Bài soạn môn Đại số lớp 7

Bài soạn môn Đại số lớp 7

A. Mục tiêu

* Kiến thức

- Bước đầu HS biết được thế nào là thống kê?

- HS làm quen với một số bảng thống kê đơn giản.

- Biết được một số khái niệm mới: Số liệu thống kê, Giá trị của dấu hiệu , dãy giá trị của dấu hiệu , tần số của mỗi giá trị .

* Kĩ năng

- Bước đầu HS biết lập bảng thống kê mô tả một số điều tra cơ bản.

* Thái độ

- Nghiêm túc, cẩn thận.

B. Đồ dùng

* Giáo viên

- Bảng phụ

* Học sinh

- Dụng cụ học tập.

 

doc 84 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1209Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Đại số lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 03/01/2011 
Ngày giảng: 04/01/2011
chương Iii : Thống kê
Tiết 41
Thu thập số liệu thống kê, tần số
A. Mục tiêu
* Kiến thức
- Bước đầu HS biết được thế nào là thống kê? 
- HS làm quen với một số bảng thống kê đơn giản.
- Biết được một số khái niệm mới: Số liệu thống kê, Giá trị của dấu hiệu , dãy giá trị của dấu hiệu , tần số của mỗi giá trị .
* Kĩ năng
- Bước đầu HS biết lập bảng thống kê mô tả một số điều tra cơ bản.
* Thái độ
- Nghiêm túc, cẩn thận.
B. Đồ dùng
* Giáo viên
- Bảng phụ
* Học sinh
- Dụng cụ học tập.
C. Phương pháp
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, quan sát trực quan.
D. Tổ chức giờ học
I: Khởi động1:(2 phút)Giới thiệu chương, làm quen với khái niệm thống kê mô tả
* Mục tiêu
-Làm quen với khái niệm thống kê mô tả
* Đồ dùng 
- Bảng phụ
* Tiến hành
- GV: Đưa ra bảng phụ dân số tại thời điểm 1/4/1999 giới thiệu
- HS quan sát và thấy được ứng dụng của bộ môn khoa học thống kê.
II: Các hoạt động
1: Hoạt động1:( 10 phút) Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu
* Mục tiêu
- Bước đầu HS biết được thế nào là thống kê? 
- HS làm quen với một số bảng thống kê đơn giản.
- Biết được một số khái niệm mới: Số liệu thống kê
* Đồ dùng
- Bảng phụ :Bảng 1 và 2
* Tiến hành
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
GV đưa bảng phụ kẻ sẵn bảng 1.
- Bảng 1 có bao nhiêu cột. Bao nhiêu dòng.
- Hãy quan sát bảng 1 để thực hiện yêu cầu của ?1 :
- Lập bảng số liệu thống kê ban đầu về điểm bài kiểm tra toán HK I của các bạn trong tổ em.
1) Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu
* Ví dụ:
- Điều tra về số cây trồng được ở mỗi lớp.
Bảng 1 là bảng số liệu thống kê ban đầu 
?1
TT
Họ và tên
Điểm
1
2
3
...
Đỗ Thị Vân Anh
Nguyễn Thùy Linh 
Trần Quốc Khánh
..................
6
8
8
....
2: Hoạt động2:( 15 phút) Dấu hiệu
* Mục tiêu
- HS có khai niệm sơ bộ về dấu hiệu, đơn vị điều tra, giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu.
*Đồ dùng 
-Bảng phụ.
*Tiến hành
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
- Nội dung điều tra trong bảng 1 là gì, trong bảng 2 là gì.
- Bảng 1 có bao nhiêu đơn vị điều tra.
- Bảng 1 cho ta biết điều gì (Mỗi lớp trồng được một số cây)
- Mỗi đơn vị điều tra có mấy số liệu.
- Đọc dãy giá trị của X trong hai bảng 1 và 2.
2) Dấu hiệu
a) Dấu hiệu, đơn vị điều tra:
?2 Nội dung điều tra trong bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp.
 *Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm , tìm hiểu gọi là dấu hiệu.
Kí hiệu : X
Mỗi lớp là một đơn vị điều tra.
?3 Bảng 1 có 20 đơn vị điều tra.
b) Giá trị của dấu hiệu , dãy giá trị của dấu hiệu .
- Mỗi đơn vị điều tra có một số liệu , gọi là giá trị của dấu hiệu .
- Dãy ghi số liệu gọi là dãy giá trị 
- Số tất cả các giá trị của dấu hiệu bằng số các đơn vị điều tra ( Kí hiệu N)
?4 Dấu hiệu X ở bảng 1 có tất cả 20 giá trị.
3:Hoạt động3:( 10 phút) Tần số của mỗi giá trị
* Mục tiêu
- Biết được khái niệm tần số của mỗi giá trị, cách kí hiệu giá trị và tần số.
* Đồ dùng
- Bảng phụ.
*Tiến hành
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
HS làm bài ?5, ?6 (SGK/6)
- GV giới thiệu: 
 + tần số của giá trị ; 
 + các kí hiệu. 
(Chú ý phân biệt : Dấu hiệu X và giá trị của dấu hiệu x ; tần số n)
HS làm bài ?7 (SGK/6)
 Trong dãy giá trị của dấu hiệu ở bảng 1 có 4 giá trị khác nhau.
- HS đọc phần đóng khung (SGK/6)
- Lưu ý: Không phải trong trường hợp nào 
kết quả thu thập được khi điều tra cũng là các số. 
- HS đọc chú ý ( SGK/7)
3) Tần số của mỗi giá trị
 ?5 Có 4 số khác nhau trong cột số cây trồng được, đó là các số: 28; 30; 35; 50.
?6 Có 8 lớp trồng được 30 cây
 Có 2 lớp trồng được 28 cây
 Có 7 lớp trồng được 35 cây
 Có 3 lớp trồng được 50 cây
- Mỗi giá trị khác nhau có thể xuất hiện một hoặc nhiều lần trong dãy các giá trị của dấu hiệu gọi là tần số của giá trị .
- Giá trị của dấu hiệu kí hiệu là x.
- Tần số của giá trị kí hiệu là n.
?7 Các giá trị khác nhau là: 28; 30; 35; 50
Tần số tương ứng của các giá trị trên là: 2; 8; 7; 3.
4: Hoạt động4:( 8 phút)Luyện tập- Hướng dẫn về nhà
* Mục tiêu
- Sử dụng kiến thức đã học vào giải bài tập 2( Sgk - 7)
* Tiến hành 
- GV: Cho HS luyện tập bài 2 (SGK- 7)
Dấu hiệu củ
a bạn An quan tâm là: Thời gian cần thiết hằng ngày bạn An đi từ nhà đến trường, dấu hiệu đó có 10 giá trị.
Có 5 giá trị khác nhau.
Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là: 17; 18; 19; 20; 21.
- GV: Hướng dẫn về nhà
	Về nhà làm bài tập 3; 4 (SGK 9), Làm bài 1; 2 (SBT- 3;4)HS khá: Bài 4 SBT
	Học thuộc lòng bảng ghi nhớ
	Giờ sau luỵên tập.
 *************************
Ngày soạn : 03/01/2011
Ngày giảng : 04/01/2011 ( Chiều thứ ba dạy bù)
Tiết 42: Luyện tập
A. Mục tiêu 
* Kiến thức
- HS được củng cố, khắc sâu các khái niệm: dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu, tần số của các giá trị ...qua các bảng điều tra cụ thể .
* Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tự lập một bảng điều tra về một sự việc, hiện tượng nào đó trong đời sống hàng ngày.
* Thái độ
- Thấy được tầm quan trọng của môn học áp dụng vào đời sống hằng ngày.
B. Đồ dùng 
 * Giáo viên
-Các loại thước, bảng phụ.
* Học sinh
- Đồ dùng học tập.
C. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
D. Các hoạt động dạy học:
I: Khởi động:( 10 phút) Kiểm tra bài cũ
* Mục tiêu
- Tái hiện các khái niệm cơ bản đã học
* Tiến hành 
- GV nêu yêu cầu kiểm tra. HS lần lượt trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là dấu hiệu, giá trị dấu hiệu, tần số của giá trị.
+Làm bài tập 1( SGK- 7)
- HS: - Dấu hiệu là vấn đề mà người điều tra quan tâm(Kí hiệu X). 
- Mỗi đơn vị điều tra có một số liệu gọi là giá trị của dấu hiệu( kí hiệu x), 
- Số các giá trị của dấu hiệu kí hiệu N
- Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu gọi là tần số của giá trị đó ( Kí hiệu n ).
II: Hoạt động luyện tập:( 30 phút)
* Mục tiêu: 
- HS làm được các dạng bài tập về tìm dấu hiệu, giá trị. Tần số từ bảng số liệu thống kê ban đầu.
* Đồ dùng: 
- Bảng phụ
*Tiến hành
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
GV đưa bảng phụ:
Gọi một em đọc đề bài và tóm tắt bài toán:
HS lên bảng chữa bài.
Gọi một em nhận xét và chữa bài của bạn.
Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh.
Gọi một em đọc đề bài và tóm tắt bài toán:
HS lên bảng chữa bài.
Gọi một em nhận xét và chữa bài của bạn.
Giáo viên nhận xét và cho điểm 
*GV nêu BT: Để cắt khẩu hiệu: " Trường học thân thiện, học sinh tích cực", Hãy lập bảng thống kê các chữ cái với tần số xuất hiện của chúng?
- Tổ chức HS hoạt động nhóm (3 ph)
1. Bài 3 ( Trang 8 SGK)
a) Dấu hiệu cần tìm hiểu là thời gian chạy 50 m của các em học sinh lớp 7.
b) Bảng 5 :Số tất cả các giá trị của dấu hiệu là 20. Số các GT khác nhau là 5.
Bảng 6: Số các GT là 20, số các GT khác nhau là 4.
c) Bảng 5: Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là: 8,3; 8,5; 8,7; 8,4; 8,8.
Tần số tương ứng của chúng là: 2; 8; 5; 3; 2
 Bảng 6: Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là: 8,7; 9,0; 9,2; 9,3.
Tần số tương ứng của chúng là: 3; 5; 7; 5 
2. Bài 4 (Trang 8 SGK)
a) Dấu hiệu cần tìm hiểu: Là khối lượng các hộp chè 
Số tất cả các giá trị của dấu hiệu : 30
b) Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu :5
Tần số của chúng là:
: n = 3
: n = 4
: n = 16
: n = 4
: n = 3
*BT bổ sung:
Số tất cả các giá trị của dấu hiệu là 32. 
Số các GT khác nhau là 13
Kết quả:
T
R
Ư
Ơ
N
G
H
O
C
Â
I
E
S
4
1
2
1
4
1
6
2
5
1
3
1
1
* Hướng dẫn về nhà( 2 phút)
- Xem lại cách giải các bài tập .
- Làm bài tập trong sách bài tập 
- Chuẩn bị trước bài học giờ sau 
 ****************************
Ngày soạn: 07/01/2011 
Ngày giảng: 08/01/2011
Tiết 43
Bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu 
A. Mục tiêu 
* Kiến thức
- Bước đầu HS hiểu được bảng "tần số" là một hình thức thu gọn có mục đích của bảng số liệu thống kê ban đầu, nó giúp cho việc sơ bộ nhận xét về giá trị của dấu hiệu được dễ dàng hơn.
- HS biết lập bảng "tần số" từ bảng thống kê ban đầu.
- HS biết đọc bảng "tần số".
* Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng lập bảng "tần số" dạng ngang và dọc.
* Thái độ
- Chính xác, cẩn thận.
B. Đồ dùng 
*Giáo viên
- Đồ dùng dạy học, bảng phụ bảng 1(SGK).
* Học sinh
- Đồ dùng học tập.
C. Phương pháp
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, quan sát trực quan.
D. Tổ chức giờ học
I: Khởi động: Kiểm tra bài cũ( 5 phút)
* Mục tiêu
- Tái hiện lại các kiến thức về dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu,số các giá trị của dấu hiệu, tần số.
- Làm được bài tập 3( SBT - 4)
* Đồ dùng
- Bảng phụ
* Tiến hành 
- GV: Nêu câu hỏi kiểm tra
+ Nêu các kiến thức về dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu,số các giá trị của dấu hiệu, tần số.
+ Làm được bài tập 3( SBT - 4)
- HS: Lên bảng thực hiện
- GV: Nhận xét và cho điểm HS
II: Các hoạt động
1: Hoạt động1:( 15 phút) Lập bảng tần số
* Mục tiêu
- HS biết cách lập bảng tần số từ bảng số liệu thống kê ban đầu.
* Đồ dùng
- Bảng phụ.
*Tiến hành
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
- GV: Đưa bảng phụ bảng 1.
- HS quan sát bảng.
Đặt vấn đề: Có thể thu gọn bảng số liệu ban đầu mà ở bảng mới ta có thể biết nhiều vấn đề liên quan đến sự vật hiên tượng ta điều tra không?
- GV hướng dẫn :
Bảng này cho ta biết điều gì?
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm bàn ngang 3 phút làm ?1.
GV: Hãy vẽ 1 khung hình chữ nhật gồm 2 dòng : Dòng trên ghi lại các GT khác nhau của dấu hiệu theo thứ tự tăng dần, dòng dưới ghi tần số tương ứng.
- Bảng như trên gọi là bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu hay bảng “tần số”
- Yêu cầu HS trở lại bảng 1-Trang 4.
- Hãy lập bảng tần số từ bảng 1.
- 1 HS lên bảng.
1. Lập bảng "tần số":
?1
GT(x)
98
99
100
101
102
tần số (n)
3
4
16
4
3
N=30
- Bảng như trên gọi là bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu hay còn gọi là bảng "tần số"
dòng 1 : Giá trị (x). 
dòng 2 : Tần số(n)
* Bảng tần số từ bảng 1( Bảng 8)
GT(x)
28
30
35
50
tần số (n)
2
8
7
3
N=20
2: Hoạt động2:( 10 phút) Chú ý 
*Mục tiêu
- HS biết được bảng tần số có hai dạng bảng ngang hoặc bảng dọc.
*Đồ dùng
- Bảng phụ.
*Tiến hành
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
GV đưa bảng phụ: SGK
- Bảng trên cho ta biết điều gì?
Gọi HS lần lượt trả lời .
- GV hướng dẫn HS chuyển từ bảng “Tần số” dạng ngang như bảng 8 sang dạng bảng dọc như bảng 9, chuyển dòng thành cột. 
- Từ bảng 9 rút ra nhận xét như phần b.
- GV cho HS đọc SGK phần đóng khung.
2. Chú ý:
a) Có thể chuyển bảng tần số dạng ngang thành dạng dọc.
Bảng 9:
Giá trị( x)
Tần số( n)
28
30
35
50
2
8
7
3
N = 20
b) Bảng tần số giúp chúng ta quan sát, nhận xét về giá trị của dấu hiệu một cách dễ dàng hơn đồng thời có nhiều thuận lợi trong việc tính toán sau này. 
* VD: Từ bảng 8 ta thấy;
- Số các giá trị của N = 20 trong đó chỉ có 4 giá trị khác: 28; 30; 35; 50.
- Số cây trồng được của các lớp chủ yếu khoảng từ 30 đến 3 ... .1.(-1). [5.12.(-1)+3.1- (-2)] = 0
b) xy2 + y2z3 +z3 x4
Ta có: 1.(-1)2+ (-1)2 .(-2)3 +(-2)3.14= -15.
Bài tập 59 (SGK/49)
 Hãy điền đơn thức thích hợp vào mỗi ô trống dưới đây:
 5x2 yz = 25x3 y2 z2
 15x3y2z = 75x4y3z2
5xyz . 25x4yz = 125x5y2z2
 -x2yz = -5x3y2z2
 -1/2xy3z = -x2y4z2
Bài 60 (SGK/49)
Hoạt động 3 . Hướng dẫn về nhà: 
- Ôn tập các dạng toán trên; Ôn các quy tắc cộng trừ các đơn thức đồng dạng, cộng trừ đa thức, nghiệm của đa thức.
- Về nhà làm bài tập 61 đến 65 (SGK/50; 51)
- Giờ sau ôn tập tiết 2.
 ___________________________________________
Ngày soạn : 23/4/2010
Ngày giảng: 7A1: 26/4; 7A2: 27/4/2010
Tiết 65
Ôn tập chương IV (tiếp theo)
A. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Học sinh được ôn tập các kiến thức về đơn thức đồng dạng, cộng trừ đa thức, nghiệm của đa thức và rèn luyện các dạng về da thức một biến.
2. Kĩ năng:
- HS rèn kĩ năng giải các dạng bài tập về đơn thức, đa thức, nghiệm của đa thức.
B. Đồ dùng:
- GV: Bảng phụ ghi đề bài một số BT.
- HS: Làm các câu hỏi ôn tập chương IV và các bài tập ôn tập đã dặn giờ học trước.
C. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề...
D.Các hoạt động dạy học:
1. ÔĐTC. Kiểm tra sĩ số.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 Kiểm tra (8 ph)
Mục tiêu: Kiểm tra các kiến thức đã học trong chương.
Tiến hành:
GV nêu yêu cầu kiểm tra:
-HS1: Đơn thức là gì? Đa thức là gì?
-HS2:Thế nào là hai đơn thức thức đồng dạng? Phát biểu quy tắc cộng (trừ) các đơn thức đồng dạng?
- HS3: Chữa BT 61 (SGK/50)
- Lớp NX bài làm của bạn.
- GV nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 2: Rèn kĩ năng sắp xếp và cộng trừ các đa thức một biến (25 ph)
Mục tiêu: Luyện lại một số dạng bài tập cơ bản của chương.
Tiến hành:
Cho hai đa thức:
P(x) = x5 - 3x2 +7x4 -9x3 +x2 -x
Q(x) = 5x4 – x5 +x2 -2x3 +3x2 -
a/ Sắp xếp các hạng tử của đa thức trên theo luỹ thừa giảm dần của biến
b/ Tính P(x) + Q(x) và P(x) - Q(x)
BT 61 (SGK/50)
a) xy3.(-2x2yz2) = -x3y4z2
đơn thức có bậc 9, có hệ số là -.
b) -2x2yz . (-3.xy3z) = 6x3y4z2
đơn thức có bậc 9, có hệ số là 6
Bài 62: SGK - Trang 64
 * Ta có: 
 P(x) = x5 + 7x4 - 9x3 - 2x2 -x
 Q(x) = - x5 + 5x4 -2x3 + 4x2 -
 P(x) + Q(x) = 12x4 -11x3+ 2x2 -x - 
 P(x) - Q(x) = 2x5 + 2x4 -7x3 -6x2 -x + 
c/ Chứng tỏ rằng x=0 là nghiệm của đa thức P(x) nhưng không phải là nghiệm của đa thức Q(x).
- Gọi hai học sinh lên bảng chữa bài tập .
- Nhận xét và chữa bài của bạn .
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 63: Cho đa thức :
M(x) = 
5x3 +2x4 -x2 +3x2-x3-x4 +1- 4x3 
a/ Sắp xếp các hạng tử của đa thức trên theo lũy thừa giảm dần của biến
b/ Tính M(1); M(-1) 
c/ Chứng tỏ đa thức trên không có nghiệm.
Gọi học sinh lên bảng chữa bài.
HS tham gia trò chơi.
Ba tổ chọn 3 bạn của tổ mình tham gia trò chơi: Thi viết các đơn thức đồng dạng với đơn thức x2y sao cho tại x= -1 và y = 1 giá trị của đơn thức đã cho là số nhỏ hơn 10.
Hoạt động 3: Rèn kĩ năng kiểm tra một số là nghiệm của đa thức (6ph)
Mục tiêu: HS biết kiểm tra xem một số là nghiệm của đa thức khi nào.
Tiến hành; 
Cho học sinh hoạt động nhóm.
Các nhóm thảo luận 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
* P(0) = 0
* Q(0) = -1/4 0
Vậy x=0 là nghiệm của đa thức P(x) nhưng không phải là nghiệm của đa thức Q(x).
Bài 63: SGK trang 64
M(x) = x4 +2 x2+1
* Ta có:
M(1) = 4
M(-1) = 4
*M(x) = x4 +2 x2+1
 = (x2+1)2 > 0 
Vậy đa thức đã cho vô nghiệm.
Bài 64: SGK/50
Trò chơi “Ai nhanh hơn”:
Bài 65 (SGK/50)
a/ 2x-6 Nghiệm là x = 3
b/ 3x+ 1/2 Nghiệm là x = -1/6
c/ x2-3x+2 Nghiệm là x = 1 và x=2
d/ x2 +5x-6 Nghiệm là x =1 và x= -6
Hoạt động 4: Củng cố (5ph)
- Nhắc lại các kiến thức cơ bản đã được ôn.
Hoạt động 5 : Hướng dẫn về nhà (1ph)
Xem lại cách giải các dạng toán .
Hệ thống toàn bộ kiến thức cơ bản của chương .
Ngày soạn : 4/5/2010 
Ngày giảng: 7/5/2010
Tiết 66
Ôn tập cuối năm (tiết 1)
A. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Học sinh được hệ thống và rèn luyện các kiến thức về + , - , x ,: , luỹ thừa, các số hữu tỉ, tỉ lệ thức, bài toán về tỉ lệ thức, tỉ lệ thuụân, tỉ lệ nghịch, hàm số.
2. Kĩ năng:
- HS rèn kĩ năng giải các dạng bài tập.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, cẩn thận.
B. Đồ dùng:
- GV: Bảng phụ ghi đề bài một số BT.
- HS: Làm các câu hỏi ôn tập cuối năm và các bài tập ôn tập đã dặn giờ học trước.
C. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề...
D. Tổ chức giờ học:
1. ÔĐTC. Kiểm tra sĩ số.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên -học sinh 
Ghi bảng
 Hoạt động 1 : Lí thuyết (15ph)
Mục tiêu: Hệ thống kiến thức về lí thuyết cơ bản chương 1, chương 2.
Đồ dùng: Bảng phụ.
Tiến hành:
- GV hệ thống kiến thức cơ bản bằng bảng phụ .
- Nêu câu hỏi ôn tập.
- Lần lượt gọi HS trả lời câu hỏi của GV.
và ghi nhớ kiến thức.
Hoạt động 2: Luyện tập (28ph)
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vừa ôn để làm bài tập.
Tiến hành:
Học sinh hoạt động nhóm bài 1 (phần a, b) (SGK/88).
Các nhóm thảo luận cách thực hiện trong 5 ph.
- Đại diện 2 nhóm trình bày bài làm 
(mỗi nhóm một phần BT)
- Các nhóm khác NX, bổ sung.
GV nhận xét và cho điểm các nhóm.
GV hướng dẫn bài tập 2: 
Với giá trị nào của x thì ta có:
a) +x = 0 
b) x + = 2x 
- GV gọi hs lên bảng chữa BT 2.
- Lớp nhận xét và chữa bài của bạn.
- GV cho điểm khuyến khích học sinh.
- Gọi hs trình bày miệng bài tập 3.
- Học sinh làm bài 6 trên phiếu học tập cá nhân:
 Biết đồ thị hàm số y=ax đi qua điểm M(-2; -3). Hãy tìm a ?
- HS tự kiểm tra chéo BT của nhau
- Vài HS báo cáo KQ kiểm tra.
A. Lí thuyết
1/ Trong dãy các phép tính +, -, x, :, luỹ thừa ta thực hiện như thế nào?
2/ Phép cộng các số hữu tỉ có những tính chất gì?
3/ Phép nhân các số hữu tỉ có những tính chất gì?
4/ = ? 
5/ xm : xn = ?
6/ xm . xn = ?
7/ (xm)n =?
8/ (xy)n = ?
9/ (x/y)n = ?
10/ Nếu thì ...
11/ Hai đại lượng x và y là tỉ lệ nghịch nếu.
12/ Hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận nếu ...
13/ Mỗi điểm trên mặt phẳng toạ độ ...
14/ Đồ thị hàm số y= a x là ....
B. Bài tập :
1. Bài 1: (SGK trang 88):
 Thực hiện phép tính:
a) 9,6. 2- =
4,8 - =
4,8 - 995,68 = -990,88
b) =
 =
0,28 - 5,2 + 3,6 = -1,32.
2/ Bài 2: SGK trang 89.
 Giải
Ta có:
a) + x = 0 = -x 
 x<0 hoặc x=0
b) x + = 2x = x 
 x>0 hoặc x=0.
3/ Bài 3: SGK trang 89.
Từ tỉ lệ thức :
Ta có: 
4/ Bài 6: SGK trang 89
Giải 
Ta có:
 f(-2) = -3
 a.(-2) = -3
 a =
Vậy a = Khi đó ta có hàm số: y = 
Hoạt động 3: Củng cố - Hướng dẫn về nhà (2ph)
- Xem lại cách giải các dạng toán.
- Làm các bài tập còn lại phần ÔTCN.
- Giờ sau ôn tập tiếp tiết 2.
 ___________________________________________
Ngày soạn : 7/5/2010
Ngày giảng: 7A1: 10/5; 7A2: 11/5/2010
Tiết 67
Ôn tập cuối năm (tiết 2)
A. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Học sinh được hệ thống và rèn luyện các kiến thức về chương thống kê mô tả, biểu thức đại số.
2. Kĩ năng:
- HS rèn kĩ năng giải một số dạng bài tập.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, cẩn thận.
B. Đồ dùng:
- GV: Bảng phụ ghi đề bài một số BT.
- HS: Làm các câu hỏi ôn tập cuối năm và các bài tập ôn tập đã dặn giờ học trước.
C. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề...
D. Tổ chức giờ học:
1. ÔĐTC. Kiểm tra sĩ số.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên- học sinh
Ghi bảng
 Hoạt động 1: Kiểm tra (5ph)
Mục tiêu: Kiểm tra HS về các kiển thức chương 2, chương 3.
Tiến hành:
- Một HS Chữa BT 4 (SGK/89)
-GV kiểm tra vở BT vài HS.
- Lớp NX, chữa bài.
- GV cho điểm HS được kiểm tra.
- GV NX việc làm BTVN của HS.
Hoạt động 2. Dạng bài đọc biểu đồ, vẽ biểu đồ (15 ph)
- GV đưa bài tập 7 trên bảng phụ.
 -YC HS đọc biểu đồ, trả lời câu hỏi của BT?
Gọi một em đọc đề bài bài tập 8.
 -2HS lần lượt lên bảng chữa bài.
+HS1 : thực hiện phần a)
 Nhận xét và chữa bài của bạn.
+ HS2 : thực hiện phần b)
+ HS3 : thực hiện phần c); d)
Nhận xét và chữa bài của bạn.
GV chữa và cho điểm học sinh
Hoạt động 2: Các dạng bài về biểu thức đại số (23 ph) 
- GV đưa đề bài trên bảng phụ chuẩn bị sẵn: 
 Cho các đa thức:
A = x2-2x -y2 +3y-1
B = -2x2 +3y2 -5x+y +3
C = 3x2- 2xy +7y2 -3x -5y – 6
tính: A + B - C ; A - B + C ; 
 -A +B +C - Học sinh hoạt động nhóm bài chép
Các nhóm thảo luận trong 5 phút.
- Đại diện 3 nhóm trình bày kết quả.
- GV cho các nhóm nhận xét và thống nhất KQ. 
BT 4 (SGK/89)
 Gọi số lãi của 3 đơn vị được chia lần lượt là a, b, c (triệu đồng)
ta có: và a + b + c = 560
Theo t.c dãy tỉ số bằng nhau ta có:
Vậy:
a = 2.40 = 80 (triệu đồng)
b = 5.40 = 200 (triệu đồng)
c = 7.40 = 280 (triệu đồng)
Dạng bài đọc biểu đồ ,vẽ biểu đồ.
1/ Bài 7 (trang 89 SGK).
 a) Tỉ lệ trẻ em ở độ tuổi 6- 10 tuổi của vùng Tây Nguyên đang đi học tiểu học là 92,29%. Vùng đồng bằng Sông Cửu Long: 87,81%
b) Vùng có tỉ lệ trẻ em đi học tiểu học +Cao nhất: Đồng bằng Sông Hồng (98,76%)
+Thấp nhất : Đồng bằng sông Cửu Long.
2/ Bài 8: SGK trang 90
a) Dấu hiệu là vụ mùa của một xã.
- Lập bảng tần số.
x
31
34
35
36
38
40
42
44
f
10
20
30
15
10
10
5
20
b) biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng:
( HS vẽ vào vở).
c) M0 = 35
d) Số trung bình cộng :
Các dạng bài về biểu thức đại số
3/ Bài chép:
Giải
Cho các đa thức:
A = x2-2x -y2 +3y-1
B = -2x2 +3y2 -5x+y +3
C = 3x2- 2xy +7y2 -3x -5y – 6
Ta có:
A + B - C = - 4x2 +2xy- 4x -5y2+9y +8
A - B + C = 6x2 -2xy +3y2- 3y -10
-A +B +C = - 6x+11y2- 7y -2xy -2
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà (2ph)
- Xem lại cách giải các dạng bài tập .
- Ôn tập, hệ thống toàn bộ kiến thức cơ bản đã được ôn .
- Chuẩn bị tốt bài kiểm tra cuối năm.
Tiết 68; 69: Kiểm tra cuối năm
(Đề kiểm tra chung )
Tiết 65: Kiểm tra một tiết
( Theo bộ đề )
Tiết 66: Sử dụng máy tính bỏ túi.
A. Mục tiêu
Học sinh biết sử dụng máy tính bỏ túi
HS rèn kĩ năng sử dụng máy tính.
B. Chuẩn bị
 Máy tính cá nhân FX 500
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Cách tính giá trị trung bình trong bài toán thống kê.
Ví dụ : Một vận động viên bắn súng với thành tich bắn được cho bởi bảng sau:
Điểm số mỗi lần bắn
10
9
8
7
6
Số lần bắn
25
42
14
15
4
Hãy tính giá trị trung bình . Tổng số điểm x, tổng số lần bắn n, độ lệch tiêu chuẩn và phương sai 2.
Bài giải
1/ Tính 
 = 
áp dụng:
 = 
Tính trên máy.
* Bước 1: MODE . Màn hình hiện chữ SD.
* Bước 2: Xoá bài thống kê cũ: ấn Shift SAC
* Bước 3: Nhập số liệu ( DT on DATA)
* Bước 4: Đọc kết quả , x, n, n, 2.
Cụ thể:
+ ấn MODE . 
+ ấn ấn Shift SAC Xoá bài thống kê cũ nếu có.
+ ấn 10 x 25 DT 9 x 42 DT.
Đọc kết quả:
ấn tiếp:
 Shift = 8,69.
 Shift x x= 869.
 Shift n n= 100
 Shift n = 1,25.
 Shift 2n 2n = 1,25.
* Thoát khỏi bài toán thống kê
 MODE O
* áp dụng : Các bài toán sách giáo khoa.
Hoạt động 2: Hướng dẫn về nhà
Về nhà làm bài 16; 17 SGK

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 62 63 Nghiem cua da thuc 1 bien.doc