Câu 1(0.5 điểm). Câu văn nào nêu luận điểm của bài văn "Sự giàu đẹp của tiếng Việt"
A."Người Việt Nam ngày nay có lý do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình”
B."Tiếng Việt có những đắc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay."
C."Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp"
D. "Tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ"
Họ tên:........................................... Lớp: 7B BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút không kể thời gian giao đề. Ngày kiểm tra: /05/2010 Điểm Phần trắc nghiệm (2.0 điểm): Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất hoặc nối các cột sao cho phù hợp hoặc điền từ vào chỗ trống trong mỗi câu sau: Câu 1(0.5 điểm). Câu văn nào nêu luận điểm của bài văn "Sự giàu đẹp của tiếng Việt" A."Người Việt Nam ngày nay có lý do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình” B."Tiếng Việt có những đắc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay." C."Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp" D. "Tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ" Câu 2(0.5 điểm). Biện pháp nghệ thuật nổi bật, xuyên suốt tác phẩm “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”: Giọng điệu hóm hỉnh, mỉa mai B. Kết hợp nhuần nhuyễn ngôn ngữ đối thoại và độc thoại C. Xây dựng nhân vật theo quan hệ tương phản, đối lập D. Hình ảnh sống động, cụ thể. Câu 3(0.5 điểm). Câu nào trong số các câu dưới đây không phải câu bị động? A. Em được mọi người yêu mến C. Giáp được thầy khen B. Em bị thầy giáo phê bình D. Em bị gãy tay Câu 4(0.5 điểm).Ý kiến nào đúng trong các ý kiến sau về phép lập luận chứng minh trong văn nghị luận? A. Chủ yếu dùng dẫn chứng kết hợp lý lẽ để chứng tỏ luận điểm . B. Văn chứng minh không cần thao tác giải thích. C. Chỉ cần đưa thật nhiều dẫn chứng, không cần phân tích một dẫn chứng nào. D.Dẫn chứng càng mở rộng càng tốt, không phải theo một giới hạn nào. Phần tự luận (8điểm) Câu 1(1.5đ). Vì sao Tác giả nói cuộc sống giản dị của Bác Hồ là cuộc sống thực sự văn minh ? A. Đó là đời sống tâm hồn phong phú với những giá trị tinh thần cao đẹp. B. Là cuộc sống không màng đến hưởng thụ vật chất C. Là cuộc sống không mưu cầu gì cho riêng mình. Câu 2(1.5đ). Cụm chủ - vị gạch chân trong câu sau làm thành phần gì? “Người ta bảo anh thất nghiệp” Làm phụ ngữ trong cụm động từ Câu 3(5đ) Đề bài: Ít lâu nay có một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích! ------------------------------------- ĐÁP ÁN: Phần trắc nghiệm (2.0 điểm): Câu 1(0.5 điểm).: B-"Tiếng Việt có những đắc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay." Câu 2(0.5 điểm): C. Xây dựng nhân vật theo quan hệ tương phản, đối lập Câu 3(0.5 điểm): D. Em bị gãy tay Câu 4(0.5 điểm): A. Chủ yếu dùng dẫn chứng kết hợp lý lẽ để chứng tỏ luận điểm . Phần tự luận (8điểm) Câu 1(1.5đ). Vì sao Tác giả nói cuộc sống giản dị của Bác Hồ là cuộc sống thực sự văn minh ? Đáp án: - Đó là đời sống tâm hồn phong phú với những giá trị tinh thần cao đẹp. - Là cuộc sống không màng đến hưởng thụ vật chất - Là cuộc sống không mưu cầu gì cho riêng mình. Câu 2(1.5đ). Cụm chủ - vị gạch chân trong câu sau làm thành phần gì? “Người ta bảo anh thất nghiệp” Đáp án: Làm phụ ngữ trong cụm động từ Câu 3(5đ) Đề bài: Ít lâu nay cĩ một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta khơng chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích! Yêu cầu cần đạt: Mở bài: Học hành có tầm quan trọng lớn đối với cuộc đời mỗi con người, nhưng không phải ai cũng nhận thức được điều đó. Dẫn lời nhắc nhở: “Khi còn trẻcó ích” Thân bài: - Giải thích học là gì? + Học là quá trình tiếp thu tri thức của nhân loại qua việc học ở trường và ngoài XH. + Học để nâng cao trình độ nhằm phục vụ cho công việc đạt hiệu quả cao- - Chứng minh học thực sự mới trở thành người có ích. + Kiến thức của nhân loại là vô cùng rộng lớn muốn tiếp thu thì cần phải học. + Học thì mới đáp ứng được nhu cầu của xã hội và làm việc có hiệu qủa: Có kiến thức thì làm việc nhanh hơn , hiệu quả hơn , ngược lại thiếu kiến thức làm việc khó khăn, hay bị sai sót. + Hiện nay một số học sinh bỏ học , không chịu học tập , bị bạn xấu lôi kéo, dần trở thành ngươì vô ích, là gánh nặng cho gia đình xã hội, không làm được việc gì có ích. Kết bài: - Tri thức là vô tận nên phải học suốt đời. Nếu còn trẻ mà không coi trọng việc học thì lớn lên sẽ không làm được việc có ích , không theo kịp sự phát triển của xã hội. Đáp án PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1(0.5 điểm: c. Tương phản và tăng cấp Câu 2(0.5 điểm): b. Em được mọi người yêu mến. Câu 3(0.5 điểm): d. Cả a và b Câu 4(0.5 điểm: C. Nêu và phân tích dẫn chứng, dùng thêm lý lẽ để chứng minh luận điểm đúng đẵn. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1(1.5đ). Trong đoạn trích “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả đã làm rõ sự giản dị của Bác trên những phương diện nào? - Trong đời sống hàng ngày; Trong quan hệ với mọi người; Trong lời nói, bài viết. Câu 2(1.5đ). Cụm chủ-vị gạch chân trong câu sau làm thành phần gì? “Cô giáo yêu cầu cả lớp làm bài tập” - Làm phụ ngữ trong cụm động từ Câu 3(5đ) Đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Em hãy chứng minh câu tục ngữ trên. DÀN BÀI Mở Bài: (0.5đ) - Giới thiệu câu tục ngữ của ông cha “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Thân Bài:(4.5đ) - Khẳng định giá trị của câu tục ngữ; - Giải thích nghĩa đen , nghĩa bóng câu tục ngữ; - Lấy dẫn chứng trong lao động sản xuất; - Dẫn chứng trong đấu tranh; - Dẫn chứng trong học tập. 3. Kết bài: (0.5đ) - Khẳng định ý nghĩa câu tục ngữ . - Rút ra bài học cho bản thân . Lưu ý: HS trình bày rõ ràng, ít sai lỗi chính tả, bố cục rõ ràng được 0.5 điểm
Tài liệu đính kèm: