Bài soạn Đại số khối 7 - Tiết 29, 30

Bài soạn Đại số khối 7 - Tiết 29, 30

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết và hiểu được khái niệm hàm số. Nhận biết được đại lượng này có phải là hàm số của đại lượng kia hay không trong những cách cho cụ thể và đơn giản (bằng bảng và bằng công thức).

2. Kĩ năng: Tìm được giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị của biến số.

3. Tư duy và thái độ : Rèn tính cẩn thận, rõ ràng.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- Giáo viên : Bảng phụ ghi bài tập, khái niệm về hàm số. Thước thẳng.

- Học sinh : Học và làm bài đầy đủ ở nhà. Thước thẳng.

C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. Phương pháp gợi mở – vấn đáp, hợp tác theo nhóm nhỏ.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Tổ chức: 7A:./35

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 912Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Đại số khối 7 - Tiết 29, 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :28/11/2010
Ngày dạy: 7A : ......./12/2010
 7B : ....../12/2010
Tiết 29: Đ5. hàm số
A. mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết và hiểu được khái niệm hàm số. Nhận biết được đại lượng này có phải là hàm số của đại lượng kia hay không trong những cách cho cụ thể và đơn giản (bằng bảng và bằng công thức).
2. Kĩ năng: Tìm được giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị của biến số.
3. Tư duy và thái độ : Rèn tính cẩn thận, rõ ràng.
B. Chuẩn bị của GV và HS: 
- Giáo viên : Bảng phụ ghi bài tập, khái niệm về hàm số. Thước thẳng.
- Học sinh : Học và làm bài đầy đủ ở nhà. Thước thẳng.	
C. Phương pháp dạy học:
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. Phương pháp gợi mở – vấn đáp, hợp tác theo nhóm nhỏ.
D. Tiến trình dạy học:
1.Tổ chức : 7A :......./35
 7B :......./36
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2. Kiểm tra : Xen vào bài
3. Bài mới: Hoạt động 1: 1. một số ví dụ về hàm số (18 phút)
- GV đưa ra VD 1 và VD2 SGK lên bảng phụ.
- Theo bảng nhiệt độ trong ngày cao nhất khi nào? Thấp nhất khi nào?
- Yêu cầu HS đọc ví dụ 2 và làm ?1.
- Từ công thức m = 7,8 V, m và V quan hệ với nhau như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc VD3: từ công thức 
 t = cho ta biết quãng đường không thay đổi, thời gian và vận tốc là hai đại lượng quan hệ thế nào? 
? - Yêu cầu HS làm ?2: Hãy lập bảng các giá trị tương ứng của t khi biết v = 5; 10; 25; 50
? Trong ví dụ 1, nhiệt độ T phụ thuộc vào yếu tố nào
? Với mỗi thời điểm t ta xác định được mấy giá 
- HS đọc ví dụ 1
Ví dụ1: (SGK-Trang 62).
HS: Nhiệt độ trong ngày cao nhất khi12 giờ, thấp nhất lúc 4 giờ
- HS đọc ví dụ 2.
Ví dụ 2: m = 7,8V
?1. m và V là hai đại lượng tỉ lệ thuận vì công thức có dạng: y = kx; k = 7,8.
V(cm3)
1
2
3
4
M(g)
7,8
15,6
232,4
31,2
?2. Quãng đường không đổi thì thời gian và vận tốc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch vì công thức có dạng y = 
v(km/h)
5
10
25
50
t(h)
10
5
2
1
trị nhiệt độ T tương ứng.
- Yêu cầu HS rút ra nhận xét tương tự ở ví dụ 2 và ví dụ 3.
- GV: ta nói nhiệt độ T là hàm số của thời điểm t, khối lượng m là một hàm số của thể tích V. 
- Vậy thời gian là hàm số của đại lượng nào?
HS : đọc nhận xét: (SGK-Trang 63).
- Thời gian t là hàm số của vận tốc v.
Hoạt động 2: 2. khái niệm hàm số (15 ph)
- Đại lượng y là hàm số của đại lượng thay đổi x khi nào?
- GV đưa K/N hàm số SGK lên bảng phụ. Lưu ý để y là hàm số của x cần có các điều kiện sau:
+ x và y đều nhận giá trị số.
+ Đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng x.
+ Với mỗi giá trị của x không thể tìm được nhiều hơn một giá trị tương ứng của y.
- GV giới thiệu phần chú ý SGK.
- Cho HS làm bài 24 SGK.
- Cho VD về hàm số được cho bởi công thức.
- Xét hàm số y = g(x) = 3x
Hãy tính f(1)? f(5)? f(10)?
- Xét hàm số : y = g(x) = 
 Hãy tính g(2)? g(-4)?
- HS đọc Khái niệm: (SGK-Trang 63).
Điều kiện để y là hàm số của x:
- x, y đều nhận giá trị số.
- y phụ thuộc và x.
- Với mỗi giá trị của x xác định chỉ một giá trị tương ứng của y.
- HS đọc Chú ý: SGK-Trang 63). 
- y = a (a là hằng số) gọi là hàm hằng.
- Hàm số có thể cho bằng bảng hoặc công thức.
- Kí hiệu hàm số: y = f(x), y = g(x)
y = f(a) là giá trị của hàm số tại x = a
- HS làm bài 24 SGK.
Nhìn vào bảng thấy 3 điều kiện của hàm sô đều thoả mãn, vậy y là một hàm số của x.
- HS làm bài theo yêu cầu của GV.
4. Củng cố : Luyện tập (10 ph)
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 25 (SGK-Trang 64) 
GV hướng dẫn các nhóm yếu.
GV gọi các nhóm nhận xét.
GV kiểm tra và chuẩn hoá kiến thức
Bài 25 SGK
- HS hoạt động nhóm.
Đáp:
y = f(x) = 3x2 + 1
, 
5. Hướng dẫn về nhà (2 ph)
- Nắm vững khái niệm hàm số, vận dụng các điều kiện để y là một hàm số của x.
- Làm bài 26, 27, 28, 29, 30 SGK.
Ngày soạn :03/12/2010
Ngày dạy: 7A : ......./12/2010
 7B : ....../12/2010
Tiết 30: luyện tập
A. mục tiêu:
1. Kiến thức: Vận dụng khái niệm hàm số. Nhận biết được đại lượng này có phải là hàm số của đại lượng kia không (theo bảng, công thức, sơ đồ)
2. Kĩ năng : Tìm được giá trị tương ứng của hàm số theo biến số và ngược lại.
3. Tư duy và thái độ: Rèn tính cẩn thận, rõ ràng.
B. Chuẩn bị của GV và HS: 
- Giáo viên : Bảng phụ ghi bài tập, thước thẳng.
- Học sinh : Học và làm bài đầy đủ ở nhà. Thước thẳng.	
C. Phương pháp dạy học:
Phương pháp gợi mở – vấn đáp, hợp tác theo nhóm nhỏ.
D. Tiến trình dạy học:
1.Tổ chức : 7A :......./35
 7B :......./36
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2. Kiểm tra : chữa bài tập (13 phút)
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng:
HS1: Khi nào đại lượng y được gọi là hàm số của đại lượng x? 
 Chữa bài 26 SGK.
HS2: Chữa bài 27 SGK.
Đại lượng y có phải là hàm số của đại lượng x không?
HS3: Chữa bài 29 SGK.
- GV nhận xét cho điểm.
HS1: Bài 26
x
-5
-4
-3
-2
0
y= 5x-1
-26
-21
-16
-11
-1
0
HS2: Bài 27
 a) Đại lượng y là hàm số của đại lượng x vì y phụ thuộc theo sự biến đổi của x, với mỗi giá trị của x chỉ có một giá trị tương ứng của y.
Công thức: xy = 15 ị y = 
Y và x tỉ lệ nghịch với nhau.
b) y là một hàm hằng. Với mỗi giá trị của x chỉ có một giá trị tương ứng của y bằng 2.
HS3: Bài 29
y = f (x) = x2 - 2
f(2) = 22 - 2 
f(1) = 12 - 2 = - 1
f(0) = 02 - 2 = - 2
f(-1) = (-1)2 - 2 = -1
f(-2) = (-2)2 - 2 = 2
HS cả lớp nhận xét bài của bạn.
3. Bài mới: Luyện tập (29ph)
1. Giải bài tập 28 SGK.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 28
- GV yêu cầu học sinh tự làm câu a.
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- GV đưa nội dung câu b bài tập 28 lên bảng phụ.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.
- Gọi đại diện nhóm trình bày lời giải.
GV kiểm tra và chuẩn hoá kiến thức, nhận xét.
2. Giải bài tập 30 SGK.
- Cho học sinh thảo luận nhóm.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
- Gọi đại diện nhóm giải thích cách làm.
GV chốt lại kiến thức.
3.Giải bài tập 31 SGK.
- GV đưa nội dung bài tập 31 lên bảng phụ.
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm
GV gọi HS nhận xét, chuẩn hoá kiến thức.
4. Bài 40 tr 48 SBT.
- GV đưa đầu bài lên bảng phụ.
HS : làm bài tập 28 (SGK-Trang 64).
- HS đọc đề bài.
Cho hàm số 
a) ; 
b) - HS thảo luận theo nhóm.
x
6
4
3
2
5
6
12
2
3
4
6
2
1
HS : làm bài tập 30 (SGK-Trang 64).
- HS hoạt động nhóm.
Cho y = f(x) = 1 8x.
HS : làm bài tập 31 (SGK-Trang 65).
- HS lên bảng điền.
Cho 
x
0,5
3
0
4,5
9
y
2
0
3
6
HS : làm bài 40 SBT.
A. Giải thích: ở bảng A y không phải là hàm số của x vì ứng với một giá trị của x có hai giá trị tương ứng của y.
x= 1 thì y = -1 và 1
x= 4 thì y = -2 và 2.
Hàm số ở bảng C là hàm hằng.
4. Củng cố (2 ph)
- Đại lượng y là hàm số của đại lượng x nếu:
+ x và y đều nhận các giá trị số.
+ Đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng x.
+ Với 1 giá trị của x chỉ có 1 giá trị của y.
- Khi đại lượng y là hàm số của đại lượng x ta có thể viết y = f(x), y = g(x) 
5. Hướng dẫn về nhà (1 ph)
- Làm bài 36 , 376, 38 tr 48, 49 SBT. Chuẩn bị giờ sau kiểm tra 1 tiết
Ngày soạn :03/12/2010
Ngày dạy: 7A : ......./12/2010
 7B : ....../12/2010
Tiết 31: Kiểm tra 1 tiết
A. Mục tiêu :
 1.Kiến thức : Đánh giá việc tiếp thu kiến thức của học sinh trong chương II về đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch, Hàm số.
2. Kĩ năng : Vận dụng làm được giải toán về đại lượng tỉ thuận, tỉ lệ nghịch, toán chia tỉ lệ. Biết trình bày lời giải của bài toán.
3. Tư duy và tháI độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác khoa học trong quá trình giải toán. Thấy được ý nghĩa thực tế của toán học với đời sống. 
B. Chuẩn bị của GV và HS: 
- Giáo viên : Đề bài kiểm tra phô tô cho mỗi HS 1 đề..
- Học sinh : Học và làm bài đầy đủ ở nhà. Thước thẳng.	
C. Phương pháp dạy học: Kiểm tra viết
D. Tiến trình dạy học:
1.Tổ chức : 7A :......./35
 7B :......./36
2. Kiểm tra. Viết 45 phút.
3. Bài mới :
 Đề bài.
I Phần trắc nghiệm (1điểm): Hãy chọn câu đúng trong các câu sau 
Câu1. Đại lượng x tỉ lệ nghịch với đại lượng y. Nếu y tăng lên 5 lần thì :
A. x tăng lên 5	;	B. lần x giảm đi 5 lần 	
C. x không tăng, không giảm	;	D. Câu C là sai
Câu 2. Cho x và y quan hệ với nhau theo bảng sau : 
x
5
10
25
30
40
y
2
4
10
12
16
 A. x và y tỉ lệ thuận.	;	B. x và y tỉ lệ nghịch
C. Một quan hệ khác	;	D. Cả ba đáp án trên đều sai
 Cho x, y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch .
II. Phần tự luận ( 8 điểm ):
Câu 3 ( 3 điểm) : a, Hai đại lượng đó liên hệ với nhau theo công thức nào nếu các giá trị của chúng được cho bởi bảng sau:
x
-6
-4,8
-3
-2,4
1,6
1,2
0,5
y
7,5
b, Điền các số thích hợp vào ô trống trong bảng trên? 
Câu 4( 2 điểm): Cho hàm số y = f(x) = 5 – 2x. Hãy tính f(-2), f(-1), f(0), f(3).
Câu 5( 3 điểm): Tổng kết cuối năm học, 1 trường THCS có số học sinh giỏi thuộc các khối 6; 7; 8; 9 tỉ lệ với số 1,5; 1,1; 1,3; 1,2 và khối 8 nhiều hơn khối 9 là 3 học sinh giỏi. Hỏi số học sinh giỏi của toàn trường là bao nhiêu ?
Đáp án và biểu điểm
I Phần trắc nghiệm (1điểm): 
Câu 1.(1. đ) Chọn B
Câu 2: Chọn A
II. Phần tự luận ( 8 điểm ):
Câu 3 ( 3đ)
a,Tính a = 1,6.7,5 = 12 (0,75đ)
 x, y liên hệ theo công thức y= (0.75đ)
b, (1,5đ)
x
-6
-4,8
-3
-2,4
1,6
1,2
0,5
y
-2
-2,5
-4
5
7,5
10
24
Câu 4( 2đ): y = f(x) = 5 – 2x
 f(-2) = 5 + 4 = 9; f(-1) = 5 + 2 = 7; f(0) = 5; f(3) = -1. (2đ)
Câu 5( 3đ): Gọi số học sinh giỏi của các khối 6; 7; 8; 9 là x; y; z; t.
Theo bài ra ta có: = = = và z – t = 3 (1đ)
áp dụng tính chất của dãy tỷ số bằng nhau ta có:
 = = = = = = 30 (1đ)
 x = 30. 1,5 = 45
 y = 30. 1,1 = 33
 z = 30. 1,3 = 39
 t = 30. 1,2 = 36
Toàn trường có số học sinh giỏi là : 45 + 33 + 39 + 36 = 153 học sinh giỏi. (1đ)
 3. Nhận xét.
- ưuđiểm
- Nhược điểm
4. Hướng dẫn về nhà. 
- Làm lại bài kiểm tra vào vở.
- Xem trước bài “Đại lượng tỉ lệ thuận”.

Tài liệu đính kèm:

  • doct29-30.doc