I. Mục tiêu:
Kiến thức: Củng cố cho học sinh cách lập bàn tần số
Kỹ năng: Rèn kĩ năng xác định tần số của giá trị dấu hiệu, lập bảng tần số, xác định dấu hiệu.
Thái độ:Thấy được vai trò của toán học vào đời sống.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: giấy rôki ghi bài 8, 9, bài tập 6, 7 tr4 SBT, thước thẳng.
- Học sinh: giấy , bút dạ, thước thẳng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.ổn định lớp (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (5') Làm bài tập 7 (SGK)
Giải :
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 44: BÀI TẬP I. Mục tiêu: Kiến thức: Củng cố cho học sinh cách lập bàn tần số Kỹ năng: Rèn kĩ năng xác định tần số của giá trị dấu hiệu, lập bảng tần số, xác định dấu hiệu. Thái độ:Thấy được vai trò của toán học vào đời sống. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: giấy rôki ghi bài 8, 9, bài tập 6, 7 tr4 SBT, thước thẳng. - Học sinh: giấy , bút dạ, thước thẳng. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.ổn định lớp (1') 2. Kiểm tra bài cũ: (5') Làm bài tập 7 (SGK) Giải : a)Dấu hiệu là tuổi nghề của mỗi công nhân b) Giá trị x 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tần số n 1 3 1 6 3 1 5 2 1 2 N=25 Nhận xét : Số các giá trị là 25 có 10 giá trị khác nhau ,giá trị lớn nhất là 10 giá trị nhỏ nhất là 1 giá trị có tần xuất lớn nhất là 4 Nhận xét cho điểm 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1: Luyện tập :(34’) - GV:Treo bảng phụ ghi đầu bài , yêu cầu thảo luận theo nhóm - Giáo viên thu bài của các nhóm đưa lên bảng. . GV treo bảng phụ .Gọi HS đọc đề Hỏi: Bài toán yêu cầu ta làm gì? Hỏi: Dấu hiệu ở đây là gì?có bao nhiêu giá trị? Hỏi: Hãy lập bảng tần số và nêu một số nhận xét? GV hướng dẫn HS nhận xét bổ sung GV cho HS đọc đề toán. Hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? Hỏi: Em có nhận xét gì ? Hỏi: Nhìn vào bảng tần số hãy cho biết dấu hiệu có bao nhiêu giá trị? Hỏi: Hãy lập bảng số liệu thống kê ban đầu? GV hướng dẫn học sinh sửa chữa nếu sai. - Học sinh đọc đề bài, cả lớp làm bài theo nhóm. - Cả lớp nhận xét bài làm của các nhóm HS:đọc đề bài. Cả lớp làm bài 1 học sinh lên bảng làm. HS đọc đề toán. HS đứng tại chỗ trả lời - HS: Bài toán này là bài toán ngược của bài lập bảng tần số. HS trả lời được có 30 giá trị Một HS lên bảng giải cả lớp làm vào nháp Bài tập 8 (tr12-SGK) a) Dấu hiệu: số điểm đạt được sau mỗi lần bắn của một xạ thủ. - Xạ thủ bắn: 30 phút b) Bảng tần số: Số điểm (x) 7 8 9 10 Số lần bắn (n) 3 9 10 8 N=30 Nhận xét: - Điểm số thấp nhất là 7 - Điểm số cao nhất là 10 Số điểm 8 và 9 chiếm tỉ lệ cao. Bài tập 9 (tr12-SGK) a) Dấu hiệu: thời gian giải một bài toán của mỗi học sinh. - Số các giá trị: 35 b) Bảng tần số: T. gian (x) 3 4 5 6 7 8 9 10 TS (n) 1 3 3 4 5 11 3 5 N =35 * Nhận xét: - Thời gian giải một bài toán nhanh nhất 3' - Thời gian giải một bài toán chậm nhất 10' - Số bạn giải một bài toán từ 7 đến 10' chiếm tỉ lệ cao. Bài tập 7 (SBT) Bảng thống kê số liệu 110 120 115 120 125 115 130 125 115 125 115 125 125 120 120 110 130 120 125 120 120 110 120 125 115 120 110 115 125 115 * Từ bảng số liệu thống kê ban đầu ta lập được bảng tần số – từ bảng tần số ta viết lại bảng thống kê ban đầu. 4. Củng cố: (3') - Học sinh nhắc lại cách lập bảng tần số, cách nhận xét. 5. Hướng dẫn học ở nhà:(2') - Làm lại bài tập 8,9 (tr12-SGK) - Làm các bài tập 4; 5; 6 (tr4-SBT). Đọc trước bài 3: Biểu đồ.
Tài liệu đính kèm: