Bài soạn môn Đại số khối 7 - Trường THCS Hoàng Long

Bài soạn môn Đại số khối 7 - Trường THCS Hoàng Long

I. Mục tiêu:

 - Kiến thức: Học sinh nắm được khái niệm số hữu tỉ, cách biểu diễn số hữu tỉ trên trục số, qua đó đó biết vận dụng so sánh các số hữu tỉ

 Học sinh nhận biết được mối quan hệ giữa các tập số tự nhiên, số nguyên, và số hữu tỉ

 - Kỹ năng: Rèn kỹ năng so sánh các số hữu tỉ và biểu diễn các số hữu tỉ trên trục số

 - Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc

 

doc 198 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1085Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Đại số khối 7 - Trường THCS Hoàng Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :. 
Ngày giảng: ..
Chương I: Số hữu tỉ – Số Thực
Tiết 1: tập hợp Q các số hữu tỉ
I. Mục tiêu:
	- Kiến thức: Học sinh nắm được khái niệm số hữu tỉ, cách biểu diễn số hữu tỉ trên trục số, qua đó đó biết vận dụng so sánh các số hữu tỉ
	 Học sinh nhận biết được mối quan hệ giữa các tập số tự nhiên, số nguyên, và số hữu tỉ
	- Kỹ năng: Rèn kỹ năng so sánh các số hữu tỉ và biểu diễn các số hữu tỉ trên trục số
	- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc
II. Chuẩn bi:
	- Giáo viên: Trục số hữu tỉ, bảng phụ vẽ hình 1 SGK
	- Học sinh: Ôn tập kiến thức phần phân số học lớp 6
III. Tiến trình bài dạy:
	1. Tổ chức: 7A
	2. Kiểm tra bài cũ:
	Câu hỏi: 
	1. Nêu định nghĩa phân số bằng nhau? cho ví dụ 
	2. Cho phân số tìm các phân số bằng phân số đã cho
	HS: Trả lời
	GV: Chữa lại
	3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Đặt vấn đề vào bài
 ở lớp 6 ta đã học về khái niệm phân số vậy tất cả các số biểu diễn một số gọi là gì?
Để tìm hiểu ta học bài hôm nay
Hoạt động 2: 1. Số hữu tỉ
 Em quan sát cách viết các số ở ví dụ SGK qua bảng phụ sau:
Ví dụ: 
 Vậy các số ở trên đều là các số hữu tỉ, em hãy nêu khái niệm số hữu tỉ
 Khái niệm: Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng với 
GV: Đưa ra kí hiệu
 Yêu cầu HS làm ?1; ?2 (SGK/T5) theo nhóm
GV nhận xét các nhóm và chốt
HS: Quan sát trên bảng phụ và SGK và đưa ra nhận xét mỗi số có vô số cách viết khác nhau nhưng có cùng một giá trị
HS: Số hữu tỉ là số có dạng với 
HS ghi vào vở
HS: Hoạt động theo nhóm
Hoạt động 3:2. Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số
GV: Em nhắc lại cách biểu diễn số nguyên trên trục số
 Ví dụ 1: Biểu diễn số nguyên trên trục số
 Ví dụ 2: Biểu diễn số trên trục số
 Tương tự với một số bất kỳ ta sẽ biểu diễn được trên trục số
HS: Nhắc lại cách biểu diễn số nguyên trên trục số 
HS: Để biểu diễn số trên trục số ta làm như sau
Chia đoạn thẳng đơn vị làm 4 phần 
Lấy 1 đoạn làm đơn vị mới bằng vậy số đẵ được biểu
Hoạt động 4:3. So sánh hai số hữu tỉ
GV: Em hãy nhắc lai các phương pháp so sánh hai phân số 
 Vậy để so sánh hai số hữu tỉ ta có thể đưa về việc so sánh hai phân số 
 Hoặc ta so sánh hai số hữu tỉ qua việc biểu diễn nó trên trục số
GV: Cho 
Yêu cầu HS nghiên cứu VD1 và VD2 (SGK/T6,7)
GV giới thiệu về số hữu tỉ dương, số hữu tỉ âm, số 0
Yêu cầu HS làm ?5 (SGK/T7) theo nhóm
 Rút ra nhận xét: >0 nếu a, b cùng dấu
 <0 nếu a, b khác dấu
HS : Nhắc lại
HS nghiên cứu VD1 và VD2 (SGK/T6,7)
HS làm ?5 theo nhóm
Kết quả là: Số hữu tỉ dương: 
 Số hữu tỉ âm: ; -4
Số hữu tỉ không âm cũng không dương: 
Hoạt động 5: Củng cố bài dạy 
Thế nào là số hữu tỉ? Cho ví dụ?
Để so sánh hai số hữu tỉ ta làm thế nào?
Bảng phụ: Bài 1(SGK/T7)
 Gọi 1 HS lên điền 
Bài 2(SGK/T7) Yêu cầu HS làm theo nhóm
HS trả lời câu hỏi
1HS lên điền bảng phụ
HS làm BT 2 theo nhóm
5. Hướng dẫn về nhà:
	1. Về nhà học và xem lại nội dung bài gồm: khái niệm số hữu ti, biểu diễn số hữu trên trục số và so sánh hai số hữu tỉ
	2. Giải các bài tập sau: Số 3; 4; 5; Trang 3, 4, 
	3. Giáo viên hướng dẫn bài tập sau:
	Bài tập 5:Theo bài ra x < y suy ra a < b
	từ đó suy ra: x <z 
Ngày soạn: 
Ngày giảng: ..
Tiết 2: Cộng, trừ số hữu tỉ
I. Mục tiêu:
	- Kiến thức: Học sinh nắm chắc quy tắc cộng, trừ số hữu tỉ, hiểu quy tắc “chuyển vế” trong tập hợp số hữu tỉ 
	- Kỹ năng: Rèn kỹ năng cộng, trừ số hữu tỉ nhanh và đúng vận dụng tốt quy tắc “chuyển vế ”
	- Thái độ: Hình thành tác phong làm việc theo quy trình
II. Chuẩn bi:
	- Giáo viên: Bảng phụ
	- Học sinh: Bảng nhóm, bút dạ
 Ôn tập quy tắc cộng, trừ phân số, quy tắc “ chuyển vế ” và quy tắc “dấu ngoặc ”(Toán 6)
III. Tiến trình bài dạy:
	1. Tổ chức: 7A: 
	2. Kiểm tra bài cũ:
	Câu hỏi: 
	1. Thực hiện phép tính
	a. 
	b. 
	HS: làm bài 
	GV: Nhận xét bài làm của học sinh
	3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Đặt vấn đề vào bài
Ta đã biết làm tính với các phân số vậy với một số hữu tỉ bất kỳ ta làm như thế nào?
Hoạt động 2: 1. Cộng, trừ hai số hữu tỉ
GV: Em thực hiện phép tính 
Vậy để làm tính cộng hai số hữu tỉ ta cần làm gì?
 Ta làm ví dụ sau theo nhóm 
Ví dụ: Tính 
 Qua ví dụ em có đưa ra kết luận gì?
Quy tắc: (SGK/T8)
 Gọi 2 HS nhắc lại quy tắc 
GV ghi dạng tổng quát lên bảng
Yêu cầu HS làm bài 6 (SGK/T10) theo nhóm
 Nhóm chẵn: a, b
 Nhóm lẻ: c, d
HS: Thực hiện tính cộng 
HS: Đưa số hữu tỉ về phân số làm tính với các phân số 
HS làm theo nhóm
Ta có 
HS: Đưa ra nhận xét qua bài làm của nhóm bạn
HS: đưa ra kết luận về quy tắc cộng trừ hai số hữu tỉ
2HS nhắc kại quy tắc
HS ghi vào vở
HS làm bài 6 (SGK/T10) theo nhóm
Kết quả: a) b) -1
 c) d) 
Hoạt động 3:2. Quy tắc chuyển vế 
GV: Em nhắc lai quy tắc chuyển vế đã được học ở phần số nguyên
 Tương tự ta có quy tắc chuyển vế trong tập hợp số hữu tỉ 
 Em hãy phát biểu quy tắc SGK 
GV: Nhắc lại
 Khi chuyển vế một số hạng từ vế này sang vế kia một đẳng thức ta phải đổi dấu cộng thành dấu trừ và dấu trừ thành dấu cộng
Yêu cầu HS nghiên cứu VD (SGK/T9) . Vận dụng làm ?2 theo nhóm
 Nhóm chẵn: a)
 Nhóm lẻ: b)
GV: Nêu chú ý
 Phép tính cộng trừ trong tập Q có đủ các tính chất như trong tập số nguyên Z
HS: Nhắc lại quy tắc chuyển vế đã được học ở phần số nguyên 
HS: Phát biểu quy tắc SGK 
HS: làm ?2 a) 
 b) x = 
Hoạt động 4: Củng cố bài dạy
Yêu cầu HS làm bài 8(a,c) và bài 9(a,c) (SGK/T10) theo nhóm
 Nhóm 1,2,3: Bài 8a)
 Nhóm 4,5: Bài 8c)
 Nhóm 6,7,8: Bài 9a)
 Nhóm 9,10: Bài 9c)
Têu cầu các nhóm nhận xét bài làm của nhóm bạn
HS: làm việc theo nhóm 
Kết quả:
Bài 8: a) c) 
 Bài 9: a) x= c) x = 
HS: Đưa ra nhận xét qua lời giải của các nhóm khác
5. Hướng dẫn về nhà:
	1. Về nhà học thuộc quy tắc và công thức tổng quát
	Phép cộng và trừ số hữu tỉ, quy tắc chuyển vế
	2. Giải các bài tập sau: Bài 7b; bài 8b,d; Bài 9b,d; Bài 10 (SGK/T10)
 Bài 12,13 (SBT/T5)
	3. Ôn tập lại quy tắc nhân, chi phân số. Các tính chất của phép nhân trong Z, phép nhân phân số.
 Giờ sau: “ Nhân, chia số hữu tỉ ” 
	Ngày soạn:.
Ngày giảng:...
Tiết 3: Nhân, chia số hữu tỉ
I. Mục tiêu:
	- Kiến thức: Học sinh nắm vững quy tắc nhân chia các số hữu tỉ và học sinh hiểu khái niệm tỉ số của hai số hữu tỉ 
	- Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhân chia số hữu tỉ nhanh và đúng 
	- Thái độ: Hình thành tác phong làm việc theo quy trình ở học sinh
II.Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Phiếu học tập ghi bài tập 11, 12
	- Học sinh: Xem trước nội dung bài
III. Tiến trình bài dạy:
	1. Tổ chức: 7A:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	Câu hỏi: Tính
	1. 	2. 
	HS: Làm bài 
	GV: Nhận xét và chữa lại
	3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Đặt vấn đề vào bài
Ta đã biết mọi số hữu tỉ đều viết được dưới dạng phận số vậy việc nhân chia số hữu tỉ ta đưa về nhân chia các phân số 
Hoạt động 2: 1. Nhân hai số hữu tỉ 
GV: Gọi 1HS lên bảng làm phép tính sau 
Tính: 
Qua ví dụ trên em có nhận xét gì
Tức là ta có:
Cho 
Yêu cầu HS làm bài 11(SGK/T12) theo nhóm
 Dãy 1: a)
 Dãy 2: b)
 Dãy 3: c)
Các nhóm nhậnxét bài của nhóm bạn
HS: Làm tính
Để thực hiện phép nhân hai số hữu tỉ ta đưa về thực hiện phép nhân hai phân số
HS: Làm theo nhóm BT 11 trên bảng nhóm
Kết quả:
a) 
b) - 
c) 
HS: Nhận xét bài làm của các nhóm khác 
Hoạt động 3:2. Chia hai số hữu tỉ
Em thực hiện tinh chia các phân số sau 
 Như vậy để thực hiện phép chia hai số hữu tỉ ta đưa về việc thực hiện phép chia hai phân số 
Tức là: Cho 
Yêu cầu HS tự nghiên cứu VD (SGK/T11). Sau đố vận dụng làm ? (SGK/T11)
 Gọi 2 HS lên bảng làm
 HS1: a)
 HS2: b)
Chú ý: SGK 
HS: Làm tính chia
Có 
HS nghiên cứu VD trong SGK và làm ?
Kết quả:
a) b) 
Hoạt động 4: Củng cố bài dạy
Yêu cầu HS làm bài 13 (SGK/T12) theo nhóm 
 Nhóm 1,2,3: a)
 Nhóm 4,5 : b)
 Nhóm 6,7,8: c)
 Nhóm 9,10: d)
HS: Làm bài 13 theo nhóm 
Kết quả:
a) b) 
c) d) -
5. Hướng dẫn về nhà:
	1. Về nhà học thuộc quy tắc nhân, chia số hữu tỉ 
	2. Giải các bài tập sau: Bài 12,14,15,16 (SGK/T12,13)
 Bài 10,11,14,15 (SBT/T4,5)
	3. Ôn tập giá trị tuyệt đối của một số nguyên
Giờ sau: “ Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân”
Ngày soạn:..
Ngày giảng:.
Tiết 4: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. cộng, trừ, nhân, chia 
số thập phân
I. Mục tiêu:
	- Kiến thức: Học sinh hiểu khái niệm tuyệt đối của một số hữu tỉ và làm tốt các phép tính với các số thập phân 
	- Kỹ năng: Có kỹ năng xác định được giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ 
	- Thái độ: Hình thành tác phong làm việc theo quy trình
II.Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Trục số nguyên,bảng phụ
	- Học sinh: Bảng nhóm, bút dạ.
 Ôn tập giá trị tuyệt đối của một số nguyên
III. Tiến trình bài dạy:
	1. Tổ chức: 7A:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	Câu hỏi: 
	1. Cho x = 4 tìm |x| = ?	2. Cho x = -4 tìm |x| = ?
	HS: làm bài 
	GV: Chữa lại 
	3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Đặt vấn đề vào bài
Từ trên ta có |4| = |-4| = 4 vậy mọi thì |x| = ?
Hoạt động 2:1. Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ
 GV: Ta đã biết tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên một cách tương tự ta có thể tìm được giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ vậy em nhắc lại cách tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên 
Vậy giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ là 
Nếu x
Nếu x <0 xxx
Có 
 Hay ta có thể hiểu |x| là khoảng cách từ điểm x trên trục số tới điểm 0 trên trục số 
Bảng phụ 1: ?1 SGK 
Yêu cầu HS nghiên cứu VD (SGK/T14)
Rút ra nhận xét
Yêu cầu HS làm ?2 (SGK/T14) theo nhóm
Nhóm chẵn: a,b)
Nhóm lẻ: c,d)
Bảng phụ 2: Bài 17 (SGK/T15)
Gọi 1 HS lên điền bảng phụ
Nếu x
HS: Nhắc lại 
Nếu x <0 xxx
HS ghi vở: Có 
1 HS lên điền bảng phụ
HS: Đưa ra nhận xét SGK/T14
HS làm ?2 theo nhóm
1 HS lên bảng làm bài 17 trên bảng phụ
Hoạt động 3:2. Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân
GV: Số thập phân là số hữu tỉ vậy để thực hiện các phép tính trên số thập phân ta đưa về thực hiện phép tính với số hữu tỉ
 Hoặc ta đã được làm quen với việc thực hiện phép tính trên số thập phân ở lớp 4 ta áp dụng như đã được học 
Em làm ví dụ sau:
Ví dụ: Tính
(1,13) + (-1,41)
-5,2. 3,14
0,408: (-0,34)
Gọi 3 HS lên bảng làm
Yêu cầu HS làm ?3 (SGK/14)
 HS1: a)
 HS2: b)
Bài 18 (SGK/T15). Yêu cầu HS làm theo nhóm
 Nhóm chẵn: a,b)
 Nhóm lẻ: c,d)
3HS lên làm ví dụ 
Kêt quả: a) -0,28
 b) – 16,328
 c) – 1,2
2 HS lên bảng làm ?3. Dưới lớp làm vào vở. Kết quả: a) – 2,853
 b) 7,992
HS làm bài 18 (SGK/T15) theo nhóm
Kết quả: 
a) – 5,639 b) – 0,32
c) 16,027 d) – 2,16
Hoạt động 4: Củng cố bài dạy
Bảng phụ 3: Bài 19 (SGK/T15)
 Yêu cầu Hs đứng tại chỗ trả lời
GV: Đưa ra nhận xét và chốt lại
Bài 20a, b (SGK/T15)
Gọi 2 HS lên bả ...  vào chỗ trống
1
2
3
4
10
Bể A
130
160
190
220
400
Bể B
40
80
120
160
400
Tổng
170
240
310
380
800
HS: Sau x phút thứ tự bể A, B là:
Bể A: 100 + 30x
Bể B: 40x
HS: Thứ tự làm bài 62 là
Thu gọn các đa thức sau đó sắp xếp các hạng tử theo luỹ thừa giảm của biến.
Viết hai đa thức ở dạng cột sau đó thực hiện tính tổng và hiệu.
Chứng minh được P(0) = 0 và Q(0) 0
HS: Tính tổng
P(x) = x5 – 3x2 + 7x4 – 9x3 + x2 - x
 = x5 + 7x4 – 9x3 – 2x2 - x
Q(x) = 5x4 – x5 + x2 – 2x3 + 3x2 - 
 = -x5 + 5x4 – 2x3 + 4x2 - 
 P(x) = x5 + 7x4 – 9x3 – 2x2 - x
 Q(x) = -x5 + 5x4 – 2x3 + 4x2 - 
P(x) + Q(x) = 12x4 – 11x3 + 2x2 - x -
 P(x) = x5 + 7x4 – 9x3 – 2x2 - x
 Q(x) = -x5 + 5x4 – 2x3 + 4x2 - 
P(x) - Q(x) =2x5 - 2x4 – 7x3 - 6x2 -x +
HS: Tính P(0) và Q(0) sau đó so sanh với số 0.
HS: Lên bảng làm phần c.
Tính P(0) = 05 + 7.04 – 9.03 – 2.02 - .0
 = 0
Vậy x = 0 là nghiệm của đa thức P(x).
Tính Q(0) = -05 + 5.04 – 2.03 + 4.02 - 
 = - 0
Vậy x = 0 không là nghiệm của đa thức Q(x).
4: Củng cố :
GV: Nêu các cách cộng (trừ) các đa thức một biến ?
GV: Nhận xét và củng cố.
GV: Để tìm nghiệm của một đa thức một biến ta làm như thế nào ?
GV: Chuẩn hoá và củng cố.
HS: Nêu hai cách cộng (trừ) các đa thức một biến.
HS: Nêu cách tìm nghiệm của P(x)
 5. Hướng dẫn về nhà: 
	- Ôn tập bài cũ, chuẩn bị bài mới
	- Làm các bài tập 57, 61, 63 à 65
	Hướng dẫn: Bài tập 64
	Do x2y = 1 tại x = -1 và y = 1 nên ta chỉ cần viết các đơn thức có phần biến là x2y và có hệ số nhỏ hơn 10.
	- Ôn tập cuối năm
Ngày soạn : 12/04/2011
Ngày giảng: 14/04/2011
Tiết 66: ôn tập cuối năm
I. Mục tiêu:
	- Kiến thức: - Ôn tập các tính chất của tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau, khái niện số vô tỉ, số thực, căn bậc hai. Học sinh được ôn tập các phép tính về số hữu tỉ, số thực
	- Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng tìm số chưa biết trong tỉ lệ thức, trong dãy tỉ số bằng nhau, giải toán về tỉ số, chia tỉ lệ thức, thực hiện phép tính trong R. Rèn kỹ năng thực hiện các phép tính về số hữu tỉ, số thực để tính giá trị biểu thức. Vận dụng các tính chất của đẳng thức, tính chất của tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau để tìm số chưa biết. 
	- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.
II. Phương tiện dạy học:
	- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ ...
	- Học sinh: Đồ dùng học tập, phiếu học tập, hút dạ...
III. Tiến trình bài dạy:
	1. Tổ chức:	 7B: 
	2. Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
GV: Phát biểu định nghĩa căn bậc hai của một số không âm.
GV: áp dụng thực hiện phép tính sau:
a. 
b. 0,5.
GV: Chuẩn hoá
GV: Tìm x, biết 
GV: Gọi 4 HS lên bảng làm bài 101, HS dưới lớp hoạt động nhóm, sau đó nhận xét bài làm của bạn.
GV: Gọi HS nhận xét, sau đó GV chuẩn hoá.
HS: Phát biểu định nghĩa
HS: Làm bài tập
a. 
b. 
HS: Nhận xét
HS: Lên bảng làm bài tập
Ta có: 
Với 
Với 
TH1: (1) Với 
TH2: (1) 
 = -
Hoạt động 2: On tập lí thuyết
GV: Số hữu tỉ là gì ?
GV: Số hữu tỉ có biểu diễn thập phân như thế nào ?
Số vô tỉ là gì ?
Số thực là gì ?
Trong tập R các số thực, em đã biết những phép toán nào ?
GV: Nhận xét và cho điểm
GV: Quy tắc các phép toán và các tính chất của nó trong Q được áp dụng tương tự trong R 
(GV treo bảng phụ bảng ôn tập các phép toán)
HS: Trả lời
Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số với a, b Z, b 0
HS: Trả lời
Mỗi số hữu tỉ được biểu diễn bởi một số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn và ngược lại
Số vô tỉ là số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn
Số thực gồm số hữu tỉ và số vô tỉ
Trong tập R các số thực, ta đã biết các phép toán là cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa và căn bậc hai của một số không âm.
HS: Quan sát và nhắc lại một số quy tắc phép toán (luỹ thừa, định nghĩa căn bậc hai)
Hoạt động 3: Bài tập luyện tập
Bài 1:
GV: Gọi HS lên bảng thực hiện các phép tính sau
a, -0,75..(-1)2
b, 
c, () : 
GV: Gợi ý HS tính một cách hợp lí nếu có thể
GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm
 4. Củng cố:
HS: Lên bảng làm bài
HS1:
a, -0,75..(-1)2 
= 
= = 7
HS2:
b, 
= = = -44
HS3:
c, () : 
= = 0 : = 0
Hoạt động 4: Bài tập củng cố
GV: Yêu cầu HS thực hiện phép tính
a, (9 : 5,2 + 3,4.2)
b, 
GV: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập
GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm
HS: Lên bảng làm bài tập
HS1:
a, (9 : 5,2 + 3,4.2)
= () : 
= () : = ().= = -6
HS2:
a, (9 : 5,2 + 3,4.2)= 
 5. Hướng dẫn về nhà: 
	- Ôn tập bài cũ, chuẩn bị bài mới
	- Làm các bài tập 5 à 9 SGK trang 89 – 90.
	Hướng dẫn: Bài tập 5
	Thay toạ độ các điểm A, B, C vào hàm số y = -2x + 
	A(0 ; ) à x = 0; y = thay vào hàm số trên ta có:
	 = -2.0 + luôn đúng à Điểm A thuộc đồ thị hàm số
Ngày soạn : 19 /04/2011
Ngày giảng: 21/ 04/2011 
Tiết 67 :
 ôn tập cuối năm
I. Mục tiêu:
	- Kiến thức: - Học sinh được ôn tập các phép tính về số hữu tỉ, số thực, tỉ lệ thức, đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch.
	- Kỹ năng: Rèn kỹ năng thực hiện các phép tính về số hữu tỉ, số thực để tính giá trị biểu thức. Vận dụng các tính chất của đẳng thức, tính chất của tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau để tìm số chưa biết. Giải các bài toán đại lượng tỉ lệ thuận và đại lượng tỉ lệ nghịch.
	- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập, GD tính hệ thống, khoa học, chính xác.
II. Phương tiện dạy học:
	- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ tổng hợp đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, thước thẳng ...
	- Học sinh: Đồ dùng học tập, phiếu học tập, bút dạ., thước thẳng.
III. Tiến trình bài dạy:
	1. Tổ chức:	7B: 
	2. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra - ôn tập lí thuyết
GV: Gọi 3 HS lên bảng thực hiện các phép tính sau:
a, 
b, 12.()2 
c, (-2)2 + 
GV: Yêu cầu HS dưới lớp làm theo nhóm sau đó nhận xét
GV: Gọi các nhóm nhận xét bài của các bạn
GV: Chuẩn hoá và cho điểm
GV: Em hãy phát biểu khái niệm về hàm số ? Cho ví dụ.
GV: Chuẩn hoá và cho điểm
GV: Em hãy nêu cách xác định toạ độ của điểm M trên mặt phẳng toạ độ và ngược lại xác định điểm M trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó ?
HS: Lên bảng làm bài tập
HS1:
a, 
= 
= 
= 
HS2:
b, 12.()2 
= 12.(-)2
= 12. = 
HS3:
c, (-2)2 + 
= 4 + 6 – 3 + 5 = 12
HS: Nhận xét chéo theo nhóm
HS: Phát biểu khái niệm hàm số và lấy ví dụ
Nừu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x gọi là biến số.
Ví dụ: Hàm số cho bởi bảng sau:
x
-2
-1
0
0,5
1,5
y
3
2
-1
1
-2
HS: Trả lời câu hỏi
Từ điểm M kẻ vuông góc đến trục hoành và trục tung để xác định hoành độ x0 và tung độ y0 ta được M(x0; y0)
Hoạt động 2: Bài tập ôn tập
GV: Gọi HS trả lời các câu hỏi sau:
Hàm số y = ax (a 0) cho ta biết y và x là hai đại lượng tỉ lệ thuận. Đồ thị của hàm số y = ax (a 0) có dạng như thế nào ?
GV: Treo bảng phụ bài tập sau:
Cho hàm số y = -2x
a, Biết điểm A(3 ; y0) thuộc đồ thị hàm số y = -2x. Tính y0 ?
b, Điểm B(1,5 ; 3) có thuộc đồ thị của hàm số y = -2x hay không ? Tại sao ?
GV: Yêu cầu HS làm theo nhóm sau đó đại diện lên bảng trình bày
c, Vẽ đồ thị hàm số y = -2x
HS: Đồ thị hàm số y = ax (a 0) là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ
HS: Hoạt động nhóm làm bài tập trên
a, A(3 ; y0) thuộc đồ thị hàm số y =-2x
Ta thay x = 3 và y = y0 vào y = -2x
 y0 = -2.3 = -6
b, Xét điểm B(1,5 ; 3)
Ta thay x = 1,5 vào công thức y = -2x
 y = -2.1,5 = -3 khác 3
Vậy điểm B(1,5 ; 3) không thuộc đồ thị hàm số y = -2x
HS: Vẽ đồ thị của hàm số
Đồ thị hàm số đi qua góc O(0 ; 0)
x = 1 suy ra y = -2 vậy đồ thị hàm số đi qua điểm A(1 ; -2)
4: Củng cố :
GV: Gọi HS lên bảng làm bài tập
Cho hàm số y = f(x) = -0,5x
a, Tính f(2); f(-2); f(4); f(0)
b, Tính giá trị của x khi y = -1; y = 0; y = 2,5
c, Tính các giá trị của x khi y dương, y âm ?
GV: Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
GV: Chuẩn hoá và cho điểm.
GV: Yêu cầu HS nhắc lại 
Đồ thị hàm số y = ax (a khác 0) là đường như thế nào ?
Muốn vẽ đồ thị hàm số y = ax ta làm như thế nào ?
Những điểm có toạ độ như thế nào thì thuộc đồ thị hàm số y = f(x)
GV: Chuẩn hoá 
HS: Lên bảng làm bài
a, f(2) = -0,5.2 = -1
f(-2) = -0,5.(-2) = 1
f(4) = -0,5.4 = -2
f(0) = -0,5.0 = 0
b, Với y = -1 -1 = -0,5.x
 x = 2
 Với y = 0 0 = -0,5.x
 x = 0
 Với y = 2,5 2,5 = -0,5.x
 x = -5
c, Khi y dương thì x âm
 Khi y âm thì x dương
HS: Nhận xét bài làm của bạn
HS: Trả lời câu hỏi
 5. Hướng dẫn về nhà:
	1. Tiếp tục ôn tập và làm bài tập ôn tập cuối năm.
	2. Làm các bài tập 10 à 13 SGK trang 90 – 91.
Ngày soạn: 8/05/2006
Ngày giảng: 10/05/2006
Tiết 68 - 69: KIểM TRA cuối năm 
I. Mục tiêu:
	- Kiểm tra sự hiểu bài của HS
	- HS được kiểm tra kiến thức cả năm học .
	- HS biết vận dụng kiến thức để giải các dạng bài tập .
	- Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.
II. Phương tiện dạy học:
	- Giáo viên: Giáo án, đề bài kiểm tra...
	- Học sinh: Ôn tập các công thức, các tính chất, các dạng bài tập...
III. Tiến trình bài dạy:
	1. Tổ chức:
	2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị của HS
	3. Bài mới.
A. Đề bài: Đề và đáp án của PGD kèm theo
	4. Củng cố :
	- GV thu bài kiểm tra của HS
	- GV nhận xét ý thức làm bài kiểm tra của HS
	5. Hướng dẫn về nhà
	- GV: Yêu cầu HS ôn tập kiến thức cả năm học chuẩn bị giờ sau ôn tập cuối năm.
Ngày soạn : 24/05/2011
Ngày giảng:26/ 05/2011
Tiết 70 : trả bài kiểm tra cuối năm(phần Đại số)
I. Mục tiêu:
	- Kiến thức: - Học sinh biết được bài làm của mình như thế nào và được chữa lại bài kiểm tra.
	- Kỹ năng: Rèn kỹ năng trình bày lời giải một bài toán. Rèn thông minh, tính sáng tạo
	- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập, GD tính hệ thống, khoa học, chính xác.
II. Phương tiện dạy học:
	- Giáo viên: Giáo án, chấm và chữa bài kiểm tra học kì II ...
	- Học sinh: Đồ dùng học tập, phiếu học tập, bút dạ., thước thẳng.
III. Tiến trình bài dạy:
	1. Tổ chức:	7B: 
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Bài mới : Đề và đáp án của PGD kèm theo
I/ Phần trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
Đáp án
B
A
C
II/ Phần tự luận:
Câu 5: (2đ) = 8,25; M= 9
Câu 6: (3đ )
Sắp xếp P(x), Q(x) theo luỹ thừa giảm của biến là 
P(x) = 2x + ; Q(x)= - x2 +3x -
P(x) + Q(x)= - x2 + 5x -  ; P(x) - Q(x)= x2 -x +1	
Với x 0 thì G(x) = x2 -x +1 1 > 0
Với 0 0 
Với x >1 thì G(x) =( x2 – x)+ > 0. Vậy với mọi x thì g(x) > 0 suy ra g(x) không có nghiệm	
	4. Thu bài:- GV thu lại bài kiểm tra và nhận xét phần làm bài của hoc sinh
 5. Hướng dẫn về nhà:
	1. Chữa bài kiểm tra vào vở
	2. Làm lại các bài tập SGK và SBT chuẩn bị kế hoạch ôn tập hè.
	3. Chuẩn bị SGK lớp 8

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an dai 7 chuan.doc