Bài soạn Giáo dục công dân 7 cả năm

Bài soạn Giáo dục công dân 7 cả năm

Giáo án GDCD 7

 Tuần 1 - Tiết 1

 Bài 1 . Sống giản dị ( 1 tiết )

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 - Giúp HS hiểu thế nào là sống giản dị , tại sao cần phải sống giản dị

 - Hình thành ở HS thái độ quý trọng sự giản dị , chân thật ; xa lánh

 lối sống xa hoa , hình thức

 - Giúp HS tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối

 sống giản dị ở mọi khía cạnh : lời nói , cử chỉ , tác phong ,

 cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người ; biết xây dựng kế

 hoạch rèn luyện , học tập những tấm gương sống giản dị của mọi

 người xung quanh để trở thành người sống giản dị .

 

doc 89 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 2963Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Giáo dục công dân 7 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án GDCD 7
 Tuần 1 - Tiết 1
 Ngày soạn 19 / 8 / 2011
 Ngày dạy : / 8 / 2011
 Bài 1 . Sống giản dị ( 1 tiết )
A. Mục tiêu bài học
 - Giúp HS hiểu thế nào là sống giản dị , tại sao cần phải sống giản dị 
 - Hình thành ở HS thái độ quý trọng sự giản dị , chân thật ; xa lánh
 lối sống xa hoa , hình thức 
 - Giúp HS tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối
 sống giản dị ở mọi khía cạnh : lời nói , cử chỉ , tác phong ,
 cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người ; biết xây dựng kế
 hoạch rèn luyện , học tập những tấm gương sống giản dị của mọi 
 người xung quanh để trở thành người sống giản dị .
B. Tài liệu và phương tiện 
 1. Tài liệu , phương tiện 
 Thầy : SGK , tranh ảnh , tấm gương , chuyện , thực tế về giản dị ...
 Trò : Tham khảo truyện , liên hệ bản thân , gia đình , bạn bè về lối
 sống giản dị ...
 2. Phương pháp : Thảo luận , nêu gương , kể chuyện ...
C. Các hoạt động dạy học 
 I. ổn định lớp ; kiểm tra sĩ số 
 II. Kiểm tra bài cũ 
III. Bài mới 
Hoạt động của GV và HS
HĐ1 Giới thiệu bài
GVkể một câu chuyện thể hiện lối sống giản dị
HĐ2
. Tìm hiểu truyện đọc 
Giúp HS hiểu thế nào là sống giản dị
Gọi 1 HS đọc diễn cảm truyện đọc “ Bác Hồ trong ngày tuyện ngôn độc lập “ 
GV hướng dẫn HS thảo luận theo gợi ý SGK 
( GV ghi bảng những ý cơ bản )
 Em có nhận xét gì về trang phục , tác phong và lời nói của Bác Hồ trong truyện đọc trên ?
( HS xem tranh SGK )
 Nêu nhận xét về những biểu hiện của hành vi đó ?
* Liên hệ thực tế để thấy được những biểu hiện đa dạng , phong phú của lối sống giản dị
Theo em trang phục , tác phong và lời nói của Bác Hồ có tác động như thế nào tới tình cảm của nhân dân ta ? Em hãy tìm thêm những ví dụ khác nói về sự giản dị của Bác Hồ ?
GV chốt lại những ý chính 
 Tính giản dị còn được biểu hiện ở những khía cạnh nào khác trong cuộc sống ?
Lấy VD minh họa 
GV yêu cầu HS tự liên hệ thực tế nêu lên những tấm gương sống giản dị trong nhà trường , cuộc sống , sách báo mà em biết 
GV chốt lại 
HĐ3 
Tìm hiểu ND bài học 
HS đọc ND bài học 
Em hiểu sống giản dị có nghĩa là gì ?
GV chia HS thành các nhóm thảo luận bài tập sau :
- Mặc bộ quần áo lao động đi dự lễ hội 
- Có nhu cầu về ăn mặc , vui chơi quá khả năng cho phép 
- HS mặc đồng phục do nhà trường quy định
GV giúp HS phân tích : hành vi 1, 2 thể hiện lối sống không phù hợp với điều kiện , hoàn cảnh của bản thân , gia đình và XH ; hành vi 3 thể hiện lối sống giản dị .
Sống giản dị mang lại ý nghĩa gì ?
HĐ4
Rèn luyện kĩ năng
 HS cần rèn luyện lối sống giản dị như thế nào ?
Yêu cầu HS tìm những câu danh ngôn , ca dao , tục ngữ , truyện nói về lối sống giản dị .
GV hướng dẫn HS làm bìa tập SGK
BT a trang 5 – 6 BT b trang 6
Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu phần Đặt vấn đề 
- Bác mặc bộ quần áo ka ki , đội mũ vải đã bạc màu , đi đôi dép cao su
- Bác cười đôn hậu vẫy chào đồng bào 
- Thái độ thân mật như người cha hiền đối với các con 
- Câu hỏi đơn giản : “ Tôi nói đồng bào nghe rõ không ? “
- Bác ăn mặc đơn giản , không cầu kì , phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc đó 
- Thái độ chân tình , cởi mở đã xua tan tất cả những gì còn xa cách giữa Bác Hồ – Chủ tịch nước với nhân dân 
- Lời nói của Bác dễ hiểu, gần gũi thân thương với mọi người 
- Điều đó làm cho nhân dân ta càng thêm trân trọng , kính phục và yêu thương Bác
- Trong cuộc sống, giản dị được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau , vừa là nét đẹp bên ngoài vừa là vẻ đẹp bên trong , ở lời nói , cách ăn mặc , việc làm và trong suy nghĩ , hành động của mỗi người trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định 
- Mỗi HS cần học tập các tấm gương để trở thành người có lối sống giản dị trong cuộc sống và học tập có kết quả tốt .
II. Tìm hiểu ND bài học 
1. Khái niệm 
- Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện , hoàn cảnh của bản thân , gia đình và xã hội , biểu hiện ở chỗ : không xa hoa lãng phí , không cầu kì , kiểu cách , không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài .
- Trái với giản dị là lối sống xa hoa, lãng phí , phô trương
- Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái , cẩu thả , tùy tiện
- Lối sống giản dị phải phù hợp với lứa tuổi , với điều kiện của gia đình , bản thân và môi trường XH .
2. ý nghĩa của lối sống giản dị 
- Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người 
- Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu quý mến , cảm thông và giúp đỡ .
- Mỗi HS chúng ta cần học tập các tấm gương để trở thành người có lối sống giản dị . Bởi lẽ , một HS sống giản dị sẽ có nhiều thời gian , điều kiện để học tập và lao động có hiệu quả .
III. Bài tập 
- Đáp án : bức tranh 3
Đáp án : 2 , 5
IV. Củng cố 
	Yêu cầu HS nhắc lại 
Sống giản dị là sống như thế nào 
ý nghĩa của lối sống giản dị 
Các biểu hiện trái với giản dị 
GV đọc truyện “Bữa ăn của vị Chủ tịch nước “ - SGV tr 25
V. Hướng dẫn về nhà . 
	- Làm bài tập c, d , đ , e 
	- Chuẩn bị bài 2 Trung thực 
Giáo án GDCD 7
 Tuần 2 - Tiết 2
 Ngày soạn 26 / 8 / 2011
 Ngày dạy : / 9 / 2011
 Bài 2 . Trung thực ( 1 tiết )
A. Mục tiêu bài học 
 - Giúp HS hiểu thế nào là trung thực , biểu hiện của lòng trung thực và 
 vì sao phải có lòng trung thực
 - Hình thành ở HS thái độ quý trọng, ủng hộ những việc làm trung thực, 
 và phản đối những hành vi thiếu trung thực.
 - Giúp HS phân biệt các hành vi thể hiện tính trung thực và không trung
 thực trong cuộc sống hàng ngày ; biết tự kiểm tra hành vi của mình 
 và rèn luyện để trở thành người trung thực .
B. Tài liệu và phương tiện 
 1. Tài liệu , phương tiện 
 Thầy : SGK , tranh ảnh , tấm gương , chuyện , thực tế ...
 Trò : Tham khảo chuyện , liên hệ bản thân , gia đình , bạn bè về 
 trung thực ...
 2. Phương pháp : Thảo luận , nêu vấn đề , kể chuyện ...
C. Các hoạt động dạy học 
 I. ổn định lớp ; kiểm tra sĩ số 
 II. Kiểm tra bài cũ 
Giản dị là gì ? lấy VD ?
Người sống giản dị là người như thế nào ? Mỗi HS cần phải làm gì để rèn luyện cho mình tính giản dị ?
 III. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
HĐ1 Giới thiệu bài
 Trong cuộc sống , học tập và lao động, mỗi con người đều cần phải có được tính trung thực , vậy ...
HĐ2
 Tìm hiểu truyện đọc 
Giúp HS hiểu thế nào là trung thực 
HS đọc diễn cảm truyện đọc
GV đặt câu hỏi 
Thái độ của Mikenlăng giơ đối với Bra man tơ ?
GV ghi những ý chính lên bảng 
Vì sao Mikenlăng giơ lại xử sự như vậy ?
 Điều đó chứng tỏ ông là người như thế nào ?
HĐ3
Liên hệ thực tế để thấy được biểu hiện khác nhau của tính trung thực 
GV gợi ý để HS liên hệ thực tế , tìm VD về tính trung thực 
 Trong học tập ?
 Trong quan hệ với mọi người ?
 Trong hành động ?
 Trung thực biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống : qua thái độ , hành động , lời nói . Trung thực với mọi người và với chính bản thân mình 
Mỗi HS phải là người trung thực 
HĐ4
Thảo luận , tìm ra những biểu hiện trái với trung thực 
GV chia nhóm HS để thảo luận
 Hãy tìm các biểu hiện của hành vi trái với tính trung thực ?
 Nêu những trường hợp cụ thể có thể không nói lên sự thật mà không bị coi là thiếu trung thực ?
GV tổng hợp ,kết luận 
 - Trái với trung thực là dối trá , xuyên tạc , bóp méo sự thật , ngược với đạo lí , lương tâm , gây hậu quả xấu .
 VD : tham ô , tham nhũng , buôn lậu
 - Người trung thực phải biết tế nhị , khôn khéo mà vẫn bảo vệ được sự thật , không phải biết gì cũng nói 
Trung thực là gì ?
 Trung thực mang lại cho con người những ý nghĩa nào ?
 Là HS em cần rèn luyện tính trung thực như thế nào ?
HĐ5 
Luyện tập
GV chốt lại ND bài học 
GV hướng dẫn HS làm bài tập 
Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu phần Đặt vấn đề 
- Rất oán hận vì Bra man tơ đã chơi xấu , kình địch , làm giảm danh tiếng và sự nghiệp của ông 
- Vẫn công khai đánh giá rất cao Bra man tơ và khẳng định “ với ... sánh bằng “
Vì ông là người sống thẳng thắn , luôn tôn trọng sự thật , khách quan 
- Có đức tính trung thực , trọng chân lí và công minh chính trực .
- Ngay thẳng , không gian dối ( không quay cóp , chép bài hoặc cho bạn chép bài )
- Không nói xấu hay tranh công đổ lỗi cho người khác , dũng cảm nhận khuyết điểm .
- Bênh vực , bảo vệ chân lí , lẽ phải , đấu tranh phê phán việc làm sai trái .
II. Tìm hiểu ND bài học 
1.Khái niệm 
Trung thực là luôn tôn trọng sự thật , tôn trọng chân lí , lẽ phải ; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm 
2. ý nghĩa 
- Trung thực là đưc tính cần thiết và quý báu của mỗi con người 
- Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá , làm lành mạnh các mối quan hệ XH .
- Được mọi người tin yêu , kính trọng 
III. Bài tập
Đáp án : các hành vi thiếu trung thực : 1 , 2, 3, 7
Hành động của bác sĩ là xuất phát từ lòng nhân đạo 
BT a. tr 8
 ( GV giải thích )
BT b. ( GV giải thích )
IV. Củng cố 
	Yêu cầu HS nhắc lại 
Khái niệm trung thực , lấy VD 
ý nghĩa của trung thực
Các biểu hiện trái với trung thực 
V. Hướng dẫn 
	- Làm bài tập còn lại 
	- Chuẩn bị bài 3 Tự trọng 
Giáo án GDCD 7
 Tuần 3 - Tiết 3
 Ngày soạn / 9 / 2010
 Ngày dạy : / 9 / 2010
 Bài 3 . Tự trọng ( 1 tiết )
A. Mục tiêu bài học 
 - Giúp HS hiểu thế nào là tự trọng và không tự trọng , vì sao cần phải có 
 lòng tự trọng
 - Hình thành ở HS nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng ở bất kì điều 
 kiện hoàn cảnh nào trong cuộc sống 
 - Giúp HS tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu 
 hiện của tính tự trọng . Học tập những tấm gương về lòng tự trọng của 
 những người xung quanh 
B. Tài liệu và phương tiện 
 1. Tài liệu , phương tiện 
 Thầy : SGK , SGV , tranh ảnh , tấm gương , chuyện , thực tế ...
 Trò : Trả lời câu hỏi SGK , tham khảo chuyện , liên hệ bản thân , gia
C. Các hoạt động dạy học 
 I. ổn định lớp ; kiểm tra sĩ số 
 II. Kiểm tra bài cũ 
Trung thực là gì ? lấy VD ?
 Em cần làm gì để rèn luyện tính trung thực trong học tập , lao động và trong cuộc sống ?
 III. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
HĐ1 Giới thiệu bài
GVkể một câu chuyện nói lên tính tự trọng để vào bài 
HĐ2
 Tìm hiểu truyện đọc
HS đọc diễn cảm truyện đọc “ Một tâm hồn cao thượng “
GV hướng dẫn HS khai thác , phân tích về hành động của Rô be trong truyện và rút ra bài học 
Hành động của Rô be như thế nào ?
 Vì sao Rô be làm như vậy ?
 Em hãy nhận xét hành động của Rô be ?
? Hành động của Rô be đã tác động như thế nào đến tình cảm của tác giả ? vì sao ? 
GV kết luận 
Rô be , vẻ bề ngoài nghèo khổ nhưng ẩn chứa một tâm hồn vô cùng cao thượng 
HĐ3
Liên hệ thực tế và tổ chức thảo luận 
GV chia HS thành nhóm 
Tìm những hành vi thể hiện tính tự trọng ở nhiều mặt khác nhau trong cuộc sống .
 - Trong học tập 
 - Trong quan hệ với bạn bè 
 - Trong cách ứng xử 
Những biểu hiện trá ...  HS
	- Giáo dục cho HS ý thức tự giác khi làm bài 
	- GV và HS rút ra kinh nghiệm trong quá trình dạy và học
B. Tài liệu và phương tiện 
 Thầy : Chuẩn bị trước đề bài (đáp án, biểu điểm cho từng lớp)
 Trò : Ôn tập lại kiến thức đã học
C. các hoạt động dạy học 
 I. ổn định lớp ; kiểm tra sĩ số 
 II. Kiểm tra bài cũ 
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS : Đồ dùng học tập
2. Kiểm tra tài lệu (nếu có)
 III. Đề bài ( có đề bài, đáp án và biểu điểm kèm theo )
IV. Củng cố 	- GV thu bài kiểm tra 
	- Rút kinh nghiệm cho HS sau giờ kiểm tra 
V. Hướng dẫn 	- Nhắc nhở HS về rèn luyện và ôn tập trong hè để chuẩn bị 
 cho năm học mới 
Ma trận
Nội dung chủ đề (Mục tiêu)
Các cấp độ tư duy
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
A. Hiểu được các biện pháp bảo vệ môi trường
C1 TN
(0,5 điểm)
B. Phân biệt di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể. 
C2, 3 TN
(1 điểm)
C. Biết di sản văn hoá phi vật thể nào của Việt Nam được công nhận là di sản thế giới.
C4 TN
(0,5 điểm)
D. Biết các loại cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam và biết cơ quan đó do ai bầu ra.
C5, C6 TN
(1 điểm)
E. Giải thích được vì sao pháp luật nước ta quy định trẻ em có quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.
C7 TL
(1 điểm)
G. Tìm những hành vi làm ô nhiễm môi trường và những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.
C8 TL
(2 điểm)
H. Nêu được vì sao nói Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
C TL
(1 điểm)
I. Nhận xét và đề xuất cách ứng xử trong tình huống liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
C10 TL
(3 điểm)
	Tổng số câu hỏi
2
5
1
	Tổng điểm
2,5
4,5
3
Tỉ lệ
25%
45%
30%
đề thi Khảo học kỳ Ii – môn GDCD - lớp 7
(Thời gian 45 phút, không kể thời gian giao đề)
I. Trắc nghiệm (3đ)
Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng
1. (0,5đ) Biện pháp nào dưới đây có tác dụng bảo vệ môi trường ?
 	A . Dùng than tổ ong để đốt thay củi, rơm, rạ cho đỡ khói và bụi
 	B. Bón thật nhiều phân hoá học để cây trồng lên xanh tốt
 	C. Xử lí nước thải công nghiệp trước khi đổ vào nguồn nước
 	D. Diệt hết các loại côn trùng để bảo vệ cây
2. (0,5đ) Di sản văn hoá nào dưới đây là di sản văn hoá phi vật thể ?
 	A. Trống đồng Đông Sơn 	B. Lễ hội đền Hùng
 	C. Hoàng thành Thăng Long 	D. Bến nhà Rồng.
3. ( 0,5đ) Di sản văn hoá nào dưới đây là di sản văn hoá vật thể ?
 	A. Cố đô Huế 	 B. Bí quyết nghề đúc đồng
 	C. Hát ca trù 	 D. Trang phục áo dài truyền thống
4. (0,5đ) Di sản văn hoá phi vật thể nào của Việt Nam dưới đây đã được công nhận là di sản thế giới ?
 	A. Múa rối nước 	B. Nhã nhạc cung đình Huế
 	C. Cải lương Nam Bộ 	D. Dân ca Quan họ Bắc Ninh
5. (0,5đ) Cơ quan nào dưới đây là cơ quan quyền lực nhà nước ?
 	A. Uỷ ban nhân dân 	B. Toà án nhân dân
 	C. Hội đồng nhân dân 	D. Viện kiểm sát nhân dân
6. (0,5đ) Uỷ ban nhân dân do ai hoặc cơ quan nào dưới đây bầu ra ?
 	A. Nhân dân bầu ra 	 B. Chính phủ bầu ra
 	C. Hội đồng nhân dân cấp trên bầu ra 	D. Hội đồng nhân dân bầu ra
II. Tự luận ( 7đ)
7. (1đ) Theo em, vì sao pháp luật nước ta quy định trẻ em có quyền được bảo vệ, chăm 
 sóc và giáo dục ?
8. (2đ)
 Hãy kể 4 hành vi làm ô nhiễm môi trường và 4 hành vi vi phạm pháp luật về bảo 
 vệ di sản văn hoá.
9. (1đ) 
 Vì sao nói Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ?
10. (3đ)
 Cho tình huống sau:
 	ở gần nhà Hằng có một người chuyên làm nghề bói toán. Mẹ Hằng cũng thỉnh thoảng sang xem bói. Hằng can ngăn nhưng mẹ Hằng cho rằng đó là quyền tự do tín ngưỡng của mỗi người và khuyên Hằng không nên can thiệp vào.
	a) Theo em, mẹ Hằng nghĩ như vậy có đúng không ? Vì sao ?
	b) Nếu là Hằng, em sẽ làm gì ?
Đáp án và biểu điểm 
(Thời gian 45 phút, không kể thời gian giao đề)
I. Trắc nghiệm (3đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
B
A
B
C
D
II. Tự luận (7đ)
7. (1đ)
	Học sinh có thể có những cách giải thích khác nhau nhưng yêu cầu nêu được 2 trong các ý cơ bản sau (mỗi ý đúng cho 0,5 điểm):
	- Do tính ưu việt của Nhà nước và pháp luật nước ta, trẻ em được tôn trọng và được ưu tiên vì trẻ em là tương lai của dân tộc, giống nòi.
	- Do đặc điểm của trẻ em còn non nớt về thể chất và tinh thần, cần sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt để trẻ em được phát triển đầy đủ.
	- Do Việt Nam đã tham gia Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em nên đã có những quy định của pháp luật để đảm bảo các quyền của trẻ em được thực hiện.
8. (2đ)
 a) Yêu cầu học sinh nêu được 4 việc làm gây ô nhiễm môi trường (1đ)
	Ví dụ như:
	- Vứt rác, chất thải bừa bãi
	- Đổ chất thải, nước thải công nghiệp trực tiếp vào nguồn nước.
	- Sử dụng phân hoá học quá mức quy định.
	- Đốt rừng làm nương rẫy.
	- Khai thác thuỷ, hải sản bằng chất nổ.
	- v.v
	b) Yêu cầu nêu 4 hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá (1đ)
	Ví dụ: Chiếm đoạt cổ vật thuộc di tích lịch sử – văn hoá; lấn chiếm đất đai thuộc khu dic tích; mua bán cổ vật trái phép; phá hoại di tích; vận chuyển trái phép cổ vật ra nước ngoài; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; 
9. (1đ)
 Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân vì Nhà nước ta là thành quả cách mạng của nhân dân, do nhân dân lập ra và hoạt động vì lợi ích của nhân dân
10. (3đ)
 a) Yêu cầu nêu được :
	- Mẹ Hằng nghĩ như vậy là không đúng. (0,5đ)
- Vì bói toán là một biểu hiện mê tín, dị đoan chứ không phải tự do tín ngưỡng và pháp luật đã nghiêm cấm hành nghề này. (0,5 điểm)
- Mỗi người chúng ta phải có trách nhiệm chống lại những việc làm trái pháp luật. (0,5đ)
 b) Nếu là Hằng, em sẽ :
- Giải thích cho mẹ hiểu tác hại của mê tín dị đoan. (0,5đ)
- Vận động chính quyền địa phương can thiệp, xử lý người hành nghề bói toán. (0,5đ)
đề thi Khảo sát chất lượng học kỳ Ii – môn GDCD - lớp 7
(Tiết 35 - Thời gian 45 phút, không kể thời gian giao đề)
Đề 2
	 Ma trận
Nội dung chủ đề (Mục tiêu)
Các cấp độ tư duy
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
A. Hiểu nội dung của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
C1 TN
(0,5 điểm)
B. Hiểu được cách tổ chức ra các cơ quan trong bộ máy nhà nước cấp cơ sở. 
C2 TN
(1 điểm)
C. Nhận biết được cơ quan hành chính nhà nước
C3 TN
(0,5 điểm)
D. Nhận biết được cơ quan quyền lực nhà nước.
C4 TN
(0,5 điểm)
E. Xác định được hành vi nào là mê tín dị đoan.
C5 TN
(0,5 điểm)
G. Biết được thế nào là di sản văn hoá, nêu ví dụ về di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của Việt Nam
C6 TL
(3 điểm)
H. Kể được một số việc mà bản thân và gia đình đã liên hệ với cơ quan hành chính nhà nước ở xã (phường, thị trấn)
C7 TL
(1 điểm)
I. Nhận xét tình hình ô nhiễm môi trường tại địa phương và đề xuất cách khắc phục
C8 TL
(3 điểm)
	Tổng số câu hỏi
3
4
2
	Tổng điểm
2
4
4
Tỉ lệ
20%
40%
40%
đề thi Khảo sát chất lượng học kỳ Ii – môn GDCD - lớp 7
(Tiết 35 - Thời gian 45 phút, không kể thời gian giao đề)
Đề 2 
I. Trắc nghiệm (3đ)
Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng
1. (0,5đ) Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân có nghĩa là:
 	A . Công dân được tự do làm nghề bói toán.
 	B. Công dân có thể theo tôn giáo, tín gưỡng nào đó hoặc không theo tôn giáo, 
 tín ngưỡng nào.
 	C. Người có tôn giáo có quyền buộc con phải theo tôn giáo của mình.
 	D. Công dân có quyền được tự do truyền đạo theo ý mình.
2. (1đ) Hãy ghi chữ Đ tương ứng với câu đúng, chữ S tương ứng với câu sai vào ô trống trong bảng sau:
 A. Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) do nhân dân trực tiếp bầu ra
 B. Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do nhân dân trực tiếp bầu ra.
 C. Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do Uỷ ban nhân dân cùng cấp bầu ra.
 D. Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) chịu sự giám sát của hội đồng nhân dân cùng cấp.
3. ( 0,5đ) Cơ quan nào dưới đây là cơ quan hành chính nhà nước ?
 	A. Hội đồng nhân dân
 	B. Viện kiểm sát nhân dân
 	C. Uỷ ban nhân dân
 	D. Toà án nhân dân
4. ( 0,5đ) Cơ quan nào dưới đây là cơ quan quyền lực nhà nước ?
 	A. Chính phủ
 	B. Quốc hội
 	C. Toà án nhân dân
 	D. Viện kiểm sát nhân dân
5. ( 0,5đ) Hành vi nào dưới đây là mê tín dị đoan ?
 	A. Đi lễ nhà thờ
 	B. Thờ cúng tổ tiên
 	C. Xin thẻ
 	D. Thăm cảnh đền, chùa
II. Tự luận ( 7đ)
6. (3đ) 
	a) Em hãy cho biết thế nào là di sản văn hoá ?
	b) Hãy kể tên 4 di sản văn hoá vật thể và 4 di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam mà em biết.
7. (1đ)
	Hãy nêu một số việc mà em và gia đình đã liên hệ với các cơ quan hành chính nhà nước ở xã (phường, thị trấn) nơi em ở để được giải quyết.
8. (3đ) 
 Em hãy nêu một số nhận xét về tình hình ô nhiễm môi trường nơi em ở và đề xuất những biện pháp nhằm bảo vệ, giữ gìn môi trường trong sạch.
.....................................................................................................................................................................................................................................................................	
Đáp án và biểu điểm thi Khảo sát chất lượng học kỳ Ii môn GDCD lớp 7
(Tiết 35 - Thời gian 45 phút, không kể thời gian giao đề)
Đề 2 
I. Trắc nghiệm (3đ)
B (0,5đ)
2. (1đ)	Đúng: B, D;	Sai: A, C.
C (0,5đ)
B (0,5đ)
C (0,5đ)
II. Tự luận (7đ)
6. (3đ)
 a) Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lcịh sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. (1đ)
 b) Kể được 4 di sản văn hoá phi vật thể, ví dụ như: Nhã nhạc Cung đình Huế, dân ca quan họ Bắc Ninh, bí quyết nghề dệt lụa ở Hà Đông, truyện Kiều của Nguyễn Du, áo dài Việt Nam, hội Đền Hùng  (1đ)
	Kể được tên 4 di sản văn hoá vật thể, ví dụ như: Cố đô Huế, trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng thành Hà Nội, chùa Hương (Hà Tây), Đo thị cổ Hội An, bến Nhà Rồng,  (1đ)
7. (1đ)
 Yêu cầu học sinh nêu được 2 việc, ví dụ như: Khai báo tạm trú, xin cấp giấy khai sinh, đăng ký hộ khẩu, xác nhận lí lịch, 
8. (3đ)
Nhận xét: Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng yêu cầu phải nêu được3 nhẫnét về tình hình ô nhiễm môi trường tại nơi ở. (1,5đ)
Ví dụ như:
Các loại nước thải, khí thải từ các nhà máy; chất thải, rác thải trong sinh hoạt của dân cư xả ra bừa bãi, gây ô nhiễm nước và không khí
Sử dụng hoá chất không đúng quy định gây nguy hiểm cho con người
Sử dụng thuốc trừ sâu nồng độ cao một cách tràn lan.
Tình trạng các con sông bị tắc nghẽn, hồ ao khô cạn, bị lấp đi để làm nhà.
Tình trạng lụt lội thường xuyên xảy ra vào mùa mưa.
V.v
Đề xuất được 3 biện pháp bảo vệ môi trường (1,5đ).
Ví dụ như:
Không xả rác và các chất thải bừa bãi.
Không lấp hồ ao.
Làm sạch các ao hồ, khơi dòng các con sông.
Xây dựng hệ thống thoát nước nhằm khắc phục tình trạng lụt lội.
Tích cực giữ gìn và làm xanh, sạch, đẹp môi trường.
V.v

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 7Ca nam.doc