển nhãn của đối tượng, làm ẩn một đối tượng, Làm ẩn/hiện nhãn của đối tượng, xóa một đối tượng, thay đổi tên, nhãn của đối tượng, phóng to – thu nhỏ các đối tượng trên màn hình, dịch chuyển toàn bộ các đối tượng
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 
Hãy ôn lại các thao tác thường sử dụng trong phần mềm Geogebra.
Các quan hệ giữa các đối tượng hình học.
Xem trước phần bài tập trang 125.Sgk
RÚT KINH NGHIỆM: 

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_tin_hoc_7_tiet_59_hoc_ve_hinh_hoc_dong_voi_geogebr.doc