Bài soạn môn Đại số 7 - Tiết 14: Luyện tập

Bài soạn môn Đại số 7 - Tiết 14: Luyện tập

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Qua luyện tập giúp HS nhận biết được số thập phân hữu hạn, điều kiện để một phân số tối giản biểu diễn được dưới dạng số thập phân hữu hạn và số thập phân vô hạn tuần hoàn.

 - Qua luyện tập giúp HS hiểu .được rằng số hữu tỉ là số có biểu diễn thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn

2. Kĩ năng:

 Có khả năng nhận biết phân số biểu diễn được dưới dạng số thập phân hữu hạn hay vô hạn tuần hoàn.

3. Thái độ:

 Có tính cẩn thận khi biểu diễn phân số dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Giáo án, SGK.

 2. Học sinh: Tập, SGK, các bài tập đã dặn.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1059Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Đại số 7 - Tiết 14: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7	 Ngày soạn: 
Tiết: 14 
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - Qua luyện tập giúp HS nhận biết được số thập phân hữu hạn, điều kiện để một phân số tối giản biểu diễn được dưới dạng số thập phân hữu hạn và số thập phân vô hạn tuần hoàn.
 - Qua luyện tập giúp HS hiểu .được rằng số hữu tỉ là số có biểu diễn thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn
2. Kĩ năng:
 Có khả năng nhận biết phân số biểu diễn được dưới dạng số thập phân hữu hạn hay vô hạn tuần hoàn.
3. Thái độ:
 Có tính cẩn thận khi biểu diễn phân số dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Giáo án, SGK.
 2. Học sinh: Tập, SGK, các bài tập đã dặn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ
LUYỆN TẬP
-Ổn định lớp.
- Kiểm bài:
+Nêu dấu hiệu nhận biết phân số biểu diễn được dưới dạng số thập phân hữu hạn và vô hạn tuần hoàn.
+ Cho ví dụ vế số thập phân vô hạn tuần hoàn
- Lớp trưởng báo cáo sỉ số.
- Một HS lên trả bài.
Hoạt động 2: Bài tập 69 trang 34 SGK
1.Bài tập 69 trang 34 SGK
Viết các thương sau dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn (dạng viết gọn)
a) 8,5: 3
b) 18,7: 6
c) 58: 11
d) 14,2: 3,33
Một HS lên bảng, dùng máy tính thực hiện phép chia và viết kết quả dưới dạng rút gọn.
a) 8,5: 3 = 2,8(3)
b) 18,7: 6 = 3,11 (6)
c) 58: 11 = 5, (27)
d) 14,2: 3,33 = 4, (264
Hoạt động 3: Bài tập 71 trang 35 SGK
2.Bài tập 71 trang 35 SGK.
-Gọi một học sinh đọc đề.
-GV cho học sinh thảo luận nhóm.
-GV mời đại diện nhóm lên bảng trình bày.
-Nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh.
- Học sinh đọc đề.
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- Quan sát và chữa sai (Nếu có)
Hoạt động 4: Bài 70 trang 35 SGK
3.Bài 70 trang 35 SGK
Viết các số thập phân hữu hạn sau dưới dạng phân số tối giản
a) 0,32
b) –0,124
c) 1,28
d) –3,12
GV hướng dẫn HS làm phần a,b phần c,d HS tự làm
a) 0,32 = 
b) –0,124 = 
c) 1,28 = 
d) –3,12 = 
IV. Hoạt động tổng kếtù:
	- Nêu dấu hiệu nhận biết phân số biểu diễn được dưới dạng số thập phân hữu hạn và vô hạn tuần hoàn.
	- Làm bài tập 67 SGK trang 34.
V. Hoạt động nối tiếp:
- Nắm vững kết luận về quan hệ giữa số hữu tỉ và số thập phân.
- Luyện thành thạo cách viết: phân số thành số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn và ngược lại

Tài liệu đính kèm:

  • docT7. tiet 14.doc