Bài soạn Đại số khối 7 - Tiết 35 đến tiết 46

Bài soạn Đại số khối 7 - Tiết 35 đến tiết 46

I./ MỤC TIÊU

• Về kiến thức: Nắm vững được định nghĩa tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều; tính chất về góc của tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều.

• Về kỹ năng: Biết vẽ một tam giác cân, một tam giác vuông cân. Biết chứng minh một tam giác là tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều. Biết vận dụng tính chất của tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều để tính số đo góc và chứng minh các góc bằng nhau.

• Về thái độ:

II./ CHUẨN BỊ

• Giáo viên: Thước thẳng, thước đo góc, compa, eke.

Học sinh : Thước thẳng, thước đo góc, compa, eke.

III./ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HĐ1: Kiểm tra bài cũ

 

doc 19 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1198Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Đại số khối 7 - Tiết 35 đến tiết 46", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
§6. TAM GIÁC CÂN	31
LUYỆN TẬP	33
§7. ĐỊNH LÍ PYTAGO	34
LUYỆN TẬP 1	37
LUYỆN TẬP	39
§8. CÁC TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU CỦA TAM GIÁC VUÔNG	40
LUYỆN TẬP	41
THỰC HÀNH NGOÀI TRỜI	42
ÔN TẬP CHƯƠNG II (tiết 1)	44
ÔN TẬP CHƯƠNG II (tiết 2)	45
KIỂM TRA CHƯƠNG II	47
Tuần: 21	Thứ Hai, ngày 18 / 01 / 2010
§6. TAM GIÁC CÂN
MỤC TIÊU
Về kiến thức: Nắm vững được định nghĩa tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều; tính chất về góc của tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều.
Về kỹ năng: Biết vẽ một tam giác cân, một tam giác vuông cân. Biết chứng minh một tam giác là tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều. Biết vận dụng tính chất của tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều để tính số đo góc và chứng minh các góc bằng nhau.
Về thái độ: 
CHUẨN BỊ
Giáo viên: Thước thẳng, thước đo góc, compa, eke.
Học sinh : Thước thẳng, thước đo góc, compa, eke.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs
HĐ2: Định nghĩa
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Cho hs quan sát hình 111 sgk và hỏi : DABC có các yếu tố nào bằng nhau ?
DABC có AB = AC ta nói DABC là tam giác cân tại A. 
- Vậy thế nào là tam giác cân?
Giới thiệu các khái niệm trong tam giác cân
DABC cân tại A
Trình bày các yếu tố cạnh bên; cạnh đáy; góc ở đáy; góc ở đỉnh
Hướng dẫn cho hs cách vẽ tam giác cân
Cho hs làm ?1:
a) Tìm các ∆ cân ở hình 112
b) Kể tên các cạnh bên, cạnh đáy, góc ở đáy, góc ở đỉnh của ∆ cân đó?
Quan sát hình vẽ và trả lời : có AB = AC
- Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau 
Lắng nghe và vẽ hình vào vở
∆ABC cân tại A
∆ADE cân tại A
∆ACH cân tại A
HĐ3: Tính chất
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Cho hs làm ?2: 
Cho ∆ABC cân tại A. Tia phân giác của góc A cắt BC ở D. Hãy so sánh 
Yêu cầu hs vẽ hình và ghi gt/kl
Cho hs dự đoán kết quả?
Chứng minhnhư thế nào?
Gt 
DABC, AB = AC
Kl
So sánh 
Dự đoán: 
Xét DABD và DACD có:
AB = AC(gt); (gt); AD chung 
⇒ ∆ABD = ∆ACD (c.g.c) 
Þ(2 góc tương ứng)
- Hai góc này gọi là 2 góc gì của ∆ABC?
- Vậy tam giác cân có tính chất gì?
⇒ Định lí 1(sgk)
- Ngược lại, nếu một tam giác có hai góc bằng nhau thì ta có kết luận gì về tam giác đó?
⇒ Định lí 2 (sgk)
Gv nhắc lại kết quả suy ra từ bài tập 44 sgk
Củng cố: Cho hs làm BT47. Ở hình 117 ∆HGI có phải là tam giác cân không? Vì sao?
Đvđ: Nếu ∆ABC cân tại A và có thì ∆ABC gọi là tam giác gì ?
⇒ Định nghĩa vuông cân
Gọi vài hs nhắc lại
Cho hs làm ?3: 
Tính số đo mỗi góc nhọn của ∆ vuông cân? 
- Là 2 góc ở đáy
- Trong một tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau.
- Tam giác đó là tam giác cân
Vài hs nhắc lại định lí 2 (sgk)
∆HIG cân tại I vì: 
Gọi là tam giác vuông cân.
Tam giác vuông cân là tam giác vuông có hai cạnh góc vuông bằng nhau
Thảo luận nhóm nhỏ và trả lời
Xét ∆ABC vuông và cân tại A.
+ Theo t/c của tam giác cân ta có mà 
+ Trong một tam giác vuông cân, mỗi góc nhọn bằng 450.
HĐ4: Tam giác đều
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giới thiệu: Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau
Hướng dẫn cách vẽ tam giác đều bằng thước và compa
Cho hs làm ?4
Vẽ tam giác đều ABC
a) Vì sao ?
b) Tính số đo mỗi góc của tam giác ABC?
Þ Hệ quả (sgk)
Ghi vào vở
Vẽ hình theo hướng dẫn của gv
Đọc hệ quả ở sgk
HĐ4 : Củng cố 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nhắc lại đ/n và tính chất của tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều.
- Một tam giác cân cần thêm điều kiện gì để trở thành tam giác đều?
Nhắc lại ...
Cần có một góc bằng 600 
PHẦN KẾT THÚC
Học thuộc định nghĩa và tính chất của tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều.
Xem lại bài tập 47 và làm các bài tập 49, 50, 51(tr127sgk)
Chuẩn bị tiết sau:
Đánh giá nhận xét tiết học:
Tuần: 21	Thứ Năm, ngày 21 / 01 / 2010
LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU
Về kiến thức: Củng cố cho hs các định nghĩa, tính chất của tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều.
Về kỹ năng: Rèn kỹ năng vẽ tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều. 
Về thái độ: Phát triển trí lực
CHUẨN BỊ
Giáo viên: Thước, eke, compa, bảng phụ vẽ hình 119(tr127sgk).
Học sinh: Thước thẳng, thước đo độ, eke, compa
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hs1: Vẽ ∆ABC có AB = 4, BC = 4 và AC = 3.
- Tam giác ABC là tam giác gì? Vì sao?
- Hãy chỉ ra các yếu tố trong tam giác cân.
Hs2: Nêu hai tính chất của tam giác cân? Để ∆ABC là tam giác đều ta cần thêm điều kiện gì?
Hai hs lên bảng trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.
HĐ2: Luyện tập 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bt49(tr127sgk)
a) Tính các góc ở đáy của một tam giác cân biết góc ở đỉnh bằng 400
b) Tính góc ở đỉnh của một tam giác cân biết góc ở đáy bằng 400 
Vẽ hình lên bảng yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi : 
+ Góc ở đáy ? Tính chất hai góc ở đáy của tam giác cân ?
+ Tổng 3 góc của tam giác bằng bao nhiêu ?
Þ công thức tính 
Bt50(tr127sgk). (treo bảng phụ có kẽ sẵn hình 119). Gọi 1 HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài toán.
- ABC là tam giác gì ? Góc tạo bởi hai vì kèo là góc ở đỉnh hay ở đáy ? ABC là góc gì ?
- Theo cách làm ở bt49, hãy tính góc ABC trong từng trường hợp.
Bt51(tr128sgk): 
Hướng dẫn hs cách vẽ bằng thước và compa
+ Yêu cầu hs ghi gt/kl
a) Cho học sinh dự đoán kết quả so sánh và , chứng minh điều dự đoán. 
b) ∆IBC là tam giác gì ?
Hs lần lượt trả lời các câu hỏi, sau đó 1 hs lên bảng trình bày, cả lớp cùng làm
Ta có :
∆ABC cân tại A, ABC là góc ở đáy.
Gt
∆ABC cân tại A
AD = AE
BD cắt CE tại I
Kl
a) So sánh ?
b) ∆IBC là ∆ gì ?? 
a) Dự đoán 
Chứng minh
Xét ∆ABD và ∆ACE có:
AB = AC (gt)
Góc A chung
AD = AE (gt)
Þ∆ABD = ∆ACE (c.g.c)
Þ(hai góc tương ứng)
HĐ3: Đọc thêm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Gọi một hs đọc bài.
- Cặp định lí có tính chất gì thì gọi là cặp định lí thuận/đảo của nhau.
Một hs đọc bài, cả lớp chú ý.
- Cặp định lí có tính chất "giả thiết của định lí này là kết luận của định lí kia và ngược lại" thì gọi là cặp định lí thuận/đảo của nhau.
PHẦN KẾT THÚC
Ôn tập lí thuyết: Học thuộc định nghĩa và tính chất của tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều.	
Làm các bt52(sgk), 72, 73, 74, 75(sbt).
Chuẩn bị tiết sau: Đọc trước bài "Định lí Pytago"
Đánh giá nhận xét tiết học:
Tuần: 22	Thứ Hai, ngày 25 / 01 / 2010
§7. ĐỊNH LÍ PYTAGO
MỤC TIÊU
Về kiến thức: Hs nắm được định lí Pytago về quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác vuông và định lí Pytago đảo.
Về kỹ năng: Biết vận dụng định lí Pytago để tính độ dài một cạnh của tam giác vuông khi biết độ dài của hai cạnh kia. Biết vận dụng định lí Pytago đảo để nhận biết một tam giác là tam giác vuông.
Về thái độ: Biết vận kiến thức đã học trong bài vào thực tế.
CHUẨN BỊ
Giáo viên: Thước thẳng có chia khoảng, compa, thước đo độ, 8 bìa tam giác vuông bằng nhau (hai cạnh góc vuông là a, b, cạnh huyền c), hai bìa hình vuông khác màu cạnh a + b.
Học sinh : Như giáo viên.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HĐ1 (3 phút): Đặt vấn đề
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giới thiệu về Pytago:
Pytago sinh trưởng trong một gia đình quý tộc ở đảo Xa-mốt, một đảo giàu có ở ven biển Ê-giê thuộc Địa Trung Hải. Ông sống trong khoảng năm 570 đến 500 năm (trCN). Từ nhỏ Pytago đã nổi tiếng về trí thông minh khác thường. Ông đã di nhiều nơi trên thế giới và trở nên uyên bác trong hầu hết các lĩnh vực quan trọng: số học, hình học, thiên văn, địa lí, âm nhạc, y học và triết học.
Một trong những công trình nổi tiếng của ông là hệ thức giữa độ dài các cạnh của một tam giác vuông, đó chính là định lí Pytago mà hôm nay chúng ta học.
Nghe giới thiệu
HĐ2 (20 phút): 1. Định lí Pytago
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
?1. Vẽ một tam giác vuông có các cạnh góc vuông là 3cm và 4cm.
Đo độ dài cạnh huyền.
Các số 3, 4, 5 có liên quan gì ?
Ta có 32 + 42 = 9 + 16 = 25 ; 52 = 25
Þ 32 + 42 = 52.
Qua đo đạc, ta phát hiện điều gì về liên hệ giữa độ dài ba cạnh của tam giác vuông ?
?2. Hướng dẫn thực hiện và rút ra nhận xét.
Ở hình 121, diện tích hình vuông không bị che lấp là bao nhiêu (tính theo c) ?
Ở hình 121, diện tích phần không bị che lấp là bao nhiêu (tính theo a và b) ?
Có nhận xét gì về quan hệ giữa c2 và a2 + b2
(cách ghép hình để so sánh này do hoàng đế nước Pháp Naponeol đề xuất).
Nhận xét đó chính là nội dung của định lí Pytago. Hãy đọc nội dung đó trong sgk.
A
B
C
Vẽ hình và ghi tóm tắt.
∆ABC vuông tại A 
Þ BC2 = AB2 + AC2
Lưu ý: Để cho gọn, ta gọi bình phương độ dài của một đoạn thẳng là bình phương của đoạn thẳng đó.
?3. Áp dụng định lí, các em hãy tính các độ dài x ở hình 124, 125.
Yêu cầu hs đọc lại định lí.
Nếu 1 tam giác có bình phương một cạnh bằng tổng bình phương hai cạnh kia thì có thể kết luận tam giác đó vuông không ?
Cả lớp làm vào vở.
Một hs lên bảng.
Đo và trả lời : 5cm.
!!!
Bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông. 
Là c2
Là a2 + b2
c2 = a2 + b2 vì đều bằng hình vuông lớn trừ đi 4 tam giác bằng nhau.
Một hs đọc định lí.
Vẽ và ghi tóm tắt vào vở.
H124. ∆ABC vuông tại B ⇒ AC2 = AB2 + BC2
102 = 82 + x2 ⇒ x2 = 102 - 82 = 100 - 64 = 36
x2 = 36 ⇒ x = = 6.
H125. ∆DEF vuông tại D ⇒ EF2 = DE2 + DF2
= 12 + 12 = 1 + 1 = 2; x2 = 2 ⇒ x = .
Hai hs đọc lại định lí.
HĐ3 (8 phút): 2. Định lí Pytago đảo
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Cho hs làm ?4. Vẽ tam giác ABC có AB = 4cm ; AC = 4cm ; BC = 5cm.
Đo góc BAC.
Bằng đo đạc ta thấy tam giác ABC vuông tại A. Người ta đã chứng minh được định lí đạo của định lí Pytago. 'Nếu một tam giác có ...'
∆ABC có BC2 = AB2 + AC2 ⇒ 
A
B
C
Cả lớp làm vào vở.
Một hs lên bảng thực hiện.
Ghi bài.
HĐ4 (12 phút) Củng cố - Luyện tập 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Phát biểu định lí Pytago.
Phát biểu định lí Pytago đảo. So sánh giả thiết và kết luận của hai định lí này.
Cho hs chia thành 4 nhóm trao đổi cách làm bt53.
Bt56. Cho tam giác có độ dài 3 cạnh là:
9cm, 15cm, 12cm;
5dm, 13dm, 12dm;
7m, 7m, 10m.
Tam giác nào là tam giác vuông ? Vì sao ?
Hs phát biểu hai định lí.
Nhận xét nêu được gt của định lí này là kl của định lí kia và ngược lại.
Bt53. bốn đại diện lên bảng trình bày.
Đáp số: a) 13; b) ; c) 20; d) 4
Bt56. Áp dụng định lí Pytago đảo. Tính bình phương của 3 cạnh. So sánh bình phương lớn nhất với tổng hai bình phương của hai số kia. Nếu bằng nhau thì ta có tam giác vuông.
152 = 225; 122 = 144; 92 = 81
152 = 122 + 92, theo định lí Pytago đảo suy ra 9cm, 15cm, 12cm là ba cạnh của một tam giác vuông
vuông;
không vuông.
PHẦN KẾT THÚC (2 phút)
Ôn tập lí thuyết: Học thuộc định lí Pytago (thuận và đảo).
Bài tập 54, 55, 57, 58 (sgk).
Chuẩn bị tiết sau:
Đánh giá nhận xét tiết học:
Tuần 22	Ngày dạy: 28/01/10 
LUYỆN TẬP 1
MỤC TIÊU
Về kiến thức: Củng cố định lí  ...  vẽ: 
Gọi lần lượt các học sinh lên bảng giải và giải thích vì sao ? 
Bt65(tr137sgk). Gọi một hs đọc đề
Hướng dẫn hs vẽ hình vào vở yêu cầu học sinh ghi gt/kl. 
Quan sát và đọc yêu cầu đề bài 
Ba hs lên chỉ ra các cặp tam giác bằng nhau và giải thích rõ các yếu tố bằng nhau.
HS1: ∆ADM = ∆AEM (cạnh huyền-góc nhọn)
Hs2: ∆DBM = ∆ECM (cạnh huyền-cạnh góc vuông)
HS3: ∆ABM = ∆ACM (c.c.c) 
Một hs đọc to đề bài tập 65.
Cả lớp vẽ hình theo sự hướng dẫn của giáo viên. 
Gt
∆ABC, AB = AC, 
BH AC ; CKAC
BH Ç CK = {I}
Kl
a) AK =AH
b) AI là tia phân giác của
chứng minh theo sơ đồ sau:
a) ∆ABH = ACK (cạnh huyền AB = AC-góc nhọn A chung) Þ AH = AK.
b) ∆AKI = ∆AHI (cạnh huyền AI chung-cạnh góc vuông AH = AK) Þ => đpcm.
PHẦN KẾT THÚC
Ôn tập lí thuyết:
Chuẩn bị tiết sau: mỗi tổ 1 sợi dây dài khoảng 10 mét.
Đánh giá nhận xét tiết học:
Tuần 24	Ngày dạy: Thứ Tư - 24/02/10 
Tuần 25	Ngày dạy: Thứ Hai - 01/03/10 
THỰC HÀNH NGOÀI TRỜI
MỤC TIÊU
Về kiến thức: Vận dụng tính chất hai tam giác bằng nhau vào việc đo gián tiếp khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất.
Về kỹ năng: Rèn kỹ năng dựng góc trên mặt đất, gióng đường thẳng.
Về thái độ: 
CHUẨN BỊ
Giáo viên: sân bãi; 4 giác kế, 4 thước cuộn, 12 cọc tiêu; Bảng, giá đặt bảng, bút viết bảng, giấy màu, ghim giấy.
Học sinh: Mỗi tổ một dây dài khoảng 10 mét.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HĐ1: Tập hợp-đặt vấn đề
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Dùng ghim đánh dấu 4 điểm trên 4 gốc cây bằng giấy đỏ.
Tập hợp lớp thành 4 tổ, xếp đội hình hàng ngang.
- Để đo khoảng cách từ một điểm bên này đến một gốc cây bên kia hào mà không được đi qua hoặc đưa bất kì vật dụng nào qua được không ?
Giao dụng cụ thực hành cho 4 tổ.
giác kế : 1
thước cuộn : 1
cọc tiêu : 3
Yêu cầu các tổ đưa dụng cụ về hàng tiếp tục theo dõi lên bảng.
Lớp trưởng tập hợp lớp thành 4 hàng ngang.
Đại diện các tổ lên nhận dụng cụ và đưa về hàng.
HĐ2: Hướng dẫn giải quyết vấn đề
Dựng bảng trước đội hình hs để hướng dẫn.
Giả sử phải đo khoảng cách từ điểm A đến điểm B mà không được đo trực tiếp (từ bên này đến một gốc cây bên kia bờ hào. Ta làm như sau:
1) Dùng giác kế vạch đường thẳng xy vuông góc với AB tại A. 
3) Xác định 2 điểm D và E trên xy sao cho E là trung điểm của AD. 
4) Dùng giác kế vạch tia Dm vuông góc với AD. 
5) Bằng cách gióng đường thẳng, chọn điểm C nằm trên tia Dm sao cho B, E, C thẳng hàng.
6) Đo độ dài CD. 
7) Hãy giải thích vì sao CD = AB.
Yêu cầu hs nhắc lại các bước làm
Lắng nghe gv hướng dẫn và quan sát hình vẽ. 
Theo cách làm thì ∆ABE = ∆DCE (g.c.g)
=> DC = AB
Vài hs nhắc lại
HĐ3: Tiến hành đo thực tế
Đánh dấu 4 điểm bên này bờ hào, giao cho mỗi tổ một điểm bên này và một điểm bên kia để đo. Trong khi làm mỗi người cần ghi chép lại cẩn thận từng thao tác.
Tổ nào nộp báo cáo thì kiểm tra kết quả của tổ đó. Nếu kết quả sai khác lớn có thể hướng dẫn và yêu cầu các em làm lại.
Tiến hành đo đạc thực tế.
Nộp báo cáo và cùng gv kiểm chứng kết quả.
PHẦN KẾT THÚC
Đánh giá nhận xét tiết học:
Ôn tập lí thuyết: trả lời 6 câu hỏi, làm các bt ở phần ôn tập chương II.
Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập chương II.
Tuần 25	Ngày dạy: Thứ Tư - 04/03/10 
ÔN TẬP CHƯƠNG II (tiết 1)
MỤC TIÊU
Về kiến thức: Ôn tập và hệ thống các kiến thức đã học về tổng ba góc của một tam giác, các trường hợp bằng nhau của hai tam giác.
Về kỹ năng: Vận dụng các kiến thức đã học về tam giác vào các bài toán vẽ hình, đo đạc, tính toán, chứng minh, ứng dụng trong thực tế.
Về thái độ: Phát triển tư duy, trí lực.
CHUẨN BỊ
Giáo viên: Bảng phụ kẽ sẵn bảng các trường hợp bằng nhau của hai tam giác, thước thẳng, compa, phấn màu.
Học sinh: Chuẩn bị các câu hỏi ôn tập trang 139 sgk, thước thẳng, eke, compa.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HĐ1: Ôn tập về tổng ba góc của một tam giác. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu hs lần lượt trả lời các câu hỏi :
- Phát biểu định lý về tổng ba góc của tam giác ?
- Tính chất về góc ngoài của tam giác ?
- Hãy nêu các tính chất về góc của:
- Tam giác cân ?
- Tam giác đều ?
- Tam giác vuông?
- Tam giác vuông cân ?
- Phát biểu định lí Pytago (thuận và đảo)
Cho ∆ABC vuông tại A, hãy viết hệ thức Pytago.
có độ dài 3 cạnh là 4, 4, 6 có thể là tam giác vuông được không ? 
Hs1. - Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800
- Mỗi góc ngoài của một tam giác bằng tổng của hai góc trong không kề với nó 
- Góc ngoài của tam giác lớn hơn mỗi góc trong không kề với nó .
Hs2. - Tam giác cân có hai góc ở đáy bằng nhau 
- Tam giác đều có ba góc bằng nhau và mỗi góc bằng 600
- Tam giác vuông có hai góc nhọn phụ nhau 
- Tam giác vuông cân có hai góc nhọn bằng nhau và mỗi góc bằng 450
Hs3. - Trong tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông.
- Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng bình phương của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác vuông.
∆ABC vuông tại A => BC2 = AB2 + AC2
62 ≠ 42 + 42 => ∆MKL không thể là tam giác vuông được.
HĐ2: Bài tập áp dụng 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bt67(tr140sgk). Treo bảng phụ sẵn đề.
Gọi hs đứng tại chỗ đọc từng câu và chọn đúng sai. Gv phân tích rõ từng câu.
Câu 1 : Đúng 
Câu 2 : Đúng 
Câu 3 : Sai (tam giác nhọn chẳng hạn).
Câu 4 : Sai (hai góc nhọn phụ nhau ) 
Câu 5 : Đúng
Câu 6 : Sai (vì hai góc ở đáy tam giác cân bằng nhau)
Bt68(tr141sgk). Gọi 1hs đọc to đề bài 
Nếu hs không phát hiện ra thì hướng dẫn các em chứng minh lại định lí tương ứng.
Từ định lí "tổng ba góc của một tam giác ..."
Từ định lí "tổng ba góc của một tam giác ..."
Từ định lí "trong tam giác cân hai góc ở đáy bằng nhau"
Từ định lí "Nếu một tam giác có hai góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân.
HĐ3: Ôn tập về các trường hợp bằng nhau của hai tam giác
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Treo bảng phụ Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác. Yêu cầu từng mỗi hs đứng tại chỗ phát biểu các trường hợp tương ứng với các hình vẽ trong bảng.
Hs quan sát bảng, đọc các trường hợp và nhận xét các bạn.
HĐ: Củng cố
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Cho hs làm bt69.
Hướng dẫn vẽ hình. Yêu cầu hs viết gt/kl
Gọi giao điểm của BC và AD là I.
- Nếu AD ^ BC thì góc AIB bằng bao nhiêu độ ? góc bằng bao nhiêu độ ? hai góc AIB và AIC có quan hệ gì ?
- Chứng minh hai góc bằng nhau bằng cách nào?
Hướng dẫn hs chứng minh theo sơ đồ sau:
Gt
A Ï a, (A) Ç a = {B, C}
(B,r) Ç (C,r) = {D}
Kl
AD ^ BC
Bằng nhau và bằng 900.
Chứng minh hai tam giác bằng nhau.
PHẦN KẾT THÚC
Ôn tập lí thuyết: Ôn lại các câu hỏi đã trả lời.
Làm các bài tập 69, 70, 71 sgk
Chuẩn bị tiết sau:
Đánh giá nhận xét tiết học:
Tuần 26	Ngày dạy: Chủ Nhật - 07/03/10 
ÔN TẬP CHƯƠNG II (tiết 2)
MỤC TIÊU
Về kiến thức: Ôn tập và hệ thống các kiến thức đã học về tam giác cân, tam giác vuông.
Về kỹ năng: Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài tập về vẽ hình, tính toán, chứng minh, ứng dụng trong thực tế.
Về thái độ: Phát triển tư duy phân tích và tổng hợp.
CHUẨN BỊ
Giáo viên: Bảng phụ kẽ sẵn tam giác và một số dạng tam giác đặc biệt; thước, eke, compa.
Học sinh: Thước, eke, compa.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hs1: Phát biểu định nghĩa tam giác cân, tính chất về góc của tam giác cân? Nêu các cách để chứng minh một tam giác là tam giác cân?
Hs2: Phát biểu định nghĩa tam giác đều, tính chất về góc của tam giác đều? Nêu các cách để chứng minh một tam giác là tam giác đều?
Hs3: Làm hoàn thiện bt69(sgk)
Hai hs phát biểu trả lời.
1) Tam giác cân là tam giác có 2 cạnh bằng nhau.
+ T/c 1: Trong tam giác cân hai góc ở đáy bằng nhau
+ T/c 2: Tam giác có hai góc bằng nhau gọi là tam giác cân.
+ Cách 1: Chứng minh ∆ có 2 cạnh bằng nhau.
+ Cách 2: Chứng minh ∆ có 2 góc bằng nhau.
2) Tam giác đều là tam giác có 3 cạnh bằng nhau.
+ T/c: Tam giác đều có ba góc bằng nhau và mỗi góc bằng 600 
+ Cách 1: Tam giác có ba cạnh bằng nhau.
+ Tam giác có ba góc bằng nhau.
+ Tam giác cân có một góc bằng 600 .
Hs3: Làm hoàn thiện bt69(sgk) theo hướng dẫn đã nêu ở tiết trước.
HĐ2: Ôn tập về một số dạng tam giác đặc biệt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Cho hs nhắc lại các câu hỏi ở phần kiểm tra bài cũ (nếu hs không trả lời được gv gợi mở từng ý cho hs).
Treo bảng Tam giác các tam giác đặc biệt. Chỉ rõ các yếu tố sau khi hs phát biểu.
Bt70(tr141sgk). Cho hs đọc đề
Hướng dẫn vẽ hình 
a) Muốn chứng minh ∆AMN cân, phải chứng minh nó có hai góc bằng nhau hoặc hai cạnh bằng nhau suy ra sơ đồ chứng minh:
∆ABC cân tại A (gt) => 
=>=> ∆ABM = ∆CAN (c.g.c) 
=>M = AN hay ∆AMN cân tại A
b) Chứng minh BH = CK
c) Chứng minh AH = AK
Gọi 1 hs đứng tại chỗ trình bày cách chứng minh
d) Cho hs dự đoán ∆OBC là tam giác gì ?
Yêu cầu hs giải thích?
e) là tam giác gì?
Lần lượt nhắc lại 
Bt70(tr141sgk). Đọc đề bài và vẽ hình theo hướng dẫn của gv
a) Một hs lên bảng chứng minh theo sơ đồ
b) ∆BMH = ∆CNK (c.h-g.n) => BH = CK
c) ∆ABH = ∆ACK (c.h – c.g.v) => AH = AK
d) Là tam giác cân
 là tam giác đều (tam giác cân có một góc bằng 600)
PHẦN KẾT THÚC
Ôn tập lí thuyết: Học thuộc phần lí thuyết theo các câu hỏi ở phần ôn tập. Xem lại các bài tập đã giải ở sgk. Nắm vững các cách chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các đoạn thẳng bằng nhau và các góc bằng nhau.
Chuẩn bị tiết sau: Kiểm tra 1 tiết chương II.
Đánh giá nhận xét tiết học:
Tuần 26	Ngày dạy: Thứ Sáu - 12/03/10 
KIỂM TRA CHƯƠNG II
MỤC TIÊU
Về kiến thức: Kiểm tra việc nắm bắt kiến thức của hs, việc truyền thụ của gv cho hs.
Về kỹ năng: Kiểm tra việc hình thành và sử dụng các kĩ năng đã học.
Về thái độ: Nghiêm túc trong học tập và công việc.
CHUẨN BỊ
Giáo viên: Bài kiểm tra photocopy
Học sinh : 
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Đề bài
Bài 1 (2 đ). Cho tam giác OPQ cân tại O.
Hãy nêu tên đỉnh, cạnh bên, cạnh đáy, góc ở đáy của tam giác cân đó.
Biết , hãy tính số đo các góc O và Q.
Bài 2 (2 đ). Tính độ dài cạnh NK của ΔMNK vuông tại N, cho biết MK = 17cm, MN = 15cm.
Bài 3 (6 đ). Cho tam giác ABC cân tại A. Tia phân giác của góc A cắt BC tại E.
Chứng minh EB = EC.
Kẻ EM ^ AB, EN ^ AC. Chứng minh EM = EN.
Trên tia đối của tia CB lấy đểm D (D khác C). Chứng minh .
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Bài 1. 
Nêu đúng, đủ.	1 điểm
Tính đúng.	1 điểm
Bài 2. Áp dụng Pytago => NK = 8cm	2 điểm
Bài 3. 
Viết giả thiết / kết luận	1 điểm
a) ∆AEB = ∆AEC(c.g.c) => EB = EC	2 điểm
b) ∆AME = ∆ANE (c.h – g.n) => ME = NE	2 điểm
c) 	1 điểm
PHẦN KẾT THÚC
Ôn tập lí thuyết: Ôn tập các trường hợp bằng nhau của hai tam giác. Tính chất góc ngoài của tam giác.
Chuẩn bị tiết sau: Thước thẳng, compa, thước đo góc. Tam giác ABC bằng giấy có AB < AC. 
Đánh giá nhận xét tiết học:

Tài liệu đính kèm:

  • docHinh 7 C2 P2 2 cot Unicode.doc